CHƯƠNG 5 : THUYẾT TƯƠNG TÁC BIỂU
TƯỢNG
CÁC
NGUỒN GỐC LỊCH SỬ CHỦ YẾU
Chủ
nghĩa thực dụng
Chủ
nghĩa hành vi
Giữa
Giản hóa luận và xã hội học luận
CÁC TƯ
TƯỞNG CỦA GEORGE HERBERT MEAD
Quyền
ưu tiên của xã hội
Hành
động
Các
điệu bộ
Các
biểu tượng có ý nghĩa
Các
quá trình tinh thần và Trí tuệ
Bản
ngã
Xã hội
THUYẾT
TƯƠNG TÁC BIỂU TƯỢNG
Năng
lực tư duy
Tư duy
và Tương tác
Các ý
nghĩa học hỏi của các biểu tượng
Chọn
lựa
Bản
ngã và Tác phẩm của Erving Goffman
Các
nhóm và Các xã hội
CÁC
PHÊ PHÁN
HƯỚNG
TỚI MỘT THUYẾT TƯƠNG TÁC BIỂU TƯỢNG
TỔNG
HỢP VÀ HÒA HỢP HƠN
Xác
định lại Mead và Blumer
Sự hòa
hợp vi mô-vĩ mô
Thuyết
tương tác biểu tượng và các nghiên cứu văn hóa
TƯƠNG
LAI CỦA THUYẾT TƯƠNG TÁC BIỂU TƯỢNG
Như
các viễn cảnh lý thuyết chủ yếu khác, thuyết tương tác biểu tượng (TTBT) đưa ra
một dãy rộng các quan tâm và các tư tưởng quan trọng. Ngoài ra, một số tư tưởng gia chủ yếu đã gắn liền với cách tiếp
cận, bao gồm George Herbert Mead, Charles Horton Cooley, W.I. Thomas, Herbert
Blumer và Erving Goffman.
CÁC NGUỒN GỐC LỊCH SỬ CHỦ YẾU
Chúng
tôi bắt đầu thảo luận về thuyếr TTBT với Mead, ngöôi thực ra đã dạy môn triết
học chứ không phải xã hội học ở ĐH Chicago từ 1894 tới 1931. Tuy nhiên, nhiều
nghiên cứu sinh xã hội học đã tham dự các khóa giảng của ông. Các sinh viên này
sau đó là phương tiện truyền bá theo “truyền thống bằng lời”của Mead về thuyết
TTBT, về sau được chuyển thành văn bản, những gì mà họ ghi chú từ các lớp của
Mead đã được ông sử dụng làm cơ sở cho tác phẩm có ảnh hưởng sâu xa của ông,
cuốn Trí tuệ, Bản ngã và Xã hội: Từ lập trường của một nhà hành vi
học xã hội. Hai nguồn gốc tri thức quan trọng nhất của tác phẩm của Mead nói
riêng, và của thuyết TTBT nói chung, là triết học và chủ nghĩa thực dụng và tâm
lý học hành vi.
Chủ
nghĩa thực dụng (Pragmatism)
Chủ
nghĩa thực dụng là một dãy rộng lập trường triết học, từ đó chúng ta có thể
nhận dạng nhiều khía cạnh đã ảnh hưởng tới định hướng phát triển xã hội học của
Mead. Trước hết, đối với những người theo chủ nghĩa thực dụng hiện thực chân
chính không tồn tại “ở ngoài kia” trong thế giới hiện thực; nó “được sáng tạo một
cách chủ động khi chúng ta hành động trong và hướng về thế giới”. Thứ hai, mọi
người nhớ và đặt cơ sở cho kiến thức của họ về thế giới trên cái đã được chứng
minh là có ích cho họ. Họ có khuynh hướng muốn thay đổi cái không còn “hiệu quả” nữa. Thứ ba, mọi
người xác định các “đối tượng” xã hội và vật lý mà họ bắt gặp trên thế giới
theo công dụng của chúng đối với họ. Cuối cùng, nếu chúng ta muốn hiểu được các
actor, chúng ta phải nhận thức dựa vào điều mà họ thật sự thực hiện trên thế
giới. Ba điểm phê phán đối với thuyết TTBT là: (1) một tiêu điểm về sự tương
tác giữa actor và thế giới, (2) một quan điểm về cả actor và thế giới như là
các quá trình động lực chứ không phải là các cấu trúc tĩnh tại, và (3) tầm quan
trọng lớn lao được quy cho khả năng của actor để diễn dịch thế giới xã hội.
Điểm
cuối cùng được tuyên bố nhiều nhất trong tác phẩm của triết gia thực dụng John
Dewey. Dewey không nhận thức về trí óc như là một sự vật hoặc một cấu trúc mà
đúng hơn là một quá trình tư duy bao gồm một chuỗi giai đoạn. Các giai đoạn này
bao gồm các đối tượng xác định trong thế giới xã hội, phác ra các kiểu khả
dĩ của cách xử sự, hình dung các hậu quả
của các tiến trình hành động thay đổi, loại trừ các khả năng không xảy ra, và
cuối cùng chọn lọc kiểu hành động tối ưu nhất. Tiêu điểm này về quá trình tư
duy chịu ảnh hưởng sâu sắc từ sự phát triển của thuyết TTBT.
Thực
tế, David Lewis và Richard Smith lý luận rằng Dewey (cùng với William James)
chịu nhiều ảnh hưởng từ sự phát triển của thuyết TTBT hơn là từ Mead. Họ đã đi
quá xa khi nói rằng: “Tác phẩm của Mead
nằm ở bên ngoài xu hướng chủ đạo của xã hội học Chicago thời kỳ đầu”. Trong lập luận này, họ phân biệt giữa hai
nhánh của chủ nghĩa thực dụng – “chủ nghĩa hiện thực triết học” (gắn với Mead)
và “chủ nghĩa thực dụng duy danh” (gắn liền với Dewey và James). Theo quan điểm
của họ, thuyết TTBT chịu ảnh hưởng bởi cách tiếp cận duy danh và thậm chí còn
đối nghịch với chủ nghĩa hiện thực triết học. Lập trường duy danh là mặc dù các
hiện tượng cấp độ vĩ mô tồn tại, chúng không có “các ảnh hưởng độc lập và quyết
định lên ý thức và hành vi của các cá thể”. Một cách thực chứng hơn, quan điểm
này nhận thức về bản thân các cá thể như là các cơ quan tự do tồn tại, chấp
nhận, từ chối, bổ sung, hay bằng cách khác, “xác định” các tiêu chí, vai trò,
niềm tin, vv… của tập thể, theo các quan tâm và kế hoạch cá nhân của chính họ
vào thời điểm đó”. Trái lại, đối với các nhà hiện thực xã hội, sự nhấn mạnh là
ở xã hội và cách thức nó thiết lập và kiểm soát các quá trình tinh thần cá thể ra sao. Hơn là các cơ quan tự do, các actor
và ý thức, hành vi của họ được kiểm soát bởi cộng đồng lớn.
Nhân vật chủ chốt trong bước
phát triển sau là Herbert Blumer, người trong khi xác quyết theo cùng một cách
tiếp cận với Mead, nhưng thực ra bản thân ông ta được xem là một nhà duy
danh chủ nghĩa. Vấn đề về các khác biệt
giữa Mead và Blumer là quan trọng, chúng ta sẽ gặp nó sau ở chương này trong
một thảo luận về phương pháp luận. Về mặt lý thuyết, Lewis và Smith nắm bắt bản
chất sự khác biệt của họ:
Blumer…
di động hoàn toàn theo hướng thuyết tương tác tinh thần… Không như các nhà hành
vi học xã hội theo Mead, nhà tương tác tinh thần cho rằng ý nghĩa của các biểu
tượng không phổ quát và khách quan; đúng hơn các ý nghĩa có tính cá thể và chủ
quan trong đó chúng “được đính vào” các biểu tượng bởi người tiếp thu theo cách
thức anh ta chọn lựa để “diễn dịch” chúng ra sao.
Chủ nghĩa hành vi
Việc
củng cố sự diễn dịch của Lewis và Smith về Mead là ở sự kiện Mead chịu ảnh
hưởng của tâm lý học hành vi, một viễn cảnh đã dẫn ông theo một hướng hiện thực
và thực nghiệm. Trong thực tế, Mead gọi
mối quan tâm cơ bản của mình là chủ nghĩa hành vi xã hội để phân biệt với chủ
nghĩa hành vi cấp tiến của John B. Watson (là một sinh viên của Mead).
Các
nhà hành vi cấp tiến theo niềm tin của Watson quan tâm tới các hành vi có thể
quan sát được của cá thể. Tiêu điểm của họ là các kích thích gây ra các phản
ứng, hay các hành vi. Họ hoặc từ chối, hoặc không thích quy tầm quan trọng cho
quá trình tinh thần ngấm ngầm diễn ra giữa thời gian mà sự kích thích được sử
dụng và một phản ứng phát ra. Mead công nhận tầm quan trọng của hành vi có thể
quan sát, nhưng ông cũng cảm thấy rằng có các khía cạnh ngầm của hành vi mà các
nhà hành vi học cấp tiến đã bỏ qua. Nhưng vì ông chấp nhận chủ nghĩa thực
nghiệm vốn là cơ sở của chủ nghĩa hành vi, Mead không muốn chỉ đơn giản triết
lý về các hiện tượng ngấm ngầm này. Đúng hơn, ông tìm cách mở rộng khoa học
mang tính thực nghiệm về chủ nghĩa hành vi đối với chúng - nghĩa là đối với cái
diễn ra giữa kích thích và phản ứng. Bernard Meltzer tóm tắt lập trường của
Mead:
Đối
với Mead, đơn vị của nghiên cứu là “hành động”, bao gồm cả các khía cạnh ngấm
ngầm và công khai của hành động con người. Trong hành động, mọi phạm trù cách
biệt của các môn tâm lý học chính thống có tính truyền thống tìm ra chỗ đứng.
Sự chú ý, sự nhận thức, sự tưởng tượng, suy lý, cảm xúc, vv… được xem là các bộ
phận của hành động… hành động, khi đó,
bao gồm toàn bộ quá trình có liên quan đến hoạt động của con người.
Mead
và các nhà hành vi học cấp tiến cũng khác nhau ở quan điểm của họ về mối quan
hệ giữa hành vi con người và hành vi thú vật. Trong khi các nhà hành vi học cấp
tiến có xu hướng không thấy có gì khác biệt về hành vi giữa loài người và loài
thú, Mead lý luận rằng có những khác biệt quan trọng về phẩm chất. Cái chủ chốt
của sự khác biệt này được xem là tính chiếm hữu và các năng lực tinh thần của
con người, cho phép họ sử dụng ngôn ngữ giữa sự kích thích và sự phản ứng để
quyết định cách thức phản ứng.
Mead
đồng thời giải thích món nợ của ông đối với thuyết hành vi của Watson và tự
tách biệt mình ra khỏi nó. Mead làm rõ khi ông nói, chẳng hạn, là “chúng ta sẽ
tiếp cận lãnh vực sau này (tâm lý học xã hội) từ một quan điểm hành vi luận”.
Mặt khác, Mead phê phán lập trường của Watson khi ông nói, “Chủ nghĩa hành vi
mà chúng tôi sẽ sử dụng nó thích ứng hơn là thứ mà Watson đã sử dụng”
Charles
Morris, trong lời giới thiệu cuốn Trí tuệ, Bản ngã và Xã hội, đã liệt kê
ba khác biệt cơ bản giữa Mead và Watson. Trước hết, Mead coi tiêu điểm độc nhất
của Watson về hành vi là quá giản đơn. Hệ quả là ông cáo buộc Watson về việc
xuyên tạc hành vi ra khỏi bối cảnh xã hội rộng hơn của nó. Mead muốn xử lý hành
vi như là một bộ phận nhỏ của thế giới xã hội lớn.
Thứ
hai, Mead cáo buộc Watson về việc không sẵn sàng mở rộng thuyết hành vi vào các
quá trình tinh thần. Watson không nhận thức được về các quá trình ý thức và
tinh thần của actor, như Mead làm rõ một cách dứt khoát: “Thái độ của John B.
Watson như kiểu của Nữ hoàng trong truyện Alice ở xứ thần tiên: Chặt đầu chúng
đi! – không thể có chuyện như thế. Đó là không có... ý thức”. Mead đối lập viễn
cảnh của ông với của Watson: “Nó có tính chất hành vi luận, nhưng không giống
như hành vi chủ nghĩa của Watson, nó nhận ra các thành phần của hành động không
biểu hiện ra cho sự quan sát bên ngoài”. Cụ thể hơn, Mead xem nhiệm vụ của ông
là mở rộng các nguyên tắc của thuyết hành vi của Watson để bao gồm cả các quá
trình tinh thần.
Cuối
cùng, vì Watson chối bỏ trí tuệ, Mead thấy ông ta có một hình ảnh thụ động về
actor như một con búp-bê. Mặt khác, Mead tán thành một hình ảnh năng động và
sáng tạo hơn nhiều về actor, và chính điều này làm ông thu hút được các nhà
tương tác biểu tượng sau này.
Chủ
nghĩa thực dụng và chủ nghĩa hành vi, đặc biệt trong lý thuyết của Mead và
Dewey, được chuyển giao lại cho nhiều nghiên cứu sinh ở ĐH Chicago, cơ bản là
trong những năm 1920. Các sinh viên này, trong đó có Herbert Blumer, đã thiết
lập nên thuyết TTBT. Tất nhiên, có các lý thuyết gia quan trọng khác có ảnh
hưởng tới các sinh viên này, trong đó quan trọng nhất là Georg Simmel (xem
chương 1). Sự quan tâm của Simmel tới các hình thức của hành động và tương tác
tương ứng với sự mở rộng lý thuyết Mead. Dĩ nhiên, cũng có những ảnh hưởng khác
lên sự phát triển của thuyết TTBT, nhưng chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa hành vi
cấp tiến và lý thuyết của Simmel luôn luôn là quan trọng nhất.
Giữa Giản hoá luận (Reductionism) và Xã hội
học luận (Sociologism)
Blumer
tạo ra thuật ngữ thuyết tương tác biểu tượng (symbolic interaction) năm 1937 và
viết nhiều tiểu luận như là phương tiện để phát triển nó. Trong khi Mead tìm
cách phân biệt thuyết TTBT mới ra đời với chủ nghĩa hành vi, Blumer xem thuyết
TTBT như được dàn ra ở hai mặt trận. Thứ nhất, là chủ nghĩa hành vi giản hoá đã
làm Mead lo âu. Thêm vào điều này là sự đe dọa nghiêm trọng từ các lý thuyết xã hội học tầm vĩ mô, đặc biệt
là thuyết chức năng cấu trúc (CNCT). Đối với Blumer, chủ nghĩa hành vi và
thuyết CNCT đều có xu hướng tập trung vào các yếu tố (ví dụ, các kích thích
ngoại vi và các tiêu chí) gây ra hành vi con người. Ở mức độ quan tâm của
Blumer, cả hai lý thuyết đều làm ngơ quá trình chủ yếu qua đó các actor phú cho
các lực lượng tác động lên họ và những hành vi của họ một ý nghĩa.
Đối
với Blumer, các nhà hành vi học, với sự nhấn mạnh của họ vào tác động của kích
thích ngoại vi lên hành vi của cá thể, rõ ràng là những nhà giản hoá luận tâm
lý. Ngoài chủ nghĩa hành vi, nhiều kiểu chủ nghĩa giản hoá tâm lý khác cũng gây
khó khăn cho Blumer. Ví dụ, ông phê phán những người tìm cách giải thích hành
động con người bằng cách dựa vào các nhận thức truyền thống về khái niệm “thái
độ”. Theo quan điểm của ông, phần lớn những người sử dụng khái niệm này xem
thái độ như là một “xu hướng đã được tổ chức sẵn” bên trong actor; họ có xu
hướng coi các hành động như được thúc ép bởi các thái độ. Theo quan điểm của
Blumer, đây là một cách suy nghĩ rất máy móc; cái quan trọng không phải là thái
độ như một xu hướng nội tại mà là “quá trình xác định qua đó actor đi đến chỗ
tiến hành hành động của mình”. Blumer cũng chọn ra để phê phán những người tập
trung vào các cử động ý thức và vô thức. Ông đặc biệt khó chịu bởi quan điểm
của họ rằng các actor bị thúc đẩy bởi các thôi thúc độc lập và có tính chất
tinh thần mà dường như họ không kiểm soát được. Lý thuyết Freud, xem các actor
bị thúc đẩy bởi các lực như xung động bản năng hay libido, là một ví dụ
về loại lý thuyết tâm lý mà Blumer phản đối. Nói tóm lại, Blumer phản đối bất
cứ lý thuyết nào bỏ qua quá trình bởi nó các actor thiết lập ý nghĩa - sự thật
rằng các actor có bản ngã và liên kết với chúng. Các phê phán chung của Blumer
giống như của Mead, nhưng ông mở rộng chúng ra ngoài chủ nghĩa hành vi để bao
gồm cả các hình thức khác của giản hoá luận hành vi.
Blumer
cũng phản đối các lý thuyết xã hội học (đặc biệt là thuyết CNCT) xem hành vi cá
thể như được quyết định bởi các lực lượng ngoại vi vĩ mô. Ở phạm trù này Blumer
bao gồm các lý thuyết tập trung vào các yếu tố cấu trúc-xã hội và chức năng-xã
hội như: “hệ thống xã hội”, “cấu trúc xã hội”, “văn hoá”, “trạng thái địa vị”,
“vai trò xã hội”, “phong tục”, “thể chế”, “sự thể hiện tập thể”, “hoàn cảnh xã
hội”, “tiêu chí xã hội”, và “các giá trị”. Cả các lý thuyết xã hội học và các
lý thuyết tâm lý đều phớt lờ tầm quan trọng của ý nghĩa và sự thiết lập xã hội
của thực tiễn. Blumer tóm tắt các phê phán của ông về các lý thuyết này theo cách
sau:
Trong
các giải thích của cả hai kiểu tâm lý học và xã hội học như thế, ý nghĩa của
các sự vật đối với con người đang hành động hoặc là lướt qua, hoặc là bị nuốt
chửng bởi các yếu tố được ử dụng để giải thích cho hành động của họ. Nếu người
ta tuyên bố rằng những loại hành vi được
đưa ra là kết quả của các yếu tố cụ thể được xem là sản sinh ra chúng, người ta
không cần thiết phải quan tâm tới ý
nghĩa của các sự vật mà hành động của con người hướng tới.
Với
nền tảng này về thuyết TTBT, chúng ta đã sẵn sàng để thảo luận các nguyên tắc
cơ bản của nó. Trước khi làm điều này, tuy vậy, chúng ta cần xem xét các ý
tưởng của George Herbert Mead.
CÁC Ý TƯỞNG CỦA GEORGE HERBERT MEAD
Mead
là một trong những tư tưởng gia quan trọng nhất trong lịch sử của thuyết TTBT,
và cuốn sách Trí tuệ, Bản ngã và Xã hội của ông là một tác phẩm độc lập
quan trọng nhất trong truyền thống này. Dù chúng ta xem tác phẩm của Mead chỉ
đơn giản là một quan tâm có tính lịch sử, Robert Robert Perinbanayagam gọi ông
là “một thiên tài thuộc loại số một” và bảo rằng cuốn sách Những hành động
biểu hiện của mình “chung cuộc là chứng minh một nghiên cứu về các quan
điểm của Mead".
Sự ưu tiên của tính chất xã hội
Trong
phê bình về tác phẩm nổi tiếng nhất của Mead, Trí tuệ, Bản ngã và Xã hội,
Ellsworth Faris lý luận rằng “không phải có trí tuệ và rồi có xã hội; nhưng xã hội trước hết và rồi trí tuệ
nảy sinh với xã hội đó… có lẽ đã là sự tham chiếu (của Mead)”. Sự đảo ngược lại tên cuốn sách này của Faris
phản ánh một sự thật được biết đến một cách rộng rãi, và bản thân Mead cũng
nhận ra, rằng xã hội, hay nói rộng hơn là tính chất xã hội, được coi là ưu tiên
trong phân tích của Mead.
Theo
quan điểm của Mead, tâm lý học xã hội truyền thống bắt đầu với tâm lý học cá
nhân trong một nỗ lực nhằm giải thích kinh nghiệm xã hội; trái lại, Mead luôn
luôn tạo ưu tiên cho thế giới xã hội trong việc nhận thức kinh nghiệm xã hội.
Mead giải thích tiêu điểm của ông theo cách này:
Chúng
tôi không, trong tâm lý học xã hội, dựng lên hành vi của nhóm xã hội hiểu theo
nghĩa hành vi của một số cá thể tách biệt bao hàm nó; mà đúng hơn, chúng tôi
khởi sự với một tổng thể xã hội của hoạt động nhóm phức hợp được đưa ra, và đi
vào bên trong nó chúng tôi phân tích (như các nguyên tố) hành vi của mỗi người
trong số cá thể tách biệt bao hàm nó…
Nghĩa là, chúng tôi nỗ lực để giải thích hành vi của nhóm xã hội hơn là
giải thích hành vi được tổ chức của nhóm xã hội hiểu theo nghĩa hành vi của số
cá thể tách biệt thuộc vào nó. Đối với tâm lý học xã hội, tổng thể (xã hội) ưu
tiên hơn bộ phận (cá thể), chứ không phải bộ phận ưu tiên hơn tổng thể; và bộ
phận được giải thích theo nghĩa của tổng thể, chứ không phải tổng thể giải
thích theo nghĩa của bộ phận hay các bộ phận.
Đối
với Mead, tổng thể xã hội đến trước trí tuệ cá thể cả về mặt logic và về mặt
thời gian. Trong lý thuyết của Mead, như chúng ta sẽ thấy sau đây, không thể có
một cá thể tự ý thức, tư duy nếu không có một nhóm xã hội có trước. Nhóm xã hội
đến trước, và nó dẫn tới sự phát triển của các trạng thái tinh thần từ ý thức.
Hành động
Mead
coi hành động là “đơn vị cơ bản” nhất trong lý thuyết của ông. Trong việc phân
tích hành động, Mead đi đến gần nhất với cách tiếp cận hành vi và các tiêu điểm
về kích thích và phản ứng của actor. Như Mead nói, “Chúng tôi nhận thức về kích
thích như là một sự cố hay cơ hội cho hành động, chứ không phải là một sự cưỡng
ép hay ủy thác”.
Mead
nhận dạng bốn giai đoạn cơ bản và có tính chất tương hỗ nhau trong hành động;
bốn giai đoạn này biểu biện cho một tổng thể cơ quan (nói cách khác, chúng có
mối quan hệ biện chứng). Cả con người cũng như các động vật bậc thấp hơn đều
hành động, và Mead quan tâm đến các điểm tương đồng, đặc biệt là các khác biệt,
giữa hai loài. Giai đoạn đầu tiên là của sự thôi thúc, bao gồm một “ kích thích
tức thời mang tính cảm giác”, và phản ứng của actor đối với kích thích, nhu cầu
làm một việc gì đó về nó. Sự đói là một ví dụ tốt của một sự thôi thúc. Actor
(cả người và thú) có thể phản ứng ngay lập tức và không suy nghĩ với sự thôi
thúc, nhưng thường thì actor con người sẽ nghĩ về phản ứng thích hợp (ví dụ, ăn
bây giờ hay lát nữa). Trong việc suy nghĩ về một phản ứng, cá nhân sẽ xem xét
không chỉ hoàn cảnh trước mắt mà cả các kinh nghiệm quá khứ và hậu quả dự đoán
ở tương lai của hành động.
Sự
đói có thể đến từ một trạng thái nội tại của actor hay có thể bị khơi gợi do sự
hiện diện của thức ăn trong môi trường, hay, thường nhất, nó có thể nảy sinh từ
một kết hợp nào đó của cả hai. Ngoài ra, cá nhân đói bụng phải tìm một cách để
thỏa mãn sự thôi thúc trong một môi trường, trong đó thức ăn có thể không có
sẵn ngay lập tức hoặc không có nhiều. Sự thôi thúc này, như tất cả các thôi
thúc khác, có khả năng liên quan tới một vấn đề trong môi trường (nghĩa là, sự
thiếu thức ăn có sẵn ngay tức thời), một vấn đề phải được actor khắc phục. Thật
ra, trong khi một thôi thúc như sự đói có thể đến từ cá thể (dù thậm chí ở đây
sự đói có thể bị gây ra do một kích thích ngoại vi, và cũng có cả các xác định
xã hội về thời điểm thích hợp để thấy đói), thường thường là nó có liên quan
tới một vấn đề trong mọi trường (ví dụ, sự thiếu thức ăn). Để lấy một ví dụ
khác, việc tới gần một con thú hoang nguy hiểm có thể là một thôi thúc hành
động cho cá nhân. Một cách toàn diện, sự thôi thúc, như mọi nguyên tố khác của
lý thuyết của Mead, bao gồm các actor và môi trường.
Giai
đoạn thứ hai của hành động là sự nhận thức, trong đó actor tìm kiếm, và phản
ứng lại kích thích có liên quan tới sự thôi thúc, trong trường hợp này là sự
đói cũng như các phương tiện có sẵn khác nhau để thỏa mãn nó. Mọi người có khả
năng để cảm giác hoặc nhận thức được sự kích thích qua nghe, ngửi, nếm, vv… Sự
nhận thức bao gồm các kích thích xâm nhập, cũng như các hình ảnh tinh thần
chúng tạo ra. Mọi người không đơn giản phản ứng ngay tức thời đối với các kích
thích ngoại vi mà nghĩ tới chúng, đánh giá chúng qua những hình ảnh tinh thần.
Mọi người không chỉ đơn giản chịu các kích thích ngoại vi; họ cũng chủ động
chọn lọc các đặc tính của một kích thích và chọn các tập hợp kích thích. Nghĩa
là, một kích thích có thể có nhiều chiều kích, và actor có thể lựa chọn trong
số đó. Hơn nữa, mọi người thường phải chạm trán với nhiều kích thích khác nhau,
và họ có khả năng chọn cái nào để tiếp nhận và cái nào để bỏ qua. Mead phản đối
cách ly mọi người khỏi các đối tượng mà họ nhận thức. Chính là hành động nhận
thức một đối tượng đã làm cho nó trở thành đối tượng đối với một cá nhân; sự
nhận thức và đối tượng không thể cách ly nhau (chúng có quan hệ một cách biện
chứng với nhau.)
Giai
đoạn thứ ba là sự thao tác. Một khi sự thôi thúc đã tự nó biểu lộ ra và đối
tượng đã được nhận thức, bước kế tiếp là thao tác đối tượng hoặc, nói chung
hơn, hành động đối đãi với nó. Ngoài các thuận lợi về tinh thần, mọi người có
các thuận lợi khác hơn các loài động vật thấp hơn. Họ có đôi tay (với các ngón
có thể đối xứng nhau) cho phép họ thao tác các đối tượng khéo léo hơn nhiều so
với các loài thấp hơn. Giai đoạn thao tác thiết lập, theo Mead, một sự ngừng
nghỉ tạm thời trong quá trình để một phản ứng không biểu lộ ngay lập tức. Một
người đói bụng nhìn thấy một cây nấm, nhưng trước khi ăn nó, anh ta ắt phải nhổ
nó lên trước đã, kiểm tra nó, và có lẽ còn kiểm lại trong sổ tay xem nó có thể ăn
được hay không. Loài thấp hơn, trái lại, ắt hẳn sẽ ăn cây nấm mà không xử lý
kiểm tra nó (và tất nhiên là không nói về nó). Sự tạm ngưng để xử lý đối tượng
cho phép con người có nhiều phản ứng khác nhau. Trong việc suy nghĩ xem có nên
ăn cây nấm hay không, quá khứ là một yếu tố được tham chiếu để nắm bắt các hậu
quả tương lai có liên quan. Mọi người có thể nghĩ về các kinh nghiệm quá khứ
trong đó họ đã ăn các loại nấm cụ thể nào đó làm cho họ bị ốm, và họ có thể
nghĩ tới tương lai ốm yếu, thậm chí cái chết, có thể đi kèm theo việc ăn nhầm
một cây nấm độc. Sự thao tác cây nấm trở nên một loại phương pháo có tính thực
nghiệm trong đó actor cố đưa ra nhiều giả thiết khác nhau về điều có thể thể
xảy ra nếu cây nấm được tiêu thụ.
Trên
cơ sở của những cân nhắc này, actor có thể quyết định ăn cái nấm (hay không
ăn), và điều này thiết lập giai đoạn cuối của hành động, sự tiêu thụ, hay nói
chung hơn, việc thực hiện hành động sẽ làm thỏa mãn thôi thúc ban đầu. Cả loài
người và loài vật đều có thể tiêu thụ nấm, nhưng loài người có lẽ ít khi ăn một
cái nấm tồi, vì nhờ có khả năng thao tác và suy nghĩ (và đọc) của anh ta về các
hàm ý của việc ăn nó. Loài thú phải dựa vào duy nhất phương pháp thử và sai, và
đó là một kỹ thuật kém hiệu quả hơn khả năng suy nghĩ xuyên suốt qua hành động
của con người. Thử và sai trong hoàn cảnh này hoàn toàn nguy hiểm; kết quả là,
dường như các loài thú có xu hướng dễ chết vì tiêu thụ nấm độc hơn loài người.
Trong
khi, để dễ cho việc thảo luận, bốn giai đoạn của hành động đã được tách biệt ra
theo trình tự trước sau, sự thật là Mead thấy có một quan hệ biện chứng giữa
bốn giai đoạn này. John Balwin diễn tả ý tưởng này theo cách sau đây “Dù bốn bộ
phận của hành động đôi khi có vẻ được nối kết theo trình tự tuyến tính, thực ra
chúng thâm nhập vào nhau để tạo ra một quá trình thực thể: các mặt của mỗi bộ
phận hiện diện trong mọi lúc, từ đầu cho tới cuối hành động, mỗi một bộ phận
ảnh hưởng đến các bộ phận khác”. Như
vậy, các giai đoạn sau của hành động có thể dẫn tới sự nảy sinh của các
giai đoạn sớm hơn. Ví dụ, sự thao tác thức ăn có thể dẫn cá thể tới sự thôi
thúc của cái đói và nhận thức rằng anh ta đang đói và rằng đã có sẵn thức ăn để
thỏa mãn nhu cầu.
Các điệu bộ
Trong khi hành động chỉ
liên quan tới một cá nhân, hành động xã hội liên quan tới hai hay nhiều cá
nhân. Theo quan điểm của Mead, điệu bộ là cơ cấu căn bản trong hành động xã hội
và trong quá trình xã hội nói chung. Như ông xác định, “các điệu bộ là các cử
động của hành động của thực thể đầu tiên khi có các kích thích cụ thể, gây ra
(về mặt xã hội) các phản ứng tương ứng của thực thể thứ hai”. Cả loài vật và
loài người đều có khả năng về điệu bộ theo ý nghĩa là hành động của một cá thể
gợi ra một cách đơn giản và tạo nên một phản ứng từ một cá thể khác. Dưới đây
là ví dụ nổi tiếng của Mead về một cuộc đấu chó theo nghĩa các điệu bộ:
Hành
động của mỗi con chó trở thành các kích thích đối với con kia để nó phản ứng
lại… Chính sự kiện con chó sẵn sàng tấn công đối thủ trở thành một kích thích
đối với con kia để nó thay đổi thái độ hay vị trí. Nó thực hiện điều này ngay
khi sự thay đổi của con chó thứ hai tới lượt lại làm cho con chó thứ nhất thay đổi
thái độ của nó.
Mead gọi cái đang diễn ra
trong hoàn cảnh này là “một cuộc đối thoại bằng điệu bộ”. Điệu bộ của một con
chó tự động gây ra một điệu bộ từ con thứ hai; không có các quá trình suy nghĩ
diễn ra đối với hai con chó.
Con
người đôi khi thực hiện những cuộc đối thoại bằng điệu bộ đơn giản. Mead đưa ra
những ví dụ về nhiều hành động và phản ứng diễn ra trong đấu quyền anh và đấu
kiếm, ở đó một đấu thủ điều chỉnh “một cách bản năng” đối với các hành động của
đối thủ thứ hai. Mead gọi những hành động vô ý thức đó là những điệu bộ “vô ý
nghĩa”; cái phân biệt con người là khả năng sử dụng các điệu bộ “có ý nghĩa”,
hoặc sự suy nghĩ của actor trước khi hành động.
Điệu
bộ bằng âm thanh đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của các điệu bộ có ý
nghĩa. Tuy nhiên không phải tất cả các điệu bộ bằng âm thanh đều có ý nghĩa.
Tiếng sủa của một con chó đối với một con chó khác không có ý nghĩa; ngay cả
một số điệu bộ âm thanh của con người
(ví dụ, một tiếng cằn nhằn đơn gian) có thể không có ý nghĩa. Tuy nhiên, chính
sự phát triển của điệu bộ âm thanh, đặc biệt trong hình thức ngôn ngữ, là yếu
tố quan trọng nhất trong việc tạo ra khả năng phát triển riêng biệt của cuộc
sống con người: “Sự đặc biệt của loài người trong lĩnh vực điệu bộ cuối cùng đã
chịu trách nhiệm cho nguồn gốc và sự tăng trưởng của xã hội và kiến thức của
con người ngày nay, với mọi sự kiểm soát lên tự nhiên và lên môi trường con
người mà khoa học đã làm cho trở thành hiện thực”.
Sự
phát triển này có liên quan tới một đặc tính nổi bật của điệu bộ âm thanh. Khi
chúng ta thực hiện một điệu bộ thân thể, ví dụ, một cái nhăn mặt, chúng ta
không thể nhìn thấy cái chúng ta đang làm (trừ khi chúng ta đang nhìn vào
gương). Mặt khác, khi chúng ta phát ra một điệu bộ âm thanh, bản thân chúng ta
cũng nghe thấy như những người khác.. Một kết quả là điệu bộ âm thanh có thể
ảnh hưởng tới người phát ra giống như đã ảnh hưởng tới người nghe. Một kiểu
khác là chúng ta có khả năng dùng các điệu bộ âm thanh tốt hơn nhiều so với
điệu bộ cơ thể. Nói cách khác, chúng ta có khả năng kiểm soát điệu bộ âm thanh
tốt hơn kiểm soát điệu bộ cơ thể. Khả năng tự kiểm soát bản thân và phản ứng
bản thân có tính phê phán đối với, như chúng ta sẽ thấy, các khả năng riêng
biệt khác của loài người. Tổng quát hơn, “chính điệu bộ âm thanh đã cung cấp
một cách xuất sắc sự liên lạc của tổ chức xã hội trong xã hội loài người”.
Các biểu tượng có ý nghĩa
Một
biểu tượng có ý nghĩa là một loại điệu bộ mà chỉ có loài người mới có thể thực
hiện. Các điệu bộ trở thành các biểu tượng có ý nghĩa khi chúng gợi ra ở cá thể
thực hiện chúng một phản ứng giống như (không cần phải đồng dạng) phản ứng gây
ra ở những người mà các điệu bộ này hướng tới. Chỉ khi chúng ta có các biểu
tượng có ý nghĩa chúng ta mới thật sự có sự thông tin; sự thông tin ở ý nghĩa
đầy đủ không có ở các loài kiến, ong, vv… Các điệu bộ cơ thể có thể là các biểu
tượng có ý nghĩa, nhưng như chúng ta đã thấy, chúng không thích hợp một cách lý
tưởng để là các biểu tượng có ý nghĩa vì mọi người không thể dễ dàng nhìn thấy
hay nghe thấy các điệu bộ thân thể của chính họ. Như vậy, chính các phát biểu
âm thanh mới có khả năng hơn để trở thành các biểu tượng có ý nghĩa, mặc dù
không phải mọi sự phát âm đều là những biểu tượng như thế. Tập hợp các điệu bộ
âm thanh có khả năng trở nên các biểu tượng
có ý nghĩa nhất là ngôn ngữ: “một biểu tượng trả lời cho một ý nghĩa
trong kinh nghiệm đó của cá thể đầu tiên và cũng gợi ra ý nghĩa trong cá thể
thứ hai. Khi điệu bộ tiếp cận với hoàn cảnh đó, nó trở thành cái mà chúng ta
gọi là “ngôn ngữ” ”. Bấy giờ nó là một biểu tượng có ý nghĩa và nó chỉ định một
ý nghĩa cụ thể”.Trong một cuộc đối thoại bằng điệu bộ, chỉ có bản thân các điệu
bộ được thông tin. Tuy nhiên, với ngôn ngữ các điệu bộ và những ý nghĩa của
chúng cũng được thông tin.
Một
trong những vấn đề là ngôn ngữ, hay tổng quát hơn là các biểu tượng có ý nghĩa,
gợi ra cùng một phản ứng trong cá thể đang nói cũng như đối với các cá thể khác. Từ chó hay mèo gợi
ra cùng một hình ảnh tinh thần ở cá nhân phát ra từ đó cũng như ở cá nhân mà nó
được gửi tới. Một ảnh hưởng khác của ngôn ngữ là nó kích thích cá nhân đang nói
cũng như nó kích thích các cá nhân khác. Người hét lên “cháy” trong một rạp hát
đông người ít nhất cũng bị thôi thúc rời khỏi rạp như những người mà tiếng hét
được gửi tới. Như vậy, các biểu tượng có ý nghĩa cho phép mọi người trở thành
các nhân tố kích thích của chính hành động của họ.
Đi
theo định hướng thực dụng của ông, Mead cũng nhìn vào các “chức năng” của những
điệu bộ nói chung và của các biểu tượng có ý nghĩa nói riêng. Chức năng của
điệu bộ là “ thực hiện sự điều chỉnh có thể giữa các cá thể có liên can đến bất
kỳ một hành động xã hội được đưa ra nào đối chiếu với đối tượng hay các đối
tượng mà với nó hành động đó có liên quan”. Như vậy, một sự cau mặt bất giác có
thể được thực hiện để ngăn cản một đưá trẻ con khỏi tới quá gần một vách núi và
do đó ngăn nó khỏi rơi vào một tình thế nguy hiểm. Trong khi điệu bộ vô ý nghĩa
có hiệu quả, biểu tượng có ý nghĩa tạo
ra nhiều thuận lợi lớn lao cho một sự điều chỉnh và tái điều chỉnh vô ý nghĩa,
bởi vì nó gợi ra trong cá thể việc thực hiện nó giống như thái độ hướng về
nó... và cho phép anh ta điều chỉnh hành vi kế tiếp dưới ánh sáng của thái độ
đó. Nói vắn tắt, sự đối thoại bằng điệu bộ hay ý thức là một cơ cấu điều chỉnh
đa phương có tính thích ứng trong hành động xã hội nhiều hơn là sự đối thoại
bằng điệu bộ vô thức hay vô ý nghĩa.
Từ một quan điểm thực dụng,
một biểu tượng có ý nghĩa hoạt động trong thế giới xã hội tốt hơn một điệu bộ
vô ý nghĩa. Nói cách khác, trong việc thông tin sự bất mãn của chúng ta với
những người khác, một lời quở tránh giận dữ có hiệu quả hơn nhiều so với một sự
nhăn nhó vặn vẹo bằng ngôn ngữ thân thể. Cá thể biểu lộ sự bất mãn thường không
ý thức về ngôn ngữ thân thể và do đó có vẻ không thể điều chỉnh một cách có ý
thức các hành động sau đó dưới ánh sáng của cách thức cá nhân khác phản ứng lại
ngôn ngữ thân thể đó. Mặt khác, một người nói ý thức về việc phát ra một lời
trách mắng giận dữ và phản ứng với nó theo cùng một cách (và gần như cùng một
lúc) như cá nhân tiếp nhận các phản ứng đó. Như vậy, người nói có thể nghĩ về
việc cá nhân kia có thể phản ứng ra sao và có thể chuẩn bị phản ứng của mình
đối với phản ứng đó.
Cũng
có tầm quan trọng chủ yếu trong lý thuyết Mead là một chức năng khác của các
biểu tượng có ý nghĩa - rằng chúng làm cho các quá trình trí tuệ, tinh thần có
thể xảy ra. Chỉ duy nhất thông qua các biểu tượng có ý nghĩa, đặc biệt là ngôn
ngữ, mà tư duy con người là điều khả dĩ (theo Mead, loài vật không thể suy
nghĩ). Mead xác định sự tư duy “đơn thuần là một đối thoại chủ quan hay ngấm
ngầm của cá thể với chính bản thân bằng phương tiện của các điệu bộ như thế”.
Thậm chí Mead lý luận mạnh mẽ hơn: “Tư duy cũng giống với việc nói chuyện với
những người khác”. Nói cách khác, sự suy nghĩ bao gồm việc trò chuyện với chính
mình. Như vậy, chúng ta có thể thấy rõ Mead đã xác định tư duy ra sao trong
phạm vi hành vi. Những sự đối thoại bao gồm hành vi (trò chuyện), và hành vi đó
cũng diễn ra bên trong cá thể; khi nó hoạt động, sự suy nghĩ diễn ra. Đây không
phải là một định nghĩa tinh thần về sự tư duy; nó có tính chất hành vi quyết
định luận.
Các
biểu tượng có ý nghĩa cũng làm cho sự tương tác biểu tượng trở nên khả dĩ. Nghỉa
là mọi người có thể tương tác với nhau không chỉ qua các điệu bộ mà cả qua các
biểu tượng có ý nghĩa. Khả năng này, dĩ nhiên, tạo ra một thế giới khác nhau và
làm cho trở nên khả dĩ nhiều khuôn mẫu tương tác phức tạp và các hình thức tổ
chức xã hội phức tạp hơn là chỉ bằng các điệu bộ.
Biểu
tượng có ý nghĩa hiển nhiên đóng một vai trò quan trọng trong tư duy của Mead.
Thật sự, Miller nhất trí với vai trò trung tâm của biểu tượng có ý nghĩa trong
lý thuyết của Mead: “Những nhận thức nội quan sâu sắc nhất của Mead bao hàm
trong việc hiểu thấu biểu tượng có ý
nghĩa, biểu tượng ngôn ngữ, bao gồm một điệu bộ mà ý nghĩa của nó ở cả hai phía
người thực hiện điệu bộ và người mà điệu bộ đó hướng tới. Ông dành phần lớn tri
thức của ông để làm sáng tỏ các điệu bộ mà ý nghĩa của nó ở cả hai phía người
thực hiện điệu bộ và người điệu bộ đó hướng tới. Ông dành phần lớn tri thức của
mình để làm sáng tỏ các ẩn hàm của nhận thức này.”
Các quá trình tinh thần vaø Trí tuệ
Mead
dùng một số khái niệm có vẻ tương tự nhau khi thảo luận các quá trình tinh
thần, và việc phân loại chúng là điều quan trọng. Trước khi làm việc này, cần
làm rõ Mead luôn luôn có xu hướng suy nghĩ trong phạm vi các quá trình này hơn
là các cấu trúc hay nội dung. Thực tế, Mead thường được gọi “nhà triết học quá
trình”.
Một
thuật ngữ nghe giống thế nằm dưới cái tên “các quá trình tinh thần”, nhưng thực
sự không nằm trong tư duy của Mead là từ tri thức (intelligence). Mead xác định
tri thức khá rộng như một sự điều chỉnh đa dạng các hành động của các thực thể.
Bằng định nghĩa này, rõ ràng là các loài vật thấp hơn cũng có “tri thức”, vì
trong một cuộc đối thoại bằng điệu bộ, chúng cũng điều chỉnh thích ứng lẫn
nhau. Tương tự, con người có thể thích ứng với người khác bằng cách sử dụng các
biểu tượng vô ý nghĩa (ví dụ, các cau mặt bất giác). Tuy nhiên, cái phân biệt
con người là họ cũng có thể kềm chế tri thức hay sự thích nghi đa dạng, thông
qua việc sử dụng các biểu tượng có ý nghĩa. Như vậy, một con chó săn có tri
thức, nhưng tri thức của nhà thám tử được phân biệt với tri thức của con chó săn
bởi khả năng sử dụng các biểu tượng có ý nghĩa.
Mead
lý luận rằng loài vật có một “tri thức phi lý tính”. Trái lại, con người có “lý
tính”, mà Mead xác định theo một cung cách mang đặc điểm của hành vi luận: “Khi
bạn có lý tính, bạn chỉ ra cho bản thân các đặc tính có thể gợi ra các phản ứng
cụ thể - và đó là tất cả những gì bạn đang làm”. Nói cách khác, các cá thể đang
thực hiện các cuộc đối thoại với bản thân.
Cái
có tính cốt lõi đối với tri thức phản
ánh của con người là khả năng của họ để hạn chế hành động một cách tạm thời,
trì hoãn lại các phản ứng của họ đối với một kích thích. Trong trường hợp loài
vật, một kích thích ngay lập tức và không thể tránh khỏi dẫn tới một phản ứng;
loài vật thiếu khả năng hạn chế các phản ứng chúng một cách tạm thời. Như Mead
xác định, “Phản ứng bị trì hoãn là cần thiết đối với hành động có tri thức”[1]
Sự tổ chức, sự kiểm tra ngấm ngầm và sự chọn lựa cuối cùng... sẽ không thể có
nếu các phản ứng công khai hay các hành vi phản ứng không ở trong các tình thế
bị trì hoãn đó”. Ở đây có ba thành tố. Thứ nhất, loài người, vì khả năng trì
hoãn phản ứng của họ, có thể tổ chức trong trí óc họ một dãy các phản ứng có
thể có đối với một tình thế. Loài người sở hữu trong trí óc họ các cách thức
chọn lựa để hoàn tất một hành động xã hội trong đó họ có liên quan. Thứ hai,
con người có thể kiểm tra về mặt tinh thần một lần nữa, bằng một cuộc đối thoại
với bản thân, các chuỗi hành động khác nhau. Trái lại, loài vật thiếu khả năng
này và do đó phải thử các phản ứng ở thế giới thực tại theo kiểu thử và sai.
Khả năng thử nghiệm các phản ứng về mặt tinh thần, như chúng ta đã thấy ở
trường hợp nấm độc, có hiệu quả cao hơn cách thử và sai nhiều. Không có sự trả
giá xã hội nào liên quan đến sự thử nghiệm về mặt tinh thần một phản ứng kém
thích ứng. Tuy nhiên, khi một con vật thật sự sử dụng một phản ứng như thế
trong thế giới thực tiễn (ví dụ, khi một con chó tiến tới gần một con rắn nước),
các kết quả có thể trả giá đắt, thậm chí là tai họa. Cuối cùng, loài người có
khả năng tạo ra một kích thích trong một tập hợp kích thích hơn là chỉ đơn giản
phản ứng lại một kích thích mạnh nhất. Ngoài ra loài người có thể chọn một loạt
các hành động có thể thay thế, trong khi loài vật chỉ đơn giản hành động. Như
Mead nói:
Đó là
sự thâm nhập của các khả năng lựa chọn phản ứng tương lai vào sự quyết định
hành động ở hiện tại trong bất cứ hoàn cảnh môi trường nào được đưa ra,và sự
vận hành của chúng, thông qua các cơ cấu của hệ thần kinh trung ương, như một
bộ phận của các nhân tố hay các điều kiện quyết định hành vi hiện tại, đối lập
một cách dứt khoát giữa hành động tri thức - hành vi với hành động có tính phản
ánh, bản năng, tập tính, hay, giữa phản ứng trì hoãn hành vi với phản ứng ngay
lập tức.
Khả năng chọn lựa trong một
loạt các hành động nghĩa là các chọn lựa của loài người có vẻ thích ứng tốt hơn
với hoàn cảnh so với các phản ứng ngay lập tức và đơn giản của loài vật. Mead
cho rằng, “Tri thức nói theo nghĩa rộng là vấn đề của sự chọn lựa.”
Mead cũng thảo luận về ý
thức, mà ông xem là có hai ý nghĩa phân biệt. Thứ nhất là ý nghĩa mà actor tự
mình thâm nhập vào, hoàn toàn có tính chủ quan. Mead ít chú ý đến ý nghĩa này
của ý thức, mà chú ý đến ý nghĩa thứ hai, về cơn bản có quan hệ mang tính phản ánh với tri thức. Như vậy, Mead
ít quan tâm đến cách thức mà trong đó chúng ta trải nghiệm ngay lập tức sự đau
đớn hay vui sướng so với quan tâm đến cách thức trong đó chúng ta suy nghĩ về
thế giới xã hội.
Ý thức được giải thích
trong phạm vi quá trình xã hội. Nghĩa là, trái với nhiều nhà phân tích, Mead
tin rằng ý thức không nằm trong não: “Ý thức về mặt chức năng không tồn tại; và
theo bất cứ nghĩa nào trong những nghĩa chủ yếu của thuật ngữ này nó phải được
định vị đâu đó trong thế giới khách quan hơn là trong não - nó thuộc về, hay là
một đặc tính của, môi trường mà trong đó chúng ta tìm thấy bản thân. Cái được
định vị, cái xảy ra trong não, tuy nhiên, là một quá trình tâm lý từ đó chúng
ta mất đi và tìm lại được ý thức”.
Theo cung cách tương tự,
Mead chối bỏ quan niệm về các hình ảnh tinh thần trong não mà xem chúng như các
hiện tượng xã hội:
Cái mà
chúng ta gọi là “các hình ảnh tinh thần”... có thể tồn tại trong quan hệ của
chúng với thực thể mà không nằm trong một ý thức có thật. Hình ảnh tinh thần là
một hình ảnh ký ức. Các hình ảnh mà, như các biểu tượng, đóng một vai trò khá
rộng trong việc tư duy, thuộc về môi trường. Đoạn văn mà chúng ta đọc được tạo
lập từ các hình ảnh ký ức, và mọi người chúng ta thấy, chúng ta thấy một cách
rất rộng bởi sự giúp đỡ của các hình ảnh ký ức... Chúng ta có thể tiếp tục với
cách xử lý hành vi luận mà không gặp các khó khăn trong đó bản thân Watson đã
gặp: xử lý các hình ảnh tinh thần.
Ý
nghĩa là một khái niệm liên quan khác mà Mead nói tới theo nghĩa hành vi luận.
Cụ thể, Mead phản đối ý tưởng rằng ý nghĩa nằm trong ý thức: “ Ý thức hay nhận
thức không cần thiết đối với sự hiện diện của ý nghĩa trong quá trình kinh
nghiệm về xã hội”. Tương tự, Mead phản đối ý tưởng rằng ý nghĩa là một hiện
tượng “tâm lý” hay một “ý tưởng”. Đúng hơn, ý nghĩa nằm ngay trong lòng hành
động xã hội: “Ý nghĩa nảy sinh và nằm trong lãnh địa của mối quan hệ giữa điệu
bộ của một thực thể con người được đưa ra và hành vi xảy ra sau của thực thể đó
như là sự biểu thị đối với một thực thể khác bằng điệu bộ đó. Nếu điệu bộ đó thực hiện một biểu thị đối với
thực thể khác về hành vi hệ quả của thực thể được đưa ra, khi đó nó có ý nghĩa”.
Chính phản ứng điều chỉnh của thực thể thứ hai đã đem lại ý nghĩa cho điệu bộ
của thực thể thứ nhất. Ý nghĩa của một điệu bộ có thể được xem là “khả năng dự
báo hành vi có vẻ như xảy ra kế tiếp”.
Trong
khi ý nghĩa được tìm thấy trong hành vi, nó trở thành ý thức khi ý nghĩa gắn
liền với các biểu tượng. Tuy nhiên, dù ý nghĩa có thể trở thành ý thức ở loài
người, nó hiện diện trong hành động xã hội trước khi nảy sinh ý thức và nhận
thức về ý nghĩa. Như vậy, trong các phạm vi này, loài vật (và con người) có thể
thực hiện những hành vi mang ý nghĩa mặc dù chúng (họ) không nhận thức về ý
nghĩa.
Cũng
giống như ý thức, trí tuệ, được xác định bởi Mead như là một quá trình chứ
không phải sự vật, là một cuộc đối thoại bên trong bản thân một người, không tìm
thấy trong cá thể, nó không phải nằm trong hộp sọ mà là một hiện tượng xã hội.
Nó nảy sinh và phát triển trong quá trình xã hội và là một bộ phận của quá
trình này. Quá trình xã hội có trước trí tuệ; nó không phải, như nhiều người
tin, là sản phẩm của trí tuệ. Như vậy, trí tuệ cũng được xác định về mặt chức
năng hơn là tồn tại. Đưa ra những ý tưởng tương tự như ý thức, có điều gì khác
biệt ở trí tuệ không? Chúng ta đã thấy loài người có khả năng đặc biệt để tự
gọi ra phản ứng họ đang tìm kiếm để gợi ra từ những người khác. Một đặc tính
phân biệt của trí tuệ là khả năng của cá thể “để gọi ra trong bản thân không chỉ một phản ứng
đơn giản của người khác mà là phản ứng, phải nói thế, của cộng đồng với nghĩa
một tổng thể. Đó là cái đưa đến cho cá thể mà chúng ta gọi là “trí tuệ”. Làm gì
bây giờ nghĩa là một phản ứng có tổ chức cụ thể; và nếu một người tự bản thân
anh ta có phản ứng đó, anh ta có cái chúng ta gọi là “trí tuệ”. Như vậtö vaäy,
trí tuệ có thể phân biệt với các khái niệm khác có vẻ giống trong tác phẩm của
Mead bởi khả năng phản ứng với toàn thể cộng đồng và tiến hành một phản ứng có
tổ chức.
Mead
cũng nhìn vào trí tuệ ở một cách thực dụng khác. Đó là, trí tuệ liên quan đến
các quá trình định hướng tới việc xử lý vấn đề. Thế giới thực tiễn đầy những
vấn đề, và chức năng của trí tuệ là cố gắng giải quyết các vấn đề đó và cho
phép mọi người vận hành một cách hiệu quả hơn trong thế giới.
Bản ngã
Phần lớn tư duy của Mead nói
chung, và đặc biệt là trí tuệ, liên quan đến các tư tưởng của ông về khái niệm
quan trọng mang tính phê phán về “bản ngã”. Cho tới điểm này chúng ta đã tránh
khái niệm này, nhưng giờ đây cần thiết
phải thảo luận nó để nếm trọn mùi vị của tư duy Mead.
Bản
ngã về cơ bản là khả năng đối đãi với bản thân như một đối tượng; bản ngã là
khả năng đặc biệt ở cả mặt khách quan và chủ quan. Cũng đúng như các khái niệm
chủ yếu khác của Mead, bản ngã được cho là một quá trình xã hội: sự thông tin
giữa con người. Loài vật không có bản ngã, và cả trẻ em mới sinh ra cũng không
có. Bản ngã nảy sinh với sự phát triển và thông qua hoạt động xã hội và các
quan hệ xã hội. Đối với Mead, không thể tưởng tượng một bản ngã phát sinh trong
sự vắng mặt của các kinh nghiệm xã hội. Tuy nhiên, một khi bản ngã đã phát
triển, nó có thể tiếp tục tồn tại mà không cần sự liên hệ xã hội. Như vậy,
Robinson Crusoe đã phát triển một bản ngã trong khi ông ở trong xã hội văn
minh, và ông tiếp tục có nó khi sống một mình trên hoang đảo. Nói cách khác,
ông tiếp tục có khả năng đối đãi với mình như một đối tượng. Một khi bản ngã đã
phát triển, mọi người thường, nhưng không phải luôn luôn, biểu lộ nó ra. Ví dụ,
bản ngã không nằm trong các hành động tập tính hay các kinh nghiệm tâm lý tại
chỗ về niềm vui hay sự đau đớn.
Bản
ngã quan hệ một cách biện chứng với trí tuệ. Nghĩa là, Mead lý luận, ở một mặt.
thân thể không phải là bản ngã và chỉ trở thành bản ngã khi một trí tuệ đã phát
triển. Mặt khác, bản ngã và các phản ánh của nó, là cơ cở đối với sự phát triển
trí tuệ. Dĩ nhiên, không thể phân cách
bản ngã và trí tuệ, bởi vì bản ngã la một quá trình tinh thần. Tuy nhiên ngay
cả dù chúng ta có thể nghĩ về nó như là một quá trình tinh thần, bản ngã - giống
như các quá trình tinh thần khác trong hệ thống lý thuyết của Mead - là một quá
trình xã hội. Trong thảo luận của ông về bản ngã, như chúng ta đã thấy khi xét
đến tất cả các hiện tượng tinh thần khác, Mead phản đối ý tưởng đặt nó vào ý
thức và thay vì vậy, gán nó vào kinh nghiệm xã hội và các quá trình xã hội.
Theo cách này, Mead tìm cách đưa ra một nhận thức hành vi luận về bản ngã:
“Nhưng đó là nơi một người phản ứng với
cái mà anh ta gửi tới một người khác và nơi phản ứng đó của chính anh ta trở
nên một bộ phận của hành động của anh ta, nơi anh ta không chỉ nghe thấy bản
thân mình, mà còn phản ứng lại với bản thân mình, nói và đáp lời với bản thân
mình cũng chân thật như một người nào khác đáp lời anh ta, thế là chúng ta có
hành vi trong đó các cá thể trở nên các đối tượng của chính họ”. Vậy, bản ngã
đơn giản chỉ là một khía cạnh khác của tổng thể quá trình xã hội trong đó cá
thể là một bộ phận.
Cơ
cấu chung đối với sự phát triển của bản ngã là tính chất phản thân hay khả năng
tự đặt bản thân một cách vô thức vào địa vị của những người khác và hành động
như họ hành động, Kết quả là, mọi người có thể tự kiểm tra bản thân cũng giống
như những người khác kiểm tra họ.
Như Mead nói:
Chính
là bằng phương tiện phản thân - sự quay ngược lại của kinh nghiệm cá thể trên
bản thân anh ta - mà tổng thể quá trình xã hội do vậy được đem vào kinh nghiệm
của các cá thể liên quan với nó; chính là bằng các phương tiện đó, cho phép cá
thể có thái độ của người khác đối với bản thân anh ta, tức cá thể có thể điều
chỉnh một cách có ý thức bản thân đối với quá trình đó, bổ sung quá trình hệ
quả trong bất cứ hành động xã hội nào được đưa ra trong phạm vi của sự điều
chình của anh ta đối với nó.
Bản
ngã cũng cho phép mọi người tham dự vào những cuộc đối thoại với những người
khác. Nghĩa là, một người nhận thức được điều mà anh ta đang nói, và kết quả là
có thể theo dõi điều đang nói ra và quyết định điều sắp sửa nói kế tiếp.
Để
có bản ngã, các cá thể phải có thể “đi ra ngoài bản thân mình” để có thể tự
đánh giá bản thân họ, để từ đó có thể trở thành đối tượng của chính họ. Để làm
điều này, mọi người cơ bản là phải tự
đặt mình vào cùng một lĩnh vực kinh nghiệm như họ đã đặt những người
khác. Mọi người khác là một một bộ phận quan trọng của hòan cảnh kinh nghiệm
đó, và họ phải tự xem xét coi họ có thể hành động hợp lý trong một tình thế
được đưa ra hay không. Làm xong điều này, họ tìm cách tự kiểm nghiệm mình một
cách vô tư, khách quan và thản nhiên vô cảm.
Tuy
nhiên, người ta không thể tự kiểm nghiệm bản thân một cách trực tiếp. Họ chỉ có
thể làm điều này một cách gián tiếp bằng cách đặt mình vào vị trí của những
người khác và xem xét bản thân từ quan điểm đó. Quan điểm mà từ đó một người quan sát mình có thể là của một
cá thể riêng biệt hay của một nhóm xã
hội với nghĩa một tổng thể. Như Mead xác định, một cách tổng quát nhất, “ Chỉ
có qua việc đặt mình vào vai trò của những người khác chúng ta mới có thể quay trở lại chính mình”.
Chúng tôi sẽ còn nhiều điều để nói một cách vắn tắt về sự phân biệt quan trọng
giữa việc đặt bản thân vào vị trí của một cá thể cụ thể và đặt bản thân vào lập
trường của một tập thể.
Mead
rất quan tâm đến sự hình thành bản ngã. Ông xem sự đối thoại bằng điệu bộ là
nền tảng đối với bản ngã, nhưng nó không bao gồm bản ngã, vì trong một cuộc đối
thoại như thế mọi người không lấy bản thân họ làm đối tượng. Mead truy nguyên
nguồn gốc của bản ngã qua hai giai đoạn trong sự phát triển thời thơ ấu. Đầu
tiên là giai đoạn chơi đùa (play stage); chính trong giai đoạn này mà trẻ con
học được cách tiếp nhận thái độ của những người cụ thể khác đối với chúng.
Trong khi loài vật cũng chơi đùa, chỉ có loài người “chơi làm một người khác”.
Mead đưa ví dụ về một đứa bé chơi trò “Da đỏ”: “Điều này có nghĩa là đứa bé có
một tập hợp kích thích gọi ra từ bản thân nó các phản ứng mà chúng có thể gọi
ra ở những người khác, và thích ứng với một người Da đỏ”. Kết quả của trò chơi
như thế là đứa trẻ học được cách trở
thành cả khách thể và chủ thể và bắt đầu có thể xây dựng nên một bản ngã. Tuy
nhiên, đây là một bản ngã có giới hạn, vì đứa trẻ chỉ giữ vai trò của những cá
thể phân biệt và cách biệt. Chúng cũng có thể chơi trò làm bố và mẹ và trong
quá trình này phát triển khả năng đánh giá bản thân chúng như là bố mẹ của
chúng, và như các cá thể cụ thể khác đánh giá. Tuy nhiên chúng thiếu một nhận
thức phổ quát và có tổ chức hơn về bản thân chúng.
Ở
giai đoạn kế tiếp, giai đoạn chơi trò thi đấu (game stage), đòi hỏi phải có để
cá nhân phát triển một bản ngã với ý nghĩa trọn vẹn. Trong khi ở giai đoạn chơi
đùa đứa bé giữ vai trò của những người
riêng biệt, trong giai đoạn chơi trò thi đấu
đứa bé phải giữ vai trò của mọi người khác có liên quan đến trò chơi.
Hơn nữa, những vai trò khác nhau này phải có mối quan hệ xác định với nhau. Để
minh họa cho giai đoạn chơi thi đấu, Mead đưa ra ví dụ nổi tiếng của ông về trò
chơi bóng chuyền:
Nhưng
trong một trò thi đấu nơi một số cá thể có liên quan, đứa bé đang giữ một vai
trò khi đó phải sẵn sàng để giữ vai trò của mọi người khác. Nếu nó chơi bóng
chuyền nó phải có những phản ứng của mỗi vị trí có liên quan đến vị trí của
chính nó. Nó phải biết cái mà mọi người khác sắp sửa làm để thực hiện vai trò
của nó. Nó phải giữ tất cả các vai trò đó. Chúng không phải hiện diện tất cả
trong ý thức cùng một lúc, nhưng có một đôi khi, nó phải có ba hoặc bốn cá thể
hiện diện trong thái độ của chính nó, như người sắp sửa ném banh, người sắp sửa
đón banh, vv… Những phản ứng này phải, ở một mức độ nhất dịnh, hiện diện trong
thái độ của nó. Trong trò thi đấu, khi đó, có một tập hợp những phản ứng của
những người trong cuộc có tính tổ chức đến nỗi thái độ của một người gọi ra các
thái độ thích hợp của những người khác.
Trong
giai đoạn chơi đùa, trẻ con không phải
là những tổng thể có tổ chức vì chúng chơi ở một chuỗi vai trò cách biệt nhau.
Kết quả là, theo quan diểm của Mead, chúng thiếu các cá tính cụ thể. Tuy nhiên,
trong giai đoạn chơi trò thi đấu, sự tổ chức như thế bắt đầu và một cá tính cụ thể bắt đầu nảy
sinh. Trẻ con bắt đầu trở nên có khả năng để thực hiện chức năng trong các nhóm
có tổ chức, và quan trọng hơn, để quyết định cái mà chúng sẽ làm trong một nhóm
cụ thể.
Giai
đoạn chơi trò thi đấu mang đến một trong những khái niệm phổ biến nhất của
Mead, “tổng thể khác”, (the generalized other).
Tổng thể khác là thái độ của toàn thể cộng đồng hay, trong trường hợp
của trò chơi bóng chuyền, thái độ của toàn đội. Khả năng giữ vai trò của tổng
thể khác là nền tảng của bản ngã: “Chỉ đến lúc anh ta nắm giữ vai trò của nhóm xã hội có tổ chức mà anh ta
thuộc vào để hướng tới hoạt động xã hội có tính hợp tác và có tổ chức hay là
tập hợp những hoạt động mà nhóm đó có quan hệ tới, khi đó anh ta mới phát triển
được một bản ngã trọn vẹn”. Một điều cốt lõi khác là mọi người có thể định giá
bản thân từ quan điểm của tổng thể khác chứ không phải chỉ đơn giản từ quan
điểm của những người tách biệt khác. Nắm giữ vai trò của tổng thể khác, hơn là
của những cá thể tách biệt khác, cho phép cá thể có khả năng tư duy trừu tượng
và khách quan. Đây là cách Mead diễn tả sự phát triển đầy đủ của bản ngã:
Như
thế bản ngã đạt tới sự phát triển hoàn toàn bằng cách tổ chức các thái độ cá
thể của những người khác thành các thái độ của tổ chức xã hội hay của nhóm, và
nhờ đó trở thành một sự phản ánh có tính cá thể về khuôn mẫu chung mang tính hệ
thống của hành vi nhóm hay hành vi xã hội trong đó nó và các bản ngã khác có liên
quan- một khuôn mẫu thâm nhập như là một tổng thể vào kinh nghiệm cá thể trong phạm vi những thái độ của nhóm có tổ
chức mà, thông qua cơ cấu của hệ thần kinh trung ương, anh ta hướng nó về bản
thân, cũng như khi anh ta có những thái
độ mang tính cá thể của những người khác.
Nói
cách khác, để có bản ngã, người ta phải là một thành viên của một cộng đồng và
bị điều khiển bởi thái độ chung của cộng đồng đó. Trong khi chơi đùa chỉ đòi
hỏi những phần nhỏ của bản ngã, chơi thi đấu đòi hỏi một bản ngã thật sự.
Không
chỉ giữ vai trò của tổng thể khác là vấn đề chủ yếu đối với bản ngã, mà cả sự
phát triển của các họat động của nhóm có tổ chức cũng có tính cốt yếu. Một nhóm
đòi hỏi rằng các cá thể điều khiển hoạt động của họ theo đúng các thái độ của
tổng thể khác. Tổng thể khác cũng tiêu biểu cho các xu hướng khác của Mead để
dành ưu tiên cho tính xã hội, vì chính nhờ thông qua tổng thể khác mà nhóm ảnh
hưởng lên hành vi của các cá thể.
Mead
cũng nhìn vào bản ngã từ một quan điểm thực dụng. Ở cấp độ cá thể, bản ngã cho
phép cá thể được là một thành viên có hiệu quả hơn trong xã hội. Vì có bản ngã,
mọi người có vẻ sẽ thực hiện những gì được mong đợi ở một tình thế đưa ra nhiều
hơn. Vì mọi người thường cố sống theo các kỳ vọng của nhóm, họ có xu hướng
tránh những sự vô hiệu quả do sự thất bại trong việc thực hiện những kỳ vọng
của nhóm. Hơn nữa, bản ngã cho phép một sự cộng tác lớn hơn trong xã hội ở
nghĩa tổng thể. Vì các cá thể có thể được quan tâm đến để thực hiện những gì họ
được kỳ vọng, nhóm có thể vận hành hiệu quả hơn.
Phần
nói trên đây, cũng như thảo luận chung về bản ngã, có thể dẫn chúng ta tới chỗ
tin rằng các actor của Mead không là gì
hơn những người tuân giáo và có ít đặc tính cá nhân, vì mọi người phải tuân thủ
theo những kỳ vọng của tổng thể khác. Nhưng Mead làm rõ rằng mỗi bản ngã khác
biệt với những bản ngã khác. Các bản ngã có cùng một cấu trúc, nhưng mỗi bản
ngã tiếp nhận một khớp nối sinh học duy nhất. Ngoài ra, rõ ràng là không chỉ có
một tổng thể khác bao trùm trong xã hội, mà có rất nhiều tổng thể khác trong xã
hội, vì có rất nhiều nhóm trong xã hội. Do đó, mọi người đã nhân lên số lượng
các tổng thể khác, và kết quả là nhân lên nhiều bản ngã. Mỗi một tập hợp những
bản ngã của một cá nhân làm cho anh ta khác với mọi người khác. Hơn nữa, mọi
người không cần phải chấp nhận cộng đồng như nó vốn thế; họ có thể cải tạo sự
vật và tìm cách làm cho nó tốt hơn. Chúng ta có thể thay đổi cộng đồng bởi vì
chúng ta có khả năng tư duy. Nhưng Mead buộc phải đặt vấn đề về sự sáng tạo của
cá thể vào phạm vi hành vi luận tương tự! “Cách duy nhất trong đó chúng ta có
thể phản ứng lại sự bất đồng của toàn thể cộng đồng là thiết lập một kiểu cộng
đồng cao hơn mà ở một ý nghĩa nhất định bầu ra cái mà chúng ta tìm... anh ta có
thể đơn độc vùng lên chống lại nó. Nhưng để làm như thế anh ta phải thấu hiểu
những tiếng nói của quá khứ và tương
lai. Đó là cách duy nhất bản ngã có thể có tiếng nói lớn hơn tiếng nói của cộng
đồng”. Nói cách khác, để đương đầu với tổng thể khác, cá thể phải xây dựng một
tổng thể khác thậm chí lớn hơn, bao gồm không chỉ hiện tại mà cả tương lai, và
rồi phản ứng lại nó.
Mead
nhận dạng hai phương diện, hay hai giai đoạn của bản ngã, mà ông gọi là “Tôi-chủ
thể” (I) và “tôi-khách thể” (me). Mead xác định, “Bản ngã về cơ bản là một quá
trình xã hội tiếp diễn với hai giai đoạn phân biệt”. Điều quan trọng cần ghi
nhớ là “Tôi-chủ thể” và “tôi-khách thể” là các quá trình nằm trong quá
trình lớn hơn của bản ngã; nó là phương
diện không thể tính toán, không thể dự đoán và là khía cạnh sáng tạo của bản
ngã. Mọi người không biết trước hành
động của “Tôi-chủ thể” sẽ là gì. “Nhưng phản ứng sẽ là cái gì anh ta không biết
và không ai biết cả. Có lẽ anh ta sẽ chơi thật xuất sắc hay là phạm phải sai lầm. Phản ứng với tình thế đó như nó
xảy ra trong kinh nghiệm ngay tại chỗ của anh ta là không xác định”. Chúng ta
không bao giờ nhận thức được hoàn toàn về “Tôi-chủ thể”, và từ đó chúng ta tự
ngạc nhiên với những hành động của chúng ta. Chúng ta biết “Tôi-chủ thể” chỉ
sau khi một hành động đã được thực hiện. Do vậy, chúng ta biết cái “Tôi-chủ
thể” chỉ trong ký ức của chúng ta. Mead nhấn mạnh vào “Tôi-chủ thể” vì bốn lý
do. Trước hết, nó là nguồn lực chủ chốt của cái mới trong tiến trình xã hội.
Thứ hai, Mead tin rằng chính trong
“Tôi-chủ thể” mà phần lớn các giá trị của chúng ta được xác định. Thứ ba,
“Tôi-chủ thể” thiết lập một cái gì đó mà tất cả chúng ta tìm kiếm - sự nhận
thức về bản ngã. Chính cái “Tôi-chủ thể” cho phép chúng ta phát triển một “cá
tính xác định”. Cuối cùng, Mead thấy có một quá trình tiến hóa trong lịch sử,
trong đó mọi người trong các xã hội nguyên thủy bị thống trị bởi cái “tôi-khách
thể”, trong khi trong xã hội hiện đại, thành tố “Tôi-chủ thể” lớn hơn rất
nhiều.
Cái
“Tôi-chủ thể” tạo cho hệ thống lý thuyết của Mead một số động lực và sự sáng
tạo rất cần thiết. Không có nó, các actor của Mead hoàn toàn bị thống trị bởi
những kiểm soát nội tại và ngoại vi. Với nó, Mead có thể xử lý các biến đổi
được mang lại không chỉ bởi những nhân vật vĩ đại trong lịch sử (ví dụ,
Einstein) mà cả bởi các cá thể trên cơ sở lần lượt từng ngày một. Chính cái
“Tôi-chủ thể” làm cho các biến đổi trở thành khả dĩ. Vì mỗi một cá tính là một
hỗn hợp của “Tôi-chủ thể” và “tôi-khách thể”, các nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử được xem là có một bộ phận “Tôi-chủ thể” lớn
hơn nhiều so với phần lớn mọi người
khác. Nhưng trong các hoàn cảnh ngày qua ngày, cái “Tôi-chủ thể” của bất kỳ ai
có thể tự định giá nó và dẫn tới sự biến đổi trong hoàn cảnh xã hội. Sự hợp
nhất cũng được mang vào hệ thống của Mead thông qua sự khớp nối sinh học giữa
cái “Tôi-chủ thể” và “tôi-khách thể” của
cá thể. Nghĩa là, nhu cầu cấp bách đặc thù của đời sống của mỗi cá nhân tại cho
anh ta một hỗn hợp thống nhất giữa “I” và “me”.
Cái
“Tôi-chủ thể” phản ứng chống lại cái “tôi-khách thể” – tức là tập hợp có tổ
chức các thái độ của những người khác mà bản thân một người cho là vậy”. Nói
cách khác, cái “tôi-khách thể” là sự đi theo tổng thể khác. Trái hẳn với
“Tôi-chủ thể”, mọi người nhận thức được cái “tôi-khách thể”, “tôi-khách thể”
bao gồm khả năng ý thức. Như Mead nói, “cái “tôi-khách thể” có tính chất truyền
thống, tập tính và cá thể”. Những người tuân hành bị thống trị bởi cái
“tôi-khách thể”, mặc dù mỗi người - dù ở bất kỳ mức độ tuân thủ nào của anh ta -
có, và phải có, một cái “tôi-khách thể” tồn tại. Chính thông qua cái “tôi-khách thể” mà xã hội thống
trị cá thể. Thật ra, Mead xác định ý tưởng về sự kiểm soát xã hội như là là sự
thống trị của sự thể hiện cái “tôi-khách thể” đối với sự thể hiện của cái
“Tôi-chủ thể”. Ở phần sau của cuốn Trí tuệ, bản ngã và Xã hội, Mead
trình bày chi tiết về sự kiểm soát xã hội:
Sự
kiểm soát xã hội, khi vận hành theo nghĩa tự phê phán, sử dụng chính bản thân
nó một cách sâu sắc và bao quát lên hành
vi hay hoạt động của cá thể, giúp cho việc hòa hợp cá thể và các hành động của
hắn chiếu theo tiến trình xã hội có tổ chức của kinh nghiệm và hành vi hắn thực
hiện… Sự kiểm soát xã hội lên hành vi hay họat động của cá thể vận hành bởi đạo
đức của nguồn cội xã hội và nền tảng của
sự phê phán (bản thân) như thế. Tức là phải nói rằng, tự phê phán về bản chất
là phê phán xã hội, và hành vi được kiểm soát một cách xã hội. Như vậy sự kiểm
soát xã hội, đi từ xu hướng vắt kiệt cá thể con người hay xóa sạch cá tính
tự ý thức của hắn, cho tới nay là, trái
lại, thực sự thiết lập và gắn kết chặt chẽ với cá tính đó.
Mead
cũng nhìn vào “Tôi-chủ thể” và “tôi-khách thể”
theo nghĩa thực dụng. Cái “tôi-khách thể” cho phép cá thể sống một cách
tuân thủ trong thế giới xã hội, trong khi cái “Tôi-chủ thể” tạo ra các biến đổi
xã hội nếu có thể. Xã hội có đủ sự tuân thủ để cho phép nó thực hiện chức năng,
và nó có một sự truyền động đều đặn của những phát triển mới để ngăn cho nó khỏi
bị đình trệ. “Tôi-chủ thể” và “tôi-khách thể” do vậy là bộ phận của tổng thể
quá trình xã hội và cho phép cả cá thể và xã hội thực hiện chức năng một cách
hiệu quả hơn.
Xã hội
Ở
cấp độ quan trọng nhất, Mead sử dụng thuật ngữ xã hội để nói tới quá trình xã
hội đang tiếp diễn đã có trước trí tuệ và bản ngã. Rõ ràng, vấn đề có ý nghĩa
quan trọng trung tâm đối với Mead là xã hội khi ông đưa ra tầm quan trọng của
nó trong việc định hình trí tuệ và bản ngã. Ở một cấp độ khác, xã hội đối với
Mead thể hiện một tập hợp các phản ứng có tổ chức được thực hiện bởi cá thể
dưới hình thức “tôi-khách thể”. Như vậy, theo nghĩa này các cá thể đưa xã hội
đi với họ, tạo cho họ có khả năng tự kiểm soát bản thân thông qua tự phê phán.
Mead cũng xử lý sự tiến hóa của xã hội. Nhưng Mead tương đối ít nói về xã hội
một cách chi tiết , dù nó có tính chất trung tâm trong hệ thống lý thuyết của
ông. Các đóng góp quan trọng nhất của ông nằm ở các ý tưởng của ông về trí tuệ
và bản ngã. Ngay cả John Baldwin, người thấy có nhiều thành tố xã hội (vĩ mô)
hơn trong tư duy của Mead cũng buộc phải thừa nhận: “Các thành tố vĩ mô của hệ
thống lý thuyết của Mead không được phát triển tốt như vi mô”.
Ở
một cấp độ xã hội cụ thể hơn, Mead có một số điều để nói về các thể chế xã hội.
Mead xác định một cách rộng rãi một thể chế là “phản ứng chung trong cộng đồng”
hoặc “các tập tính đời sống của cộng đồng”. Cụ thể hơn, ông nói rằng: “tổng thể
cộng đồng hành động hướng tới cá thể dưới các hoàn cảnh cụ thể trong một cách
thức xác định… có một phản ứng đồng dạng về phần của tổng thể cộng đồng dưới
những điều kiện này. Chúng ta gọi đó là sự hình thành thể chế”. Chúng ta mang
tập hợp các thái độ có tổ chức này đi cùng với chúng ta, và chúng giúp cho việc
kiểm soát các hành động của chúng ta, phần lớn thông qua cái “tôi-khách thể”.
Sự
giáo dục là quá trình qua đó các tập tính của cộng đồng (thể chế) được “chủ
quan hóa” trong actor. Đây là một quá trình cơ bản, vì, theo quan điểm của
Mead, mọi người không có bản ngã và cũng không là thành viên thật sự của cộng
đồng cho tới khi họ có thể phản ứng với bản thân như là cộng đồng lớn. Để làm
điều đó, mọi người phải chủ quan hóa các thái độ tổng quát của cộng đồng.
Nhưng
một lần nữa Mead cẩn thận chỉ ra rằng các thể chế không cần phải hủy diệt cá
tính hay đàn áp sự sáng tạo. Mead công nhận rằng có “những thể chế xã hội có tính áp bức, điển hình, và bảo thủ
cực đoan - như nhà thờ – mà bởi tính chất không tiến bộ tàn nhẫn khắt khe của chúng,
ít nhiều đã vắt kiệt hay phá hủy cá tính”. Tuy nhiên, ông nhanh chóng nói thêm:
“Không có những lý do cần thiết hay bất khả kháng để giải thích tại sao các thể
chế xã hội lại áp bức hay bảo thủ cực đoan, và tại sao chúng không tốt hơn là,
như nhiều thể chế, nên có tính chất linh
hoạt và tiến bộ, để nâng cao cá tính hơn là chà đạp nó”. Đối với Mead, các thể
chế nên xác định cái mọi người cần làm chỉ theo nghĩa rất rộng và chung nhất,
và nên cho phép có nhiều chỗ cho cá tính và sự sáng tạo. Ở đây, Mead đã phát
biểu một khái niệm rất hiện đại về các thể chế xã hội ở cả mặt kềm hãm các cá
thể và mặt cho phép họ trở thành những cá thể sáng tạo.
Cái
mà Mead thiếu trong phân tích xã hội nói chung, và các thể chế xã hội nói
riêng, là một nhận thức thật sự vĩ mô về chúng theo cách của Marx, Weber và
Durkheim đã xử lý cấp độ phân tích này. Điều này là sự thật, mặc dù sự kiện là
Mead có một nhận thức về sự phát sinh, theo nghĩa là tổng thể được xem nhỏ hơn hẳn
tổng số của các bộ phận của nó. Cụ thể hơn là, “Sự phát sinh bao gồm một sự tái
tổ chức, nhưng sự tái tổ chức đem theo một cái gì đó chưa từng có trước đó. Lần
đầu tiên oxy và hydro đến kết hợp với nhau, nước xuất hiện. Lúc này nước là sự
kết hợp giữa oxy và hydro, nhưng trước đó không có nước dưới các nguyên tố
riêng biệt”. Tuy nhiên, Mead có xu hướng áp dụng ý tưởng về sự phát sinh đối
với ý thức hơn là áp dụng nó cho xã hội lớn. Nghĩa là, trí tuệ và bản ngã được
xem là phát sinh từ quá trình xã hội. Hơn nữa, Mead có xu hướng sử dụng từ sự
phát sinh chỉ đơn giản mang ý nghĩa là sự đi vào tồn tại của một cái gì đó mới
hay khác thường.
THUYẾT TƯƠNG TÁC BIỂU TƯỢNG: CÁC NGUYÊN TẮC
CƠ BẢN
Trung
tâm của chương này là thảo luận của chúng tôi về các nguyên tắc cơ bản của lý
thuyết TTBT. Dù chúng tôi cố gắng định tính lý thuyết trong phạm vi chung nhất,
điều này không dễ thực hiện, như Paul Rock nói, nó có “tính giá trị được xây
dựng một cách độc lập” và là một “sự cưỡng kháng đối với sự hệ thống hóa”. Có
những khác biệt quan trọng ngay trong thuyết TTBT, một số đã được thảo luận ở
phần trước. Chúng tôi cũng nói tới một số phê phán về thuyết TTBT.
Một
số nhà TTBT (Blumer, Manis và Melterz, Rose) đã cố gắng liệt kê các nguyên tắc
cơ bản của lý thuyết. Những nguyên tắc này bao gồm:
1. Loài
người, không như các loài vật, được thiên phú cho khả năng tư duy.
2. Khả
năng tư duy được định hình bởi tương tác xã hội.
3. Trong
tương tác xã hội, mọi người có thể học được các ý nghĩa và các biểu tượng cho
phép họ thực hành khả năng tư duy riêng biệt của loài người của họ.
4. Các ý nghĩa
và các biểu tượng cho phép mọi người thực hiện hành động và tương tác mang tính
con người riêng biệt.
5. Mọi
người có khả năng bổ sung hay thay đổi các ý nghĩa và các biểu tượng mà họ sử
dụng trong hành động và tương tác trên cơ sở sự diễn dịch của họ về hoàn cảnh.
6. Mọi
người có thể thực hiện những bổ sung và thay đổi này bởi vì, một phần, nhờ khả
năng tương tác nhau của họ, cho phép họ kiểm nghiệm các dạng hành động khả dĩ,
định giá các thuận lợi và bất lợi tương đối, và rồi chọn ra một cái.
7. Các
khuôn mẫu bện lấy nhau của hành động và tương tác tạo ra các nhóm và các xã
hội.
Năng lực tư duy
Giả thiết chủ yếu là con
người sở hữu khả năng tư duy phân biệt thuyết tương tác biểu tượng với các
nguồn gốc hành vi luận của nó. Giả thiết này cũng cung cấp cơ sở cho toàn bộ
định hướng lý thuyết của thuyết tương tác biểu tượng. Bernard Melterz, James Petras
và Larry Reynolds phát biểu rằng giả thiết về năng lực tư duy của con người là
một trong những đóng góp chủ yếu của các nhà TTBT thời kỳ đầu như James, Dewey,
Thomas, Cooley, và tất nhiên là Mead: “Các cá thể trong xã hội loài người không
được xem là các đơn vị bị thôi thúc bởi các lực lượng ngoại vi hay nội tại
ngoài sự kiểm soát của họ, hay nằm trong những ranh giới của một cấu trúc ít
nhiều cố định. Đúng hơn, họ được xem là các đơn vị phản ánh hay tương tác bao
gồm thực thể có tính xã hội”. Khả năng tư duy cho phép con người hành động một
cách có suy nghĩ hơn là chỉ cư xử thiếu suy nghĩ. Mọi người thường phải xây
dựng và dẫn dắt điều họ thực hiện hơn là chỉ đơn giản bộc phát nó ra.
Khả năng tư duy hàm ẩn
trong trí tuệ, nhưng các nhà TTBT có một
khái niệm hơi khác lạ về trí tuệ như coi nó bắt nguồn từ sự xã hội hóa của ý
thức. Họ phân biệt nó với bộ não vật chất. Mọi người cần có bộ não để phát
triển trí tuệ, nhưng một bộ não không sản sinh ra một trí tuệ một cách bất khả
kháng, rõ ràng như ở trường hợp của các loài thú vật. Các nhà TTBT cũng không
coi trí tuệ là một sự vật, một cấu trúc vật chất, mà đúng hơn là một quá trình
tiếp diễn. Nó là một quá trình mà tự thân là một bộ phận của quá trình lớn hơn
của các kích thích và các phản ứng. Trí tuệ có liên quan một cách hiển nhiên
tới mọi khía cạnh khác của thuyết TTBT, bao gồm sự xã hội hóa, các ý nghĩa, các
biểu tượng, bản ngã, sự tương tác, và ngay cả xã hội.
Tư duy và tương tác
Mọi người sở hữu một năng
lực chung về tư duy. Năng lực này phải được định hình và cải tạo trong quá
trình tương tác xã hội. Một quan điểm như thế dẫn nhà TTBT tới chỗ tập trung
vào một hình thái đặc thù của tương tác xã hội- sự xã hội hóa. Năng lực tư duy của con người được
phát triển sớm trong sự xã hội hóa ở thời thơ ấu và được cải tạo trong quá
trình xã hội hóa thời trưởng thành. Các nhà TTBT có một quan điểm về quá trình
xã hội hóa khác với phần lớn các nhà xã hội học khác. Đối với các nhà TTBT, các
nhà xã hội học truyền thống có xu hướng coi sự xã hội hóa chỉ đơn giản là một
quá trình qua đó mọi người học hỏi những sự vật mà họ cần để sống còn trong xã
hội (ví dụ, văn hóa, các kỳ vọng vai trò). Đối với các nhà TTBT, sự xã hội hóa
là một quá trình năng động hơn, cho phép mọi người phát triển năng lực tư duy,
để phát triển theo các cách thức riêng biệt của loài người. Hơn nữa, sự xã hội
hóa không chỉ đơn giản là quá trình một chiều trong đó actor tiếp nhận thông
tin, mà là một quá trình năng động, trong đó actor định hình và điều chỉnh
thông tin theo những nhu cầu của chính mình.
Các nhà TTBT, tất nhiên,
không chỉ đơn thuần quan tâm đến sự xã hội hóa, mà là đến sự tương tác nói
chung, là “cái quan trọng sống còn trong quyền hạn của chính nó”. Sự tương tác
là quá trình trong đó năng lực tư duy được phát triển và thể hiện. Mọi kiểu
tương tác, không chỉ tương tác trong xã hội hóa, nâng cao năng lực tư duy của
chúng ta. Ngoài ra, tư duy định hình quá trình tương tác. Trong phần lớn tương
tác, các actor phải quan tâm đến những người khác và quyết định có cần không và
như thế nào để thích ứng các hoạt động của họ đối với những người khác. Tuy
nhiên, không phải mọi tương tác đều liên quan đến tư duy. Sự phân biệt do
Blumer thực hiện giữa hai hình thái cơ bản của tương tác xã hội thích hợp ở
đây. Thứ nhất, sự tương tác phi biểu tượng – đối thoại bằng điệu bộ của Mead –
không liên quan đến tư duy. Thứ, sự tương tác biểu tượng đòi hỏi các quá trình
tinh thần.
Tầm quan trọng của tư duy đối
với các nhà TTBT được phản ánh trong quan điểm của họ về các đối tượng. Blumer phân
biệt ba loại đối tượng: các đối tượng vật chất, như một cái ghế, cái cây; các
đối tượng xã hội, như một sinh viên hay một bà mẹ; và các đối tượng trừu tượng,
như một ý tưởng hay một nguyên tắc đạo đức. Các đối tượng được coi đơn giản là
những sự vật “ở ngoài kia” trong thế giới thực tiễn; cái có ý nghĩa quan trọng
nhất là cách thức mà chúng được xác định bởi các actor. Các actor dẫn tới một
quan điểm tương đối luận rằng các đối tượng khác nhau có các ý nghĩa khác nhau
đối với các cá thể khác nhau: “Một cái cây sẽ là một đối tượng khác nhau đối
với một nhà thực vật học, một thợ cưa, một nhà thơ và một người làm vườn.”
Các cá thể học ý nghĩa của
các đối tượng trong quá trình xã hội hóa. Phần lớn chúng ta học được một tập
hợp chung các ý nghĩa, nhưng trong nhiều trường hợp, như với cái cây nói trên, chúng ta có những định
nghĩa khác nhau về cùng các đối tượng. Dù quan điểm định nghĩa này có thể đi
đến chỗ cực đoan, các nhà TTBT không cần phải chối bỏ sự tồn tại của các đối
tượng trong thế giới thực tiễn. Tất cả những gì họ cần làm là chỉ ra bản chất
cốt lõi của sự xác định ý nghĩa của những đối tượng đó cũng như khả năng mà
actor có thể có những định nghĩa khác nhau về cùng một đối tượng. Như Herbert Blumer nói: “Bản chất của một đối
tượng… chứa đựng ý nghĩa là nó có đối với cá nhân mà đối với hắn nó là một đối
tượng.”
Việc học hỏi các ý nghĩa và các đối tượng
Các nhà TTBT, nói theo
Mead, có xu hướng gắn kết ý nghĩa có tính nguyên nhân vào các tương tác xã hội.
Như vậy, ý nghĩa bắt nguồn không phải từ các quá trình tinh thần độc nhất mà từ
sự tương tác. Tiêu điểm này phát sinh từ chủ nghĩa thực dụng của Mead, ông tập
trung vào hành động và tương tác của con người, chứ không phải vào các quá
trình tinh thần riêng lẻ. Các nhà TTBT nói chung đã tiếp tục theo hướng này.
Trong những điều khác, mối quan tâm trung tâm không phải là mọi người tạo ra về
mặt tinh thần các ý nghĩa và biểu tượng như thế nào, mà là họ học được chúng
thông qua tương tác nói chung và xã hội hóa nói riêng như thế nào.
Mọi người học các biểu
tượng cũng như các ý nghĩa trong tương tác xã hội. Trong khi mọi người phản ứng
lại các dấu hiệu một cách vô tư lự, họ phản ứng với các biểu tượng bằng một
cung cách có suy tư. Các dấu hiệu thể hiện cho chính nó (ví dụ, các điệu bộ của
một con chó tức giận, hay nước đối với một người đang khát gần chết). “Các biểu
tượng là các đối tượng xã hội được dùng để thể hiện (hay đại diện cho, thay
cho) bất cứ cái gì mà mọi người đồng ý là nó sẽ tiêu biểu cho”. Không phải mọi
đối tượng xã hội đều tiêu biểu cho những sự vật khác, nhưng những đối tượng như
thế trở thành các biểu tượng. Từ ngữ, các vật dụng tạo tác vật chất, các hành
động vật chất (ví dụ, từ con thuyền, một chiếc thập tự, một ngôi sao David, một
quả đấm) tất cả đề có thể là các biểu tượng. Mọi người thường dùng các biểu
tượng để thông tin một điều gì đó về bản thân họ: họ lái xe Rolls-Royce, ví dụ,
để thông tin về một phong cách sống cụ thể.
Các nhà TTBT xem ngôn ngữ
như là một hệ thống lớn các biểu tượng. Các từ là những biểu tượng vì chúng
được dùng để thể hiện các sự vật. Các từ tạo ra mọi biểu tượng có thể có: các hành động, các đối
tượng, và những thứ khác, các từ tồn tại và có ý nghĩa chỉ vì chúng đã diễn tả
và có thể diễn tả thông qua việc sử dụng
các từ.
Các biểu tượng có tính cốt
yếu trong việc cho phép mọi người hành động theo những cách thức riêng biệt của
con người. Nhờ có biểu tượng, loài người :không phản ứng một cách thụ động với
một thực tế bao gồm nó mà sáng tạo và tái tạo một cách chủ động thế giới”.
Ngoài ích lợi chung này, các biểu tượng nói chung và ngôn ngữ nói riêng có một
số chức năng cụ thể đối với actor.
Trước hết, các biểu tượng
cho phép mọi người xử lý thế giới vật chất và xã hội bằng cách cho phép họ đặt
tên, phân hạng, và ghi nhớ các đối tượng mà họ đã gặp ở đó. Theo cách này, mọi
người có thể xếp đặt trật tự thế giới mà nếu không sẽ rất rối rắm. Ngôn ngữ cho
phép mọi người đặt tên, phân hạng và đặc biệt là ghi nhớ một cách hữu hiệu hơn
nhiều so với các loại biểu tượng khác, như các diễn đạt bằng hình ảnh.
Thứ hai, các biểu tượng
nâng cao năng lực nhận thức môi trường của mọi người. Thay vì bị ngập lụt bởi
một đống các kích thích không thề phân biệt, actor có thể cảnh giác với một số
bộ phần nào đó của môi trường hơn các bộ phận khác.
Thứ ba, các biểu tượng nâng
cao năng lực tư duy. Dù một tập hợp biểu tượng bằng hình ảnh có thể cho phép
một khả năng tư duy hạn chế, ngôn ngữ mở rộng ở tầm mức lớn khả năng này. Tư
duy, theo nghĩa này, có thể xem là sự tương tác biểu tượng với chính bản thân
của một cá thể.
Thứ tư, các biểu tượng gia
tăng mạnh khả năng giải quyết các vấn đề khác nhau. Những loài thú phải dùng
phương pháp thử và sai, nhưng loài người có thể suy nghĩ thông qua một loạt
những hành động có thể chọn lựa mang tính biểu tượng trước khi thật sự chọn lấy
một. Khả năng này giảm thiểu nguy cơ mắc phải lỗi lầm đắt giá.
Thứ năm, việc sử dụng biểu
tượng cho phép actor tiên nghiệm được thời gian, không gian, và thậm chí chính
con người của họ. Thông qua việc sử dụng các biểu tượng, actor có thể tưởng
tượng được thế giới như thế nào từ quan điểm của một cá nhân khác. Đây là khái
niệm TTBT nổi tiếng về việc giữ vai trò của kẻ khác.
Thứ sáu, các biểu tượng cho
phép chúng ta tưởng tượng ra một thực tại siêu hình, như thiên đàng hay địa
ngục. Thứ bảy, và là tổng quát nhất, các biểu tượng cho phép mọi người tránh
khỏi lệ thuộc vào môi trường. Họ có thể chủ động hơn là thụ động - nghĩa là, tự
điều khiển lấy cái mà họ làm.
Hành
động và sự tương tác
Quan tâm cơ bản của các nhà
TTBT là về tác động của các ý nghĩa và biểu tượng lên hành động và tương tác
của con người. Ở đây, rất có ích khi sử dụng sự phân biệt của Mead giữa hành vi
công khai và hành vi tiềm ẩn. Hành vi tiềm ẩn là quá trình tư duy, bao gồm các
biểu tượng và các ý nghĩa. Hành vi công khai là hành vi thực sự được thực hiện
bởiactor. Một số hành vi công khai không liên quan với hành vi tiềm ẩn (hành vi
tập tính hay các phản ứng thiếu suy nghĩ đối với các kích thích ngoại vi). Tuy
nhiên, phần lớn hành động của con người có liên quan đến cả hai. Hành vi tiềm
ẩn là mối quan tâm lớn nhất của các nhà TTBT, trong khi hành vi công khai là
mối quan tâm lớn hơn đối với các lý thuyết gia trao đổi hay các nhà hành vi học
theo truyền thống nói chung.
Các ý nghĩa và các biểu
tượng tạo cho hành động xã hội (có liên quan đến một actor riêng lẻ) và tương
tác xã hội (có liên quan đến hai hay nhiều hơn các actor thực hiện hành động xã
hội đa năng) của con người các đặc tính riêng biệt. Hành động xã hội là cái mà
trong đó các cá thể “hành động với những người khác trong tâm trí”. Nói cách
khác, trong việc thực hiện một hành động, mọi người đồng thời cố gắng phán đoán
tác động của nó lên actor khác có liên quan. Mặc dù họ thường thực hiện hành vi
tập tính, thiếu suy nghĩ, mọi người có khả năng thực hiện hành động xã hội.
Trong quá trình tương tác
xã hội, mọi người thông tin bằng biểu tượng các ý nghĩa cho những người khác có
liên quan. Những người khác diễn dịch các biểu tượng này và định hướng hành
động phản ứng của họ trên cơ sở các diễn dịch đó. Nói cách khác, trong tương
tác xã hội, actor thực hiện một quá trình ảnh hưởng đa phương.
Thực
hiện các lựa chọn
Một phần vì khả năng xử lý
các ý nghĩa và các biểu tượng, mọi người, không như các loài vật, có thể chọn
lựa trong các hành động họ sẽ thực hiện. Mọi người không cần chấp nhận các ý
nghĩa và các biểu tượng chẳng liên quan gì tới họ. Trên cơ sở sự diễn dịch của
họ về hoàn cảnh, “con người có khả năng tạo ra các ý nghĩa mới và các giới
tuyến mới của ý nghĩa”. Như vậy, đối với nhà TTBT, actor tối thiểu cũng có một sự tự trị nào đó. Họ
cũng không chỉ đơn giản bị kềm hãm hay bị quyết định; họ có khả năng tạo ra các
lựa chọn duy nhất và độc lập. Hơn nữa, họ có thể phát triển một cuộc sống có
một phong cách độc nhất.
W.I. Thomas và Dorothy
Thomas đã có công trong việc nhấn mạnh
khả năng sáng tạo này trong khái niệm của họ về sự định nghĩa hoàn cảnh: “Nếu
người ta định nghĩa hoàn cảnh là có thật, chúng có thật trong những bối cảnh
của chúng”. Anh em Thomas biết rằng phần lớn các định nghĩa của
chúng ta về các hoàn cảnh đã được cung cấp từ xã hội. Thực tế, họ nhấn mạnh vào
điểm này, việc nhận dạng đặc biệt trong gia đình và cộng đồng là các nguồn của
các định nghĩa về xã hội của chúng ta. Tuy nhiên, quan điểm của họ nổi bật do
sự nhấn mạnh của nó đến khả năng của các định nghĩa hoàn cảnh cá thể “xảy ra
cùng một lúc”, nó cho phép mọi người thay đổi và bổ sung các ý nghĩa và các
biểu tượng.
Khả năng này của actor được
phản ánh trong một tiểu luận của Gary Fine và Sherryl Kleinman, trong đó họ
nhìn vào hiện tượng của một “mạng lưới xã hội”. Thay vì xem mạng lưới xã hội là
một cấu trúc vô ý thức và kềm hãm xã hội, Fine và Kleinman xem nó như là một
tập hợp các quan hệ xã hội mà mọi người phú ý nghĩa và công dụng cho các mục
đích tập thể và cá nhân.
Bản
ngã và tác phẩm của Erving Goffman
Bản ngã là một khái niệm có
tầm quan trọng lớn lao đối với các nhà TTBT. Thực tế, Rock lý luận rằng bản ngã
“thiết lập chính cái trung tâm lược đồ tri thức của các nhà lý thuyết tương tác. Mọi quá
trình và sự kiện xã hội học khác xoay chuyển quanh trung tâm đó, lấy từ nó
ra phân tích của họ về ý nghĩa và tổ
chức”. Trong nỗ lực để hiểu khái niệm này ngoài sự trình bày theo hệ thống ban đầu của Mead,
chúng ta trước tiên phải hiểu ý tưởng về sự tự phản tỉnh (looking-glass self)
phát triển bởi Charles Horton Cooley. Cooley, xác định khái niệm này là:
Một sự
tưởng tượng hạn định ở một mức nào đó về bản ngã của một người - nghĩa là, bất
cứ ý tưởng nào hắn ta thích hợp - xuất hiện trong một tâm trí cụ thể, và cái
loại tự cảm giác mà một người có được quyết định bởi thái độ hướng tới nó được
gán cho một tâm trí khác… Thế nên trong tưởng tượng chúng ta nhận thức trong
tâm trí của một người khác một ý nghĩ nào đó về ngoại hình của ta, các cung
cách xử sự, các mục đích, các hành động, tính cách, các bạn hữu của ta, vv…và
chịu ảnh hưởng đa dạng từ nó.
Ý tưởng về việc tự phản
tính có thể tách ra làm ba thành tố. Thứ nhất, chúng ta tưởng tượng ra chúng ta
có vẻ như thế nào đối với người khác. Thứ hai, chúng ta tưởng tượng phán xét
của họ về cái vẻ đó sẽ là gì. Thứ ba, chúng ta phát triển một cảm giác về bản
ngã nào đó, ví như một niềm tự hào hay một điều tủi nhục, và kết quả là sự tưởng
tượng của chúng ta về sự phán xét của những người khác.
Khái niệm của Cooley về sự
tự phản tỉnh và khái niệm của Mead về bản ngã có ý nghĩa quan trọng trong sự
phát triển khái niệm về bản ngã của nhà TTBT hiện đại. Blumer xác định bản ngã
theo nghĩa cực kỳ đơn giản: “Sự thể hiện này (bản ngã) không có gì là bí ẩn. Nó
chỉ đơn giản có nghĩa là một con người có thể là một đối tượng của hành động
của chính hắn… hắn hành động hướng về
bản thân hắn và dẫn dắt bản thân hắn trong các hành động của mình hướng tới
những người khác trên cơ sở của loại đối tượng mà hắn là đối với bản thân hắn”.
Bản ngã là một quá trình, không phải là một sự vật. Như Blumer làm rõ, bản ngã cho phép con người
hành động hơn là chỉ đơn giản phản ứng lại kích thích ngoại vi:
Quá
trình này (sự diễn dịch) có hai bước phân biệt. Thứ nhất, actor chỉ thị cho bản
thân những sự vật mà hắn hướng hành động tới; hắn phải chỉ ra trong bản thân
những sự vật có ý nghĩa… Sự tương tác
này với bản thân là một cái gì đó hơn là một sự tác động lẫn nhau của các
nguyên tố tâm lý; nó là một ví dụ về cá nhân đang thực hiện một quá trình thông
tin với chính hắn, sự diễn dịch trở thành vấn để giải quyết các ý nghĩa. Actor
chọn lựa, kiểm điểm, đình chỉ, phân nhóm lại, và chuyển đổi các ý nghĩa dưới
ánh sáng của hoàn cảnh trong đó hắn được nối kết vào phương hướng hành động của
hắn.
Dù diễn tả về sự diễn dịch
này nhấn mạnh vai trò bản ngã giữ trong quá trình chọn lựa cách hành động,
Blumer thực sự không đi xa lắm ra ngoài các trình bày của Cooley và Mead. Tuy nhiên,
các tư tưởng gia hiện đại và các nhà khảo cứu khác đã cải tiến nâng cao khái
niệm bản ngã.
Tác phẩm của Erving Goffman
Tác phẩm quan trọng nhất về
bản ngã trong thuyết TTBT là cuốn Sự thể hiện bản ngã trong cuộc sống đời
thường của Erving Goffman. Khái niệm của Goffman về bản ngã mang món nợ sâu
sắc với những ý tưởng của Mead, nói riêng là thảo luận của ông về sự căng thẳng
giữa Tôi, cái bản ngã tự phát, và tôi, những kềm hãm xã hội nằm trong bản ngã.
Sự căng thẳng này phản chiếu trong tác phẩm của Erving Goffman về cái mà ông
gọi là “sự không nhất quán chủ yếu giữa các bản ngã quá con người của tất cả
chúng ta và các bản ngã xã hội hóa của chúng ta”. Sự căng thẳng này là do sự khác nhau giữa cái mà
mọi người kỳ vọng chúng ta làm và cái mà chúng ta muốn làm một cách tự phát.
Chúng ta đương đầu với đòi hỏi phải làm cái mà chúng ta được kỳ vọng; hơn nữa,
chúng ta không có quyền lưỡng lự. Như
Goffman xác định: “Chúng ta phải không được dao động”. Để duy trì một hình
ảnh bản ngã bền vững, mọi người trình diễn cho đám khán giả xã hội của họ. Như
là kết quả của mối quan tâm này vào sự diễn trò, Goffman tập trung vào kịch
tính (dramaturgy), hay là một quan điểm về cuộc sống xã hội như là một chuỗi
diễn xuất kịch nghệ na ná như trên sân
khấu.
Kịch
tính. Nhận
thức của Goffman về bản ngã được định hình bởi cách tiếp cận kịch tính của ông.
Đối với Goffman (như đối với Mead và
phần lớn các nhà TTBT khác), bản ngã:
không
phải là một vật hữu cơ có một vị trí cụ thể…Trong việc phân tích bản ngã chúng
ta rút ra từ người sở hữu của nó, từ cá nhân sẽ hưởng lợi hay mất mát do nó, vì hắn và thân thể hắn cung cấp cái
mắc áo trên đó một cái gì đó của sự hợp tác chế tạo sẽ được treo một thời
gian.. Các phương tiện sản xuất và duy trì các bản ngã không trú ngụ trong lòng
mắc áo.
Goffman xem bản ngã không
phải là một sự chiếm hữu của actor mà đúng hơn là một sản phẩm của tương tác
kịch tính giữa actor và khán giả. Bản ngã là “một hậu quả có tính chất kịch
nghệ nảy sinh từ một cảnh được thể hiện”. Vì bản ngã là một sản phẩm của tương
tác kịch tính, nó dễ bị đổ vỡ trong khi đang diễn xuất. Kịch tính của Goffman
liên quan tới các quá trình qua đó những sự quấy phá được ngăn chận hay xử lý.
Mặc dù phần lớn thảo luận của ông tập trung vào những sự ngẫu nhiên mang tính
kịch này, Goffman đã chỉ ra rằng phần lớn diễn xuất là thành công. Kết quả là trong những hoàn
cảnh bình thường một bản ngã vững chắc hòa hợp với người thủ diễn, và nó “có vẻ
như” bắt nguồn từ người này.
Goffman giả sử rằng khi một
cá thể tương tác, họ muốn thể hiện một ý nghĩa nào đó về bản ngã sẽ được những
người khác chấp nhận. Tuy nhiên, ngay cả khi họ thể hiện bản ngã đó, các actor
biết rằng những thành viên trong số khán
giả có thể quấy phá sự diễn xuất của họ. Vì lý do này, những actor hòa theo nhu
cầu kiểm soát đám khán giả, đặc biệt là đám mà những nguyên tố của nó có thể có
tính chất quấy nhiễu. Các actor hy vọng rằng ý nghĩa về bản ngã mà họ thể hiện
cho đám khán giả sẽ đủ mạnh đối với nó để nó xác định ý nghĩa các actor theo ý
muốn của họ. Các actor cũng hy vọng rằng điều này sẽ làm cho đám khán giả hành
động một cách tự nguyện những gì actor muốn nó làm. Goffman định tính mối quan
tâm trung tâm này là “mánh khóe gây ấn tượng”. Nó bao gồm các kỹ thuật mà các actor sử dụng để duy trì những ấn
tượng nhất định ở bề mặt của những vấn đề mà họ có lẽ sẽ đương đầu, và các
phương pháp họ dùng để đối phó với các vấn đề này.
Nói theo phép loại suy có
tính sân khấu này, Goffman nói về một tiền trường sân khấu. Tiền trường là một
bộ phận của sự diễn xuất nói chung là thực hiện chức năng xác định hoàn cảnh
theo những đường lối xác định và chung nhất cho những người quan sát sự diễn
xuất đó. Trong phạm vi tiền trường, Goffman phân biệt sâu hơn giữa tiền trường
dàn cảnh và tiền trường cá nhân. Dàn cảnh là chỉ cảnh trí vật chất nơi actor sẽ
diễn xuất. Không có nó, thường các actor không thể diễn xuất được. Ví dụ, một
cuộc phẫu thuật đòi hỏi phải có phòng mổ, một lái xe taxi, một người trượt băng
bị thương. Tiền trường cá nhân bao gồm những hạng mục trang bị thể hiện mà khán
giả đồng nhất với người thủ diễn và mong đợi họ mang mặc chúng. Một nhà giải
phẩu, ví dụ, được mong chờ ăn vận y phục bác sĩ, có những dụng cụ nhất định,
vv…
Rồi Goffman tiểu phân tiền
trường cá nhân thành vẻ ngoài và cung cách. Vẻ ngoài bao gồm các mục bảo cho
chúng ta tình trạng xã hội địa vị xã hội của diễn viên (ví dụ, trang phục bác
sĩ). Cung cách bảo cho khán giả loại vai trò diễn viên thủ diển trong hoàn cảnh
đó (ví dụ, việc sử sụng các phong cách, thái độ). Một cung cách thô lỗ hay hoà
nhã chỉ ra các kiểu diễn xuất hoàn toàn khác nhau. Nói chung, chúng ta chờ đợi
vẻ ngoài và cung cách nhất quán với nhau.
Duø Goffman tiếp cận tiền
trường và các phương diện khác của hệ thống của ông như một nhà TTBT, ông cũng
thảo luận đặc tính cấu trúc của chúng. Ví dụ, ông lý luận rằng các tiền trường
có xu hướng trở nên bị thể chế hoá, thế là “các sự thể hiện có tính tập thể”
phát sinh đối với cái sẽ diễn ra trong một tiền trường xác định. Rất thường khi
các actor giữ những vai trò đã được thiết lập, họ tìm ra những tiền trường đã
thiết lập sẵn cho các diễn xuất đó. Kết quả là, Goffman lý luận, các tiền
trường đó có xu hướng được chọn lựa chứ không phải được sáng tạo. Ý tưởng này
chuyên chở một hình ảnh có tính chất cấu trúc nhiều hơn là chúng ta có thể tiếp
nhận từ phần lớn những nhà TTBT.
Dù có một quan điểm cấu
trúc như thế, các nhận thức nội quan thú vị nhất của Goffman nằm trong lĩnh vực
tương tác. Ông lý luận rằng vì mọi người nói chung cố thể hiện một hình ảnh lý
tưởng về bản thân trong các diễn xuất tiền trường của họ. Trước hết, các actor
có thể muốn che đậy các thú vui thầm kín (ví dụ, uống rượu) đã thực hiện trước
khi diễn xuất hay trong đời sống quá khứ không thích hợp với diễn xuất của họ.
Thứ hai, các actor có thể muốn che đậy các lỗi lầm đã mắc phải trong việc chuẩn
bị cho diễn xuất cũng như các bước để sửa chữa các lỗi lầm này. Ví dụ, một tài
xế taxi có thể tìm cách che đậy sự thật rằng ông đã xuất phát sai hướng. Thứ
ba, các actor có thể thấy cần thiết để chỉ bộc lộ ra các sản phẩm cuối cùng và
che giấu các quá trình liên quan tới việc tạo nên chúng. Ví dụ, các giáo sư có
thể dành nhiều giờ để chuẩn bị một bài giảng, nhưng họ có thể muốn làm ra vẻ
như thể họ luôn luôn biết về tư liệu. Thứ tư, có thể cần thiết cho actor để che
giấu khán giả những “công việc nhơ bẩn” liên quan đến việc tạo ra các sản phẩm
cuối cùng. Các công việc nhơ bẩn có thể bao gồm các việc làm “về mặt vật chất
không sạch sẽ, bán hợp pháp, độc ác và suy đồi theo nhiều cách khác”. Thứ năm,
trong việc đưa ra một diễn xuất cụ thể, các actor có thể bỏ qua các tiêu chuẩn
khác. Cuối cùng, các actor có lẽ thấy cần thiết để che giấu bất kỳ sự sỉ nhục,
bẽ mặt, hay các việc làm ám muội nào, để cho diễn xuất được suôn sẻ. Nói chung
lại, các actor có xu hướng tư lợi trong việc che đậy những sự thật như thế với
khán giả.
Một khía cạnh khác của kịch
tính trong tiền trường là các actor thường cố gắng đưa tới ấn tượng rằng họ gần
với khán giả hơn là họ thật sự như thế. Ví dụ, các actor có thể cổ vũ cho ấn
tượng rằng vở diễn mà họ thực hiện vào thời điểm đó là diễn xuất duy nhất của
họ, hay ít nhất là vở diễn quan trọng nhất của họ. Để làm điều này, các actor
phải chắc rằng khán giả của họ bị tách biệt để cho các sai sót của vở diễn
không bị phát hiện. Ngay cả nếu nó bị phát hiện, Goffman lý luận, các khán giả
tự họ có thể cố đối phó với sự sơ sót này, để không phá hỏng hình ảnh lý tưởng
của họ về actor. Điều này vén mở đặc tính tương tác của các vở diễn. Một vở
diễn thành công tùy thuộc vào mối quan hệ của tất cả các bên. Một ví dụ khác về
loại mánh khóe gây ấn tượng này là nỗ lực của actor để đem tới ý tưởng rằng có
một cách gì đó nhất quán về vở diễn cũng như mối quan hệ giữa họ và khán giả.
Khán giả cũng vậy, muốn cảm thấy rằng đó là sự tiếp thu một vở diễn nhất quán.
Các actor cố chắc ăn rằng
mọi bộ phận của bất kỳ vở diễn nào có sự gắn kết với nhau. Trong một số trường
hợp, một khía cạnh không tương hợp riêng biệt có thể phá vỡ một vở diễn. Tuy
nhiên, các vở diễn khác nhau về số lượng tính nhất quán đòi hỏi. Một sơ sót của
một linh mục trong buổi lễ thánh có thể có tính chất phá hủy kinh khủng, nhưng
nếu một tài xế taxi quay xe sai lầm, dường như không có gì nguy hại lớn cho
toàn vở diễn.
Một kỹ thuật khác được sử
dụng bởi các diễn viên là sự làm ra vẻ bí ẩn. Các actor thường có xu hướng làm
bí ẩn sự diễn xuất của họ bằng cách hạn chế sự tiếp xúc giữa họ và khán giả.
Bằng cách gia tăng “khoảng cách xã hội” giữa họ và khán giả, họ cố tạo ra một
cảm giác kính sợ trong khán giả. Điều này, tới lượt nó, ngăn khán giả đặt dấu
hỏi về vở diễn. Một lần nữa Goffman chỉ ra rằng khán gỉa cũng liên quan đến quá
trình này và thường tự nó cũng tìm cách duy trì sự tin cậy vào vở diễn bằng
cách giữ khoảng cách với diễn viên.
Điều này dẫn chúng ta tới
mối quan tâm của Goffman đối với các đội (team). Đối với Goffman, với tư cách
một nhà TTBT, một tiêu điểm vào các actor cá thể cản trở các sự thật quan trọng
về sự tương tác. Đơn vị phân tích cơ bản
của Goffman do vậy là đội chứ không phải là cá thể. Một đội là một tập hợp các
cá thể cùng cộng tác trong việc diễn xuất một vở diễn đơn lẻ. Như vậy, thảo
luận bên trên về mối quan hệ giữa diễn viên và khán giả thật ra là về các đội[2].
Từng thành viên tin cậy vào những người khác, vì tất cả đều có thể phá vỡ sự
diễn xuất và tất cả đều nhận thức rằng họ đang thực hiện một hành động. Goffmna
kết luận rằng một đội là một loại “xã hội bí mật”.
Goffman cũng thảo luận về
một hậu trường sân khấu (back stage) nơi mà các sự thật bị kềm hãm ở tiền
trường hay nhiều hành động phi thể thức khác nhau có thể xuất hiện. Một hậu
trường sân khấu thường là sát bên tiền trường, nhưng cũng hoàn toàn cách biệt
với nó. Các diễn viên có thể tin chắc rằng không có bất cứ ai trong số khán giả
xuất hiện ở hậu trường. Một vở diễn hầu như khó khăn nếu các actor không thể
ngăn chận khán giả đừng bước vào hậu trường sân khấu. Cũng có một khu vực thứ
ba ngoài lề, khu vực bên ngoài (outside), không phải là tiền trường mà cũng
chẳng phải hậu trường.
Không có khu vực nào luôn
luôn là một trong ba khu vực trên. Cũng vậy, một khu vực đưa ra có thể chiếm
giữ tất cả ba khu vực ở các thời điểm
khác nhau. Một văn phòng của giáo sư là tiền trường khi tiếp một sinh viên, là
hậu trường khi sinh viên đó đi khỏi, và là khu vực bên ngoài khi người giáo sư
đang theo dõi một trận đấu bóng rỗ của
trường đại học.
Mánh
khóe gây ấn tượng. Goffman khép lại cuốn Sự thể hiện bản
ngã trong cuộc sống hàng ngày với một số ý tưởng bổ sung về thủ thuật của
mánh khóe gây ấn tượng. Nói chung, mánh khóe gây ấn tượng được định hướng để
bảo vệ chống lại một loạt các hành động không mong đợi, ví dụ các điệu bộ ngoài
dự liệu, các chỉ dẫn không đúng chỗ, các hớ hênh, cũng như các hành động có dự
tính, như việc dựng cảnh trí. Goffman quan tâm đến các phương pháp khác nhau để
xử lý các vấn đề này. Thứ nhất, có một tập hợp các phương pháp liên quan đến
các hành động hướng tới việc tạo ra sự trung thành kịch tính bằng cách, ví dụ,
cổ vũ sự trung thành trong nhóm, ngăn ngừa các thành viên của đội khỏi việc
đồng nhất với khán giả, và thay đổi khán giả theo định kỳ để họ không trở nên
quá biết về các diễn viên. Thứ hai, Goffman đề ra nhiều hình thức khác nhau của
kỷ luật kịch tính, như sự hiện diện của trí óc để tránh các sơ sót, duy trì sự
tự chủ, và thu xếp các cách thể hiện nét mặt, giọng nói của diễn xuất của một
người. Thứ ba, ông nhận dạng các kiểu thận trọng kịch tính khác nhau, như việc
quyết định trước một vở diễn sẽ tiến hành ra sao, đặt kế hoạch cho các vấn đề
khẩn cấp, chọn lựa các đồng đội trung thành, chọn các khán giả tốt, có quan hệ
với các đội nhỏ nơi ít khi có sự bất đồng, thực hiện các diễn xuất ngắn, ngăn
ngừa khán giả khỏi tiếp nhận các thông tin riêng tư, và xử lý một lịch trình
hoàn chỉnh để ngăn ngừa các sự không đoán trước.
Khán giả cũng góp phần vào
sự thành công của mánh khóe gây ấn tượng của các actor hay các đội actor. Khán
giả thường hành động để cứu vớt vở diễn thông qua các công cụ như tập trung chú
ý vào nó, tránh các bộc phát cảm xúc, không lưu ý tới các sơ sót, và lưu tâm
đặc biệt tới các diễn viên mới nhập vai.
Trong nhận xét khái quát về
cuốn Sự thể hiện bản ngã trong cuộc sống hàng ngày của mình, Manning chỉ
ra không chỉ tính chất trung tâm của bản ngã, mà cả cách nhìn cay độc của
Goffman về mọi người trong tác phẩm này:
Chiều
hướng tổng quát của cuốn Sự thể hiện bản ngã trong cuộc sống hàng ngày là
nói về một thế giới mà trong đó mọi người, dù là cá nhân hay nhóm, theo đuổi
các mục đích riêng của họ bằng cách bất kể đạo lý đối với những người khác... Cách
nhìn ở đây là coi cá thể như là một tập hợp của các mặt nạ diễn xuất che giấu
một bản ngã đầy mánh khoé và bất cần đạo lý.
Manning đưa ra một “luận đề
hai bản ngã” để diễn tả khía cạnh này của tư duy của Goffman; nghĩa là, mọi
người vừa có một bản ngã diễn xuất, vừa có một bản ngã che giấu, xấu xa.
Goffman tiếp theo tác phẩm Sự
thể hiện của bản ngã trong cuộc sống hàng ngày với một loạt sách và tiểu
luận thú vị và quan trọng khác. Chúng ta khép lại phần này với một vài minh họa
về cách tư duy riêng biệt của ông.
Trong “Khoảng cácch vai trò”,
Goffman quan tâm tới mức độ cá thể nắm bắt một vai trò đưa ra. Theo ông, vì số
lượng lớn các vai trò, ít người có quan hệ một cách hoàn toàn với bất kỳ vai
trò đưa ra nào. Khoảng cách vai trò giải quyết mức độ các cá thể tự tách biệt
với các vai trò họ đang giữ. Ví dụ, nếu trẻ con lứa tuổi lớn hơn chơi trò đu
quay, chúng dường như biết rằng chúng quá lớn đối với trò chơi này. Một cách để
đối phó với cảm giác này là chứng tỏ một khoảng cách đối với vai trò bởi việc
thực hiện nó một cách thờ ơ, không chú ý bằng những động tác có vẻ nguy hiểm
trong khi đang chơi. Bằng việc thực hiện các hành động này, chúng thực ra muốn
giải thích với khán giả rằng chúng không bị lôi cuốn bởi trò chơi như bọn trẻ
bé hơn, mà nếu chúng chơi, đó là chính vì các hành vi đặc biệt chúng đã làm.
Một trong những nhận thức
nội quan chủ chốt của Goffman là cho rằng khoảng cách vai trò là một chức năng
của địa vị xã hội của một người. Người có địa vị cao thường biểu lộ khoảng cách
vai trò vì các lý do khác với người ở địa vị thấp. Ví dụ, một nhà giải phẫu cao
cấp có thể biểu lộ khoảng cách vai trò trong phòng mổ để giải tỏa căng thẳng
của đội phẫu thuật. Mọi người ở địa vị thấp thường biểu lộ một sự tự vệ trong
việc hạn chế khoảng cách vai trò. Ví dụ, những người lau dọn nhà vệ sinh có thể
làm công việc theo một cung cách chán chường và thờ ơ. Họ có thể đang cố bảo
cho khán giả biết rằng họ còn làm được những chuyện tốt hơn việc này nhiều.
Trong một cuộc phỏng vấn về
phần lớn các tác phẩm của Mead và sự tương tác, Manning nhận diện bốn “nguyên tắc tương tác
kềm hãm các tương tác mặt đối mặt”.
1. Các
tác nhân tương tác phải biểu thị ý thức về hoàn cảnh” hay, “kiến thức thực hành
về việc thực hiện các hoàn cảnh xã hội”. Bao gồm ở đây là những điều như việc
quan sát nghi thức trong các hoàn cảnh xã hội cụ thể - nói cách khác, việc thực
hiện cái được coi là thích hợp. Tuy nhiên, cần làm rõ rằng cái được coi là
thích hợp có thể khác nhau ở các hoàn cảnh khác nhau.
2. Mọi
người phải chỉ ra mức độ liên quan thích hợp trong một hoàn cảnh xã hội đưa ra.
Ví dụ, mọi người nói chung không thể có vẻ đang bận tâm khi thực hiện tương tác
xã hội.
3. Mọi
người phải biểu thị các cấp độ thiếu chú ý một cách lịch sự khi tương tác với
những người lạ. Nghĩa là, trong các hoàn cảnh giấu tên có nhiều điều khác nhau
mà phận sự của chúng ta là làm ngơ. Sự thiếu chú ý một cách lịch sự “biểu thị
một sự cân bằng tinh tế giữa việc nhận ra những người chung quanh ta và một sự
tôn trọng cố tình đối với họ. Chúng ta tôn trọng quyền của họ để không hỏi han
về chuyện giấu tên.
4. Các
tác nhân tương tác phải dễ gần đối với những người khác, nếu không sự tương tác
xã hội sẽ bị đổ vỡ.
Ở nền tảng của bốn giả định
này là một giả định thậm chí còn cơ bản hơn mà Goffman gọi là “Điều kiện về sự
đúng lúc”, hay, “bất kỳ sự xếp đặt nào dẫn chúng ta tới chỗ xét đoán các hành
động bằng lời của một các thể không phải là một biểu lộ của sự xa lạ.”
Một
trong những cuốn sách thú vị nhất của Goffman là Sự ô nhục: các ghi chú về
sự thu xếp của cá tính suy đồi. Goffman quan tâm đến khoảng cách giữa cái
mà một cá nhân nên là - “cá tính xã hội hiển hiện”, với cái mà một cá nhân
thực sự là - “cá tính xã hội thực sự”. Bất kỳ người nào có một khoảng cách giữa
hai cá tính này là bị ô nhục. Cuốn sách tập trung vào tương tác kịch tính giữa
những người bị ô nhục và những người bình thường. Bản chất của tương tác này
phụ thuộc vào một trong hai kiểu ô nhục mà cá thể có. Trong trường hợp ô nhục
vì đã mất thể diện, actor cho rằng những khác biệt đã được các thành viên khán
giả biết, hay là hiển nhiên đối với họ (ví dụ, một người bị liệt hai chân, hoặc
một người bị mất một chi). Còn ô nhục vì có thể mất thể diện là kiểu mà trong
đó các khác biệt mà khán giả không biết cũng như không quan sát được chúng (ví
dụ, một người có hậu môn giả, hoặc bị chứng đồng tính ái). Đối với người có sự
ô nhục vì đã mất thể diện, vấn đề kịch tính cơ bản là việc thu xếp sự căng
thẳng sinh ra bởi sự kiện rằng mọi người biết về vấn đề. Đối với người có sự ô
nhục vì có thể mất thể diện, vấn đề kịch tính là thu xếp thông tin để cho vấn
đề vẫn không bị khán giả biết.
Phần
lớn nội dung của cuốn sách được dành cho mọi người có những ô nhục rõ ràng,
thường là các nỗi ô nhục vì lố bịch (ví dụ, bị mất lỗ mũi). Tuy nhiên, khi mở
sách ra, bạn đọc nhận ra rằng Goffman thực sự đang nói rằng tất cả chúng ta đều
mang nỗi ô nhục vào lúc này hay lúc khác, hay trong một tập hợp này hay khác.
Ví dụ của ông bao gồm một người Do Thái đi qua một cộng đồng mà phần lớn là
người Thiên Chúa giáo, một người béo phị trong một nhóm những người bình
thường, và cá thể đã nói dối về quá khứ
của mình và phải luôn luôn chắc rằng khán giả không biết về sự lừa dối đó.
Phép
phân tích cơ cấu. Ở điểm này cần thảo luận về
các chiều hướng và thay đổi về sau này trong kiểu tư duy của Goffman. Trong cuốn
Phân tích cơ cấu: Một tiểu luận về sự tổ chức của kinh nghiệm, Goffman
rời bỏ các nguồn gốc TTBT cổ điển của ông và hướng tới việc nghiên cứu các cấu
trúc vi mô về đời sống xã hội (về một tiểu luận gần đây sử dụng ý tưởng về các
cấu trúc, xem Chayko). Mặc dù ông vẫn cảm thấy rằng mọi người định nghĩa các
hoàn cảnh theo nghĩa của W.I. Thomas, giờ đây ông nghĩ rằng các định nghĩa kém
quan trọng đi nhiều: “Việc định nghĩa hoàn cảnh như thực tại tất nhiên có những
ý nghĩa quan trọng, nhưng chúng có thể đóng góp rất ngoài lề đối với các sự
kiện đang tiến triển”. Hơn nữa, ngay cả khi mọi người định nghĩa hoàn cảnh, họ
không tạo ra các định nghĩa đó một cách thông thường. Hành động được xác định
bởi các cơ cấu gắn liền với các nguyên tắc hơn là thông qua một quá trình chủ
động, sáng tạo. Goffman phát biểu mục tiêu của ông: “cố gắng tách biệt một số
cơ cấu cơ bản của nhận thức có sẵn trong xã hội của chúng ta đối với việc tạo
lập ý nghĩa từ các sự kiện và phân tích các
tính chất có thể bị tổn thương mà đối với chúng những cấu trúc tham
chiếu này là chủ thể”.
Goffman nhìn từ phía ngoài
và phía sau các hoàn cảnh mỗi ngày trong cuộc tìm kiếm các cấu trúc điều hành
chúng một cách vô hình. Đó là “giản đồ diễn dịch” cho phép các cá thể “định vị,
nhận thức, nhận dạng và đặt tên các sự kiện xảy ra trong không gian cuộc sống
của họ và thế giới ở mức độ lớn hơn. Bằng cách diễn dịch các sự kiện và sự cố
có ý nghĩa, các cơ cấu thực hiện chức năng tổ chức kinh nghiệmvà hướng dẫn hành
động của cá thể hay tập thể”. Các cơ cấu là các nguyên tắc tổ chức xác định các
kinh nghiệm của chúng ta. Chúng là những giả thiết về cái mà chúng ta nhìn thấy
trong thế giới xã hội. Không có các cơ cấu, thế giới của chúng ta không có
gì hơn một số sự kiện và thực tế cá thể
rối rắm hỗn độn và không có mối quan hệ
với nhau. Gonos cung cấp các đặc điểm cấu trúc khác của những cơ cấu:
Từ các
phân tích của Goffman về các hoạt động có cơ cấu riêng biệt, chúng ta có thể
phái sinh các đặc tính chủ yếu của các cơ cấu. Một cơ cấu không được coi là một
sự hợp nhất lỏng lẻo, hơi ngẫu nhiên các nguyên tố được đặt lại với nhau trong
một thời gian ngắn. Mà đúng hơn, nó được thiết lập bởi một số thành tố chủ yếu,
có một sự sắp xếp xác định và các quan hệ bền vững. Các thành tố này không được
gom lại từ nơi này nơi khác, như là các nguyên tố của một hoàn cảnh, nhưng luôn
luôn được tìm thấy cùng với nhau như một hệ thống. Các thành tố tiêu chuẩn gắn
vào nhau và được hoàn tất… Các nguyên tố khác ít chủ yếu hơn hiện diện trong
bất cứ trường hợp kinh nghiệm cá biệt
nào và gửi gắm một số đặc tính của chúng cho tổng thể … Trong tất cả các điều
này, các cơ cầu rất gần với khái niệm “các cấu trúc.”
Đối
với George Gonos, các cơ cấu là những nguyên tắc hay quy luật to lớn ấn định sự
tương tác. Các nguyên tắc thường là vô ý thức và không thể thương lượng được.
Trong số các nguyên tắc do Gonos nhận dạng có những cái xác định “các dấu hiệu
được diễn dịch ra sao, các chỉ báo bên ngoài liên hệ với các bản ngã ra sao, và
kinh nghiệm nào sẽ đi kèm với họat động”. Gonos kết luận, “Tính chất khó hiểu
của Goffman do vậy nâng cao việc nghiên cứu không chỉ các tương tác có thể quan
sát được của cuộc sống hàng ngày, mà cả các cấu trúc vĩnh cửu và ý thức hệ của
chúng; không chỉ các hoàn cảnh mà cả các cơ cấu của chúng”.
Manning
đưa ra các ví dụ sau về việc các cơ cấu khác nhau được vận dụng ra sao đối với
cùng một tập hợp các sự kiện để tạo cho các sự kiện giống nhau đó các ý nghĩa
rất khác nhau. Ví dụ, chúng ta sẽ nhận định gì về việc trông thấy một người phụ
nữ bỏ hai chiếc đồng hồ đeo tay vào túi của mình và rời cửa tiệm mà không trả
tiền? Nhìn qua cơ cấu của một người bảo vệ cửa hàng, đây có vẻ là một trường hợp
ăn trộm rõ ràng. Tuy nhiên, cơ cấu pháp lý dẫn luật sư của bà ta tới chỗ xem đó
như là hành động của một người đàn bà đãng trí vào cửa hàng để mua quà cho các
con gái của mình. Một ví dụ khác là, một cơ cấu y tế có thể dẫn một phụ nữ tới
chỗ nhìn nhận vị bác sĩ phụ khoa của mình
theo một cách, nhưng nếu bà ta sử dụng một cơ cấu về tình dục và quấy
rối tình dục, bà ta có thể nhìn nhận những hành động đó theo một cách thức khác
hẳn.
Một thay đổi khác mà
Manning cho là rõ ràng trong cuốn Phân tích cơ cấu, và điều đó đã được báo hiệu
trước trong các tác phẩm khác của Goffman, là sự chuyển từ một quan điểm chua
cay về cuộc sống nằm trong trung tâm cuốn Sự thể hiện bản ngã. Thực tế, ngay từ
trang đầu tiên của cuốn Phân tích cơ cấu, Goffman nói rằng: “ Tất cả thế giới
không phải là một sân khấu – tất nhiên là sân khấu không phải là toàn thể.” Rõ
ràng, Goffman đã đến chỗ công nhận các hạn chế của sân khấu ở ý nghĩa là một ẩn
dụ của cuộc sống hàng ngày. Trong khi vẫn còn hữu dụng trong một số cái, sự ẩn
dụ này bộc lộ một số khiá cạnh của cuộc sống chỉ như là các minh họa về người
khác. Một trong các điều đã được vén mở là sự quan trọng của nghi thức trong
cuộc sống hàng ngày. Đây là cách mà Manning diễn tả một trong các vai trò của
nghi thức trong cuộc sống hàng ngày:
Đối
với Goffman, nghi thức có tính nền tảng bởi vì nó duy trì sự tự tin của chúng
ta trong các quan hệ xã hội cơ bản. Nó cung cấp cho những người khác các cơ hội
để xác nhận tính chính thống của vị trí của chúng ta trong các cấu trúc xã hội
trong khi bắt buộc chúng ta cũng phải làm điều tương tự. Nghi thức là một cơ
cấu sắp xếp trong đó, đối với phần đông, các thuộc cấp xã hội xác nhận các vị
trí xã hội cao hơn của cấp trên của họ. Mức độ của nghi thức trong một xã hội
phản ánh tính chính thống của cấu trúc xã hội của nó, vì sự tôn trọng nghi thức
đối với các cá thể cũng là những dấu hiệu tôn trọng đối với các vai trò họ nắm
giữ.
Nói chung hơn, chúng ta có
thể nói rằng các nghi thức là một trong những cơ cấu chủ yếu qua đó cuộc sống
hàng ngày, và thế giới xã hội nói chung, được làm cho có trật tự và được củng
cố chắc chắn.
Quan
tâm của Goffman tới các nghi thức đưa ông tới gần tác phẩm cuối cùng của Emile
Durkheim, đặc biệt là cuốn Các hình thái cơ bản của đời sống tôn giáo.
Tổng quát hơn, đi theo nhận thức của Durkheim về các sự kiện xã hội, Goffman
tới chỗ tập trung vào các nguyên tắc và xem chúng là các kềm hãm ngoại vi lên
hành vi xã hội. Tuy nhiên, các nguyên tắc nói chung chỉ là các hướng dẫn phần
nào, không có tính quyết định đối với hành động. Hơn nữa, trong khi mọi người
bị kềm hãm, những kềm hãm đó không chối bỏ khả năng đa dạng của cá thể, ngay cả
sự sử dụng một cách tưởng tượng các nguyên tắc đó của các cá thể. Như Manning
xác định: “Đối với phần lớn, Goffman giả thiết rằng các nguyên tắc về cơ bản là
các kềm hãm..Tuy nhiên vào các lúc khác Goffman lại nhấn mạnh các hạn chế của ý
tưởng của Durkheim rằng các nguyên tắc là những dây cương điều khiển hành vi,
và thay vào đó lý luận rằng chúng ta thường làm ngơ hay lạm dụng các nguyên tắc
được cho là hạn chế các hành động của chúng ta”. Trong thực tế, đi cùng dòng
với tư duy hiện đại, đối với Goffman, các nguyên tắc vừa có thể là những dây
cương kềm hãm, vừa là những nguồn tiềm lực được chúng ta sử dụng trong tương
tác xã hội.
Các nhóm và các xã hội
Các
nhà TTBT nói chung kịch liệt phê phán xu hướng của các nhà xã hội học khác
trong việc tập trung vào các cấu trúc vĩ mô. Như Rock nói: “Thuyết tương tác
loại bỏ phần lớn tư duy xã hội học vĩ mô như một siêu hình học không chắc chắn
và có tham vọng thái quá...không thể đi vào sự kiểm tra tri thức”. Dmitri
Shalin chỉ ra: “Phê phán tương tác luận hướng tới quan điểm cổ điển về trật tự
xã hội là có tính ngoại vi, phi thời gian, quyết định ở bất kỳthời điểm nào đưa
ra, và cưỡng kháng sự biến đổi”. Rock cũng nói: “Trong khi nó (thuyết TTBT)
không tránh xa ý tưởng về một cấu trúc xã hội, nó nhấn mạnh vào hoạt động và
quá trình loại bỏ các ẩn dụ về cấu trúc đối với phần lớn các vị trí thứ
yếu”.
Blumer
ở tuyến đầu của những người phê phán “tính quyết định luận xã hội này (trong
đó) hành động xã hội của mọi người được coi là một dòng chảy ngoài lề hay là sự
thể hiện của các lực lượng đang vận hành bên trên họ hơn là các hành động được
xây dựng bởi mọi người thông qua các diễn dịch của họ về các hoàn cảnh trong đó
họ được đặt vào”. Tiêu điểm này về các ảnh hưởng trói buộc của các cấu trúc xã
hội vĩ mô dẫn các nhà xã hội học truyền
thống tới chỗ lập ra các giả thiết về actor và hành động của họ khác với những
nhà TTBT. Thay vì xem các actor là những người chủ động cải tạo hoàn cảnh của
họ, các nhà xã hội học truyền thống có xu hướng giảm trừ các actor thành “những
con robot không đầu óc ở cấp độ xã hội và tổng thể”. Trong một nỗ lực để tránh
xa quyết định luận và một quan điểm về các actor như những robot, các nhà TTBT
đưa ra một quan điểm khác về các cấu trúc xã hội vĩ mô, một quan điểm mà Blumer
có thể là người đại diện.
Theo
Blumer, xã hội không phải được hình thành từ các cấu trúc vĩ mô. Bản chất của
xã hội được tìm thấy trong các actor và hành động: “Xã hội con người được xem
như bao gồm những con người hành động, và cuộc sống của xã hội được xem là bao
gồm các hành động của họ”. Xã hội loài người là sự hành động; cuộc sống nhóm là
một “phức thể của hoạt động đang tiếp diễn”. Tuy nhiên, xã hội không phải được
tạo thành từ một dãy các hành động biệt lập. Còn có hành động tập thể, bao gồm:
“các cá thể điều hoà các dòng hành động
của họ với những người khác... các thành viên tạo ra các chỉ báo cho những
người khác, chứ không chỉ đơn thuần cho chính họ”. Điều này làm phát sinh cái
mà Goffman gọi là hành động xã hội và Blumer gọi là hành động nối kết.
Blumer
chấp nhận ý tưởng về sự phát sinh, rằng các cấu trúc vĩ mô phát sinh từ các quá
trình vi mô. Theo Maines: “Chìa khoá để hiểu cách xử lý của Blumer về các tổ
chức xã hội vĩ mô nằm trên khái niệm của ông về hành động nối kết”. Một hành
động nối kết không đơn giản là con số tổng của các hành động của các cá thể - nó
có đặc tính của chính nó. Một hành động nối kết do vậy không nằm bên ngoài hay
áp chế các actor và các hành động của họ; đúng hơn, nó được sáng tạo bởi các
actor và các hành động của họ. Việc nghiên cứu hành động nối kết là, theo
Blumer, lĩnh vực của xã hội học.
Từ
thảo luận này người ta nhận thức rằng hành động nối kết gần như hoàn toàn linh động
- nghĩa là, xã hội đó hầu như có thể trở nên bất cứ cái gì mà các actor muốn nó là. Tuy nhiên, Blumer
không chuẩn bị để đi quá xa như vậy. Ông lý luận rằng mỗi trường hợp cá biệt
của hành động nối kết phải được hình thành một lần nữa, nhưng ông cũng nhận ra
rằng hành động nối kết dường như có một “hình thức được thiết lập tốt và có
tính chất lặp lại”. Không chỉ phần lớn các hành động nối kết tái diễn về các
khuôn mẫu, mà Blumer cũng sẵn lòng thừa nhận rằng hành động như thế được dẫn
dắt bởi các hệ thống các ý nghĩa đã được thiết lập sẵn, như văn hoá và trật tự
xã hội.
Có
vẻ như Blumer thừa nhận rằng có các cấu trúc vĩ mô và chúng có ý nghĩa quan
trọng. Ở đây Blumer đi theo Mead, người đã công nhận rằng các cấu trúc như thế
là rất quan trọng. Tuy nhiên, các cấu trúc đó có một vai trò cực kỳ hạn chế
trong thuyết TTBT.[3]
Chẳng hạn, Blumer thường lý luận rằng các cấu trúc vĩ mô không là gì khác ngoài
các “cơ cấu” trong đó các khía cạnh thực sự quan trọng của đời sống xã hội,
hành động và tương tác, xảy ra. Các cấu trúc vĩ mô thiết lập các điều kiện và
các giới hạn cho hành động con người, nhưng chúng không quyết định nó. Theo
ông, mọi người không hành động trong phạm vi bối cảnh của các cấu trúc như thế
với ý nghĩa xã hội; đúng hơn, họ hành động trong các hoàn cảnh. Các cấu trúc vĩ
mô là quan trọng trong việc định hình các hoàn cảnh trong đó các cá thể hành
động và cung cấp cho các actor tập hợp cố định các biểu tượng cho phép họ hành
động.
Ngay
cả khi Blumer thảo luận về các khuôn mẫu đã được thiết lập sẵn như thế, ông vội
vã làm rõ rằng “các lĩnh vực của hoạt động không ấn định như tính chất tự
nhiên, bản xứ và tái diễn trong cuộc sống nhóm con người cũng như các lĩnh vực
được bao trùm bởi các quy định đã được thiết lập sẵn và chân thật sau của hành
động nối kết”. Không chỉ có nhiều các lĩnh vực không ấn định, mà ngay cả ở các
lĩnh vực được ấn định hành động nối kết cũng phải được sáng tạo và tái tạo một
cách kiên định. Các actor được dẫn dắt bởi các ý nghĩa được công nhận một cách
chung nhất trong quá trình sáng tạo và tái tạo này, nhưng chúng không được
quyết định bởi họ. Họ có thể chấp nhận chúng như là thế, nhưng họ cũng có thể
tạo ra những thay đổi nhỏ, thậm chí cả các thay đổi chủ yếu đối với chúng. Theo
Blumer: “Chính quá trình xã hội trong đời sống nhóm đã sáng tạo và nâng cao các
nguyên tắc sáng tạo và nâng cao đời sống nhóm.”
Rõ
ràng, Blumer không có xu hướng hoà hợp tính chất độc lập của văn hoá và tình
trạng áp bức trong hệ thống lý thuyết của ông. Ông cũng không hoà hợp trạng
thái này với các kết nối mở rộng của đời sống nhóm, hay cái được gọi một cách
chung nhất là “cấu trúc xã hội”, ví dụ, sự phân loại lao động. “Một hệ thống
hay một thể chế không thực hiện chức năng một cách tự động nhờ một số động lực
bên trong hay các đòi hỏi của hệ thống; nó thực hiện chức năng bởi vì mọi người
ở các điểm khác nhau thực hiện một điều gì đó, và cái họ làm là một kết quả của
cách thức họ định nghĩa hoàn cảnh trong đó họ được kêu gọi hành động”.
CÁC PHÊ
PHÁN
Sau
khi phân tích các ý tưởng của thuyết TTBT, đặc biệt của trường phái Chicago như
của Mead, Blumer và Goffman, giờ chúng ta sẽ thảo luận một số phê phán chủ yếu
về viễn cảnh này.
Phê phán thứ nhất là xu
hướng chủ đạo của thuyết TTBT đã quá dễ dàng từ bỏ các kỹ thuật khoa học truyền
thống. Eugene Weinstein và Judith Tanur đã diễn tả điểm này: “Chỉ vì các nội
dung của ý thức có tính phẩm chất, không có nghĩa là các diễn tả bề ngoài của
chúng không thể ghi bằng mật mã, được phân loại, thậm chí được đếm. Khoa học và
chủ nghĩa chủ quan không thể cùng độc chiếm”.
Thứ hai, Manford Kuhn,
William Kolb, Bernard Melterz, James Petreas và Larry Reynolds, và nhiều người
khác đã phê phán tính chất mơ hồ của các khái niệm chủ yếu của Mead như trí
tuệ, bản ngã, Tôi và tôi. Tổng quát hơn, Kuhn nói về sự tối nghĩa và các mâu
thuẫn trong lý thuyết của Mead. Ngoài lý thuyết Mead, họ còn phê phán nhiều
khái niệm TTBT cơ bản vì sự rối rắm, không chính xác và do đó không thể cung
cấp một cơ sở vững chắc cho lý thuyết và khảo sát. Vì các khái niệm này không
chính xác; khó mà, nếu không nói là không thể, vận hành hoá chúng được; kết quả
là không thể sản sinh ra các định đề có thể kiểm nghiệm được.
Phê phán thứ ba về thuyết
TTBT là các cấu trúc vĩ mô bị hạ thấp hay làm ngơ. Có hơi khó dự đoán trước về
phê phán thứ tư, cho rằng thuyết TTBT không có đầy đủ tính chất vi mô, rằng nó
làm ngơ tầm quan trọng của các yếu tố như sự vô thức và các cảm xúc. Tương tự,
thuyết TTBT bị phê phán vì làm ngơ các yếu tố tâm lý như các nhu cầu, các động
cơ, các dự tính, các ngẫu hứng. Trong sự nỗ lực của họ để chối bỏ rằng có những
lực lượng không thể biến đổi thúc đẩy actor hành động, các nhà TTBT đã thay vì
vậy tập trung vào các ý nghĩa, các biểu tượng, hành động và tương tác. Họ làm ngơ các yếu tố tâm lý có thể tác
động đến actor, một hành động song hành với sự
làm ngơ của họ đối với các kềm hãm của xã hội lớn lên actor. Trong cả
hai trường hợp, các nhà TTBT bị cáo buộc đã tạo ra một “sự mê tín” từ cuộc sống
hàng ngày. Tiêu điểm này về cuộc sống hàng ngày, đến lượt nó, dẫn tới một sự
nhấn mạnh thái quá cần lưu ý về hoàn cảnh ngay tại chỗ và một “mối quan tâm có
tính chất ám ảnh về sự ngắn ngủi, phân đoạn và phù du”.
Phê phán chính yếu đối với
thuyết TTBT là xu hướng của nó trong việc hạ thấp và làm ngơ các cấu trúc xã
hội vĩ mô. Phê phán này thể hiện theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, Weinstein và
Tanur lý luận rằng thuyết TTBT làm ngơ sự nối kết của các hậu quả đối với mỗi
người khác: “Chính tổng thể các hệ quả tạo lập nên sự liên kết giữa các phân
đoạn của sự tương tác là mối quan tâm của xã hội học với tư cách là xã hội
học”. Khái niệm về cấu trúc xã hội cần thiết để xử lý mật độ và sự phúc tạp
không thể tin được của các quan hệ xã
hội thông qua đó các phân đoạn của sự tương tác được nối liền với nhau”.
Sheldon Stryker lý luận rằng tiêu điểm vi mô của thuyết TTBT giúp cho việc “tối
thiểu hoá hay từ bỏ các sự thật về cấu trúc xã hội và tác động của các đặc điểm
tổ chức vĩ mô của hành vi xã hội”. Melterz, Petras và Reynolds có xu hướng xem
sự yếu kém này ở cấp độ cấu trúc là một trong những vấn đề chính đối với thuyết
TTBT:
Trong
số những khó khăn giả đoán của mô hình thuyết TTBT, có hai vấn đề cốt yếu nổi
lên: (1) sự quan tâm hạn chế về các cảm xúc của con người, (2) không quan tâm
đến cấu trúc xã hội. Hậu quả là cái đầu tiên trong những thiếu sót này bao hàm
ý nghĩa rằng sự tương tác biểu tượng không đủ về mặt tâm lý học, trong khi cái
hàm ý rằng sự tương tác biểu tượng không đủ về mặt xã hội học.
HƯỚNG TỚI MỘT THUYẾT TỔNG HỢP VÀ HÒA HỢP HÔN
Có
thể xuất phát từ sự tự vệ, nhưng thuyết TTBT, khi tiến hóa một cách cơ bản dưới
sự quản lý của Herbert Blumer, đi tới một chiều hướng vi mô rõ ràng hơn. Tiêu
điểm vi mô này trái hẳn với ít nhất là các hàm ý của cái tôi để có vẻ hòa hợp
hơn của cuốn Trí tuệ, Bản ngã và xã hội của Mead. Tuy nhiên, thuyết TTBT đã đi
vào một thời kỳ mới, hậu Blumer. Ở một mặt, có những nỗ lực để tái thiết lý
thuyết Blumer và lý luận rằng có luôn luôn có sự quan tâm tới các hiện tượng vĩ
mô (sẽ thảo luận sau trong chương này, cũng như các vấn đề đặc biệt về Sự tương
tác biểu tượng dành cho Herbert Blumer). Quan trọng hơn, có những nỗ lực vẫn
đang tiếp diễn để tổng hợp thuyết TTBT với các ý tưởng phát sinh từ một số lý
thuyết khác. Thuyết TTBT “mới” này, theo cách nói của Fine, “rải đường cho một
lý thuyết mới từ các mảnh vỡ của các tiếp cận lý thuyết khác”. Các nhà TTBT
mới:
hầu
như rất bừa bãi trong sự sẵn sàng cựa quậy ở bất kỳ cái sàn giường lý thuyết
nào họ có thể tìm thấy: đó là thuyết Durkheim, thuyết Simmel, thuyết Weber,
thuyết Marx, hậu hiện đại, hiện tượng luận, nữ quyền cấp tiến, chủ nghĩa semic…
và thuyết tương tác hành vi.
Thuyết TTBT giờ đây kết hợp
các nhận thức nội quan của nó với của các lý thuyết vi mô khác như thuyết trao
đổi, phương pháp luận dân tộc và phân tích đối thoại, hiện tượng luận. Đáng
ngạc nhiên hơn là là sự tương tác với các ý tưởng từ các lý thuyết gia vĩ mô
như Parsons, Durkheim, Simmel, Weber,
Marx. Các nhà TTBT cũng ủng hộ việc hòa hợp các nhận thức nội quan từ thuyết
hậu cấu trúc, hậu hiện đại và thuyết nữ quyền cấp tiến. Thuyết TTBT hậu Blumer
đang trở thành một viễn cảnh tổng hợp hơn nhiều so với thời hoàng kim của
Blumer.
Đánh giá lại Mead và Blumer
Ngoài
công việc tổng hợp hóa đang diễn tiến ở thuyết TTBT, có một nỗ lực để đánh giá
lại các tư tưởng gia chủ yếu gắn liền
với nó, đặc biệt là Mead và Blumer, như là có những định hướng hòa hợp hơn là
người ta thường nghĩ.
Như
chúng ta đã thấy, dù Mead thiếu sự quan tâm đến các hiện tượng vĩ mô, có rất
nhiều ý tưởng của ông về bản ngã, trí
tuệ, xã hội đã đề xuất ra một lý thuyết xã hội học hòa hợp hơn. Trong bối cảnh
này, rất có ích khi nhìn vào phân tích của Baldwin về Mead. Baldwin lưu ý đến
sự manh mún của các khoa học xã hội nói
chung, và lý thuyết xã hội học nói riêng, và lý luận rằng sự manh mún đó giúp
cho việc ngăn ngừa sự phát triển của một lý thuyết xã hội học “thống nhất” nói
chung, và tổng quát hơn, là một khoa học về thế giới xã hội. Ông đặt ra vấn đề về sự cần thiết của một lý
thuyết như vậy, và xem lý thuyết Mead như một mô hình cho lý thuyết đó:
Có lẽ
đã tới lúc chúng ta phải cố gắng tổ chức bộ môn bị phân tán manh mún của chúng
ta xung quanh một lý thuyết có tiềm năng để thống nhất lĩnh vực này. Vì Mead đã
thành công nhiều hơn phần lớn các lý thuyết gia xã hội trong việc sáng tạo ra
một lý thuyết phi nhị nguyên hợp nhất
các dữ liện về trí tuệ và thân thể, xã hội vĩ mô và xã hội vi mô, cùng các yếu
tố liên quan khác, tác phẩm của ông xứng đáng được chú ý như là một nền tảng
khả dĩ để xây dựng một khoa học xã hội thống nhất.
Trong
khi Baldwin đề xuất một loại tổng hợp
quy mô lớn đã bị chối bỏ trong kỷ nguyên hậu hiện đại, chúng ta có thể
đón mừng nỗ lực của ông để tìm một tiếp cận hòa hợp hơn trong lý thuyết Mead.
Baldwin
lấy Mead làm cơ sở vì nhiều lý do. Trước hết, ông lý luận rằng hệ thống lý
thuyết của Mead bao trùm toàn bộ các hiện tượng xã hội từ các cấp độ vĩ mô tới
các cấp độ vi mô – “sinh lý học, tâm lý xã hội học, ngôn ngữ, nhận thức, hành
vi, xã hội, biến đổi xã hội và sinh thái học”. Theo các tuyến này, Baldwin đề
ra một mô hình về định hướng lý thuyết của Mead, như ở sơ đồ 5.1.
Sơ đồ 5.1: Tổng lược các
thành tố của hệ thống lý thuyết Mead
Thứ
hai, Baldwin lý luận rằng Mead không chỉ có một nhận thức hòa hợp vi mô-vĩ mô
về thế giới xã hội, mà ông còn đề ra một “hệ thống linh hoạt để hòa trộn các
đóng góp từ mọi trường phái của khoa học xã hội đương thời”. Như vậy, lý thuyết
Mead cung cấp một nền tảng không chỉ cho sự hòa hợp vĩ mô-vi mô mà cả cho sự
tổng hợp lý thuyết. Cuối cùng, Baldwin cho rằng “sự tận tâm của Mead đối với
các phương pháp khoa học giúp bảo đảm rằng các dữ liệu và các lý thuyết về tất
cả các thành tố của hệ thống xã hội đều có thể được hòa hợp một cách cân bằng,
với tầm quan trọng tương đối của chúng được thiết lập theo một phương thức có
tính phòng ngự thực nghiệm”.
Khi
quay sang nỗ lực đánh giá lại cách tiếp cận lý thuyết của Blumer, cần nhớ lại
rằng chúng ta đã mô tả ông là đề ra một khái niệm rất hạn chế về các hiện tượng
vĩ mô và khách quan. Tuy nhiên, gần đây, nhiều nhà TTBT đã tìm cách chứng minh
rằng Blumer có một nhận thức sâu sắc về các cấu trúc vĩ mô và tính khách quan,
và rằng điều này, cùng với sức mạnh hiển nhiên của lý thuyết của ông ở cấp độ
vi mô và ở tính chủ quan, tạo cho lý thuyết của ông một định hướng có tính hòa
hợp.
Maines
đã tấn công ba “cái hoang đường” gắn với lý thuyết Blumer - đó là nó không có
tính khoa học, có tính chủ quan và phi cấu trúc. Hai cái nói sau làm chúng ta
quan tâm tới ở đây vì chúng đi vào trung tâm của việc tạo ra một khái niệm hòa
hợp hơn về các ý tưởng của Blumer. Nghĩa là, nếu có thể cho rằng Blumer đã đề
ra một lập trường khách quan hơn để bổ sung mối quan tâm hiển nhiên của ông đến
tính chủ quan và một nhận thức vĩ mô để làm toàn diện định hướng có tính vi mô
của ông, ông lẽ ra nên được xem là đã đề ra một lý thuyết xã hội học hoàn toàn
hòa hợp. Thật ra, một khái niệm vĩ mô-vi mô, khách quan-chủ quan như thế có
thể phù hợp toàn diện với nhận thức của
tôi về một mô hình xã hội học hòa hợp (xem phần Phụ lục).
Về
vấn đề tính chủ quan, Maines lý luận rằng Blumer chỉ đơn giản đi theo một lập
trường cùng tuyến với tư duy đồng thời về tính trung gian của con người (xem
chương 10). Tính trung gian hàm ý một quan tâm đến cả cung cách chủ quan trong
đó mọi người thiết lập thực tiễn xã hội và kết quả của hành động, tương tác
khách quan và các khuôn mẫu của chúng. Hơn nữa, Maines thấy Blumer đi theo lập
trường của, một số chứ không phải tất cả, các lý thuyết gia trung gian, rằng
các thực thể tập thể như “các tổ chức, các thể chế, các phong trào xã hội, các
giai cấp xã hội, các quốc gia, các nhóm quan tâm, các chủng tộc” hành động và
được định tính bởi các quá trình chủ quan.
Trong
việc bổ sung các tư tưởng của Blumer về các hiện tượng vi mô-vĩ mô, Maines thảo
luận ba hàm ý của khái niệm về hành động nối kết của Blumer. Trước hết, hành
động nối kết bao gồm sự tổ chức xã hội, vì hành động diễn ra trong các khuôn
mẫu có tính định kỳ tái diễn. Thứ hai, các hành động có xu hướng nối kết liền
lạc với nhau; nghĩa là, chúng có xu hướng được thể chế hóa. Cuối cùng, hành
động xã hội có sự tiếp diễn; nghĩa là, nó có lịch sử. Một quan tâm đến sự tổ
chức, sự thể chế hóa và lịch sử rõ ràng gắn liền Blumer với một định hướng vĩ mô, và Maines tiếp tục chứng minh các quan
tấm vĩ mô của Blumer trong một chuỗi các lĩnh vực quan trọng (ví dụ, các quan
hệ chủng tộc và sự công nghệ hóa).
Gần
đây hơn, Maines và Morrione đã xuất bản cuốn Sự công nghệ hóa như là một
trung gian của biến đổi xã hội của Blumer sau khi ông mất. Cuốn sách này
được viết từ đầu những năm 1960, nhưng nó chưa từng được công bố, vì Blumer
không hài lòng với nó. Việc xuất bản cuốn sách cho thấy khía cạnh vĩ mô và
khách quan của Blumer. Quá trình công nghệ hóa rõ ràng diễn ra ở cấp độ vĩ mô,
và nó bao gồm các cấu trúc khách quan như các hệ thống sản xuất dựa trên sự cơ
giới hóa, các hệ thống thu mua và phân phối và một cấu trúc phục vụ. Blumer có
thể không hoàn toàn thỏa đáng với tư cách một nhà lý thuyết hòa hợp, nhưng các diễn
dịch gần đây về tác phẩm của ông chứng tỏ rằng tư duy của ông cùng tuyến với
những phát triển đương thời hơn là người ta nghĩ. Chính sự cần thiết phải diễn
dịch Blumer (và Mead) theo cách này đã chứng tỏ năng lực của phong trào hướng
về một lý thuyết xã hội học hòa hợp và tổng hợp.
Hòa hợp vi mô-vĩ mô
Stryker
đề ra một mục tiêu hòa hợp cho thuyết TTBT: “ Một cơ cấu lý thuyết thỏa đáng
phải bắc cầu giữa cấu trúc xã hội và cá nhân, phải có thể đi từ cấp độ của cá
nhân đến cấp độ của cấu trúc xã hội vĩ
mô và quay trở lại… Phải tồn tại một sự vận động cơ cấu khái niệm thuận
tiện qua các cấp độ tổ chức và các cá nhân”. (Perinbanayagam khớp nối một mục
tiêu tương tự đối với thuyết TTBT: “sự tồn tại của cấu trúc và ý nghĩa, bản ngã
và các thứ khác, tính biện chứng của sự tồn tại và phát sinh, dẫn tới một thuyết tương tác biện chứng.) Stryker bám lấy
định hướng của mình trong thuyết TTBT Meadian nhưng tìm cách mở rộng nó tới cấp
độ xã hội, cơ bản là thông qua việc sử dụng lý thuyết vai trò:
Cách
lý giải này bắt đầu với Mead, nhưng đi ra khỏi Mead để giới thiệu các khái niệm
và các nguyên tắc lý thuyết về vai trò, để xử lý một cách thích đáng tác động
tương hỗ của cá nhân xã hội và cấu trúc xã hội. Mối quan hệ trong tác động
tương hỗ này là sự tương tác. Chính trong bối cảnh của quá trình xã hội - các
khuôn mẫu tương tác đang tiếp diễn nối kết các actor – mà cấu trúc xã hội vận
hành để kềm hãm các khái niệm của bản ngã, các định nghĩa về hoàn cảnh, và các
cơ hội và các nguồn vốn hành vi giới hạ và dẫn dắt sự tương tác diễn ra.
Stryker phát triển định
hướng của ông trong phạm vi 8 nguyên tắc chung nhất:
1. Hành
động con người phụ thuộc vào một thế giới được đặt tên và phân loại trong đó
các tên gọi và các phân loại có ý nghĩa đối với actor. Mọi người học hỏi thông
qua sự tương tác với những người khác làm cách nào để phân loại thế giới, cũng
như họ được kỳ vọng cư xử đối với nó ra
sao.
2. Trong
số những điều quan trọng nhất mà mọi người học được là các biểu tượng dùng để
ấn định các vị trí xã hội. Một điểm đáng phê phán ở đây là Stryker xem các vị
trí theo nghĩa cấu trúc: “các thành tố của xã hội tương đối bền vững, có tính
chất hình thái”. Stryker cũng nhất trí với các vai trò trung tâm quan trọng,
coi chúng như là các kỳ vọng hành vi chung gắn liền với các vị trí xã hội.
3. Stryker
cũng công nhận tầm quan trọng của các cấu trúc xã hội vĩ mô, dù ông có xu
hướng, như các nhà TTBT khác, coi chúng nằm trong phạm vi các khuôn mẫu hành vi
có tổ chức. Ngoài ra, thảo luận của ông đối đãi cấu trúc xã hội như một “cơ
cấu” giản đơn trong đó mọi người hành động. Trong các cấu trúc này, mọi người
đặt tên cho nhau, nghĩa là, thừa nhận nhau như
là những người chiếm giữ các vị trí. Làm như thế, mọi người khơi dậy những kỳ vọng đối
ngẫu về điều mà mỗi một người được kỳ vọng thực hiện.
4. Xa hơn,
ở sự hành động trong bối cảnh này, mọi người không chỉ đặt tên cho nhau mà còn
cho chính bản thân họ; nghĩa là, họ tự chỉ định cho mình về vị trí. Những tự
chỉ định này trở nên bộ phận của bản ngã, chủ quan hóa các kỳ vọng hướng tới
hành vi của chính họ.
5. Khi
tương tác, mọi người định nghĩa hoàn cảnh bằng cách sử dụng các cái tên đối với
nó, đối với các thành viên khác, đối với bản thân họ, và đối với các đặc điểm
củ thể của hoàn cảnh. Các định nghĩa này khi đó lại được các actor sử dụng để
tổ chức hành vi của họ.
6. Hành
vi xã hội không được quyết định bởi các ý nghĩa xã hội, dù nó bị kềm hãm bởi
chúng. Stryker tin tưởng sâu sắc vào ý tưởng về việc tạo ra vai trò. Mọi người
không chỉ đơn giản giữ vai trò; đúng hơn, họ có một định hướng chủ động, sáng
tạo đối với vai trò của họ.
7. Các
cấu trúc xã hội cũng phục vụ cho việc hạn chế mức độ “tạo ra” các vai trò hơn
là chỉ “giữ”. Một số cấu trúc cho phép sáng tạo nhiều hơn một số khác.
8. Các
khả năng của việc tạo lập vai trò làm cho nhiều biến đổi trở nên khả dĩ. Các
biến đổi có thể diễn ra trong các định nghĩa xã hội - trong các tên gọi, các biểu
tượng, các sự phân loại - và trong các khả năng của sự tương tác. Ảnh hưởng
tích lũy của các biến đổi này có thể là những thay đổi trong các cấu trúc xã
hội lớn hơn.
Mặc
dù Stryker đề ra một sự bắt đầu hữu ích hướng tới một thuyết TTBT thích ứng hơn,
tác phẩm của ông có một số hạn chế. Cái đáng chú ý nhất là ông ít nói về chính các cấu trúc xã hội lớn. Stryker thấy
nhu cầu hòa hợp các cấu trúc lớn này trong tác phẩm của mình, nhưng ông nhận ra
rằng một “sự phát triển đầy đủ toàn diện về cách thức một sự hợp nhất như thế tiến hành ra sao là ngoài
tầm của tác phẩm hiện thời”. Stryker chỉ thấy một vai trò tương lai hạn chế đối
với các khác biệt về cấu trúc vĩ mô trong thuyết TTBT. Cuối cùng ông hy vọng sẽ
có sự hợp nhất các yếu tố cấu trúc như
giai cấp, các địa vị, và các dạng quyền lực khác nhau đang kềm hãm sự
tương tác, nhưng ông không có xu hướng xem thuyết TTBT có thể xử lý các quan hệ
hỗ tương giữa các cấu rúc khác nhau này.
Chắc là, loại vấn đề này được để lại cho các lý thuyết khác có tiêu điểm
tập trung nhiều hơn vào các hiện tượng có cấu trúc vĩ mô.
Thuyết tương tác biểu tượng và các nghiên cứu
văn hóa
Một số tư tưởng gia đã nói
tới, tổng quát hay bộ phận, mối quan hệ giữa thuyết TTBT và một số các phong
trào lý thuyết mới hơn, bao gồm thuyết hậu cấu trúc, thuyết hậu hiện đại, và
các nghiên cứu văn hóa. Trong phần này, chúng tôi sẽ tập trung vào nỗ lực của
Norman Denzin về loại này, Thuyết tương tác biểu tượng và các nghiên cứu văn
hóa.
Việc nghiên cứu văn hóa dưới hình
thức xã hội học văn hóa, hay nói chung hơn là các nghiên cứu văn hóa, đã tăng
trưởng kinh khủng trong những năm gần đây.
Các nghiên cứu gần đây về văn hóa đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi một số
viễn cảnh lý thuyết, bao gồm thuyết hậu cấu trúc và hậu hiện đại (xem chương 12).
Denzin xác định các nghiên cứu văn hóa là:
dự án
có liên quan tới nhiều ngành học thuật… mà… tự
bản thân nó luôn luôn hướng tới vấn đề lịch sử loài người đã được tạo
lập như thế nào và sự sống tự phát sinh được quyết định bởi các cấu trúc ý
nghĩa mà họ không chọn cho chính họ ra sao… Văn hóa, trong sự tạo ra ý nghĩa
của nó và các hình thái tương tác của nó, trở
thành một địa điểm của đấu tranh chính trị… Một vấn đề trung tâm là sự
kiểm tra việc các cá thể đang tương tác nối kết các kinh nghiệm sống với các
biểu hiện văn hóa của những kinh nghiệm đó ra sao.
Các
nghiên cứu văn hóa tập trung vào ba vấn đề tương hỗ: “sự sản sinh các ý nghĩa
có tính văn hóa, phân tích nguyên văn các ý nghĩa này, và việc nghiên cứu các
nền văn hóa sống và các kinh nghiệm sống”. Tác phẩm trong lĩnh vực này hướng
tới một dãy trọn vẹn các hình thức văn hóa, bao gồm “tác phẩm nghệ thuật, âm
nhạc phổ thông, văn chương phổ thông, các tin tức, ti-vi, và thông tin đại
chúng”. Các nghiên cứu về các hình thức văn hóa này đã chịu ảnh hưởng nặng nề
của các lý thuyết như thuyết hậu cấu trúc và hậu hiện đại, và Denzin tìm cách
gắn thuyết tương tác biểu tượng với các nghiên cứu văn hóa vào các lý thuyết
đó.
Theo
quan điểm của Denzin, thuyết TTBT cần đóng một vai trò lớn hơn trong các nghiên
cứu văn hóa so với trước đây. Một vấn đề cơ bản là thuyết TTBT có xu hướng bỏ
qua ý tưởng nối liền “tính biểu tượng”và “sự tương tác” (và là một quan tâm
trọng tâm trong các nghiên cứu văn hóa) - với sự thông tin. Denzin tìm cách sửa
chữa vấn đề này:
Trong
việc tìm cách tái định hướng các nhà TTBT hướng tới một viễn cảnh của các
nghiên cứu văn hóa, tôi chọn, lúc này, sự tập trung vào vấn đề bỏ sót này, phạm
vi dưới mức lý thuyết trong viễn cảnh của họ. Có một nghịch lý ở đây, tất
nhiên, vì sự thông tin là sự tương tác và bó có thể bộc lộ sự tương tác, các
tác nhân tương tác cần phải thông tin.
Các
nhà tương tác luận kêu gọi, cụ thể hơn,
tập trung vào các kỹ thuật thông tin và các thiết bị kỹ thuật và các phương
thức trong nội dung sản sinh ra thực tại và các biểu hiện của thực tại đó.
Trong
thực tế, Denzin chỉ ra rằng các nhà TTBT đã, trong quá khứ, tập trung vào các
loại thông tin về sự quan tâm đến các nghiên cứu văn hóa (ví dụ, phim ảnh). Tuy
nhiên, những bao gồm trong lĩnh vực này có xu hướng lạc khỏi tầm nhìn của tiêu
điểm này, và Denzin quan tâm đến việc đưa chúng quay trở lại các nguồn gốc văn
hóa của chúng.
Denzin
muốn các nghiên cứu của các nhà tương tác tập trung vào văn hóa, đặc biệt là
văn hóa phổ thông, nhưng ông muốn thuyết TTBT có một cách tiếp cận phê phán đối
với văn hóa. Một định hướng phê phán như thế nhất quán với một truyền thống
trong thuyết tương tác tập trung vào
phía nạn nhân của bất công, cũng như mối quan hệ của nó với những người nắm
quyền lực.
Để
vận động trong chiều hướng đó đòi hỏi một sự thay đổi trong định hướng lý
thuyết của thuyết TTBT. Một mặt, thuyết TTBT phải từ bỏ định hướng truyền thống
hiện đại của nó (xem chương 11). Cụ thể hơn, cái cần phải từ bỏ là cách đọc
kinh điển các văn bản cổ điển của thuyết TTBT đã thảo luận trong chương này, ý
nghĩa ở chỗ nó là một môn khoa học về tổng thể xã hội, và các yếu tố hoang
đường về lịch sử đã thống trị lĩnh vực và ngăn sự vận động tới các chiều hướng
mới của nó. Ngoài việc từ bỏ các định hướng xác định, thuyết TTBT được kêu gọi
đi tới các hướng khác:
Nhà
tương tác biểu tượng truyền thống phải động não, hấp thu, tranh chấp và xunh
đốt với với các lĩnh vực mới của lý thuyết tiếp tục xuất hiện trong kỷ nguyên
hậu hiện đại (ví dụ khoa chú giải văn bản cổ, hiện tượng luận, thuyết cấu trúc,
thuyết hậu cấu trúc, lý thuyết hậu hiện đại, phân tâm học, ký hiệu học, hậu
Marxist, các nghiên cứu văn hóa, thuyết nữ quyền, lý thuyết phim, vv..
Như vậy, Denzin giới thiệu
một chiều hướng tương tự, mặc dù cụ thể hơn, đối với thuyết TTBT so với định
hướng do Fine mô tả.
Như
đã chỉ ra, chương trìh của Denzin đối với thuyết TTBT rút ra từ thuyết hậu cấu
trúc và thuyết hậu hiện đại (xem chương 12). Ví dụ, vì nó tập trung vào các
hiện tượng phát sinh một cách bấp bênh, thuyết TTBT thuận tiện cho sự phản đối
của thuyết hậu hiện đại đối với các lý thuyết quy mô lớn (vì dụ, lý thuyết của
Marx về chủ nghĩa tư bản) , hay, như họ gọi, các đại tự sự. Nếu họ tập trung
nhiều hơn vào sự thông tin, các nhà TTBT sẽ hòa hợp với mối quan tâm của thuyết
hậu hiện đại đối với nó, đặc biệt là các hình ảnh video từ ti-vi và rạp chiếu
bóng. Có nhiều cái thu hoạch được từ việc nghiên cứu các văn bản nói chung, và
các tái xây dựng của chúng nói riêng. Denzin lý luận rằng có nhiều cái phải học
từ thuyết nữ quyền nói chung, và từ thuyết nữ quyền hậu hiện đại và hậu cấu
trúc nói riêng. Và đi cùng tuyến với các nhà nữ quyền, Denzin muốn thuyết TTBT
có tính chất chính trị nhiều hơn. Rõ ràng, Denzin đang lược phác một chiều
hướng mới tổng hợp cho thuyết TTBT.
TƯƠNG LAIO CỦA THUYẾT TTBT
Gary
Fine đã đưa ra một chân dung thú vị về thuyết TTBT trong những năm 1990. Điểm
chủ yếu của ông là trái với sự quả quyết của nhiều người, thuyết TTBT không
đang hấp hối, mà nó đã thay đổi sâu sắc trong những năm gần đây.Có bốn phạm vi
diễn tả thuyết TTBT. Trước hết, nó đã thực hiện một sự phân tán manh mún đáng
kể từ những ngày hoàng kim của nó ở ĐH Chicago trong những năm 1920 và 1930.
Một số lớn các tác phẩm đa dạng giờ đây được bao gồm dưới các tiêu đề thuyết
TTBT. Thứ hai, thuyết TTBT đã thực hiện sự mở rộng và đã mở rộng khá xa ra khỏi
quan tâm truyền thống của nó với các quan hệ vi mô. Thứ ba, thuyết TTBT đã hợp
nhất các ý tưởng từ nhiều viễn cảnh lý
thuyết khác nhau. Cuối cùng, các ý tưởng của các nhà TTBT, tới lượt chúng, đã
được nối theo bởi các nhà xã hội học có
tiêu điểm hướng tới các viễn cảnh lý
thuyết khác. Hơn nữa, các nhà TTBT có quan hệ sâu sắc với một số vấn đề chủ yếu
dang đương đầu với lý thuyết xã hội học trong những năm 1990: vi mô-vĩ mô, cơ
quan-cấu trúc, vv…
Như
vậy, các giới tuyến phân chi thuyết TTBT với các lý thuyết xã hội học khác đã
mờ nhạt một cách đáng kể. Trong khi thuyết TTBT sẽ sống sót, ngày càng không rõ cụm từ nhà TTBT sẽ có
nghĩa là gì (và mọi kiểu lý thuyết gia xã hội học khác đối với vấn đề này). Đây
là cách Fine xác định:
Việc
dự báo tương lai có tính chất nguy hiểm, nhưng có chứng cứ rằng cái tên gọi
tương tác biểu tượng sẽ tồn tại… Vâng, chúng ta sẽ thấy nhiều cuộc hôn phối
khác chủng loại, nhiều trao đổi qua lại, nhiều tương tác hơn. Tương tác biểu
tượng sẽ phục vụ như là một cái tên thuận tiện cho tương lai, nhưng nó có sẽ là
một cái tên cho sự tư duy?
Xuyên suốt cuốn sách này,
chúng ta giải quyết các sự tổng hợp đang tiếp diễn trong nhiều lý thuyết xã hội
học. Tất cả những sự tổng hợp này dẫn tới một vấn đề chung hơn là có bất kỳ một
cái tên gọi lý thuyết tương tự nào sẽ diển tả được các kiểu tư duy riêng biệt
trong tương lai hay không.
TÓM TẮT
Chương này bắt đầu với một
thảo luận ngắn về các nguồn gốc của thuyết TTBT trong triết học thực dụng (tác
phẩm của John Dewey) và tâm lý học hành vi (tác phẩm của John B. Watson). Từ
hợp lưu của chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa hành vi và các ảnh hưởng khác như xã
hội học Simmel, thuyết TTBT đã phát triển ở ĐH Chicago trong những năm 1920.
Thuyết TTBT đã phát triển
trái ngược lại giản hóa luận tâm lý của chủ nghĩa hành vi và cấu trúc quyết
định luận của các lý thuyết xã hội học có định hướng vĩ mô hơn, như thuyết
CNCT. Định hướng bộ môn của nó hướng tới các năng lực tinh thần của các actor và
mối quan hệ của họ với hành động và tương tác. Tất cả những điều này được cho
là nằm trong phạm vi của quá trình; có một sự miển cưỡng xem actor bị thôi thúc
bởi hoặc là các trạng thái tâm lý nội tại, hoặc là bởi các lực lượng cấu trúc
vĩ mô.
Lý thuyết lớn lao quan
trọng nhất của thuyết TTBT là của George Herbert Mead. Thực sự, lý thuyết Mead
nhất trí với tính ưu việt và tính có trước của thế giới xã hội. Nghĩa là, sự
nảy sinh của ý thức, trí tuệ, bản ngã, vv…bắt nguồn từ thế giới xã hội. Đơn vị
cơ bản nhất trong lý thuyết của ông là hành động, bao gồm bốn giai đọan có quan
hệ biện chứng với nhau - sự thôi thúc, sự nhận thức, sự thao tác, và sự tiêu
thụ. Một hành động xã hội có liên quan tới hai hay nhiều hơn nữa các cá nhân,
và cơ cấu chủ yếu của hành động xã hội là điệu bộ. Trong khi các loài vật khác
và loài người đều có khả năng có một sự đối thoại bằng điệu bộ, chỉ có loài
người có thể thông tin ý nghĩa nhận thức về các điệu bộ của họ. Loài người có
khả năng riêng biệt để phát triển và sử dụng các biểu tượng có ý nghĩa. Các
biểu tượng có ý nghĩa dẫn tới sự phát triển của ngôn ngữ và khả năng riêng biệt
của loài người để thông tin, với nghĩa đầy đủ của từ này, với những người khác.
Các biểu tượng có ý nghĩa cũng tạo ra khả năng tư duy, cũng như sự tương tác
biểu tượng.
Mead nhìn vào một dãy các
quá trình tinh thần như là một bộ phận của quá trình xã hội lớn hơn, bao gồm
tri thức phản ánh, ý thức, các hình ảnh tinh thần, ý nghĩa, và, quan trọng
nhất, trí tuệ. Loài người có khả năng riêng biệt để thực hiện một cuộc đối
thoại bên trong với chính bản thân họ.
Tất cả các quá trình tinh thần, theo quan điểm của Mead, được định vị không
phải trong bộ não mà là trong quá trình xã hội.
Bản ngã là khả năng xem bản
thân mình như là một đối tượng. Một lần nữa, bản ngã nảy sinh trong quá trình
xã hội. Cơ cấu chung của bản ngã là khả năng của mọi người để đặc bản thân họ
vào vị trí của những người khác, hành động như họ hành động và xem bản thân
mình như là do những người khác xem họ. Mead truy nguyên nguồn gốc của bản ngã
thông qua các giai đoạn chơi đùa và thi đấu của thời thơ ấu. Đặc biệt quan
trọng ở giai đoạn sau là sự nảy sinh của tổng thể khác. Khả năng để xem bản
thân từ quan điểm của cộng đồng có tính
cơ bản đối với sự nảy sinh bản ngã cũng như các hoạt động của nhóm có tổ chức.
Bản ngã cũng có hai phương diện - cái “Tôi”, là khía cạnh không thể dự đoán và
có tính sáng tạo của bản ngã, và cái “tôi”, là tập hợp các thái độ có tổ chức
của những người khác được giả đoán bởi actor. Sự kiểm soát xã hội được biểu lộ thông
qua cái “tôi”, trong khi cái “Tôi” là nguồn cải tạo của xã hội.
Mead tương đối ít nói về xã
hội, mà ông nhìn một cách tổng quát như là các quá trình xã hội đang diễn tiến
có trước trí tuệ và bản ngã. Mead thiếu trầm trọng một nhận thức vĩ mô về xã hội.
Các thể chế được xác định không là gì cả ngoài các tập tính tập thể.
Thuyết TTBT có thể được tóm
tắt bởi những nguyên tắc cơ bản sau đây:
1. Loài
người, không như các loài vật, được thiên phú cho khả năng tư duy.
2. Khả
năng tư duy được định hình bởi tương tác xã hội.
3. Trong
tương tác xã hội, mọi người có thể học được các ý nghĩa và các biểu tượng cho
phép họ thực hành khả năng tư duy riêng biệt của loài người của họ.
4. Các ý
nghĩa và các biểu tượng cho phép mọi người thực hiện hành động và tương tác mang
tính con người riêng biệt.
5. Mọi
người có khả năng bổ sung hay thay đổi các ý nghĩa và các biểu tượng mà họ sử
dụng trong hành động và tương tác trên cơ sở sự diễn dịch của họ về hoàn cảnh.
6. Mọi
người có thể thực hiện những bổ sung và thay đổi này bởi vì, một phần, nhờ khả
năng tương tác nhau của họ, cho phép họ kiểm nghiệm các dạng hành động khả dĩ,
định giá các thuận lợi và bất lợi tương đối, và rồi chọn ra một cái.
7. Các
khuôn mẫu bện lấy nhau của hành động và tương tác tạo ra các nhóm và các xã
hội.
Trong ngữ cảnh của những
nguyên tắc tổng quát này, chúng ta tìm cách lọc ra bản chất của tác phẩm của
nhiều tư tưởng gia quan trọng theo truyền thống thuyết TTBT, bao gồm Charles
Horton Cooley, Herbert Blumer và, quan trọng nhất, Erving Goffman. Chúng tôi
giới thiệu chi tiết phép phân tích kịch tính của Goffman về bản ngã và các tác
phẩm có liên quan của ông về khoảng cách vai trò, sự ô nhục, và phân tích cơ
cấu. Tuy nhiên, chúng ta cũng lưu ý rằng tác phẩm của Goffman về cơ cấu đã
cường điệu hóa một xu hướng trong tác phẩm trước của ông và đi xa hơn theo
chiều hướng của một phép phân tích cấu trúc.
Chúng tôi cũng điểm lại một
số phê phán chủ yếu về thuyết TTBT, cũng như ba nỗ lực để chuyển nó tới các
chiều hướng hòa hợp và tổng hợp hơn - sự đánh giá lại về các tiếp cận của Mead
và Blumer trong phạm vi hòa hợp hơn, nỗ lực của Stryker để phát triển một cách
tiếp cận có thể xử lý tốt hơn các hiện tượng cấp độ vĩ mô, và nỗ lực của Denzin
để định hướng lại thuyết TTBT theo một chiều hướng của các nghiên cứu văn hóa,
thuyết hậu cấu trúc, và hậu hiện đại. Chương này khép lại với một hình ảnh
tương lai của thuyết TTBT.
******
[1] Ở đây Mead dùng từ tri thức theo một nghĩa khác
với nghĩa sử dụng ở phần thảo luận trước - TG
[2] Một diễn viên và khán giả là một dạng của đội,
nhưng Goffman cũng nói về một nhóm các diễn viên như là một đội và khán giả là
một đội khác. Điều thú vị là Goffman lý luận rằng một đội cũng có thể làmột cá thể đơn lẻ. Logic của ông, theo
thuyết TTBT cổ điển, là rằng một cá thể có thể là chính khán giả của anh ta- có
thể tưởng tượng ra một khán giả đang hiện diện.
[3] Về sau chúng ta sẽ thảo luận một số viễn cảnh gần
đây trong thuyết TTBT chấp nhận vai trò to lớn của các cấu trúc vĩ mô, vàlập
luận, cụ thể hơn, rằng Blumer đi theo một lập trường như vậy.-TG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét