“Biết dùng lời rất khó để mà
nói rõ…”
(Love Story- Ca từ tiếng Việt: NS Phạm Duy)
(Love Story- Ca từ tiếng Việt: NS Phạm Duy)
1. Đọc Căn phòng của Jacob (1922), tôi cứ tưởng như mình đang xem một cuốn
phim, những hình ảnh loang loáng chảy trôi, không gian và thời gian chuyển đổi
không ngừng, hiện tại và quá khứ đan xen xáo trộn. Biên độ của không gian, thời
gian và cảm xúc trải rộng mênh mông, dường như vô tận; và chúng chồng chất lên
nhau, tạo nên những chiều kích đa phương. Quá mông lung, dẫn tới quá khó hiểu.
Khác biệt, độc đáo so với hai tác phẩm theo phong cách truyền thống là The Voyage Out (1915) và Night and Day (1919); nhưng tôi không
nghĩ văn phong này hoàn toàn hữu dụng cho tác phẩm, vì nó buộc người đọc phải rất nhẫn nại để rung
động cùng một nhịp với tác giả. Dù sao, thể nghiệm đầu tiên đương nhiên có
những khiếm khuyết, và may thay Woolf không lặp lại những sơ sót này trong Bà Dalloway và Tới ngọn hải đăng.
2. Tôi
cũng có cảm tưởng như đang ngắm những bức tranh ấn tượng của Claude Monet, với
những màu sắc sống động, rực rỡ, lung linh, đồng thời rất mơ hồ. Những nét cọ
nhạt nhòa theo cảm xúc; sắc màu chảy loang từ chương đầu tới chương cuối sách:
“Chậm chạp tuôn ra từ đầu ngòi bút bằng vàng, giọt mực xanh tan ra thành dấu
chấm hết.” (Chương Một)
“Những giọt lệ khiến mọi bông thược dược trong vườn rập rình trong những làn
sóng đỏ.” (Chương Một)
“…với một khuynh hướng thay đổi giữa màu vàng và màu đen, nổi lên trên ánh hoàng hôn chói chang này, sức sống và trạng thái trộn lẫn lạ lùng này của
màu sắc; nó khuấy động lòng bà, khiến bà nghĩ tới trách nhiệm và nguy cơ.” (Chương Một)
“Hoặc, nếu những chi tiết như thế thoát khỏi mắt bà, bà có thể để cho trí
tưởng tượng của mình chơi đùa với sắc vàng của biển vào lúc hoàng hôn, và nghĩ
dường như nó phủ những đồng tiền vàng lấp lánh lên lớp đá cuội. Những con tàu
nhỏ đáng yêu lướt ra khơi; cánh tay đen đúa của cái cầu tàu bổ sung thêm cho
quang cảnh. Toàn thành phố có màu hồng và vàng; có mái vòm; sương mù giăng kín;
âm vang; lanh lảnh. Tiếng đàn băng-giô bập bùng; lớp nhựa đường chảy nhẻo dinh
dính dưới gót chân; lũ dê đột ngột phi nước kiệu, kéo những cỗ xe qua những đám
đông. Bà nhận thấy Công ty đã bố trí rất khéo những luống hoa. Đôi khi một cái
mũ rơm bị gió thổi bay. Những đóa hoa uất kim hương cháy bùng trong nắng. Một
số quần dài có túi chống thấm được trải ra thành hàng. Những cái mũ tím viền
quanh những gương mặt mềm mại, hồng hào, cáu kỉnh, trên những cái gối trong các
chiếc ghế tắm nắng. Những tấm pa-nô hình tam giác được chở đi bằng xe ngựa bởi
những tay xà ích mặc áo khoác trắng.” (Chương Một)
“…những hàng cây cúi đầu, những ngọn tháp
xám mềm lại trong màu xanh lơ, những giọng nói lướt qua và dường như dừng lại
giữa không trung, bầu không khí mùa xuân của tháng Năm, bầu không khí náo nức
với những phân tử của nó – cây hạt dẻ nở hoa, thụ phấn; bất kể nó là gì, cái
mang tới quyền lực cho bầu không khí tháng Năm đang làm mờ đi những hàng cây,
trao nhựa cho những chồi non, tô màu xanh lên cây cối. Và dòng sông chảy ngang
qua, lặng lẽ, chậm rãi, quyện quanh chiếc mái chèo nhúng vào nó và thả rơi
những giọt trắng, trở nên xanh thẳm và sâu bên trên những bụi cói nghiêng ngả,
như thể vuốt ve mơn trớn chúng.” (Chương
Ba)
Và còn rất
nhiều ví dụ tương tự ở mỗi chương.
3. Hình ảnh của Betty Flanders mở ra từ dòng đầu Chương I: “Betty Flanders viết, ấn đôi gót chân sâu hơn vào lớp
cát…” và đọng lại ở dòng cuối của Chương 14, chương kết
thúc: “ ‘Tôi phải làm gì với thứ này đây,
cậu Bonamy?’ Bà giơ ra đôi giày cũ của Jacob.” gợi lên ý tưởng về sự trường
tồn của phái nữ; trong thời bình cũng như thời loạn. Jacob Flanders tham chiến
và hy sinh, như bao nhiêu thanh niên Anh khác trong Thế Chiến I. Họ sinh ra,
sống, đeo đuổi những đam mê, trượt ngã từ mối tình này sang mối tình khác, và
chết. Rốt cuộc chỉ còn lại người mẹ. Mênh mang, sâu thẳm; truyện nhưng không
phải truyện; cuộc đời được tái hiện trong sự phức tạp, khó hiểu, mơ hồ đích
thực của chính nó. Thông qua câu chuyện hầu như không có cốt truyện này, dường
như Woolf muốn khẳng định một điều: “Mỗi chúng ta là một thực thể vô cùng phức
tạp; chúng ta không thể hiểu được nhau, dù có thể biết khía cạnh này hay khía
cạnh khác của nhau.” Bà viết:
“Dường như nam và nữ đều ngang nhau về sự
khiếm khuyết. Dường như một ý kiến sâu sắc, vô tư, và tuyệt đối công bằng về
những đồng loại của mình hoàn toàn chưa được biết tới. Chúng ta là đàn ông hoặc
đàn bà. Chúng ta lãnh đạm hoặc đa cảm. Chúng ta còn trẻ hoặc đang già đi. Trong
bất kỳ trường hợp nào, cuộc đời chỉ là một cuộc diễu hành của những cái bóng,
và chỉ có Trời biết vì sao chúng ta rất nôn nao ôm chầm lấy chúng, rồi nhìn
chúng lìa xa với một niềm thống khổ, những cái bóng hiện tồn. Và vì sao, nếu
điều này – và hơn cả điều này – là đúng, vì sao chúng ta vẫn cứ ngạc nhiên
trong góc cửa sổ với một viễn tượng rằng chàng trai ngồi trong ghế này là kẻ có
thật nhất, đáng tin nhất, được biết rõ nhất trong tất cả mọi thứ trên đời đối
với chúng ta – thật vậy, vì sao? Bởi khoảnh khắc sau đó chúng ta không biết gì
về anh ta cả.
Đó là cung cách nhìn nhận của chúng ta. Đó
là các điều kiện của tình yêu của chúng ta.” (Chương
Năm)
4. Cuộc đời có thể như thế này dưới mắt người này, cũng
có thể như thế kia dưới mắt người khác. Cuộc đời quá buồn đối với Fanny:
“ ‘Mẹ đỡ đầu của một người nên nói cho người đó biết,’ Fanny nói, nhìn về
phía cửa sổ của tiệm bản đồ Bacon trên phố Strand – nói cho người ta biết làm
ầm lên cũng chả ích lợi gì; đây là cuộc đời, hẳn nhiên họ nên nói, như Fanny
vừa nói lúc này vừa nhìn quả địa cầu lớn màu vàng được đánh dấu với những hải trình
của tàu hơi nước:
‘Đây là cuộc đời. Đây là cuộc đời.'
…Đường xích đạo nhòe đi sau những giọt lệ.” (Chương Mười Ba)
Với Rose
Shaw thì:“Cuộc đời thật xấu xa – cuộc đời
thật đáng ghét.”(Chương Tám)
Với Jacob Flanders thì: “Thế giới tuyệt diệu – thế giới sống động, lành mạnh, sôi nổi…” (Chương Chín)
Với Jacob Flanders thì: “Thế giới tuyệt diệu – thế giới sống động, lành mạnh, sôi nổi…” (Chương Chín)
Và với chính tác giả thì: “Điều lạ lùng ở cuộc đời
là dù bản chất của nó ắt hẳn phải hiển nhiên với mọi người trong nhiều trăm
năm, không ai để lại bất kỳ lý giải tương xứng nào về nó. Những đường phố của
London có bản đồ của chúng; nhưng những đam mê của chúng ta chưa được ghi trên
bản đồ. Bạn sẽ gặp cái gì nếu bạn quẹo ở góc phố này?...”
“Chao ôi, cuộc đời thật
đáng nguyền rủa, cuộc đời thật xấu xa, như Rose Shaw đã nói.” (Chương Tám)
5. Dù tác phẩm nói về một thanh niên người Anh tên là Jacob Flanders, con người
và tính cách của anh rất mơ hồ, phụ thuộc vào cảm nhận của những người từng tiếp
xúc với anh. Một điểm đáng lưu ý: tên của tác phẩm là “Căn phòng của Jacob” chứ không phải là “Jacob Flanders”. Căn phòng của
anh, một biểu tượng cũng rất mơ hồ, được mô tả ba lần:
6. Trong một đoạn nhật ký ngay sau ngày sinh nhật của mình, ngày Thứ hai, 26/1/1920, khi Virginia Woolf tròn 28 tuổi và bắt đầu khởi thảo Căn phòng của Jacob, bà viết: “Tôi… đã có một ý tưởng về một hình thức mới cho một cuốn tiểu thuyết mới. Tôi nhận ra rằng cách tiếp cận lần này sẽ hoàn toàn khác hẳn: không một sườn giàn giáo nào; hầu như không viên gạch nào ló dạng; tất cả đều mờ ảo mơ hồ, nhưng con tim, sự mê đắm, tâm trạng, mọi thứ đều sáng tỏ như ánh lửa giữa màn sương.”
“Căn phòng của Jacob có một cái bàn tròn và hai cái ghế thấp… Không sinh
khí, bầu không khí trong một căn phòng trống rỗng chỉ khiến những bức màn phồng
lên; những đóa hoa trong lọ lay động. Một thớ sợi trong cái ghế bành đan bằng
cành liễu gai kêu cọt kẹt, dù không có ai ngồi ở đó.” (Chương Ba)
“Con đường chạy qua bên dưới. Chắc chắn phòng ngủ nằm ở phía sau. Đồ nội
thất – ba cái ghế đan bằng cành liễu gai và một cái bàn xếp – đến từ Cambridge.
Những ngôi nhà này (con gái của bà Garfit, bà Whitehorn, là chủ của ngôi nhà
này) được xây dựng khoảng một trăm năm mươi năm trước. Những căn phòng rộng
rãi, những trần nhà cao; trên khung cửa gỗ có khắc hình một bông hồng hoặc đầu
cừu đực. Thế kỷ mười tám có sự khác biệt của nó. Ngay cả những tấm ván cửa, sơn
màu tím quả mâm xôi, cũng có sự khác biệt.” (Chương Năm)
“Thế kỷ mười tám có sự
khác biệt của nó. Những ngôi nhà này đã được xây dựng cách đây chừng một trăm
năm mươi năm. Căn phòng rộng rãi, trần nhà cao; trên khung cửa gỗ có chạm hình
một bông hồng hoặc một cái đầu cừu. Ngay cả những tấm ván cửa, sơn màu tím quả
mâm xôi, cũng có sự khác biệt của chúng... Không khí trong một căn phòng trống
rỗng rất uể oải, chỉ làm tấm màn cửa phồng lên; những bông hoa trong lọ hơi lay
động. Một thớ sợi trong chiếc ghế bành đan bằng cành liễu gai kêu cọt kẹt, dù
không có ai ngồi ở đó.” (Chương Mười bốn)
6. Trong một đoạn nhật ký ngay sau ngày sinh nhật của mình, ngày Thứ hai, 26/1/1920, khi Virginia Woolf tròn 28 tuổi và bắt đầu khởi thảo Căn phòng của Jacob, bà viết: “Tôi… đã có một ý tưởng về một hình thức mới cho một cuốn tiểu thuyết mới. Tôi nhận ra rằng cách tiếp cận lần này sẽ hoàn toàn khác hẳn: không một sườn giàn giáo nào; hầu như không viên gạch nào ló dạng; tất cả đều mờ ảo mơ hồ, nhưng con tim, sự mê đắm, tâm trạng, mọi thứ đều sáng tỏ như ánh lửa giữa màn sương.”
(“I ... arrived at some idea of a new form for a new novel. I figure
that the approach will be entirely different this time: no scaffolding; scarcely a brick to be seen; all crepuscular,
but the heart, the passion, humour, everything as bright as fire in the mist.” – Writer’s Diary, biên tập Leonard Woolf, NXB Hogarth
Press, 1953)
7. Không phải là tác phẩm hàng đầu của
Virginia Woolf, nhưng với ý nghĩa và giá trị của nó, Căn phòng của Jacob là bước chuyển biến đột phá cực kỳ quan trọng để
sau đó hình thành nên Bà Dalloway và Tới ngọn hải đăng. Nó cũng là đối tượng của hàng ngàn luận văn
cao học và tiến sĩ, nhiều gấp bội so với hai tác phẩm nói sau.
Sài Gòn, 19/4/2018
Nguyễn Thành Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét