Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Ký sự đi Mỹ của Vũ Quốc Hùng - Phần 3





PHIÊU  LÃNG  QUA  TEXAS

      Gia đình chú Hồng Anh mua vé máy bay qua mạng mời tôi qua bang Texas chơi. Sau khi check vé, cháu Long chở tôi ra phi trường Long Beach – Cali, vì cận giờ bay tôi không kịp nhìn mặt mũi nơi đây thế nào; chỉ thấy xe hơi nằm trải dầy kín trong bãi đậu rộng lớn. Quá cảnh ở phi trường Phoenix - Arizona, chuyến bay mang tôi tới phi trường Dallas – Texas và gặp những người được “xã hội phân công” luôn nở nụ cười cùng câu nói: thank. Chú Anh và cháu Nam đã đứng đón tôi ngay tại chỗ lấy hành lý, gặp nhau vui ơi là vui. Trời bắt dầu tối. Cuộc hội ngộ ở một quán ăn gần nhà với gia đình chú Hồng Anh thật gọn nhẹ và bất ngờ, không gì lâng lâng hơn và vui hơn khi dã gặp gia đình chú Anh và được đặt chân lên miền hoang mạc Texas, một thời tôi chỉ biết qua phim ảnh và sách báo. 


 Chú H Anh tới đón.


Nhà chú Anh khá rộng, thiết kế hài hòa và đẹp mắt với gian bếp sạch sẽ, bàn ăn rộng rãi, phòng khách, dàn piano, ti vi, 3 phòng ngủ cùng khoảng sân vườn có thảm cỏ, hồ nước, hòn non bộ và cây cảnh xung quanh. Nhà cửa ở Mỹ chỗ nào cũng vậy, phòng riêng có dủ cho các thành viên trong gia đình, phòng khách trang trí đơn gin nhưng rất mỹ thuật, phòng ăn thoáng, gian bếp sạch và một khoảng sân vừa đủ để có thảm cỏ, cây xanh, hương hoa các loại đua chen nở hoa cho chống tress, cho môi trường xanh tươi, đẹp đẽ. Gặp hai cháu Hương, Nam rất mừng vì đã trưởng thành, học Đại học và đi làm thêm. Hương đánh vài bản nhạc  trên đàn Piano khá hay cho tôi nghe rồi nói muốn học chơi đài guitar nữa, nhưng không rõ giờ đã mua đàn chưa; Tôi có cảm nhận rằng các cháu của tôi và các cháu ở các gia đình khác rất ít nói, ít ngồi ăn chung hoặc ít trò chuyện với bố mẹ. Không biết điều này tốt hay không tốt nhưng với tôi đây là một ẩn số, một bí mật mà tôi chưa hiểu ở gia đình các nước tiến tiến; Hay chỉ là sự tôn trọng riêng tư của mỗi người; Tôi chỉ nghĩ rằng, con cháu sau này thề hiện được lòng hiếu thảo hay là người tử tế là tốt rồi; Đó cũng tùy thuộc vào sự giáo dục ở mỗi gia đình. Hồng vẫn còn nét đẹp như xưa, nhớ năm 89, chú Anh nhờ tôi vẽ phóng to bức hình chân dung Hồng dội nón rộng vành trông dễ thương và đẹp cuốn hút nhưng tôi ngại vì mới học nghề sợ vẽ không có hổn nên thôi. Chứ không phài làm biếng. Thông cảm nhé;



 

















Hình Vũ Hùng vẽ phóng to từ  tấm ảnh 10x15 cách đây 24 năm.



Hơn nửa tháng ở nhà chú Anh, hai vợ chồng đi làm đến chiều tối mới về, Hương Nam cứ ru rú trong phòng riêng, tôi không rõ làm gì vì vào dịp nghỉ hè. Tôi vẫn có những sinh hoạt riêng: dậy trễ, tập thể dục, pha café, ra ngoài sân vườn nhấm từng ngụm nhỏ, hút thuốc, đọc báo, suy nghĩ đủ chuyện rồi tưới tắm cây cỏ.Tôi thích nhất là khu hòn non bộ với kiểu bồi đắp không cao như lối truyền thống nhưng hài hòa với bể nước rộng, mực nước thấp, có tượng Đức Mẹ nho nhỏ ở trên đỉnh. Nước chảy róc rách nghe thấy rõ trong một không gian yên tĩnh, những chú cá tung tăng bơi lội, không rõ nó buồn hay vui. Khung trời Texas nóng ẩm hầm hập nhưng không đổ mồ hôi, tôi mong chờ một cơn mưa hiếm hoi đổ ập về nhưng vô vọng. Lại nhớ những màn mưa lúc lâm râm, lúc rào rào, lúc ào ạt, lúc sụt sùi, lúc nắng lúc mưa ở Sài Gòn như những màn trình diễn nghệ thuật. Điều này khiến sinh hoạt của nhiều người cũng thay đổi và muôn vàn “nhà thơ” ở Việt Nam cho ra đời những bài thơ tình ướt át và còn in tập thơ biếu tặng mọi người cho biết. Quá trưa, cháu Nam chở tôi đi mua dồ ăn mỗi ngày với các món tự chọn ở khu thương mại cùng ly sinh tố khoai môn mát lạnh. Tối về, gia đình tụ họp ăn uống, có món Grown fish tôi thích, lai rai vài chai, trò chuyện râm ran rồi nghỉ ngơi, tôi còn khó ngủ vì lạ chỗ, mở phone tai nghe nhạc đến nửa đêm. Có chú chó kiểng nhỏ lông mịn màu trắng, đêm dêm bén mùi nhẩy phóc lên nệm, chui đầu vào chăn rồi cuộn mình rúc sát người tôi ngủ đến sáng. Ba chú chó mỗi loại đều khôn, biết quấn quýt, nghe lời chủ và chúng có những tiếng sủa, tiếng rít đặc biệt với gia đình chủ; thấy mà thương.

    Lúc rảnh chú Anh dẫn tôi đi chơi, di ăn vài chỗ. Vào buổi sáng nắng nhẹ, hai anh em đến một chỗ mua bán, trao đổi xe hơi các loại. ngoài trời xe cộ dậu dàn kín từng khoảng trên vòng sân rộng, bên trong nhiều người giao dịch, nhộn nhịp làm việc. Chú Anh tính đổi xe khác xịn hơn, họ check thông tin xe đang sử dụng trên máy tính với đủ mọi lỗi đã được sửa chữa rồi báo giá mua. Nhưng hai bên không vừa ý. O.K và Thank. Quả là tài tình ở một thế giới thông tin điện tử luôn được cập nhật trong các ngành hàng, nhà Nước và quốc tế.Tôi chỉ buồn là hiện nay, các bộ ngành ở Việt Nam đang còn loay hoay đổi mới với chương trình hành động: chính phủ điện tử nhằm phục vụ người dân được tốt hơn. Một tối cuối tuần, chúng tôi tấp vào quán “hát với nhau” của người Việt gặp vài người bạn của chú Anh. Cách bài trí cũng giống vài quán ở V N, ánh đèn màu, sân khấu nhỏ, các bàn nhậu vây quanh, vài món mồi thông thường, uống bia Heineken, có tiếp viên nũ phục vụ, có cho hút thuốc nhưng không nên để lộ liễu. Tôi có hát một bài nhạc trữ tình nhưng nghe phô và lạc lõng sao đâu; hay là nhạc công ở đây chơi dở; Anh em trò chuyện sôi nổi và uống một chập khá lâu, thật quá đã;


 Ba chú chó khôn ngoan và thân thiện.


          TỚI  THĂM  GIA  ĐÌNH  CÁC CÔ  EM  HỌ Ở   TEXAS.

         Từ Sugar Land, Houston - Texas, cháu Nam chở tôi tới gia dình Trang Thế ở Autumn Harvest , Houston. Gặp nhau mừng quá, vì cũng xa cách hơn 20 năm rồi. Vẫn nụ cười ấy, cặp mắt ấy cùng cái miệng liến thoắng của Trang khiến tôi không lẩn vào đâu được. Khi xưa Trang một nách mang 3 dứa con còn nhỏ dại qua Mỹ bương trải mà giờ các cháu đã trưởng thành; thật quá hay. Anh em kể chuyện tán gẫu đủ mọi thứ trên trần gian này. Trang biết cắm hoa, tham gia phục vụ cho nhà thờ là quá tốt. Nhà có khu vườn khá rộng, trồng nhiều các loại cây rau quả và cả các chậu kiểng, phong lan nữa. Không có thời gian dọn dẹp, cỏ dại mọc um tùm thế là ông anh được dịp ra vườn uống café, vừa hút thuốc vừa nhổ sạch đám cỏ vô lối đó. Cô em thấy lâu, mở cửa ra vườn lại la tướng lên: trời nóng thế mà anh không vào nhà à; Nhớ đến dàn mướp, hai anh em làm 4 câu thơ ráp nối khá vần điệu nhưng giờ tôi quên béng đi rồi; Chúng tôi có đi thăm một người quen là bạn học của cháu Thế Anh, bị bệnh nằm liệt một chổ, trông thật thương vì tuổi đời đang là thanh niên.



Dàn mướp và 4 câu thơ đã quên béng đi rồi;









Trang Thế và tôi  – Hằng Triệu (đứng sau lưng tôi) và bạn Hằng


Chiều hôm sau, Trang chở tôi vượt qua thành phố Austin của Texas trên chặng đường dài hai tiếng đồng hồ (khoảng 150 miles :240km) tới Calvert - TX. Nơi đây là trang trại nuôi gà công nghiệp của gia đình Hằng Triệu, vài năm trước có heo rừng tới quậy phá lung tung, đàn chó nhà to lớn cũng chào thua. Gặp nhau, các cô em bản tính vẫn như xưa cứ đùa giỡn, cười nói vui vẻ trong ráng chiều đang ập về. Chúng tôi quây quần trong bữa ăn tối ấm cúng ở nơi hoang dã với đầy tiếng cười, cũng có bia để tôi uống sương sương trong màn đêm lành lạnh. Buổi sáng thăm trang trại gần kề, chuồng gà là một dãy nhà kho thật dài và rộng đủ chứa 25.000 con. Có tới 4 dãy nhà như thế. Tất cả theo dây chuyền công nghệ: đưa thức ăn, nước uống hoặc chỉnh nhiệt độ… được điều hành ở một phòng với nhiều bảng điện tử. Vợ chồng Hằng Triệu quả là giỏi giang và chịu khó.




Vợ chồng Hằng Triệu và tôi (ngồi giữa)





Phòng bảng điều khiển điện tử






Bồn chứa thực phẩm





Trang – V Hùng – Hằng

 

    Về lại nhà Trang, cháu Thế Anh đưa tôi đi thăm gia đình chị Ngà (cũng là em họ nhưng có tuổi hơn tôi) ở gần đấy. Chị em hỏi thăm nhau thân tình, vui vẻ. Lại nhắc nhớ về quán hủ tiếu bò viên, sâm bửu lượng, nước mía ở hẻm Chu Mạnh Trinh, Phú Nhuận năm xưa mà các chị em mình hay ghé. Tưởng không còn gặp nhau nữa chị nhỉ; anh chị có một cái hẹn mời đi ăn vào ngày hôm sau.

   Chiều thứ bảy ghé  thăm gia đình Hà Thành. Ôi; gặp lại cô em xinh đẹp và sắc sảo thủa nào thật là vui, vợ  chồng Hà Thành vẫn như ngày nào, chưa biết già là chi; sao cứ trẻ trung khiến mọi người thèm muốn ước ao; mừng là các cháu đã lớn, khỏe mạnh.





Tại nhà Hà Thành, cô tiên xinh đẹp.




  Cả gia đình chị Ngà, Trang Thế, Hà Thành, Hằng Triệu và tôi di ăn tại một nhà hàng rộng lớn, thức ăn các món được dọn lên phủ đầy trên một bàn dài. Lớp trẻ các cháu ăn uống xôm tụ và trò chuyện huyên thuyên, tôi hân hạnh được ngồi kế bên chị Ngà thuộc lớp “lão”, nhấm nháp ăn uống thong thả. Bữa tiệc họp mặt thật đông vui và thú vị, chỉ buồn và tiếc là không nói chuyện với anh John  một câu nào cho hay ho. Trời vào tối, chúng tôi kéo nhau đi ăn kem trong một khung cảnh mát dịu, thanh thản . Cám ơn mọi người nhiều nhé;

          Tôi nghỉ lại ở gia đình các cô em một hoặc vài đêm và dược mọi người chăm sóc  ăn uống thoải mái, lúc nào cũng có bia cho ông anh lâng lâng để chuyện trò tung hứng. Bên nhà Hằng Triệu, tôi được nói chuyện với chị Hiền (cũng là em họ) qua phone ở bên Đức với lời thăm hỏi chân thành.

Lời chân tình với “Ngũ long công chúa” nhé; Vũ Hùng rất mừng vì gia đình mọi người đã có cơ ngơi,con cháu trưởng thành và thương cảm cho đứa con trai của Hằng Triệu khôn cùng. Rất cám ơn mọi người vì thương mến đã có quà cho gia đình tôi khi tôi chia tay. Cầu chúc mọi sự an mạnh và hạnh phúc đến với mọi người.
  
BAY TỪ  TEXAS  ĐẾN  PHILADENPHIA.

Chú Anh đặt 4 vé (vợ  chồng Hồng Anh, cháu Hương và tôi) từ Houston - TX bay đến Philadenphia để thăm gia đình anh Thi Sương (anh vợ tôi), đồng thời du ngoạn một vài nơi. Nghĩ lại thật thương chú Anh đã hiểu và lo cho ông anh được như ý. Ở sân bay Philadenphia, anh Thi lái xe ra đón và chở chúng tôi đến nơi mà chú Anh đã đặt thuê xe hơi gần đấy. Mình muốn chọn loại xe nào thì chọn với cả trăm chiếc trong một bãi đậu. Về nhà anh Thi trong khu dân cư, dường phố ít xe qua lại, hai xe đậu ở lề đường qua đêm ngay gần trước cửa nhà. Bữa tối là món phở kiểu Việt được chị Sương chuẩn bị trước và mọi người lăng xăng bảy dọn cùng nói chuyện không ngơi. Chúng tôi ăn uống ngon miệng và chuyện trò rôm rả đến khuya. Anh Thi coi tướng ốm nhưng khỏe, chị Sương trông vẫn đẹp tươi tắn, thông minh, Xì Trum và Xì Tin thì chú Hùng nhận không ra so với hồi bé.  Cháu Xì Tin  học lớp 6, nói chuyện ro ro với bạn trên điện thoại nghe như gió. Theo tôi cỡ trình độ cử nhân VN qua đây mà nói nghe cũng phải chào thua. Cụm dân cư này có nhiều người da đen sinh sống cùng các sắc dân khác, khu phố cũng yên tĩnh và hiền hòa. Cuộc sống nơi đây cũng đầy đủ cho những người Việt biết chịu khó làm ăn và tiết kiệm.



Từ trái: vợ chồng anh Thi Sương, V. Hùng và vợ chồng chú Hồng Anh

  




Bố chị Sương (phía trái)                         





Cháu Xì Tin






Xì Trum con anh Thi Sương và Hương con chú Hồng Anh (ngồi giữa)

           
THĂM  THÁC  NIAGARA


Sáng tinh mơ, chúng tôi khởi hành trên chiếc xe thuê đến thác Niagara - New York, chú Anh cầm lái và anh Thi ngồi trên trực chiến trên máy định vị chỉ đường tới thác nước nổi tiếng trên thế giới. Trên chặng đường hun hút tưởng như vô tận, chúng tôi đi hết 400 miles và mất khoảng 7 tiếng đồng hồ để tới đó. Cứ khoảng 100 miles là có chỗ nghỉ chân để vệ sinh, đổ xăng và ăn uống. Thật thoải mái.






Nơi nghỉ chân dọc dường




 Xa lộ với những làn đường thênh thang,uốn lượn, phong cảnh hai bên đường có những nơi đẹp vô cùng, bàng bạc xa xa là đồi núi rừng rậm nguyên sinh cao thấp sắp sẵn trước mặt.








Chúng tôi tới khu nhà nghỉ mà chú H. Anh đã đặt phòng trước ở gần thác Niaraga, trời dã về chiều. Ghé cửa hàng mua nhiều món thức ăn nhanh, tắm rửa và ăn uống, mọi người ngủ ngon sau chặng đường dài an lành.
       
 
   Thác Niagara nằm ở biên giới Mỹ và Canada, dòng thác hùng vĩ này bắt nguồn từ sông Niagara chia cắt giữa bang New York của Mỹ và bang Ontario của Canada. Niagara nghĩa là ‘Thần sấm của nước”.
Với chiếc thẻ VIP kẹp trên ngực áo, chúng tôi có xe đưa đón đến khu vực thác Niagara một cách nhanh chóng. Nơi đây cảnh vật khoáng đạt, mát mẻ một cách lạ thường do môi trường hơi nước của thác cùng nét kiến trúc tài tình của con người. Mọi người tấp nập đổ về khu cổng vào, từng nhóm du khách, các đoàn học sinh trung học và các thành phần khác tạo nên quang cảnh đông vui, nhộn nhịp với đầy vẻ phấn khích nhưng tất cả đều trong trật tự và không ồn ào. Ai đó đã nói “con người và môi trường thiên nhiên không thể độc lập và tách rời nhau được”. Ôi; quá tuyệt vời.





Vũ Hùng và Hồng ( vợ chú  Anh)

Trước tiên, chúng tôi  được phát áo mưa và loại dép lào có quai dạng săng đan để lên tàu hai tầng, du hành tới chân thác và loanh quanh ngắm cảnh tuyệt mỹ của thác ở hai bên bờ. Tàu xuất bến, từ xa những bọt nước trắng xóa trải dài từ bờ thác đến dưới ghềnh đá, những màn sương khói bốc cao tung bay mù mịt ở một góc trời. Đến gần thác, quang cảnh thật hùng vĩ với chiều dài hơn cây số, dòng nước tuôn chảy ào ào không ngớt từ độ cao trên 50 m. Tiếng thác nước đổ ầm ầm như xé tan một khoảng không gian rộng lớn, những âm thanh cùng cảnh vật xung quanh khiến lồng ngực tôi như tan chẩy theo dòng thác. Tôi nghĩ mọi người cũng có cảm giác như thế. Vì nhìn hình chụp các cảnh của thác, dù đẹp đến đâu thì bất cứ ai cũng không thể có cảm nhận được bằng du hành trực tiếp đến chân thác Niagara hùng vĩ này.






Thác nước bên bờ Canada


Con tàu dũng cảm dẫn chúng tôi đến ngay dưới chân thác, sóng đánh dập dềnh dưới thân tàu, đi đứng chao đảo. Gió thồi phần phật từng cơn, lúc thổi phồng những chiếc áo mưa lúc dán chặt vào người, chốc chốc từng loạt hạt nước mát lạnh rào rào phủ lên đầu mọi người, nước văng tung tóe. Dẫu thế, mọi người vẫn tranh thủ chụp hình quang cảnh đó cho riêng mình với cảm giác thật thú vị. Cái cảm giác của tôi bắt đầu từ chờ đợi, phấn khích, hồi hộp đến hứng thú và cảm thấy thật thỏa mãn khi con tàu từ từ rời xa chân thác. Sau đó tàu tới thác bên bờ Canada, thác nơi đây cũng ào ào cũng mãnh liệt nhưng độ hoành tráng không bằng. Tàu chạy loanh quanh một lúc cho lắng đọng cảm xúc, rồi bơi tới phần cuối thác bên bờ New York. Thêm một cảm giác mới; Có ba tầng thang dài để du khách trèo lên thưởng ngoạn sự thích thú khi dòng thác từ trên đổ ập xuống, tuôn dài theo những khe núi, ngóc ngách tự nhiên rồi nước văng  ào ạt khiến mọi người né tránh cười đùa. Nhiều cây xanh vẫn mọc trên khe đá dưới dòng thác hung dữ như thách thức “thần sấm của nước”. Tôi và anh Thi mải mê chụp hình như quên cả cơn khát và đói. Ai cũng mản nguyện với chuyến đi thác Niagara đầy hứng thú này.





















   
















 


















 









 





Về lại bờ, chúng tôi nghỉ  ngơi, ngồi ăn kem và chờ xe chở đoàn du khách đi tham quan khu công viên gần đó.





Anh Thi và tôi                               






Vợ chồng chú Hồng Anh, Hương





Hương (con chú Anh)      





Thác Niagara và bờ thác Canada.












Nơi khách thưởng ngoạn đèn chiếu lung linh về đêm.
Bên bờ Canada.
Cây cầu nối hai bờ Canada và Mỹ  ở thác Niagara.





















Bước vào công viên là những thảm cỏ, hàng cây xanh rợp bóng, gió thổi mát lạnh. Có tiềng chim hót vả bay lượn trên đầu. Dọc đường biên công viên phía trái, dưới sâu là dòng sông cuồn cuộn trôi từ thác Niagara đổ về. Phía trên xa xa, có cầu cáp treo nối liền Mỹ và Canada cùng ông mặt trời đang ngả về tây. Tôi ngắm nhìn mãi không thôi, mọi người đã đi trước một khoảng xa, chỉ anh Thi và tôi rớt lại phía sau vì mải quay phim, chụp hình. Cảnh vật thiên nhiên đầy thơ mộng và thi vị. Cũng có người thuyết minh cho đoàn nghe nhưng tôi chẳng hiểu rõ điều chi. Chúng tôi vào một khu vệ sinh trông thật bắt mắt, phía trước lối vào là một bồn bông cúc vàng rực rỡ, cây xanh trồng xung quanh, bên trong phòng WC rất rộng rãi, sạch sẽ, thơm mát. Tôi thấy: sự kết hợp hài hòa ở mỗi nơi du lịch nhằm chăm lo cho du khách hài lòng là điều đáng được tôn vinh.


Qua chuyến đi thăm thác và công viên, anh Thi quay phim, chụp hình thật say mê như một nhiếp ảnh gia. Chú Anh và tôi cũng chụp được nhiều cảnh đẹp thấy mê, nhưng không gì bằng mình cảm nhận và thu vào đôi mắt của chính mình. Tôi chợt nhớ bài hát “Đôi mắt” của nhạc sĩ Xuân Hồng có những câu: Mẹ cho em đôi mắt sáng ngời, để nhìn đời và để làm duyên. Đời cho em dôi mắt màu đen, để thương để nhớ, để ghen để hờn. Đôi mắt em là cửa ngõ tâm hồn, là bài thơ hay nhất, là lời ca không dứt, là tuyệt tác của thiên nhiên. Hay quá xá; nhạc sĩ Xuân Hồng ơi;



Khu công viên rộng lớn.











Bên kia bờ Canada nơi cáp treo.














Khu nhà vệ sinh thật tuyệt


Sau chuyến tham quan công viên, khung trời bắt đầu chạng vạng vào tối. Xe chở  đoàn chúng tôi trở lại dòng thác hùng vĩ để ngắm cảnh đẹp về đêm cùng ánh đèn màu đa sắc.

Du khách tụ tập khá đông trải dài từ những khu đất cao theo từng nhóm. Nơi đông nhất và gần nhất là khoảng sân bằng phẳng có lan can chắn ngang, sát nơi dòng thác đang ào ào đồ xuống. Có nhiều ánh đèn pha từ bên bờ Canada, chiếu những đường sáng đủ màu trực tiếp vào dòng thác. Từng màn sương khói dày đặc của hơi nước được ánh đèn nhuộm đủ màu sắc rực rỡ, khung cảnh lung linh, dị ảo, lạ thường. Theo tôi nghĩ, mọi người có thể cảm nhận và tưởng tượng rằng: Con người và thiên nhiên kết hợp sẽ tạo ra những bức tranh hoành tráng, hoàn hảo vì sự sống động đa sắc màu, vì cảm xúc, vì tình yêu thiên nhiên và vì cuộc sống con người. Một trải nghiệm thú vị nữa mà tôi vừa trải qua, thật tuyệt vời.






Khung cảnh về đêm ở thác Niagara chụp từ xa.

(còn tiếp)

Phần tiếp theo: Du ngoạn thành phố  New York, Washington D.C


  



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét