Angulimala: Sức mạnh của lòng bi mẫn
Thuở xưa, có người con trai của một gia đình
Bà-la-môn (giai cấp cao nhất ở Ấn Độ) phục vụ trong triều vua Pasendani nước
Kosala, tên chàng là Ahimsaka. Chàng được gửi tới Taxila để học tập. Ahimsaka
thông minh và biết vâng lời thầy dạy; vì vậy, chàng được cả vị thầy lẫn người vợ của ông yêu
mến. Điều này khiến những học sinh khác ghen tỵ với chàng. Thế là họ tới gặp thầy
mình và vu cáo rằng Ahimsaka có quan hệ bất chính với người vợ của thầy.
Lúc đầu, ông không tin họ, nhưng sau khi nghe điều này nhiều lần, ông cho là có
thật và thề sẽ báo thù Ahimsaka. Ông nghĩ rằng nếu giết chết Ahimsaka sẽ ảnh hưởng
không tốt tới bản thân. Niềm căm hận thúc đẩy ông yêu cầu chàng trai trẻ
Ahimsaka vô tội thực hiện một điều không thể tưởng tượng nổi.
Ông bảo người học trò đi giết một ngàn người và mang về ngón cái bên tay phải của
mỗi người, xem như là khoản trả ơn dạy dỗ của ông. Hẳn nhiên chàng trai thậm
chí chưa hề nghĩ tới một việc như thế, vì vậy, chàng bị trục xuất khỏi nhà vị
thầy và quay trở về với cha mẹ mình. Khi người cha biết Ahimsaka bị đuổi học,
ông nổi giận với con mình và không cần nghe biết lý do. Ngay trong ngày hôm ấy,
khi trời đang mưa như trút, ông ra lệnh cho Ahimsaka phải rời khỏi nhà. Chàng tới
gặp mẹ và xin bà có lời khuyên can, nhưng bà không thể chống lại ý của chồng
mình.
Kế đến, Ahimsaka tới nhà vị hôn thê của chàng (theo tập quán cổ ở Ấn Độ, hai
bên đính ước hôn sự cho đôi trẻ khá lâu trước khi chúng thật sự cưới nhau), nhưng
khi gia đình này biết rằng Ahimsaka đã bị đuổi học, họ cũng xua đuổi chàng đi.
Nỗi hổ thẹn, giận dữ, sợ hãi và tuyệt vọng của Ahimsaka khiến chàng trở nên mất
trí. Đầu óc đau khổ của chàng chỉ nhớ lại duy nhất mệnh lệnh của người thầy:
thu thập cho được 1.000 ngón tay cái.
Thế là chàng bắt đầu giết người, và khi giết xong, chàng treo các ngón tay lên
một thân cây, nhưng vì chúng bị lũ quạ và kền kền ăn mất, nên sau đó chàng xâu
các ngón tay thành chuỗi để đeo và theo dõi số lượng. Vì lẽ này, chàng được gọi
là Angulimala (chuỗi ngón tay) và trở thành nỗi khủng khiếp ở vùng thôn dã.
Đức vua nghe thấy những tội ác của Angulimata và quyết định bắt giữ chàng. Khi
Mantani, mẹ củaAhimsaka, nghe biết dự định của nhà vua, bà đi vào rừng trong
cơn tuyệt vọng để cứu con mình.
Vào lúc ấy, xâu chuỗi quanh cổ của Angulimala đã có 999 ngón tay; chỉ còn thiếu
một ngón là đủ số 1.000.
Đức Phật, biết được người mẹ đang nỗ lực để khuyên can con mình, và tiên đoán rằng
nếu không có sự can thiệp, Angulimata, kẻ đang tìm kiếm người cuối cùng để hoàn
tất con số 1.000, sẽ gặp mẹ chàng và có thể sẽ giết chết bà ta. Trong trường hợp
đó, chàng sẽ phải gánh chịu đau khổ một thời gian dài hơn vì ác nghiệp của
chàng.
Vì lòng bi mẫn, đức Phật liền đi đến khu rừng đó.
Angulimala, sau nhiều ngày đêm không ngủ, rất mệt
mỏi và gần kiệt sức. Đồng thời, chàng rất nôn nóng muốn giết người cuối cùng để
hoàn tất con số 1.000 và kết thúc nhiệm vụ của mình. Chàng quyết định sẽ giết chết
người đầu tiên mà chàng bắt gặp. Khi nhìn xuống từ trên một mõm núi, chàng
trông thấy một người đàn bà ở con đường bên dưới. Chàng muốn hoàn thành lời nguyền
đạt đủ 1.000 ngón tay cái, nhưng khi tới gần, chàng nhận ra đó là mẹ của mình.
Cùng lúc đó, đức Phật cũng đang tiến tới gần, và Angulimala chỉ còn đủ sáng suốt
để quyết định sẽ giết nhà sư kia thay vì mẹ mình.Chàng đuổi theo đức Phật với
lưỡi dao giơ cao.
Nhưng đức Phật vẫn tiếp tục đi ở phía trước chàng. Angulimala không thể đuổi kịp
ngài. Cuối cùng, chàng la lên: “Này, nhà sư kia, hãy dừng lại, dừng lại!” Và Đấng
Giác ngộ đáp: “Ta đã dừng lại, chỉ có con là người chưa dừng lại.”
Angulimala không hiểu kịp ý nghĩa của những lời này, vì thế chàng hỏi: “Này nhà
sư! Tại sao ông bảo rằng ông đã dừng lại còn tôi thì không?”
Đức Phật trả lời: “Ta nói rằng ta đã dừng lại, vì ta đã từ bỏ việc giết hại mọi
sinh linh. Ta đã từ bỏ việc làm xấu ác đối với mọi sinh linh, và đã tự tại
trong tình yêu rộng mở, đức nhẫn nhục và trí huệ thông qua sự phản tỉnh. Nhưng
con còn chưa từ bỏ việc giết hại hay làm điều xấu ác đối với chúng sinh và chưa
tự tại trong tình yêu thương rộng mở và đức nhẫn nhục. Vì vậy, con là người
chưa dừng lại.”
Khi nghe những lời này, Angulimala bừng tỉnh quay về thực tại và nghĩ thầm:
“Đây là những lời của một người thông thái. Vị sư này rất thông tuệ và dũng cảm,
ắt ông ta phải là người đứng đầu các nhà sư. Thật sự, ông ta nhất định chính là
Đấng Giác ngộ! Chắc hẳn Ngài đã đặc biệt đến đây để giúp mình nhìn thấy ánh sáng.Nghĩ vậy,
chàng ném vũ khí và cầu xin đấng Giác ngộ thu nhận chàng vào hàng ngũ Tăng
đoàn, và đức Phật chấp nhận.
Khi nhà vua và binh lính tới bắt chàng, họ tìm thấy chàng ở tu viện của đức Phật.
Thấy rằng Angulimala đã từ bỏ con đường ác nghiệp và trở thành một vị tỳ-kheo,
đức vua và binh lính đồng ý để chàng ở lại đó.
Trong thời gian ở tu viện, Angulimala rất nhiệt tâm thực hành thiền định. Nhưng
chàng không thấy an bình trong tâm vì ngay cả khi thiền định một mình, chàng
thường nhớ lại những ký ức đã qua và tiếng kêu khóc thống thiết của những nạn
nhân bất hạnh.
Do hậu quả của những nghiệp xấu ác đã làm nên trong khi đi khất thực chàng thường
trở thành mục tiêu của việc ném đá và tấn công bằng gậy gộc. Chàng thường quay
về tinh xá Kỳ viên với những vết thương trên đầu chảy máu không ngừng và những
vết chém hay sưng bầm trên thân thể. Khi đó, Đức Phật nhắc nhở chàng:
“Angulimala con ạ, con đã từ bỏ tâm xấu ác. Hãy kiên nhẫn. Đây là hậu quả những
hành vi tội ác con đã làm trong kiếp này. Nếu không gặp ta, ác nghiệp đó sẽ còn
khiến cho con phải chịu khổ đau qua vô số kiếp.”
Một buổi sáng, trong khi đi khất thực quanh thành Xá-vệ (Savatthi), Angulimala
chợt nghe có người kêu khóc vì đau đớn. Khi chàng đến và thấy một phụ nữ mang
thai đang chịu đau và gặp khó khăn trong việc sinh nở, chàng quán tưởng rằng, mọi
chúng sinh trên thế gian đều gánh chịu khổ đau.
Lòng bi mẫn dâng tràn, chàng kể lại với đức Phật về nỗi khổ đau của người phụ nữ
tội nghiệp, và ngài khuyên chàng nên đọc những câu chân ngôn được ghi lại dưới
đây. Về sau, những câu này được gọi là hộ chú Angulimala.
Quay trở lại chỗ người phụ nữ đang đau đớn, chàng ngồi xuống cách nàng ta một bức
màn che và đọc lên những câu sau:
Chị ơi, từ ngày tôi trở thành
một A-la-hán,
Tôi không còn hủy hoại một cách vô ý thức,
Cuộc sống của bất kỳ sinh linh nào.
Nhờ vào sự thật đó, cầu mong chị được an lành,
Và đứa con chưa chào đời của chị được an lành.
Ngay lúc ấy, người phụ nữ sinh ra đứa bé một
cách dễ dàng. Cả mẹ và con đều bình an mạnh khoẻ. Ngay cả ngày nay, nhiều người
vẫn còn tụng đọc các câu hộ chú này.
Angulimala thích sống trong cô quạnh và ẩn dật. Về sau, người nhập diệt một
cách an bình. Là một vị A-la-hán, người chứng đắc Niết-bàn. Các vị tỳ-kheo khác
hỏi đức Phật rằng Agulimala sẽ tái sinh về đâu,và khi đấng Giác ngộ đáp, đệ tử
Angulimala của ta đã chứng đắc Niết-bàn, các tỳ-kheo gần như không thể tin được.
Vì thế họ hỏi rằng, lẽ nào một kẻ giết quá nhiều người như vậy lại có thể đạt tới
Niết-bàn.
Đức Phật trả lời rằng: “Các thầy ạ, Angulimala đã làm nhiều việc ác vì thầy ấy
không có bạn tốt. Nhưng sau đó, thầy đi theo những người bạn tốt, và với sự giúp
sức, với những lời khuyên tốt đẹp của họ, thầy đã vững vàng và tỉnh thức trong
việc thực hành Chánh pháp và thiền định. Do vậy, các thiện nghiệp của thầy đã
vượt qua cả các nghiệp xấu ác và tâm trí chàng đã hoàn toàn tẩy trừ được mọi
phiền não.”
Đức Phật nói về Angulimala như sau:
“Người nào có thiện nghiệp,
Che lấp mọi ác nghiệp,
Chói sáng thế gian này,
Như trăng thoát mây che.”1
Sức mạnh của tình yêu thương và lòng bi mẫn mạnh
hơn bất kỳ một ma chướng nào, và là những điều kiện tuyệt đối cho sự giác ngộ.
Đại đức Walpola Piyananda Thera kể
1 Nội dung này được ghi lại trong
Kinh Pháp cú ở kệ số 173, phẩm Thế gian.
Angulimala: Sức mạnh của lòng bi mẫn
Thuở xưa, có người con trai của một gia đình
Bà-la-môn (giai cấp cao nhất ở Ấn Độ) phục vụ trong triều vua Pasendani nước
Kosala, tên chàng là Ahimsaka. Chàng được gửi tới Taxila để học tập. Ahimsaka
thông minh và biết vâng lời thầy dạy; vì vậy, chàng được cả vị thầy lẫn người vợ của ông yêu
mến. Điều này khiến những học sinh khác ghen tỵ với chàng. Thế là họ tới gặp thầy
mình và vu cáo rằng Ahimsaka có quan hệ bất chính với người vợ của thầy.
Lúc đầu, ông không tin họ, nhưng sau khi nghe điều này nhiều lần, ông cho là có
thật và thề sẽ báo thù Ahimsaka. Ông nghĩ rằng nếu giết chết Ahimsaka sẽ ảnh hưởng
không tốt tới bản thân. Niềm căm hận thúc đẩy ông yêu cầu chàng trai trẻ
Ahimsaka vô tội thực hiện một điều không thể tưởng tượng nổi.
Ông bảo người học trò đi giết một ngàn người và mang về ngón cái bên tay phải của
mỗi người, xem như là khoản trả ơn dạy dỗ của ông. Hẳn nhiên chàng trai thậm
chí chưa hề nghĩ tới một việc như thế, vì vậy, chàng bị trục xuất khỏi nhà vị
thầy và quay trở về với cha mẹ mình. Khi người cha biết Ahimsaka bị đuổi học,
ông nổi giận với con mình và không cần nghe biết lý do. Ngay trong ngày hôm ấy,
khi trời đang mưa như trút, ông ra lệnh cho Ahimsaka phải rời khỏi nhà. Chàng tới
gặp mẹ và xin bà có lời khuyên can, nhưng bà không thể chống lại ý của chồng
mình.
Kế đến, Ahimsaka tới nhà vị hôn thê của chàng (theo tập quán cổ ở Ấn Độ, hai
bên đính ước hôn sự cho đôi trẻ khá lâu trước khi chúng thật sự cưới nhau), nhưng
khi gia đình này biết rằng Ahimsaka đã bị đuổi học, họ cũng xua đuổi chàng đi.
Nỗi hổ thẹn, giận dữ, sợ hãi và tuyệt vọng của Ahimsaka khiến chàng trở nên mất
trí. Đầu óc đau khổ của chàng chỉ nhớ lại duy nhất mệnh lệnh của người thầy:
thu thập cho được 1.000 ngón tay cái.
Thế là chàng bắt đầu giết người, và khi giết xong, chàng treo các ngón tay lên
một thân cây, nhưng vì chúng bị lũ quạ và kền kền ăn mất, nên sau đó chàng xâu
các ngón tay thành chuỗi để đeo và theo dõi số lượng. Vì lẽ này, chàng được gọi
là Angulimala (chuỗi ngón tay) và trở thành nỗi khủng khiếp ở vùng thôn dã.
Đức vua nghe thấy những tội ác của Angulimata và quyết định bắt giữ chàng. Khi
Mantani, mẹ củaAhimsaka, nghe biết dự định của nhà vua, bà đi vào rừng trong
cơn tuyệt vọng để cứu con mình.
Vào lúc ấy, xâu chuỗi quanh cổ của Angulimala đã có 999 ngón tay; chỉ còn thiếu
một ngón là đủ số 1.000.
Đức Phật, biết được người mẹ đang nỗ lực để khuyên can con mình, và tiên đoán rằng
nếu không có sự can thiệp, Angulimata, kẻ đang tìm kiếm người cuối cùng để hoàn
tất con số 1.000, sẽ gặp mẹ chàng và có thể sẽ giết chết bà ta. Trong trường hợp
đó, chàng sẽ phải gánh chịu đau khổ một thời gian dài hơn vì ác nghiệp của
chàng.
Vì lòng bi mẫn, đức Phật liền đi đến khu rừng đó.
Angulimala, sau nhiều ngày đêm không ngủ, rất mệt
mỏi và gần kiệt sức. Đồng thời, chàng rất nôn nóng muốn giết người cuối cùng để
hoàn tất con số 1.000 và kết thúc nhiệm vụ của mình. Chàng quyết định sẽ giết chết
người đầu tiên mà chàng bắt gặp. Khi nhìn xuống từ trên một mõm núi, chàng
trông thấy một người đàn bà ở con đường bên dưới. Chàng muốn hoàn thành lời nguyền
đạt đủ 1.000 ngón tay cái, nhưng khi tới gần, chàng nhận ra đó là mẹ của mình.
Cùng lúc đó, đức Phật cũng đang tiến tới gần, và Angulimala chỉ còn đủ sáng suốt
để quyết định sẽ giết nhà sư kia thay vì mẹ mình.Chàng đuổi theo đức Phật với
lưỡi dao giơ cao.
Nhưng đức Phật vẫn tiếp tục đi ở phía trước chàng. Angulimala không thể đuổi kịp
ngài. Cuối cùng, chàng la lên: “Này, nhà sư kia, hãy dừng lại, dừng lại!” Và Đấng
Giác ngộ đáp: “Ta đã dừng lại, chỉ có con là người chưa dừng lại.”
Angulimala không hiểu kịp ý nghĩa của những lời này, vì thế chàng hỏi: “Này nhà
sư! Tại sao ông bảo rằng ông đã dừng lại còn tôi thì không?”
Đức Phật trả lời: “Ta nói rằng ta đã dừng lại, vì ta đã từ bỏ việc giết hại mọi
sinh linh. Ta đã từ bỏ việc làm xấu ác đối với mọi sinh linh, và đã tự tại
trong tình yêu rộng mở, đức nhẫn nhục và trí huệ thông qua sự phản tỉnh. Nhưng
con còn chưa từ bỏ việc giết hại hay làm điều xấu ác đối với chúng sinh và chưa
tự tại trong tình yêu thương rộng mở và đức nhẫn nhục. Vì vậy, con là người
chưa dừng lại.”
Khi nghe những lời này, Angulimala bừng tỉnh quay về thực tại và nghĩ thầm:
“Đây là những lời của một người thông thái. Vị sư này rất thông tuệ và dũng cảm,
ắt ông ta phải là người đứng đầu các nhà sư. Thật sự, ông ta nhất định chính là
Đấng Giác ngộ! Chắc hẳn Ngài đã đặc biệt đến đây để giúp mình nhìn thấy ánh sáng.Nghĩ vậy,
chàng ném vũ khí và cầu xin đấng Giác ngộ thu nhận chàng vào hàng ngũ Tăng
đoàn, và đức Phật chấp nhận.
Khi nhà vua và binh lính tới bắt chàng, họ tìm thấy chàng ở tu viện của đức Phật.
Thấy rằng Angulimala đã từ bỏ con đường ác nghiệp và trở thành một vị tỳ-kheo,
đức vua và binh lính đồng ý để chàng ở lại đó.
Trong thời gian ở tu viện, Angulimala rất nhiệt tâm thực hành thiền định. Nhưng
chàng không thấy an bình trong tâm vì ngay cả khi thiền định một mình, chàng
thường nhớ lại những ký ức đã qua và tiếng kêu khóc thống thiết của những nạn
nhân bất hạnh.
Do hậu quả của những nghiệp xấu ác đã làm nên trong khi đi khất thực chàng thường
trở thành mục tiêu của việc ném đá và tấn công bằng gậy gộc. Chàng thường quay
về tinh xá Kỳ viên với những vết thương trên đầu chảy máu không ngừng và những
vết chém hay sưng bầm trên thân thể. Khi đó, Đức Phật nhắc nhở chàng:
“Angulimala con ạ, con đã từ bỏ tâm xấu ác. Hãy kiên nhẫn. Đây là hậu quả những
hành vi tội ác con đã làm trong kiếp này. Nếu không gặp ta, ác nghiệp đó sẽ còn
khiến cho con phải chịu khổ đau qua vô số kiếp.”
Một buổi sáng, trong khi đi khất thực quanh thành Xá-vệ (Savatthi), Angulimala
chợt nghe có người kêu khóc vì đau đớn. Khi chàng đến và thấy một phụ nữ mang
thai đang chịu đau và gặp khó khăn trong việc sinh nở, chàng quán tưởng rằng, mọi
chúng sinh trên thế gian đều gánh chịu khổ đau.
Lòng bi mẫn dâng tràn, chàng kể lại với đức Phật về nỗi khổ đau của người phụ nữ
tội nghiệp, và ngài khuyên chàng nên đọc những câu chân ngôn được ghi lại dưới
đây. Về sau, những câu này được gọi là hộ chú Angulimala.
Quay trở lại chỗ người phụ nữ đang đau đớn, chàng ngồi xuống cách nàng ta một bức
màn che và đọc lên những câu sau:
Chị ơi, từ ngày tôi trở thành
một A-la-hán,
Tôi không còn hủy hoại một cách vô ý thức,
Cuộc sống của bất kỳ sinh linh nào.
Nhờ vào sự thật đó, cầu mong chị được an lành,
Và đứa con chưa chào đời của chị được an lành.
Tôi không còn hủy hoại một cách vô ý thức,
Cuộc sống của bất kỳ sinh linh nào.
Nhờ vào sự thật đó, cầu mong chị được an lành,
Và đứa con chưa chào đời của chị được an lành.
Ngay lúc ấy, người phụ nữ sinh ra đứa bé một
cách dễ dàng. Cả mẹ và con đều bình an mạnh khoẻ. Ngay cả ngày nay, nhiều người
vẫn còn tụng đọc các câu hộ chú này.
Angulimala thích sống trong cô quạnh và ẩn dật. Về sau, người nhập diệt một
cách an bình. Là một vị A-la-hán, người chứng đắc Niết-bàn. Các vị tỳ-kheo khác
hỏi đức Phật rằng Agulimala sẽ tái sinh về đâu,và khi đấng Giác ngộ đáp, đệ tử
Angulimala của ta đã chứng đắc Niết-bàn, các tỳ-kheo gần như không thể tin được.
Vì thế họ hỏi rằng, lẽ nào một kẻ giết quá nhiều người như vậy lại có thể đạt tới
Niết-bàn.
Đức Phật trả lời rằng: “Các thầy ạ, Angulimala đã làm nhiều việc ác vì thầy ấy
không có bạn tốt. Nhưng sau đó, thầy đi theo những người bạn tốt, và với sự giúp
sức, với những lời khuyên tốt đẹp của họ, thầy đã vững vàng và tỉnh thức trong
việc thực hành Chánh pháp và thiền định. Do vậy, các thiện nghiệp của thầy đã
vượt qua cả các nghiệp xấu ác và tâm trí chàng đã hoàn toàn tẩy trừ được mọi
phiền não.”
Đức Phật nói về Angulimala như sau:
“Người nào có thiện nghiệp,
Che lấp mọi ác nghiệp,
Chói sáng thế gian này,
Như trăng thoát mây che.”1
Che lấp mọi ác nghiệp,
Chói sáng thế gian này,
Như trăng thoát mây che.”1
Sức mạnh của tình yêu thương và lòng bi mẫn mạnh
hơn bất kỳ một ma chướng nào, và là những điều kiện tuyệt đối cho sự giác ngộ.
Đại đức Walpola Piyananda Thera kể
1 Nội dung này được ghi lại trong Kinh Pháp cú ở kệ số 173, phẩm Thế gian.
1 Nội dung này được ghi lại trong Kinh Pháp cú ở kệ số 173, phẩm Thế gian.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét