Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Những bà mẹ quê xa








Đêm nay bỗng dưng muốn viết một cái gì đó. Nhưng giờ đây, nhìn lên màn hình máy tính trống trơn trước mắt, tôi lại ngồi tư  lự. Cuộc sống từng giờ từng phút đổi thay, như một dòng sông luôn chảy xuôi ra biển, mà sao lòng tôi cứ ngược về ngày tháng đã qua. Thời áo lính mới đó đã xa xôi hơn hai chục năm rồi. Có lúc tôi tưởng chừng đã quên hết cả. Nhưng không, nó vẫn chìm khuất đâu đó trong ký ức, rồi một thoáng giây nào đó lại quay về.
Nhà thơ Chế Lan Viên có một câu thơ rất hay: Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.” Ở đâu ta yêu thương và được yêu thương; ở đâu tình yêu làm tim ta mềm xuống, chứa chan ân tình dịu ngọt; ở đâu ta đã sống những tháng ngày tràn ngập vui buồn, cay đắng, chua xót, ngọt bùi, ở đó sẽ trở thành quê hương mà ta tự nguyện xin làm một phần máu thịt. Ở mảnh đất mà tôi xin được nhận làm quê hương thứ hai của mình, dĩ nhiên tình yêu đã quá hào phóng hiến tặng cho tôi. Nó hiến tặng cho tôi với tình đồng đội thiêng liêng cao cả; với những cảm xúc đẹp đẽ trong sáng của tuổi thanh xuân; với tiếng tim đập rộn ràng, giọng nói trong veo, nụ cười êm ái của một người con gái; với những đôi mắt hằn sâu vết chân chim ánh lên tình thương mến cảm thông, những chăm sóc nhỏ nhoi mà thấm đượm bao tình nghĩa của những bà mẹ quê nghèo. Tình đồng đội, tình yêu của người con gái, tôi xin được gác lại, để được nói, hôm nay, đôi lời về những bà mẹ không sinh ra tôi, không nuôi dưỡng tôi khôn lớn, không cùng máu thịt với tôi, nhưng tôi đã từng, và sẽ mãi mãi coi như là những người mẹ của tôi – những bà mẹ nông dân Khmer nghèo nàn chất phác ở vùng xa hẻo lánh tây bắc Bát Đom Boong (nay là Ban Teay Meanchey).
Đó là những bà mẹ vô danh thầm lặng. Như hàng triệu bà mẹ Việt Nam vô danh thầm lặng đã nuôi dưỡng, chở che cho lớp lớp cha anh tôi trong những năm tháng chiến tranh trên đất Việt. Mẹ Việt Nam ơi! Chắc là Mẹ sẽ hiểu được lòng con. Bởi vì, dù con có ca ngợi những bà mẹ khác chủng tộc, màu da, nói cho rốt ráo, cũng vì lòng con thương Mẹ vô cùng. Bởi vì những người mẹ đó đã thay mẹ của con vỗ về an ủi, thương yêu con trong những ngày xa cách quê hương. Và những người mẹ đó chưa bao giờ làm con quên lãng bóng hình một bà mẹ quê nhà đang mỏi mắt ngóng trông. “Nắng bên hiên nhà xin giùm sưởi ấm. Gió qua đêm hè ru giấc mẹ giùm tôi. Và giùm tôi nhắn lời. Rằng lòng con nhớ hoài dáng mẹ hiền yêu dấu. Hằng mong sao có ngày con sẽ về bên mẹ. Mẹ ơi!” Đó là những lời hát chân tình xuất phát từ đáy lòng tôi trong những ngày xa mẹ. Qua những người mẹ nuôi Khmer, bóng hình mẹ tôi càng lồng lộng sáng trong suốt một mùa chinh chiến.
Tôi nhớ nhà thơ Hồ Dzếnh đã từng viết những câu chứa chan ân tình về quê ngoại của mình: “Hỡi nước Việt Nam, tôi nghiêng lòng xuống Người, trên những luống cày mà hương thơm còn phảng phất, vì tôi đã từng uống nước và nói tiếng nói của Người, vì tôi đã thề yêu Người trên bậc tuyệt vời của tôn giáo. Trên dải đất xúc tích những tinh hoa của văn chương, những công trạng lịch sử, tôi còn ghi dấu những bóng dáng người xưa tôi thương yêu…”[1] Tôi cũng xin được như ông, nghiêng lòng xuống đất Mẹ Campuchia, vì tôi đã từng uống nước của Người, nói tiếng nói của Người.
Mẹ thứ nhất là mẹ của một cô gái, người yêu một đồng đội của tôi. Bà đã từng thương yêu bạn tôi hơn cả một đứa con rứt ruột đẻ ra. Bà từng bao phen cười vui rồi khóc thầm vì anh ấy. Sau đó, khi anh đã xa, lòng bà mênh mông lại đón nhận tôi. Mẹ của con ơi! Làm sao con quên được giọng nói, dáng hình gầy guộc mong manh của mẹ. Làm sao con quên mắt mẹ hiền từ. Làm sao con quên những bát canh chua, những gói mắm tép, nhộng rang mẹ cất công mang vào cho bữa cơm chúng con bớt phần đạm bạc. Làm sao con quên những khi ngồi trò chuyện, bộc lộ nỗi nhớ niềm thương cho mẹ nghe cùng. Ngày con lên đường về nước, đoàn xe chạy ngang qua cuối phum, con thoáng trông thấy bóng mẹ đứng lẻ loi gầy guộc bên đường, mắt lệ rưng rưng dõi tìm con trong màn bụi trắng mờ, nhưng mẹ nào có thấy được con.
Mẹ thứ hai là mẹ của người tôi thương mến. Mẹ hiền từ nhẫn nhục. Mẹ không biết nói những lời hoa mỹ. Thậm chí mẹ không nói cả những câu yêu thương ấm áp. Nhưng lòng mẹ thương con. Con rất biết. Những lần con đi chiến dịch xa, những lần con phải lên đường dời cứ, mẹ vẫn luôn hỏi con bằng một câu hỏi vô cùng ngắn ngủi: “Tâu na tiết?” (Đi đâu nữa?) Vẫn chỉ là một câu hỏi giản dị khô khan đó. Mà con hiểu lòng mẹ lo lắng xót xa biết đến dường nào.
Và còn bao nhiêu bà mẹ Khmer khác. Những mẹ áo vá vai mà lòng quảng đại. Những mẹ chịu bao sợ hãi lo buồn, đau thương vất vả vì chồng, vì con, vì hoàn cảnh đất nước chiến tranh tang tóc. Những mẹ như những hòn đá vọng phu dãi dầu sương gió nắng mưa. Những mẹ đã cho con, cho tất cả chúng con, những người lính tình nguyện trẻ Việt Nam, một thứ không có gì so sánh nổi.
Từ những người mẹ này, tim tôi thêm hiểu rõ bài học thương yêu con người. Tim tôi biết yêu thương, thông cảm, ngay cả đối với quân thù, bởi vì họ cũng là những đứa con có mẹ. Nói như thế không có nghĩa là đánh đồng, xoá nhòa tất cả, xem bạn cũng như thù. Nguy hiểm và thường gây ngộ nhận, âu đó cũng là thuộc tính bản chất của ngôn từ. Chỉ xin hiểu cho rằng từ khi tôi học được bài học thương yêu, lòng tôi hằng mong mỏi nguyện cầu cho những người mẹ không còn phải xa con, những người vợ trẻ không còn phải xa chồng nữa.
Văng vẳng bên tai, tôi nghe giọng ngây thơ của Anne Frank: “Tôi thấy trần gian này đang ngày một biến thành sa mạc, tôi nghe ra tiếng gầm lớn mãi thêm của sấm đang tiến lại gần và dễ thường báo hiệu cái chết của chúng tôi. Tôi xót xa cho hàng triệu người, ấy thế mà khi ngắm nhìn bầu trời, tôi nghĩ rằng rồi sẽ đổi thay, và mọi sự sẽ trở lại tốt đẹp, rằng chuỗi ngày bất nhẫn này sẽ kết liễu, trần gian sẽ hưởng lại trật tự, an nghỉ và thái hòa.”[2]
Và tôi ước mơ một cơn mưa trong lành của tình nhân loại sẽ rơi xuống khắp trần gian, gột sạch mọi thù hằn phân biệt, mở ra một thời đại mới. Một thời đại trong đó mọi người đều học được bài học thương yêu, biết nói cùng một thứ ngôn ngữ của tình thương và lòng trắc ẩn. Để những Anne Frank sẽ thôi không run sợ nữa. Để tất cả mọi bà mẹ rồi sẽ không còn rơi nước mắt.



My far-country mothers




For no reason at all, I want to write something tonight. Yet now, looking at the empty screen before me, I just sit pensively. The life changes in every moment, like a river flows down to the sea, but my heart still backs to the past. My soldier time, seeming not so long, is also over twenty years from now. Sometimes I just imagine that I’ve forgotten everything. But I am not, things still always hide somewhere in my memory, then they suddenly come back in a flash.

Che Lan Vien, a famous poet, has a very fantastic line, “Love makes strange land one’s motherland.” Where we love and are loved; where love makes our heart soften and full of sweet deep affections; where we have the days full of joy and sorrow, bitterness and pain and happiness, that place will become our motherland that we voluntarily want to be part of its flesh and blood. In the land that I want to call my second motherland, of course love gave me generously. It gave me through our sacred and noble comradeship; through good and pure feelings of my prime; through my bustling heart beatings and a young girl’s sweet voice and tender smiles; through the crow’s-feet eyes full of compassion and affection, and the little cares but containing great love of many mothers in a poor country land. My comradeship and the girl’s love, today I’d like to put aside to say some words about the mothers who didn’t give birth to me, didn’t rear me to grown-up, who were not the same flesh and blood with me, but I considered and will forever consider as my mothers – the poor plain Khmer peasant women in a remote land in the Northwestern of Battambang (Banteay Meanchey now).

They are quiet unknown mothers. Like millions unknown Vietnamese mothers who reared and protected my generations and generations of elders during the war times in Vietnam. Oh, my Mother Vietnam! Perhaps you understand my heart. For although I praise the mothers of different race and skin, it is after all because I love you so much. For those mothers took the place of my own mother to console me and love me in the days I was away from home. And they never made me forget my Mom who was waiting for me with sorrow. “Please, sunshine at my house, warm my Mom. Please, the wind in summer nights, make my mother’s sleep sound. And help me to say to her. That I miss you so much. And I hope I’ll come back to you someday, my beloved Mom!” These are lines of a song came from my heart bed during the days being separated from my mother. Through my adoptive Khmer mothers, my mother’s image was greater and more beautiful during my whole season of war.

I remember touching sentences that Ho Dzenh wrote about his mother’s country, “Oh, Vietnam, I bent down my heart to You, on the furrows that the scents still float in the air, for I drank your water and spoke your language, for I swore to love you more than fantastic level of religion. On the land contains the quintessence of literature and historical merits, I still bear in my mind the images of old-time people whom I loved…” I too, would like to do the same, to bend down my heart to my Motherland Cambodia, for I drank Her water, spoke Her language.

The first one is mother of a girl who was my comrade’s lover. She had loved my comrade more than her own son. She had many times smiled and silently wept because of him. Then, when he was far away, her immense heart once again opened to me. Oh my mother! How can I forget your voice, your thin figure? How can I forget your indulgent eyes? How can I forget the bowls of sour soup, the packs of little salted shrimp or roasted silkworm cocoon that you brought in to give us, made ours frugal meals more delicious? How can I forget the time when I talked to you all my nostalgia and sorrow and homesick. The day I was driven back my country, the army trucks passed your phum, I spotted your thin figure standing lonely on the sidewalk, your eyes dewed with tears looking for me in the white dust, but how could you see me.

The second one is my lover’s mother. She was gentle and resigned. She didn’t speak florid words. But she loved me, I knew it. The times I operated to the far areas, the times we removed our bases, she still asked me the same very short questions: “Tau na tik?” (Where do you go again?) It was the same simple and dry question. But I understood her heart was full of worry and love.

And there were many other Khmer mothers. The mothers whose clothes were all worn but whose hearts were generous. The mothers who suffered so much fear and worry and sorrow and pain and hard works because of their husbands and children; because of their mournful country in a time of war. The mothers who were like the stones that looked like women waiting for their husbands exposing to the rain and wind. The mothers who gave me, gave all of us, the young Vietnamese voluntary soldiers, something that was incomparable.   

From these mothers, my heart understood much more about the lesson of loving human. My heart knew how to love and sympathize, even to our enemy, for they were also their mothers' sons. Saying this, it by no way means to equate everything, to erase all borders, to consider enemy just like friends. Being dangerous and often brings mistakenness, it is perhaps the nature and attribute of language. Just understand that since I learnt the lesson of love, my heart always hoped and prayed that mothers would never be parted from theirs sons, wives from their husbands.

Vaguely, I hear Anne Frank’s[1] innocent voice, I see the world gradually being turned into a wilderness, I hear the ever approaching thunder, which will destroy us too, I can feel the sufferings of millions and yet, if I look up into the heavens, I think that it will all come right, that this cruelty too will end, and that peace and tranquility will return again.”

And I dream that a pure rain of human love would fall down all over the world, erasing all hostilities and discriminations, opening a new age. An age in which everyone learns the lesson of love, everyone knows how to speak the same language of love and compassion. So that the Anne Franks would no longer fear; every mother would no longer shed their tears. 

May 2008
 

Mời bạn click vào link bên dưới để nghe nhạc:


Trình bày: Kyra Nguyễn








[1] Truyện Chị Yên trong tập  truyện Chân trời cũ của Hồ Dzếnh
[2] Nhật ký Anne Frank – Bửu Ý dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét