Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Ký sự đi Mỹ của Vũ Quốc Hùng - Kỳ 1


Anh Vũ Quốc Hùng là một người bạn vong niên, một chiến hữu từng lên bờ xuống ruộng với tôi trong những cuộc nhậu lẫy lừng của chúng tôi và nhiều anh em khác. Năm 2012, anh sang Mỹ thăm thân nhân và khi trở về đã ôn lại những kỷ niệm thú vị trong chuyến đi với nhiều hình ảnh minh họa kèm theo. Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn ghé thăm trang. Trong số hình ảnh, có một vài hình ghi lại những thân nhân bạn hữu, mang tính cách gia đình, nhưng cũng có rất nhiều hình ảnh thú vị trên chuyến "Tây du ký". Vì tôn trọng, tôi xin giữ nguyên mọi hình ảnh và chú thích theo bản gốc của anh Hùng gửi cho tôi.






 
KÝ SỰ TỚI MỸ
Vũ Quốc Hùng

Ngày 28/6: Buổi sáng đẹp trời, nắng nhẹ vào khoảnh khắc chuẩn bị chuyến đi xa tới nước Mỹ. Với mục đính lần đầu được tới thăm viếng mộ Mẹ và thăm hỏi các anh chị em thân tình sau 20 năm không gặp, tôi bồi hồi khôn tả. Tiễn tôi ra sân bay Tân Sơn Nhất có Hương (vợ), Minh (con) và Phan (em bạn), tại sảnh chờ rất đông người đi đưa và đón người thân với nhiều tâm trạng vui buồn thể hiện trên khuôn mặt. Sau đợt kiểm tra giấy tờ và gửi hành lý, tôi trở ra sảnh đợi với trang thái nôn nao khó tả. Một chút bịn rịn với người thân, một chút bâng khuâng về nơi chốn mới xa lạ với viễn cảnh 2 tháng trời phải xa cách nơi sinh sống thân quen ở thành phố Sài Gòn náo nhiệt. Tạm biệt nhé;
 

Quá cảnh tới phi trường Taipei (Đài Loan), dọc sảnh đợi ở các lầu có nhiều gian hàng trang trí đẹp, bán đủ các loại hàng hóa phục vụ khách du lịch, tôi tới lui nhìn ngó mà chẳng dám hó hé chi cả. Chợt thèm hút ½ điếu thuốc Hòa Bình kinh khủng nhưng không tìm ra chỗ, đành phải nhịn thèm khi trong lòng đang lạnh lẽo vì là kẻ độc hành.

                                     Cửa hàng ở phi trường Đài Loan

Qua giờ phút bồn chồn cũng tới giờ bay qua U.S.A, vào trong khoang máy bay tôi ngước mắt tìm nơi có số thứ tự và mẫu tự a, b, c, d theo vé để ngồi đúng chỗ. Sau khi yên vị, tôi nhìn quanh quất toàn là những khuôn mặt xa lạ nhưng không đến nỗi hình sự hoặc là những đôi mắt mang hình viên đạn, mọi người ai cũng lo sắp xếp hành lý xách tay vào khoang trên chỗ ngồi. Chẳng mấy chốc máy bay rời phi đạo, trước mặt tôi là màn hình điện tử ở ghế lưng trước, liếc nhìn người bên cạnh bấm nút rồi bắt chước. Một bảng thông tin với các thông số về áp suất trong và ngoài máy bay, giờ bay, độ cao cùng quãng đường bay được thể hiện liên tục theo cung đường bay dọc bờ biển Thái Bình Dương, qua Tokyo tới Mỹ. Quả là cuộc hành trình trên không trung với nhiều cung bậc cảm giác khác thường. Ban ngày qua ô cửa kính hình ôvan, nhìn những đám mây bồng bềnh mang nhiều hình dáng lạ mắt khiến trí tưởng tượng của tôi biến đổi theo, có lúc như chốn bồng lai tiên cảnh, như động hoa vàng, như Tôn Ngộ Không đằng vân đại náo Thiên đình hoặc có lúc những đụn mây tạo hình thành những khuôn mặt người và thú trong các chuyện Đông Tây kim cổ. Ban đêm, sự tĩnh lặng bao trùm, không khí như lạnh hơn khiến tôi khó ngủ. Hơn trăm con người vẫn lặng yên, thiêm thiếp ngủ trong ánh đèn lờ mờ. Khó có thể biết ai đang nghĩ gì; ai đang mơ mộng gì; ai đang tính làm gì với ngày mai… tôi chỉ biết mình đang thao thức và mong chờ những điều tốt đẹp sắp tới.

 
                              Những đụn mây bềnh bồng

         Tới phi trường quốc tế Los Angeles, tấp nập những dòng người ở bụng khoang các máy bay khác đổ về, tôi như lạc lõng trong đám người văn minh và lịch sự đó và rồi  đột nhiên có nhiều mặc cảm về hình thể bé nhỏ và vốn liếng ngoại ngữ của mình. Đến quầy “Information” tôi được trợ giúp kê khai về thủ tục nhập cảnh, xếp hàng dài theo hình chữ u một lúc tôi tới chỗ kiểm tra, nhân viên an ninh mở máy tính so chiếu với visa, ông ta đăm chiêu đến vài phút rồi mới thông qua. Nghĩ lại kỹ, sự chậm trễ là do tôi chưa kê khai số tiền mang vào Mỹ, trong khi thực sự tôi chỉ đút  túi 100$ tiền lẻ mà thôi. Chuyện này có lẽ chỉ gia đình anh em tôi hiểu chứ nhiều người sẽ bảo là tôi nói dóc vì thời buổi này ai mà đi du lịch Mỹ chỉ dằn túi 100$. Tôi không mặc cảm chuyện đó vì tôi có mục đích của tôi. Đến bất cứ đâu, người “được xã hội phân công” cũng mỉm cười và thốt câu “thanks” trên cửa miệng, thật nhã nhặn với mọi người.
Tôi đẩy hành lý qua cổng thì thấy anh Khánh, a. Linh đang đứng chờ; Ôi; biết bao cảm xúc tuôn trào khiến tôi như  nghẹn lời vì 20 năm xa cách, anh em mới gặp mặt nhau. Vài tấm hình ghi lại nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt 3 anh em còn được lưu giữ, ở nơi tôi đặt chân lần đầu tiên trên đất Mỹ. Cám ơn hai anh với cảm xúc ấm tình ở phi trường Los. Trên đường về nhà anh Hai Khánh ở Garden Grove, Cali khoảng 1 tiếng đồng hồ, ngoài những câu thăm hỏi thông thường trao đổi giữa 3 anh em, tôi nhìn trên xa lộ ở Mỹ với một cảm quan khác biệt so với Việt Nam như các khu dân cư, những mảng cây xanh dọc đường, các đường line xa lộ và tốc độ, mọi người như an bình sống với hạnh phúc của riêng mình trong một môi trường khoáng đạt, trong một chiếc xe hơi máy lạnh ôn hòa.

 
                                                                         Anh Khánh tới đón



                                                                        Anh Linh tới đón


CUỘC  HỘI  NGỘ
Ở khung trời Cali bao la, ông mặt trời xuống  chậm đến 19h mà bầu trời vẫn sáng trưng, có một căn nhà tại thành phố Garden Grove đang hân hoan  chào đón cuộc hội ngộ của các anh chị em sau hai mươi năm xa cách. Tôi chợt nghĩ, có lẽ hiếm thấy trường hợp hội ngộ nào trùng lặp như gia đình tôi, trên cả vùng đất Mỹ rộng lớn này. Trong căn phòng khách ấm cúng tại gia đình anh Hai Khánh, chúng tôi gặp nhau tay bắt mặt mừng, ôm theo kiểu tây, nụ cười nở tươi còn trong lòng rộn rã khôn tả. Riêng tôi, cảm giác hạnh phúc đã vỡ òa theo 5 anh chị em ruột cùng các cháu (Tuấn, Kevin, Long, Lân), chỉ tiếc là thiếu gia đình chú Hồng Anh đang ở bang Texas, thiếu chị Phúc, cháu Bích Ngọc và những người thân khác chưa được gặp mặt.

                                            Từ phải: A Khánh, C Dung, A Linh, A Tâm và tôi.

Bữa tiệc rộn ràng tại gia với món thịt nướng, rau sống và nhiều món ăn hấp dẫn khác, thức uống là bia Heineken, mọi người trò chuyện ăn uống vui vẻ nhưng không quên quay phim chụp hình. Anh Khánh cũng lăng xăng  ghi hình và lấy bia liên tục từ trong chiếc tủ lạnh to đùng. Qua thăm ông anh bị bệnh viêm họng với hơi hướng là K (đây cũng là lý do tôi nói khi phỏng vấn lấy visa), thế  mà trông anh ấy cứ như người bình thường, chỉ có giọng nói là có khác hơn lúc trước. Tôi cũng mừng thầm trong bụng. Chị Khánh Tâm vẫn trẻ như chưa bao giờ giả, cháu Tuấn, Kevin lớn tướng nhìn khác lạ so với những tấm hình hồi còn bé. Chị Dung, anh Linh, anh Tâm vẫn còn những nét cười thân quen như hồi xưa, cho dẫu dòng đời chìm nổi trôi dần theo năm tháng nhưng nụ cười ấy vẫn không thay đổi. Thật mừng là mọi người đều khỏe mạnh. Hai cháu Long, Lân cũng tướng lớn, đã trưởng thành nhưng ít nói. Những mẩu chuyện chắp nối, đong đưa theo từng hồi ức của các anh chị em cũng là để gợi nhớ đến những người thân thích, những địa điểm, thời gian  nào đó được tái hiện  từ dĩ vãng cho đến hiện tại. Những xúc cảm thân tình của các anh chị em từ lâu giữ trong lòng, giờ mới được bầy tỏ, hỏi han, tôi chợt nhớ câu “Tiền tài như phấn thổ - Nhân nghĩa tựa thiên kim”  và tôi có thể tự hào điều đó trong gia đình, họ hàng của tôi.
Mọi người ăn uống vui vẻ, nhộn nhịp trong ánh đèn vàng ấm ở gia đình anh Khánh, nhưng thi thoảng tôi vẫn nhớ về gia đình chú Hùng Anh, giờ chú út đã 55 tuổi, ngẫm lại anh chị em mình đã vào hội “Người cao tuổi”  hết trơn, rồi nhớ về bố mình thật tiếc là mất sớm (55 tuổi) vì lo cho các con, vì bệnh, còn anh Thanh thì chết quá trẻ (23 tuổi) vì thời cuộc “mùa hè đỏ lửa” năm 72 và theo dòng suy tưởng, lòng toâi nhuû thầm mai mốt phải đi viếng mộ mẹ thân yêu vô vàn. Gần cuối tiệc hội ngộ, nhớ  hồi xưa bố đã dậy mình “văn nghệ” bằng cây kèn Harmonica và bài hát “Làng tôi” có cây đa cao ngất tầng xanh, có sông sâu lơ lững vờn quanh, êm xuôi về Nam… tôi bèn góp vui bằng cây kèn mang từ Việt Nam qua với bài “Hạ Trắng” của Trịnh Công Sơn. Tôi say mê thổi, dốc hết làn hơi trong bộ ngực nhỏ con và cảm giác rằng mọi người đang trầm ngâm lắng nghe, sau đó như có nieàm hng thuù tôi chộp lấy cây đàn guitar và hát bài “Bóng chiều tà” theo điệu tango với đoạn kết tôi thích nhất là: “Tuy xa vắng ta vẫn mong chờ - Chiều sao hờ hững lạnh lùng thờ ơ.” Mọi người đều vỗ tay rôm rả; thế là tôi sướng rồi; thank very much. Tiếp đó cháu Long nhẩy lên ghế ngồi đàn Piano. Những nốt nhạc trầm bổng, những âm điệu quen thuộc vang vọng, nhẩy múa khắp căn phòng khiến mọi người như quay cuồng. Cuối cùng cuộc chuyện trò đã thưa, màn văn nghệ  đã  vãn, bữa tiệc hội ngộ cũng tàn khi trời đã vào khuya. Có lẽ đây là ngày vui đặc biệt nhất trong đôøi, trong đêm đầu tiên trên đất Mỹ của tôi.
Tàn cuộc vui, tôi còn nuối tiếc nhiều: Sao không trò chuyện trải lòng thêm chút nữa; sao còn vắng mặt một số người thân nữa; sao không uống thêm vài chai bia nữa; sao không văn nghệ văn gừng nữa; sao không để thời gian trôi chậm qua ngày hôm sau; có lẽ tại tôi không cảm thấy mệt mỏi hay buồn ngủ chi cả. Nhưng thôi quá đủ rồi, tôi cảm thấy ấm lòng với những cảm xúc êm ái đã trải qua. Còn phải nghỉ ngơi để tôn trọng và gi sức khỏe cho mọi người nữa chứ;


                                                          Cháu Long đang đàn piano – A. Linh

 
                                                      A. Linh, C. Dung và tôi với bài “Bóng chiều tà”


 
                                                                         Bắt đầu . . . khè bài Hạ Trắng 
                                                                     A. Tâm, A. Linh, C. Dung và tôi


 
                       Từ trái: cháu Long, Lân, V. Hùng, A Linh, A Tâm, A Khánh và cháu Kevin.


Buổi tối, tôi ngủ được một lúc khoảng 2 tiếng thì chợt tỉnh thức, toàn thân cảm thấy lành lạnh cho dù có nệm ấm chăn êm ở phòng bé cháu Bích Ngọc. Gọi là bé vì người đẹp này có thân hình nhỏ nhắn cùng giọng nói thanh mỏng dễ thương, đang học đại học ở xa. Tôi cố nhắm mắt, đeo tai phone mở nhạc nghe để ngủ nhưng chẳng ngủ được, mắt mở thao láo lại suy nghĩ mông lung. Lúc nãy ngủ được chắc do nạp một số chai bia Ken, do thỏa mãn với cuộc hội ngộ. Còn giờ không ngủ được là do lạ chỗ, do nhịp đập sinh học, do nhớ về căn nhà ở khu đường rầy xe lửa với căn phòng có ba mẹ con cùng chú chó Lucky lông xù, nhớ tới con cháu ở Bà Rịa và nhớ về những người bạn hay lai rai chuyện trò. Lại nghĩ nhiều người sau cuộc hành trình xa thường hay than vãn là mệt mỏi, buồn ngủ nhưng với tôi sao chẳng thấy mỏi mệt, buồn ngủ buồn nghê chi cả. Hay là do có sự ứng dụng của 5 chiêu thức Tây Tạng mà tôi đã tập thể dục nhiều năm qua; hoặc do tôi quá hưng phấn với bữa tiệc hội ngộ. Nằm tiếp tục nghe nhạc, nhắm mắt một lúc lâu thì tôi ngủ thiếp đi một mạch cho đến 11h30 sáng ngày hôm sau.
Suốt thời gian ở cõi trú Garden Grove (California) gần khu Phúc Lộc Thọ, nơi người Việt sinh sống nhiều, trong gia đình anh Hai Khánh tôi được chiều chuộng chăm sóc như một đứa trẻ, anh chị đốc thúc tôi liên tục, nào là: “Chú ăn nhiều vào, có sữa, có trái cây, có thuốc bổ đấy; thích ăn gì cứ lấy mà ăn. Chú ít hút thuốc thôi”. Nhờ vậy tôi được lên ký thấy rõ, ngày nào cũng nhẩy lên cân sức khỏe để cân vài lần. Thông thường mỗi sáng tôi hay dậy trễ vào tầm 9 giờ hơn, tỉnh giấc thì chị Hai đã đi làm, anh Khánh biến đi đâu đó rồi lát về thẩy lên bàn vài ba tờ nhật báo tiếng Việt ở Cali, cháu Tuấn đi làm, Kevin đi học. Khu phố yên tĩnh một cách lạ thường, trong nhà không một tiếng động, xung quanh hàng xóm cũng không một âm thanh nào vang vọng, đường phố không một tiếng còi xe. Sự thinh lặng hiện hữu kéo dài mà tôi hiếm thấy có khi ở Sài Gòn, khiến hồn tôi bình tâm vô cùng. Nhưng chẳng hiểu sao, sự lặng thinh đó lại khiến tôi nhớ đau đáu về thành phố Sài Gỏn khôn cùng. Nhớ tiếng kéo ga gầm rú của xe mô tô, tiếng còi inh ỏi của các loại xe, tiếng còi tàu hú đêm khuya hay tiếng rầm rập của đoàn tàu xe lửa chạy qua hoặc tiếng gọi í ới của ai đó văng vẳng bên tai và nhớ da diết những người thân của mình đang làm gì? Sau khi vệ sinh cá nhân, tập thể dục, pha café xong tôi ra ban công hút thuốc, chậm rãi uống café và đọc mấy tờ báo mà anh Khánh mới mang về, có nhiều tin tức cũng đáng xem,  không có những bài lá cải tình, tiền, tù, tội. Biết thằng em ở nhà buồn, anh chị Khánh, anh Linh, a. Tâm, chị Dung và bạn các anh chị (a. Tín, a. Kiên, a. Đức, a. ……….) luân phiên rủ tôi đi ăn sáng, uống café, đi siêu thị ở các chợ Tây, Ta, Đại Hàn và đi ăn nhà hàng ở các nơi. 
Còn trong thời gian ở Mỹ (Cali, Texas, Austin, Philadenphia, New York, Washington D.C, Las Vegas…) tôi được các anh chị em dẫn đi chơi, ăn uống ở nhiều nơi khác nhau mà không nơi nào giống nơi nào, tôi muốn nói về cảnh vật mỗi nơi khác nhau theo kiểu dáng từng vùng, khu dân cư, mảng cây xanh cũng thế  còn người dân ở đây có một nét chung là văn minh, lịch sự, tôn trọng luật pháp và rất sợ bị cảnh sát “sờ gáy”. Tại  nhà chú Hồng Anh (Houston-Texas) tôi viết bài báo ngắn đăng trên trang Diễn đàn, nhật báo Viet Herald ở CaLi có đề tựa “Văn hóa là gì?” với câu kết là một định nghĩa tôi còn nhớ hồi học sư phạm: “Văn minh là công trình vật chất được thể hiện bên ngoài cá nhân và xã hội – Văn hóa là công trình tinh thần được  thể hiện  bên ngoài cá nhân và xã hội”. Cùng với nhận xét: “Tôi thiết nghĩ với vài ghi nhận trên thì ý thức và luật lệ này không những tốt đẹp cho cộng đồng xã hội hiện tại mà còn cho cả tương lai”. Qua Mỹ mà tác nghiệp được thì quả là lạ đối với tôi, phải chăng đó là tự do;
Với ký ức êm đẹp không thể nào quên, sau đây tôi ghi chép lại những nơi thần tiên khi được các anh chị em ưu ái bớt nhiều thời gian, tiền bạc dẫn tôi rong ruổi vi vút khắp nơi vạn dặm cùng một tình cảm vô bờ.
THĂM  VIẾNG  MỘ  MẸ 
Anh chị Khánh & Tâm, a.Linh, chị Dung lần đầu dẫn tôi đi thăm viếng mộ mẹ, đây là khu nghĩa trang dành riêng cho người Việt trong một khu đất rộng lớn. Mộ bia mẹ tôi và các phần mộ khác được đặt áp sát trên mặt đất mà không đắp mộ xây cao như ở Việt Nam. Hình mẹ tôi với khuôn mặt hiền hậu, tóc bạc phơ, cặp mắt như dõi trông các con cháu được in trên  nền gạch men hình tròn mà tôi gửi từ VN. Trông thật thương mà lòng thì bức xúc khó tả.
 
                                                   Bia mộ của Mẹ thân thương vô vàn

Theo thông lệ, chúng tôi tỉa cỏ, lấy nước tưới tắm quanh mộ, cắm hoa tươi, thắp nhang khói mộ Mẹ cùng những mộ xung quanh, rồi đọc kinh cầu nguyện và không quên chụp hình kỷ niệm. Sau này còn có ñôït các cháu, vợ chồng chú Hồng Anh qua viếng thăm nữa. Một chút hồi tưởng về mẹ nhé; Mẹ ơi; Có lần tôi vừa đàn hát bài Lòng Mẹ của Y Vân mà lòng tôi đã khóc rưng rưng, tôi chẳng lo gì cho mẹ dược vui lòng về tinh thần lẫn vật chất, thật đáng tội. Nhớ Mẹ đã lo cho tôi qua nhiều chặng đường từ ấu thơ, đi học, đến lớp 10 thì Bố mất năm 70 rồi vào học sư phạm, đi dạy học, cưới vợ năm 75, đến năm 89 Mẹ đi xuất cảnh cùng các anh em tôi. Lúc tiễn ra phi trường năm đó, lòng tôi buồn vô hạn, chỉ mình tôi còn lại ở Việt Nam cùng gia đình anh Khánh Tâm và hai cháu. Năm sau thì gia đình anh Khánh cũng đi xuất cảnh diện HO, tôi ở lại chăm lo cho bác Tô gái hơn 8 năm trời thì bà mất trước mẹ tôi 1 năm (1997).
 
                                                      Vợ chồng A. Khánh Tâm và tôi sau khi đọc kinh.


                              Khánh, a. Linh (áo đỏ), chú H. Anh (ngồi), chị Dung và Hồng (vợ chú Anh)


 
                                 Vợ chồng chú Hồng Anh, c. Dung, A. Khánh và tôi trước mộ mẹ.
      

Vài mẩu chuyện về mẹ mà tôi không bao giờ quên: Chở mẹ từ nhà đi chợ Nhỏ qua nhà thờ Phát Diệm bằng xe đạp chưa đến cây số, mẹ đưa tiền uống ly café đen, hút thuốc  ngồi chờ ở quán đầu cổng chợ, lúc về tôi lại cằn nhằn: “Sao Mợ đi chợ lâu thế”; dù biết Mẹ đã đi rảo mỏi chân đến cuối chợ, tìm nơi có đồ ăn tươi có giá rẻ và có người quen mà mua, tôi đạp xe đưa người Mẹ nặng chưa đến 37 kg về mà thấy lòng nặng chĩu. Mẹ nấu cháo hành thịt bò băm nóng hổi mang cho tôi ăn vì bệnh, tôi mệt chỉ ăn một ít, mẹ ép ăn, tôi nói trỏng: người ta không ăn mà bắt ăn, thế là anh Tâm nghe được la cho tôi một chập nên hồn. Dậy học thời bao cấp sau 75, về Sài Gòn thăm mẹ, chẳng có đồng dư nào hoặc quà nào cho mẹ nhưng khi đi mẹ lại dúi cho chút tiền còm với lời dặn: đi đường đạp bánh tráng người ta còn có tiền đền. Ôi; thương mẹ quá đỗi. Mẹ nhờ cạo gió nhiều lần, tôi bôi dầu cù là và đánh gió phết phẩy dọc trên tấm lưng còm cõi của mẹ mà không thấy ửng đỏ, tôi biết mẹ khoái và đã ngứa nhưng vẫn nói: Mẹ có gió đâu mà cạo. Mẹ chỉ lặng im. Nghĩ lại thật buồn và tự trách mình khôn cùng. Đám cưới tôi năm 75 giải phóng, gia đình nào cũng chơi vơi thiếu hụt về kinh tế, chỉ có mẹ tôi và bác Dược gái lên đón dâu sau lễ nhà thờ từ Bà Rịa về Sài Gòn, thật nể phục và kính bái mẹ vô vàn. Còn vài mẩu chuyện nũa về nỗi lòng của mẹ mà ít ai trong anh chị em mình biết vì ở xa, mẹ hay kể cho tôi nghe về những nỗi buồn của mẹ mà không biết tỏ cùng ai. Tôi biết con cháu nào mẹ cũng thương cũng lo như nhau kể cả các con dâu. Mẹ tôi là thế đấy; Có lẽ anh Tâm là người hiểu mẹ hơn ai hết. Nhớ Mẹ lại nhớ về bác Tô gái, nhưng thôi hãy để tôi giữ trong lòng, có dịp sẽ kể sau nhé;
Viếng mộ mẹ 4 lần với gia đình các anh chị em lòng tôi như nhẹ nhõm và thanh thản theo những hồi ức về mẹ đã hiện về. Tôi thầm cám ơn các anh chị em, các cháu đã chăm lo cho Mẹ khi ở bên Mỹ. Tôi nghĩ Mẹ đã được hưởng phúc trên Thiên Đàng và cầu xin bố mẹ, anh Thanh luôn phù hộ cho gia đình các anh chị em tôi được an lành, hạnh phúc.
Qua khu nghỉa trang người Mễ, tôi thấy lạ mắt vì quanh bia mộ có những mô hình thu nhỏ như: hàng rào, cây cảnh, cờ, hình nộm . . . .với nhiều mầu sắc sặc sỡ, có lẽ đây là văn hóa truyền thống về mộ phần người Mễ;
ĐI ĂN  UỐNG

Vào cửa hàng, siêu thị các nơi ở Mỹ, đồ ăn thức uống khá rẻ, chả trách gia đình nào tủ lạnh cũng đầy ắp. Còn đi ăn nhà hàng ở các tiểu bang thì giá cả không cao, chỉ “mỗi tội” khi tính tiền lúc nào cũng bỏ ít tiền bo cho các dịch vụ ăn uống, café, hớt tóc, massage, thuê xe, khách sạn . . . . . Các món ăn như: phở, hủ tíu, bún bò, bánh cuốn, gỏi cuốn, gỏi khô bò, bánh xèo… có đủ cả như ở Việt Nam. Anh Bill và chị Dung dẫn tôi đi ăn các món ăn Mễ với nhiều loại đậu nhưng tôi chỉ nhấm nháp được chút ít. Cháu Long, chú H. Anh và cô em Trang Hằng đã chiêu đải tôi món ”Grown Fish” quá đã, lần đầu tiên ăn tôi rất khoái khẩu. Nó giống như con tôm bằng ngón tay út, phần đầu thì lớn phần đuôi nhỏ thì có thịt, vỏ màu đỏ sậm ăn không kèm rau mà lại rất ngon. Không rõ họ ướp các loại gia vị gì; nhưng tôi ăn rất nhiều khi kèm . . . .bia.


                               Cô em họ Hằng Triệu và tôi với món Grown Fish tuyệt ngon.


                                                  Trang Thế và tôi cùng những món ăn hấp dẫn


               Chị Khánh Tâm, cháu Tuấn, Kevin và tôi với các món ăn hải sản. A. K chụp

 

                                   Tại gia đình Trang Thế có đủ rượu, bia và mồi


                                A Linh, V. Hùng, A. Khánh, vợ chồng chú Hồng Anh


                                                        A Linh, a. Tín (bạn a. Linh) và tôi

Mỗi cuối tuần hoặc có dịp họp mặt các anh chị em tại gia ñình, tôi lại được ăn món phở do chị Hai Khánh nấu ngon tuyệt cùng các loại rau. Và tôi nhớ tới những lần ăn uống ở nhà chị Dung, chị Tiên (có cháu Tuấn, Trinh), anh chị Tín (bạn tôi lúc trước ở Sài Gòn chung nhà), gia đình chú H. Anh, gia đình chị… gia đình các cô em Trang, Hằng, Hà và gia đình anh Thy Sương ở Philadenphia, mỗi nơi đều tiếp đãi tôi thật chân tình, ấm áp. Cám ơn nhiều nhé;

THĂM  NHÀ  THỜ  KÍNH    CALIFORNIA


Đây là nhà thờ Tin Lành ở Orange Country mang tên Crystal Catherdral, nhiều du khách đổ về đây tham quan công trình đồ sộ, đầy công phu này. Có tới 10.000 tấm kính hình chữ nhật để tạo nên công trình kiến trúc độc đáo với sức chứa khoảng 3000 người. Không gian cảnh quan yên tĩnh, mát mẻ với những mảng cây cối xanh tươi, hồ nước cạn rộng lớn cùng những mô hình lớn hơn người thật mô tả thời gian, sự việc theo như sách Cựu ước, Tân ước. Tính trang nghiêm, tôn kính phủ đầy bên trong và ngoài nhà thờ, du khách đi theo đoàn trật tự, yên tĩnh.


Anh Hai Khánh dẫn tôi đi hết cả buổi sáng và chụp hình khá nhiều. Với thông điệp các Kitô hữu đào sâu sự hiểu biết về mầu nhiệm Đức Kitô và hân hoan làm chứng về niềm tin của mình nhưng tôi vẫn nghi ngờ về niềm tin và lối sống của các con chiên ở Việt Nam.




                                         Anh Khánh trong chính diện nhà thờ Kính 


                                      Anh Khánh bên góc trái nhà thờ Kính

THĂM BÃI  BIỂN Ở CA

Sau khi kiếm chỗ đậu xe khó khăn bên lề đường, anh Hai Khánh cùng tôi lang thang trên bờ biển New Port Beach (phía Nam quận Los Angeles), khí trời vùng biển mát mẻ với những cơn gió chiều lộng thổi. bến tàu các du thuyền đậu kín, du khách qua lại nhởn nhơ trò chuyện vừa đủ nghe, anh Khánh mua vé du thuyền trên biển nhưng hết giờ. Hai anh em bước lần xuống những bậc thang rồi tới bãi tắm, một khoảng rộng lớn dọc bãi biển chi chít người với lều bạt, biển mênh mông kéo dài đến tận chân trời. Gió và nắng hòa quyện trong một khung cảnh đông vui, trật tự, sao mọi người thân thiện với môi trường thiên nhiên đến thế; tôi thấy không có “rác rưởi” lạc loài nào sống ở đây và chợt nghĩ nếu một người nào đó đứng trước biển hát opera thì chắc mọi người sẽ lắng nghe, sóng biển sẽ vỗ rì rào, gió lộng sẽ thổi vi vút và nắng êm sẽ hâm nóng tình yêu con người. Lúc về tới ngã tư đèn đỏ, hai dòng người qua lại mặc bikini, cởi trần qua lại giao lộ trông thật bắt mắt và thật là “freedom”.




                                           Biển mênh mông xanh mướt kéo dài đến tận chân trời.

Một chút tản mạn nhé; khi tôi đứng trước biển lại bỗng nhớ bài thơ “Thuyền và biển” của nhà thơ Xuân Quỳnh (1942 – 1988):
Chỉ có biển mới biết thuyền đi đâu về đâu
Chỉ có thuyền mới biết biển mênh mông dường nào
Những ngày không gặp nhau, biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau, lòng thuyền đau rạn vỡ . . .
Và đỉnh điểm là: nếu phải cách xa nhau, ta chỉ còn bão tố

                                  Anh Khánh bên biển, nhưng đang nghĩ suy về gia đình của mình.


                                                 Bãi biển ở New Port Beach


                                      Anh Khánh và V. Hùng đang đứng sau biển.
Lần thứ hai, chúng tôi (anh Khánh, anh Bill, chị Dung và tôi) tới Hunting Ton Beach thuê thuyền chèo dọc bờ biển với niềm thích thú vô hạn, có bãi đá lớn trải dài như bức tường chắn sóng phủ đầy những phân chim trắng bệt theo thời gian, vài chú chim, sóc chồn đứng nằm thoải mái trên bãi đá. Nghe nói anh Bill từng sở hữu 1 chiếc thuyền du lịch rất “chiến đấu”.


                                                 Anh Khánh, anh Bill và chị Dung.


                                                          Anh Khánh, chị Dung và V. Hùng


                                                             Anh Bill, chị Dung và V. Hùng.

                                               Anh Bill và chị Dung chuẩn bị…. 1, 2, 3, chèo.


                              Bãi đá chắn sóng cùng dấu vết phân chim phủ đầy theo năm tháng.

Tuy là lần đầu tiên ngồi trên thuyền hai người, nhưng chúng tôi chèo thuyền cũng không tệ, đủ để đi lòng vòng lúc nhanh lúc chậm. Đưa tay đùa nghịch dưới nước, nhiệt độ mát lạnh đến không ngờ, chúng tôi tới nơi có vài nhóm người bơi lội qua lại nhưng trông họ thật bình thường vui đùa thoải mái, tôi chợt thèm bơi như họ nhưng nước biển quá lạnh nên teo cả ham muốn. Qua một đoạn khá dài tới chỗ neo đậu thuyền, tôi choáng ngợp với những con thuyền trông đẹp, hiện đại, sang trọng và cũng không quên chụp cảnh chúng tôi chèo thuyền trên biển với niềm thú vị tuyệt vời.


                                               Những chiếc du thuyền hiện đại, sang trọng.


                                              Anh Khánh và tôi chuẩn bị chèo thuyền

Lần sau cùng chúng tôi (Anh Khánh, anh Tâm, vợ chồng chú Hồng Anh và tôi) lại đi thăm biển New Port Beach. Sau khi tham quan cảnh đẹp ven bờ, chú H. Anh mua vé và xếp hàng, chờ tới giờ lên tàu du hành  biển. Tôi bắt gặp có vài xe đẩy bán dồ linh tinh, nước uống và bỗng chú ý đến một nghệ sĩ đường phố, ông ta ngồi thoải mái trong bờ lối đi bộ với nhạc cụ, trống, đàn guitar, cùng chồng dĩa để bán và biểu diễn trực tiếp. Một hình ảnh rất là văn hóa và cảm thương cho đời “Người nghệ sĩ”. Tôi ghé lại xin phép chụp hình rồi gửi chút tiền bo cho nghệ sĩ đó và cám ơn.

                                                                   Nghệ sĩ đường phố


                                                              Vợ chồng chú Hồng Anh





Chiếc tàu du hành vượt sóng biển mang theo nhóm du khách cùng mảng sóng bọt biển trắng xóa kéo dài bám theo đuôi tàu. Chúng tôi ra bên hông hoặc đứng trước mũi tàu nhìn ngắm, gió thồi phần phật tung bay từng sợi tóc, có một con thuyền khỏng lồ trông như tàu du lòch với ba cột khói và nhiều ô cửa đứng như làm kiểng, kế đó là một múi vòm rộng lớn ở bên bờ mà tôi không rõ công năng. Ở nơi khá xa, một cầu neo lớn hơn thùng phi lênh đênh giữa biển, trên mặt cầu vài con hải cẩu nằm phơi mình trong sóng gió và nắng, nhìn về phía bờ là bến cảng và những tòa nhà chọc trời ở tít tắp. Chuyến đi chơi trên biển với mọi người thật thú vị, sảng khoái.




























Sau đó chúng tôi đi thăm Bảo tàng Sinh vật Đại dương, vào tiền sảnh có mô hình con cá voi khổng lồ được treo trên cao. Từ sảnh dưới lên tầng trên các loài sinh vật biển được sắp đặt trong từng bể ngăn bằng kính dầy, trong suốt là các loại cá lạ mắt mang hình dáng và màu sắc hài hòa. Các loài tảo, san hô cũng có sắc màu tự nhiên bên cạnh loài nấm biển màu trắng mọc bên cạnh và một loài như ghẹ có 10 chân ở dưới ức, nó ngo ngoe giương mắt rồi đi tới đi lui. Thật là kỳ công của người thiết kế cảnh quan trong mỗi bể và nuôi dưỡng chúng ở một môi trường thích hợp. Vào đây tâm hồn con người như thư thái, hòa lẫn với sự sinh tồn  của loài sinh vật biển. Mọi người chiêm ngưỡng không chớp mắt và chỉ trỏ thích thú ra mặt.

                         Loài nấm biển màu trắng mọc trên san hô.

                                     Một loài cá biển hiếm thấy.











 Các loài tảo, san hô với nhiều sắc màu.







                                          Loài “ghẹ” mười “chân” trông lạ mắt.

Qua chuyến thăm biển trên đây với ý nghĩa trải nghiệm tuyệt vời, tôi không có ý so sánh nhưng với VN sau 38 năm thống nhất, tôi nghĩ về các bãi biển trên dải đất hình chữ S còn có nhiều vấn đề : du lịch tự phát, môi trường ô nhiễm, an ninh trật tự chưa ổn, giá cả chặt chém, giao thông bất an… khiến du khách nội và ngoại đều chán ngán, một đi không trở lại. Ngành du lịch Việt Nam từ lâu không có nhạc trưởng chỉ huy nhưng lại có nhạc trưởng ở tại tỉnh, thành, họ thích vung đũa đánh nhịp như đùa cho nhiều vào túi của mình hoặc có vị vung đũa trớt quớt chỉ thẳng lên trời một hồi lâu như ý nói “Du lịch bết bát là tại Trời”.

THĂM  CÔNG  VIÊN  QUỐC  GIA


Buổi sáng nắng nóng, anh Bill, chị Dung và tôi tới Công viên quốc gia ở  Cali, trên diện tích có nhiều cây xanh bóng mát. Chúng tôi dạo quanh khu công viên mà đi chưa hết chốn. Một hồ nước mênh mông hình tròn, mặt nước phẳng lặng, những đàn vịt rải rác bơi quanh hồ, một chuồng ngựa với các các loài thú khác, xung quanh là những loại cây rừng nguyên sinh cao to mang theo những nhánh cây uốn lượn mang hình thù lạ mắt. Gần đó là khu di tích vào thời kỳ cách đây hơn 200 năm, người dân đổ xô khai hoang, đãi vàng ở California và tồn tại cùng thời gian là những hiện vật biểu trưng: cuốc xẻng, xe đẩy tay, xe ngựa, căn nhà, những đường ray nhỏ cỡ 0,5 m…  Đúng là một cảnh quan thoáng mát mang nhiều ý nghĩa. Chị Dung còn chỉ cho tôi biết chỗ kia là loại cây Sồi mà trước đó tôi chưa từng thấy.
Sau buổi đi dạo công viên, chúng tôi vào nhà hàng người Mễ, kiểu trang trí bên trong rất khác lạ. Tôi nhâm nhi thưởng thức các món ăn của người Mễ nhưng vì lạ miệng nên không ăn được nhiều. Tôi chỉ tiếc và buồn là không nói chuyện dược với anh Bill một câu nào cho ra hồn. Vốn liếng tiếng Anh mà chị Dung cho tôi học ở trường Anh ngữ Ziên Hồng, London school, Hội Việt Mỹ hồi trước năm 75 đã phá sản từ sau năm 75. Thôi thì cứ gặp mặt, cười thân thiện và bắt tay nhau là vui rồi anh Bill nhỉ; Nghĩ lại thật tệ cho mình.
THĂM  “MOUNT  SAN  JACINTO  STATE  PARK”
Palm Spring là thành phố sa mạc ở River Side Country, California, mùa đông có tuyết rất lý tưởng, trời luôn nắng khô ráo không mưa. Cách quận Cam khoảng 2 giờ lái xe, chúng tôi đi hai xe, một chiếc chở gđ anh Khánh(chị Hai, Tuấn, Kevin), một chiếc chở vợ chồng chú Hồng Anh, chị Dung và tôi cùng vượt chặng đường dài tới nơi đã có sẵn ở máy định vị trên xe hơi. Nỗi háo hức của tôi trải dài qua từng phong cảnh dọc hai bên đường với niềm thú vị mới lạ cùng những người thân thuộc của mình. Bên ngoài trời vẫn nắng nóng khô hanh.
Xe chạy qua khỏi trung tâm thành phố, dọc chặng đường hun hút quanh co là các bãi sa mạc mênh mông vô tận và những dãy núi nhấp nhô ở xa, rồi tới nơi có những cánh đồng quạt gió (tạo năng lượng điện), đứng xếp hàng đều theo khoảng cách nhìn thấy hay hay với những cánh quạt xoay tròn. Tới đường chân núi, chúng tôi lái xe lượn vòng lên dốc để  tới điểm tham quan, lên một đoạn dài tôi nhìn xung quanh là những rặng dãy núi chập chùng đan kín vào nhau, một độ cao khá lớn so với mặt đất. Vào bãi đậu xe khi chúng tôi bước xuống, một cảm giác chao đảo người như con lật đật chợt lao theo chiều dốc, mọi người phải cố đứng vững, định thần gần 1/2 phút rồi mới bước đi theo hướng tiền sảnh. Xung quanh bãi đậu xe là những ngọn núi đá sừng sững không một bóng cây. Trong sảnh, văn phòng giao dịch và căn tin trông hiện đại, thoáng mát như ở thành phố, chúng tôi ngồi chờ gia đình anh Khánh tới để đi chung một chuyến lên đỉnh núi nhưng đợi quá lâu, diện thoại liên tục đều bị mất sóng, mọi người băn khoăn, dứng ngồi không yên. Chúng tôi quyết dịnh quay lại xuống chân núi để liên lạc điện thoại xem sao; chúng tôi a lô thì được biết chẳng may, xe anh Khánh bị bể lốp cách đó khoảng vài cây số. Chiếc xe bị nạn nằm bên lề trái, có viên cảnh sát đứng trông chừng với tinh thần trách nhiệm và hòa nhã. Tuy nhiên cảnh hoang vu ở đây khiến tôi lo lắng không biết xử lý ra sao. Có lẽ nhờ viên cảnh sát cho biết, chúng tôi gọi xe cứu hộ tới thay lốp phụ để về thành phố gần đó thay vỏ mới. Tại cửa hàng sữa chữa xe hơi, hình như cháu Tuấn thay mới luôn cả 4 vỏ xe cho an toàn. Ở một nơi xa xôi, một thành phố nhỏ mà có những dịch vụ “chăm lo” cho người dân như vậy thì quá quý hóa.

                                Chiếc xe bị nổ lốp ở bánh trước bên trái và viên cảnh sát.


                                       Cánh đồng quạt gió ở sa mạc mênh mông.

Thành phố nơi thay vỏ xe tôi không nhớ tên, có những cây chà là và các loại cây xanh nên trông đỡ nắng nóng, dọc phố là những ngôi nhà trệt không lầu với cây trồng mát xanh hài hòa với thời tiết nơi ấy. Chúng tôi mừng thầm gia đình anh Khánh đã thoát nạn vì đường vắng. Trường hợp nếu xe bị nổ lốp, mất lái, bị lật xẩy ra trên đường cao tốc, khúc quanh núi thì sự thể tai nạn khó lường. Đây là phúc đức ông bà phù hộ và do Chúa quan phòng cứu giúp. Hãy tin như thế nhé; Theo ý cháu Kevin, chúng tôi về lại điểm trên núi tham quan. Từ sảnh nhìn xuống bãi đậu xe là độ dốc đủ để “con lật đật” quay vòng.


                                             Khe núi ở lưng chừng .  .  .  .xuân

                Mới tới 2/3 đỉnh núi – thành phố phía dưới như bị dán chặt vào mặt đất.



Từ trái: Vợ chồng chú Hồng Anh, chị Khánh Tâm, chị Dung cười quá zui zẻ, dù chụp ở xa hình như mọi người cũng cười bằng mắt thì phải;


                                         Một độ cao tít trên đỉnh núi nhìn xuống thung lũng thành phố.


                                                  Làm cây thông đứng réo cho đời .  .  . mà vui

(còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét