CHƯƠNG 6: PHƯƠNG PHÁP
LUẬN THỰC HÀNH
ĐỊNH NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN THỰC HÀNH
SỰ ĐA DẠNG HÓA PHƯƠNG PHÁP LUẬN THỰC HÀNH
MỘT SỐ VÍ DỤ ĐẦU TIÊN
Các kinh nghiệm vi phạm
Sự hoàn thành giới tính
PHÂN TÍCH ĐỐI THOẠI
Các cuộc điện đàm: Định dạng và nhận thức
Sự khởi xướng Tiếng cười
Tạo ra sự hoan hô
Sự la hét phản
đối
Sự nảy sinh có tính tương tác của các Câu và các Câu
chuyện
Các phát biểu có hệ thống
Sự hòa hợp của trò chuyện và các hoạt động phi âm
thanh
Làm ra vẻ e thẹn (và Tự chủ)
CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÁC THỂ CHẾ
Phỏng vấn tuyển dụng
Thực hành đàm phán
Các cuộc gọi tới các Trung tâm cấp cứu
Giải pháp tranh chấp bằng hoà giải lắng nghe
CÁC PHÊ PHÁN CỦA XÃ HỘI HỌC TRUYỀN THỐNG
CÁC ÁP LỰC VÀ
CĂNG THẲNG TRONG PPLTH
TỔNG HỢP VÀ HÒA HỢP
Theo
các nguồn gốc Hy Lạp, thuật ngữ ethnomethodology
hiểu một cách đúng nghĩa là “các phương pháp” mà mọi người sử dụng trên một nền
tảng hàng ngày để hoàn thành đời sống mỗi ngày của họ. Để xác định nó hơi khác
đi một chút, thế giới được xem là một sự hoàn thành về mặt thực hành đang diễn
tiến. Mọi người được coi là có tính duy lý, nhưng họ sử dụng “lý trí thực hành”
chứ không phải logic hình thức trong việc hoàn thành cuộc sống hàng ngày của
họ.
ĐỊNH NGHĨA PHƯƠNG
PHÁP LUẬN THỰC HÀNH
Chúng
ta bắt đầu với định nghĩa về Phương pháp
luận thực hành (PPLTH) đưa ra ở chương 2: là sự nghiên cứu về “thể của kiến
thức nhận thức chung và phạm vi của các phương thức và các nghiên cứu (các
phương pháp) bằng những phương tiện mà các thành viên bình thường của xã hội
nhận thức đến, tìm ra con đường đi tới, và hành động ở những trạng huống trong
đó họ tìm ra bản thân mình.”
Chúng
ta có thể đạt tới nhận thức xa hơn vào bản chất của PPLTH bằng cách kiểm tra
các nỗ lực gần đây của người sáng lập ra nó, Harold Garfinkel, để xác định nó.
Như Durkhiem, Garfinkel xem các “sự kiện xã hội” là hiện tượng xã hội học cơ
bản. Tuy nhiên, các “sự kiện xã hội” của Garfinkel rất khác với các sự kiện xã
hội của Durkheim. Đối với Durkheim, các sự kiện xã hội nằm bên ngoài và áp
bức các cá thể. Những người đi theo một
tiêu điểm như thế có xu hướng xem các actor như bị kềm hãm hay bị quyết định
bởi các cấu trúc và thể chế xã hội và có thể thực hiện các xét đoán một cách ít
hoặc không độc lập. Với những lời gay gắt của các nhà PPLTH, các nhà xã hội học
như thế có xu hướng đối đãi với các actor như các “kẻ phán xét đần độn”. Trong
việc đi theo Durkheim, một bộ phận lớn
của xã hội học được xem là tập trung vào các sự
kiện xã hội ngoại vi và áp bức và do đó xem các actor như là những kẻ
phán xét đần độn.
Trái
lại, PPLTH coi tính khách quan của các sự kiện xã hội như sự hoàn thành của các
thành viên- hay sản phẩm của các họat động có phương pháp của các thành viên.
Garfinkel, trong phong cách không thể bắt chước và không thể hiểu thấu của ông,
diễn tả tiêu điểm của ông như sau:
Đối với PPLDT, thực tại khách quan của các sự kiện xã
hội, trong đó, và bằng cách đó, mỗi một xã hội có tính chất cục bộ, được tạo ra
một cách nội sinh, được tổ chức một cách tự nhiên, hoàn thành tiếp diễn về mặt
thực hành, có thể giải thích bằng phản ánh, hiện diện khắp mọi nơi, luôn luôn,
duy nhất, chính xác và toàn diện trong công việc của các thành viên, không có
thời gian ngoài lề, không có khả năng lẫn tránh, che giấu, vượt qua, trì hoãn,
và do đo, là hiện tượng cơ bản của xã hội học.
Xác
định một cách khác, PPLTH quan tâm tới sự tổ chức của cuộc sống hàng ngày, hay
như Garfinkel diễn tả nó, “ xã hội bình
thường, bất tử”. Theo cách nói của Pollner, đây là “sự tổ chức khác thường của
sự bình thường”.
PPLTH
tất nhiên không phải là một môn xã hội học vĩ mô theo nghĩa được dự liệu bởi
Durkheim và khái niệm của ông về một sự kiện xã hội, nhưng các môn đồ của nó
cũng không xem nó là một xã hội học vi mô. Do vậy, trong khi PPLTH từ chối coi
các actor như là những kẻ phán xét đần độn, nó cũng không tin rằng mọi người
“hầu như có tính phản ánh vô tận, tự ý thức và có tính toán”. Đúng hơn, theo
Schutz, họ nhận ra rằng thường phần lớn hành động có tính chất lề thói hàng
ngày và không phản ánh. Hilbert lý luận rằng các nhà PPLTH không tập trung vào
các actor hay các cá thể, mà “dứt khoát và độc nhất, các hoạt động thành viên-
những thực hành khéo léo ở đó họ sản sinh ra cái mà đối với họ là cấu trúc tổ
chức vĩ mô và cấu trúc cá nhân hay cấu trúc tương tác vi mô”. Nói tóm lại, các
nhà PPLTH không quan tâm đến các cấu
trúc vi mô hay các cấu trúc vĩ mô; họ quan tâm đến các thực hành khéo léo đã
tạo ra một nhận thức về cả hai kiểu cấu trúc đó. Như vậy, cái mà Garfinkel và
các nhà PPLTH tìm là một con đường mới để tiếp nhận mối quan tâm truyền thống
của xã hội học với các cấu trúc khách quan, cả vi mô và vĩ mô.
Một
trong những điểm chủ chốt của Garfinkel
về các phương pháp là chúng “có thể lý giải một cách có tính phản ánh”.
Các giải thích là các cách thức trong đó các actor làm những việc như mô tả,
phê phán, và lý tưởng hóa các hoàn cảnh cụ thể. Sự lý giải là quá trình qua đó
mọi người đưa ra các giải thích để nhận thức về thế giới. Các nhà PPLTH dành
phần lớn quan tâm tới việc phân tích các lý giải của mọi người, cũng như tới
các cách thức trong đó các lý giải được đưa ra và được chấp nhận (hay phản đối)
bởi những người khác. Đây là một trong những lý do mà các nhà PPLTH bị ám ảnh
bởi các phân tích đối thoại. Ví dụ, khi một sinh viên giải thích cho giáo sư
của mình tại sao cô ta lại thi hỏng, cô ta thường đưa ra một lý giải. Người
sinh viên này cố gắng đưa ra một nhận thức về sự kiện cho giáo sư của mình. Các
nhà PPLTH quan tâm tới bản chất của lý giải đó, nhưng nói chung hơn là tới các
thực hành lý giải, qua đó người sinh viên đưa ra lý giải và người giáo sự chấp
nhận hay phản đối nó. Trong việc phân tích các lý giải, các nhà PPLTH đi theo
một lập trường về “tính trung lập PPLTH”. Nghĩa là, họ không xét đoán bản chất
của các lý giải mà đúng hơn là phân tích chúng trong phạm vi chúng được sử dụng
ra sao trong thực hiện hành động. Họ quan tâm tới các lý giải cũng như tới các
phương pháp mà cả người nói và người nghe cần thiết để đề xuất, thấu hiểu và
chấp nhận hay từ chối các lý giải.
Mở
rộng ý tưởng về các lý giải, các nhà PPLTH bỏ nhiều công sức để chỉ ra rằng các
nhà xã hội học, như mọi người khác, cũng đưa ra các lý giải. Như vậy, các báo
cáo nghiên cứu xã hội học có thể được xem là các lý giải và được phân tích theo
cùng một cách như tất cả mọi lý giải khác được nghiên cứu. Viễn cảnh này về xã
hội học giúp cho việc đánh tan ảo tưởng về công việc của các nhà xã hội học,
hay thật ra là mọi nhà khoa học. Một phần lớn của môn xã hội học (mọi khoa học)
bao gồm các diễn giải nhận thức chung. Các nhà PPLTH có thể nghiên cứu các lý
giải của nhà xã hội học theo cùng cách thức mà họ nghiên cứu các lý giải của
người thường. Như vậy, các thực hành hàng ngày của các nhà xã hội học và mọi
nhà khoa học đều đặt dưới sự nghiên cứu của nhà PPLTH.
Chúng
ta có thể nói rằng các lý giải có tính chất phản ánh theo nghĩa chúng đi vào
việc thiết chế trạng thái của các sự vụ mà chúng làm cho có thể quan sát được
và được dự liệu để xử lý. Như vậy, trong việc cố gắng diễn tả cái mà mọi người
đang làm, chúng ta thay đổi bản chất của cái họ đang làm. Điều này đúng với các
nhà xã hội học cũng như đối với những người bình thường. Trong việc nghiên cứu
và tường thuật đời sống xã hội, các nhà xã hội học, trong quá trình này, đang
thay đổi cái mà họ nghiên cứu. Nghĩa là, các chủ thể thay đổi hành vi của họ như là kết quả của việc là chủ thể của sự
nghiên cứu và để đáp ứng lại các mô tả về hành vi đó (xem thảo luận về “chú
giải văn bản cổ” của Giddens ở chương 10 về một ý tưởng tương tự).
TÍNH ĐA DẠNG CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN THỰC HÀNH
PPLTH
được phát minh bởi Garfinkel bắt đầu từ cuối những năm 1940, nhưng nó được hệ
thống hóa lần đầu tiên với sự xuất bản cuốn Các
nghiên cứu về PPLTH của ông năm 1967. Qua nhiều năm, PPLTH đã tăng trưởng
kinh khủng và mở rộng theo một số chiều hướng khác nhau. Chỉ một thập kỷ sau
khi xuất bản cuốn sách, Don Zimmerman kết luận rằng có nhiều hình thức đa dạng
của PPLTH. Như ông xác định, PPLTH bao
gồm “ một số, ít nhiều có tính riêng biệt và đôi khi không tương thích, các
tuyến thẩm tra”. Mười năm sau, Paul Atkinson nhấn mạnh sự thiếu tính gắn bó
trong PPLTH và lý luận xa hơn rằng ít nhất có một số nhà PPLTH đã lạc lối khá
xa khỏi các tiền đề cơ bản của cách tiếp cận này. Như vậy, trong khi nó là một
kiểu rất sống động của lý thuyết xã hội học, PPLTH đã trải qua một số “khó khăn
đang lớn dần” trong những năm gần đây. Có thể nói một cách an toàn rằng PPLTH,
các biến thể của nó, các vấn đề của nó có vẻ đang sinh sôi nẩy nở trong những
năm sắp tới. Sau hết, chủ đề của PPLTH là tính đa dạng vô hạn của cuộc sống
hàng ngày. Kết quả là sẽ có nhiều hơn các nghiên cứu, các biến dạng và “các khó
khăn đang lớn dần”.
Maynard và Clayman diễn tả một số
các tác phẩm khác nhau về PPLTH, trong đó có hai thể tác phẩm nổi bật[1].
Kiểu thứ nhất là sự nghiên cứu về các tập
hợp thể chế theo PPLTH Các nghiên cứu PPLTH đầu được thực hiện bởi
Garfinkel và các cộng sự của ông (sẽ thảo luận bên dưới) diễn ra trong các tập
hợp ngẫu nhiên, phi thể chế như gia
đình. Về sau có một sự vận động tới sự nghiên cứu các thực hành hàng ngày trong
một dãy rộng các tập hợp thể chế khác nhau – các phòng xử án, các trạm y tế, sở
cảnh sát. Mục tiêu của các nghiên cứu này là sự nhận thức về cách thức mọi
người trong các tập hợp đó thực hiện các công việc chính thức của họ và, trong
quá trình đó, thiết lập thể chế trong đó các công việc xảy ra.
Các nghiên cứu xã hội học truyền
thống về các tập hợp thể chế như thế tập trung vào cấu trúc, các nguyên tắc
chính thức, các phương thức trình tự
chính thức của chúng để giải thích cái mà mọi người làm bên trong chúng.
Đối với các nhà PPLTH, các kềm hãm bên ngoài đó không thích hợp để lý giải cái
thật sự diễn ra trong các thể chế đó. Mọi người không bị quyết định bởi các lực
lượng bên ngoài đó; đúng hơn, họ sử dụng chúng để hoàn thành các công việc và
để sáng tạo ra thể chế trong đó họ tồn tại. Mọi người sử dụng các phương thức
thực hành của họ không chỉ để tạo ra cuộc sống hàng ngày của họ mà còn để sản
xuất ra các sản phẩm của thể chế. Ví dụ, tỷ lệ tội phạm được sở cảnh sát tập
hợp không chỉ đơn giản là kết quả của các sĩ quan làm theo các phương thức được
xác định rõ ràng. Đúng hơn, các viên sĩ quan sử dụng một dãy phương thức nhận
thức chung để quyết định, ví dụ, các nạn nhân có thể được phân loại là kẻ sát
nhân hay không. Do vậy, các tỷ lệ như thế đặt nền tảng trên sự diễn dịch của
các chuyên gia, và kiểu lưu trữ số liệu
này là một hoạt động thực hành đáng được nghiên cứu ở chính bản thân nó.
Kiểu
PPLTH thứ hai là phép phân tích đối thoại[2].
Mục tiêu của phân tích đối thoại là “sự nhận thức chi tiết về các cấu trúc cơ
bản của tương tác đối thoại”. Sự đối thoại được xác định trong phạm vi cùng
tuyến với các nguyên tố cơ bản của viễn cảnh PPLTH: “Sự đối thoại là một hoạt
động tương tác phô bày ra các thuộc tính bền vững, trật tự – đó là các thành
tựu có thể phân tích của những người đối thoại”. Trong khi có các nguyên tắc và
phương thức đối với các đối thoại, chúng không quyết định cái gì được nói mà
chỉ được dùng để hoàn thành một cuộc đối thoại. Tiêu điểm của phân tích đối
thoại là những cái kềm hãm điều được nói
ra nằm bên trong bản thân của sự đối thoại chứ không phải là các lực lượng bên
ngoài. Sự đối thoại được coi là được xếp đặt trật tự một cách nội tại và liên
tục.
Zimmerman nêu chi tiết năm nguyên
tắc làm việc cơ bản của phép phân tích đối thoại. Trước hết, phân tích đối thoại đòi hỏi sự thu thập và phân tích các dữ liệu chi tiết
cao độ về các cuộc đối thoại. Các dữ liệu này không chỉ bao gồm các từ mà cả
“những sự ngần ngừ, gián đoạn, bắt đầu lại, những khoảnh khắc im lặng, các
tiếng thở, đằng hắng, nhảy mũi, tiếng cười và các âm thanh giống như tiếng
cười, trọng âm, và đại loại như thế,
chưa kể đến các hành vi “không lời” có sẵn trên băng video thường là hòa
hợp gần gũi với chuỗi hành động được thu lại trên băng từ. Tất cả những thứ này
là bộ phận của phần lớn các cuộc đối thoại, và chúng được xem là các công cụ về
mặt phương pháp trong việc thực hiện một cuộc đối thoại bởi các actor có liên
quan.
Thứ hai, ngay cả các chi tiết tốt
nhất của một cuộc đối thoại cũng phải được giả đoán là một sự hoàn thành có
trật tự. Các khía cạnh nhỏ nhặt của một cuộc đối thoại không được xếp đặt trật
tự bời nhà PPLTH, trước hết, chúng được “ xếp trật tự bởi các hoạt động có
phương pháp của bản thân các actor xã hội”.
Thứ ba, sự tương tác nói chung và sự
đối thoại nói riêng có các thuộc tính bền vững, trật tự là các thành tựu của
các actor có liên quan. Trong việc nhìn vào các cuộc đối thoại, các nhà PPLTH
xem như thể chúng có tính tự trị, cách ly khỏi các quá trình nhận thức của các
actor cũng như ngữ cảnh rộng lớn trong đó chúng xảy ra.
Thứ tư, “cơ cấu chủ yếu của sự đối
thoại là sự tổ chức một cách liên tục”. Cuối cùng, và có tính tương đối là, “quá trình tương tác đối thoại được điều khiển trên một nền tảng lần lượt hoặc
cục bộ”. Ở đây Zimmerman viện dẫn sự phân biệt của Heritage giữa đối thoại
“định hình ngữ cảnh” và đối thoại “tân tạo ngữ cảnh”. Các đối thoại là định
hình ngữ cảnh theo nghĩa là cái được nói ở bất kỳ lúc nào đưa ra được định hình
bởi ngữ cảnh liên tục trước đó. Các đối thoại là tân tạo ngữ cảnh là ở trường
hợp cái được nói tới ở hiện tại trở thành bộ phận của ngữ cảnh của các lượt
tương lai.
Về mặt phương pháp luận, các phân
tích đối thoại được dẫn tới việc nghiên cứu các cuộc đối thoại trong các hoàn
cảnh diễn ra một cách tự nhiên, thường là dùng băng ghi âm và băng ghi hình.
Phương pháp này cho phép các thông tin chảy từ
thế giới mỗi ngày hơn là bị áp đặt bởi nhà khảo sát. Nhà khảo sát có thể
kiểm tra và tái kiểm tra một cuộc đối thoại thật sự ở từng chi tiết nhỏ thay vì
chỉ dựa vào các ghi chú của mình. Kỹ thuật này cho phép nhà khảo sát thực hiện
các phân tích chi tiết cao độ về các cuộc đối thoại.
Phép phân tích đối thoại dựa trên cơ
sở của giả thiết rằng các cuộc đối thoại là nền tảng của các hình thái quan hệ
liên nhân vị khác. Chúng là hình thức tương tác lan tỏa nhất, và một cuộc đối
thoại “bao gồm tính chất ma trận toàn diện nhất của các thực hành và phương
thức thông tin có tổ chức”.
Chúng tôi đã cố gắng đưa ra một số
nhận thức chung về PPLTH ở các trang trên. Tuy nhiên, trung tâm của PPLTH không
nằm ở các phát biểu lý thuyết của nó mà nằm trong các nghiên cứu thực nghiệm
của nó. Cái mà chúng ta biết về mặt lý thuyết là được phát sinh từ các nghiên
cứu đó. Do vậy, giờ chúng tôi quay sang một loạt các nghiên cứu đó với hy vọng
đem lại cho bạn đọc một cảm giác tốt hơn về PPLTH.
MỘT
SỐ VÍ DỤ ĐẦU TIÊN
Chúng tôi bắt đầu với một số khảo
sát đầu tiên trong PPLTH đã làm cho nó tạo được nhiều chú ý. Trong khi một số
các phương pháp thời kỳ này hiếm khi được sử dụng ngày nay, chúng cho chúng ta
biết nhiều điều về cách khảo sát PPLTH.
Các
kinh nghiệm vi phạm
Trong các kinh nghiệm vi phạm, thực
tại xã hội bị vi phạm là để tỏa ra ánh sáng lên các phương pháp mà qua đó mọi
người thiết lập nên thực tại xã hội. Giả thiết nằm phía sau khảo sát này không
chỉ là sự sản sinh về mặt phương pháp của đời sống xã hội diễn ra trong mọi lúc
mà còn là việc các thành viên không nhận thức rằng họ đang thực hiện những hành
động như thế. Đối tượng của các kinh nghiệm vi phạm là sự phá hủy các phương thức
thông thường để cho quá trình qua đó thế giới hàng ngày được thiết lập hay tái
thiết có thể được quan sát thấy hay nghiên cứu. Trong tác phẩm của ông, Garfinkel
đề ra một số ví dụ về các kinh nghiệm vi phạm, phần lớn được thực hiện bởi các
sinh viên của ông trong các tập hợp ngẫu nhiên để minh họa cho các nguyên tắc
cơ bản của PPLT.
Lynch đề ra ví dụ sau đây về sự vi
phạm, phát sinh từ tác phẩm thời đầu của
Garfinkel:
Sơ
đồ 6.1.
Vi
phạm trong trò tic-tac-toe (ca-rô).
Đây dĩ nhiên là trò chơi
tic-tac-toe. Các nguyên tắc phổ biến cho phép các thành viên của trò chơi được
đặt một dấu trong phạm vi mỗi ô, nhưng trong trường hợp này luật chơi đã bị vi
phạm, và một dấu đã được đặt giữa 2 ô. Nếu sự vi phạm này xảy ra trong một cuộc
chơi thật sự, đấu thủ kia (đấu thủ 2) có vẻ sẽ quả quyết việc đặt lại một vị
trí đúng. Nếu việc này không xảy ra, đấu thủ 2 sẽ cố lý giải tại sao đối thủ 1
lại có một hành động khác thường như thế. Các hành động của đối thủ 2 được
nghiên cứu bởi nhà PPLTH để tìm xem thế giới hàng ngày của trò chơi tic-tac-toe
được tái thiết lập ra sao.
Một ví dụ khác, Garfinkel yêu cầu
các sinh viên của ông dành từ 15 phút đến một giờ đồng hồ tại nhà của họ để
tưởng tượng rằng họ là người ở trọ và rồi hành động trên cơ sở giả thiết đó.
“Họ được hướng dẫn để tự điều hành theo
một cung cách thận trọng và tế nhị. Họ tránh trở nên cá nhân, dùng các lời nói
đúng nghi thức, chỉ nói khi có người nói
với mình”. Trong phần lớn trường hợp, các thành viên của gia đình sững sờ vì hành
vi như thế: “Các báo cáo đầy những lý giải về sự kinh ngạc, bối rối, chấn động,
nghi ngờ, hoang mang, giận dữ, và những sự tấn công của các thành viên khác
trong gia đình rằng sinh viên đó bần tiện, vô tâm, ích kỷ, xấu bụng và thô
thiển”. Các phản ứng này chỉ ra rằng mọi người hành động theo các giả thiết
nhận thức chung về cách thức sử xự mà
người ta cho là họ nên làm.
Cái làm Garfinkel quan tâm nhất là
các thành viên gia đình tìm ở nhận thức chung các cách thức như thế nào để đối
phó với một sự vi phạm như thế. Những thành viên này yêu cầu những lý giải
từ các sinh viên về những hành vi của
họ. Trong các câu hỏi, họ thường hàm ý một sự lý giải về hành vi khác thường
đó:
“ Con mệt phải không?”
“Anh bị bệnh à?”
“Anh đãng trí hay làm cố ra vẻ ngu xuẩn thế?”
Các thành viên gia đình cũng tìm
cách tự lý giải các hành vi trong phạm vi các động cơ đã biết trước đó. Ví dụ,
một sinh viên bị cho là cư xử kỳ cục vì cô ta đã làm việc vất vả hoặc đã có một
cuộc gây gỗ với vị hôn phu của cô ta. Các lý giải như thế quan trọng đối với
các thành viên khác - trong gia đình, trong trường hợp này - vì các lý giải
giúp họ cảm thấy rằng dưới các hoàn cảnh bình thường sự tương tác sẽ diễn ra
như cũ.
Nếu người sinh viên không nhận thức
được giá trị của các lý giải đó, các thành viên gia đình hầu như sẽ rút lui và
tìm cách cách ly, trả đũa, phản đối lại thủ phạm. Các cảm xúc sâu sắc bị khuấy
động vì nỗ lực duy trì trật tự qua sự lý giải bị người sinh viên phản đối. Các
thành viên gia đình khác cảm thấy rằng các phát biểu và hành động căng thẳng là
cần thiết để vãn hồi lại sự cân bằng:
“Đừng phiền nó, nó lại có tâm trạng nữa rồi.”
“Tại sao anh luôn luôn tạo ra xích mích trong mối hoà
hợp gia đình của chúng ta?”
“Tôi không muốn gì hơn là anh vứt cái kiểu ấy đi, và
nếu anh không đối xử với mẹ anh cho tử tế, tốt hơn anh nên cút ra khỏi nhà.”
Cuối cùng, các sinh viên lý giải
kinh nghiệm đối với gia đình của họ, và trong phần lớn các hoàn cảnh sự hoà hợp
được vãn hồi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cảm giác khó chịu vẫn còn
vương lại.
Các kinh nghiệm vi phạm được thực
hiện để minh họa cách thức mọi người xếp đặt trật tự cuộc sống hàng ngày của
họ. Các kinh nghiệm này vén mở khả năng hồi phục của thực tại xã hội, vì các
chủ thể (hay nạn nhân) nhanh chóng bình thường hoá sự vi phạm- nghĩa là diễn tả
hoàn cảnh một cách có lý trong phạm vi gia đình. Người ta cho rằng cách thức
mọi người giải quyết các vi phạm này nói cho chúng ta biết nhiều về cách họ
giải quyết cuộc sống hàng ngày của họ. Mặc dù các kinh nghiệm này dường như khá là ngây ngô, chúng thường dẫn tới các
phản ứng cảm xúc cao hơn. Các phản ứng cực đoan phản ánh việc thực hiện các
hoạt động nhận thức chung, lề thói hàng ngày có ý nghĩa quan trọng như thế nào
đối với mọi người. Các phản ứng đối với các vi phạm đôi khi cực đoan đến nỗi
Hugh Mehan và Houston Wood đã cảnh giác về việc sử dụng chúng: “Những cá nhân bị chú ý được khuyên can một
cách mạnh mẽ rằng không nên thực hiện bất kỳ một nghiên cứu vi phạm nào nữa”.
Sự hoàn thành về
giới tính
Có thể tranh luận rằng giới tính của
một người - nam hoặc nữ - là có cơ sở sinh học. Mọi người được xem đơn giản là
sẽ biểu lộ các hành vi như là kết quả tự nhiên của cấu tạo sinh học của họ. Mọi
người không thường được cho là đã đạt tới giới tính của họ. Trái lại, sự ham muốn
tình dục rõ ràng là một sự hoàn thành; mọi người cần nói và hành động theo
những cách thức nhất định để được coi là khêu gợi giới tính. Tuy nhiên, mọi
người nói chung cho rằng một người nào đó không cần phải nói hay làm bất cứ cái
gì để được xem là một người đàn ông hay một người đàn bà. PPLTH đã điều tra vấn
đề giới tính, với một số kết quả khác thường.
Quan điểm PPLTH được truy nguyên tới
một trong những trình bày của Garfinkel nay đã trở thành cổ điển về việc sử
dụng định hướng này. Trong những năm 1950, Garfinkel gặp một người tên là
Agnes, kẻ hầu như không ngờ gì nữa là một người đàn bà. Cô ta không chỉ có hình
dáng của một phụ nữ, mà rõ ràng còn là một phụ nữ “tuyệt vời” với một số các
con số đo thể hình chuẩn mực, Cô ta còn có một khuôn mặt xinh xắn, một nước da
đẹp, không có lông mặt, cô ta tỉa lông mày và bôi son môi. Đây rõ ràng là một
phụ nữ, phải không? Nhưng Garfinkel phát hiện ra Agnes không luôn luôn là một
phụ nữ. Thực tế, lúc ông gặp cô ta, Agnes đang cố gắng, và cuối cùng thành
công, để thuyết phục các nhà phẫu thuật rằng cô cần một cuộc giải phẫu để cắt
bỏ dương vật của cô ta và tạo ra một cơ quan sinh dục nữ.
Agnes được xác định là một người đàn
ông khi sinh ra. Trong thực tế, mọi người coi cô là một bé trai cho tới năm cô
16 tuổi, Ở tuổi này, cảm giác có một cái gì đó lệch lạc, Agnes bỏ nhà ra đi và
bắt đầu ăn mặc như một phụ nữ. Chẳng bao lâu, cô khám phá ra chỉ ăn mặc như phụ
nữ là chưa đủ; cô còn phải học cách hành động như một phụ nữ nếu cô muốn được
người khác chấp nhận mình là phụ nữ. Cô đã học các thực hành được chấp nhận. Và
kết quả là được xác định, cũng như tự mình xác định, là một phụ nữ. Garfinkel
quan tâm tới các thực hành quá khứ đã cho phép Agnes thực hiện chức năng như
một phụ nữ trong xã hội. Điểm tổng quát hơn ở đây là chúng ta không đơn giản là
nam hay nữ khi ra đời; tất cả chúng ta cũng học và sử dụng theo lề thói các
thực hành thông thường cho phép chúng ta được coi là nam hay nữ. Như vậy, ngay
cả một phạm trù như giới tính, thường được nghĩ là một tình trạng được quy cho,
có thể được hiểu như một sự hoàn thành của một tập hợp các thực hành trong một
hoàn cảnh.
PHÉP PHÂN TÍCH ĐỐI THOẠI
Giờ chúng ta quay sang cái đã trở
thành kiểu chủ yếu của nghiên cứu khảo sát trong phạm vi PPLTH - phép phân tích
đối thoại. Mục tiêu của phép PTĐT là để nghiên cứu các cách thức được thừa nhận trong đó cuộc đối thoại được
tổ chức. Các nhà PTĐT quan tâm đến các quan hệ giữa những phát biểu trong một
cuộc đối thoại hơn là vào mối quan hệ giữa những người nói và những người nghe.
Các
cuộc điện đàm:
Emanuel A. Schegloff ôn lại sự kiểm
tra của ông về cách thức trong đó các cuộc điện đàm được mở rộng như là bộ phận
của một nỗ lực lớn hơn để nhận thức đặc tính trật tự của sự tương tác xã hội:
Công việc mà tôi và các cộng sự thực hiện có liên quan tới vấn đề sự
tổ chức của tương tác xã hội. Chúng tôi đưa vào các chất liệu mà chúng tôi đã
tiến hành công việc- các băng ghi âm, ghi hình về sự tương tác xảy ra một cách tự nhiên, và bản dịch
các băng từ đó- một mối quan tâm vào việc điều tra và mô tả các hiện tượng mang
tính trật tự trong đó bao gồm sự tương tác và sự đối thoại, và mối quan tâm đến
việc mô tả các sự tổ chức mang tính hệ thống bằng cách tham chiếu đến cái mà
các hiện tượng đó sản sinh ra.
Mối quan tâm của Schegloff và các
cộng sự của ông mở rộng tới các hiện tượng trật tự khác nhau trong phạm vi sự
tương tác, như sự tổ chức của việc đổi lượt trong các đối thoại và các cách
thức trong đó mọi người tìm cách sửa chữa các vi phạm trong phương thức đối
thoại bình thường. Ngoài ra, họ quan tâm tới cấu trúc tổng thể của một cuộc đối
thoại, bao gồm việc mở đầu, kết thúc, và tính liên tục nội tại thường xuyên xảy
ra.
Trong bối cảnh này Schegloff nhìn
vào sự mở đầu của một cuộc điện đàm, mà ông xác định là “một vị trí nơi mà kiểu
đối thoại được bắt đầu có thể được đề nghị, biểu hiện, chấp nhận, phản đối, bổ
sung - nói tóm lại, vừa chớm được thiết lập bởi các bên tham gia”. Dù câu nói
một người nghe trong điện thoại không khác gì trong các cuộc đối thoại mặt đối
mặt, các bên tham dự thiếu một sự tiếp xúc nhìn thấy nhau. Schegloff tập trung
vào một nguyên tố của các cuộc điện đàm, chuỗi liên tục mà qua đó các bên không
tiếp xúc bằng mắt định dạng và nhận ra nhau.
Trong khảo sát của ông, Schegloff
rút ra các dữ liệu từ 450 cuộc điện đàm mở đầu. Ông thấy rằng các mở đầu thường
là đi thẳng và được tiêu chuẩn hoá:
A. Hello?
B. Shar’n đó à?
A. Xin chào.
Hoặc:
A. Hello.
B. Hello, Charlie?
A. Ồ, xin chào.
Nhưng
có một số mở đầu “nghe có vẻ có phong cách riêng, gần như các kỹ năng diễn
xuất”:
A. Hello.
B. Hello, Magie?
A. Vâng.
B. hhh, chúng tôi đang vẽ, làm cổ vật.
A. thế à.
B. ch-hnh, hnh.
A. hnh, hnh, hnh.
B. nhh, hnh, hnh!hh.
A. hh
B. giữ các dụng cụ của người ta.
A. y(hhh)! Hnh,hnh.
B. Tôi rất tiếc vì điều đó - tôi không thấy thế.
Dù
các mở đầu như thế có thể khác với các mở đầu thông thường, chúng không phải là
không có sự tổ chức. Chúng “được đem lại bởi một sự tổ chức có hệ thống được
các bên làm cho thích ứng và phù hợp ở các hoàn cảnh cụ thể nào đó”. Ví dụ,
cuộc đối thoại bên trên hầu như không thể hiểu được cho tới khi chúng ta hiểu
ra rằng B đang gọi để xin lỗi vì đã giữ các dụng cụ được mượn quá lâu. B đùa tí
ti bằng cách đưa nó vào một danh sách liệt kê (vẽ, làm cổ vật), và chỉ đến phút
cuối, khi cả hai bật cười câu xin lỗi mới xuất hiện.
Kết
luận của Schegloff là ngay cả các trường hợp rất cá biệt cũng có thể kiểm tra
được tính tổ chức của chúng:
Các trường hợp đặc thù có thể, do đó, được kiểm tra về
mối quan tâm mang tính chất địa phương, tương tác, sinh học, dân tộc, hay các
phong cách riêng biệt khác. Các chất liệu tương tự có thể được điều tra để
trích ra từ các đặc tính cục bộ của chúng sự tổ chức nghi thức mà các đặc tính
đó đã ngấm vào. Đối với các sinh viên về sự tương tác, các sự tổ chức thông qua
đó công việc của đời sống xã hội hoàn thành
nằm ở trung tâm sự chú ý.
Sự khởi xướng tiếng
cười
Gail
Jefferson nhìn vào vấn đề một người biết khi nào là cần phải cười trong một
cuộc đối thoại. Quan điểm ở đây là tiếng cười hoàn toàn là một sự kiện tự do
trong quá trình đối thoại. Tuy nhiên, Jefferson thấy rằng nhiều đặc tính cấu
trúc cơ bản của một phát biểu được thiết kế để buộc phía bên kia phải bật cười.
Ví dụ đầu tiên là sự sắp đặt của người nói, về tiếng cười ở cuối phát biểu của
anh ta:
Dan. Tôi nghĩ
rằng khá là xa mặt đấy. Cậu có nghe tôi nói cậu là một thằng nghiện ma túy
không... heh, heh.
Dolly. Heh,
heh, heh.
Công
cụ thứ hai được Jefferson báo cáo nằm trong phát biểu-cười - ví dụ ở giữa câu:
A. Cậu có biết là tớ không... biết không.
B. Khỉ thật, cậu biết là tớ đang quay lại mà (haha).
A. Ờ, vâng, haha.
Jefferson
kết luận từ các ví dụ này rằng sự xuất hiện tiếng cười có tính tổ chức hơn là
chúng ta nhận ra:
Vậy,
nó có vẻ là trật tự của các phản ứng có thể chọn lựa đối với một ứng viên có
thể gây cười không phải tự do vô tổ chức như người ta cho là vậy; vấn đề không
phải là một cái gì đó nên xảy ra,
tiếng cười hay cái gì khác, mà là tiếng
cười nên xảy ra, trên một cơ sở tự nguyện hay do được mời gọi.
Jefferson
không chỉ quan tâm đến sự quyết định để bật cười mà cả sự chối từ của một lời mời gọi tiếng cười.
Bà thấy rằng sự im lặng sau một lời mời không đủ, rằng đòi hỏi phải có một dấu
hiệu rõ ràng để chỉ ra sự từ chối lời mời. Ví dụ, nếu một ai đó từ chối không
cười, một chiến lược được mở màn, ngay sau khi tiếng cười bật ra, là một sự
theo đuổi chủ đề một cách nghiêm túc.
Glenn
đã kiểm tra sự mở màn của tiếng cười chung trong một cuộc đối thoại đa phương.
Trong khi Jefferson tập trung vào các tương tác hai người, sự có mặt của số
lượng người làm cho vấn đề cất tiếng cười trở nên phức tạp hơn. Glenn lý luận
rằng trong khi các tương tác hai người người nói thông thường cười trước, trong
các tương tác đa phương, một ai đó không phải là người nói thường cất tiếng
cười trước. Trong một đối thoại song phương, người nói rõ ràng buộc phải cất
tiếng cười về chính chất liệu của mình, vì chỉ có một người khác hiện diện có
thể thực hiện chức năng đó. Tuy nhiên, trong một đối thoại đa phương, sự kiện
có nhiều người khác có thể cười trước có nghĩa là người nói tốt hơn nên đánh
nước liều để không là người cất tiếng cười đầu tiên.
Tạo ra sự hoan hô.
John
Heritage và David Greatbatch đã nghiên cứu thuật hùng biện của các diễn văn
chính trị nước Anh, và hé mở ra các công cụ cơ bản mà những phát ngôn viên là
phát sinh sự hoan hô cổ vũ từ khán giả của họ. Họ lý luận rằng sự hoan hô được
phát sinh bởi “các phát biểu bằng lời được thiết lập (a) để nhấn mạnh và do đó
đề cao các nội dung của chúng lên trên bối cảnh xung quanh của các chất liệu
phát biểu và (b) để hoạch định một điểm hoàn tất rõ ràng cho thông điệp có liên
quan”. Sự nhấn mạnh bảo cho khán giả rằng việc hoan hô là thích hợp, và sự lưu
ý trước về một điểm hoàn tất rõ ràng cho phép khán giả bắt đầu hoan hô trong
trạng thái ít nhiều có sự hoà hợp. Trong các phân tích về các diễn văn chính
trị nước Anh của họ, Heritage và Greatbatch khám phá 7 công cụ hùng biện cơ
bản:
·
Sự đối lập (Contrast): Ví dụ, một chính trị gia có thể lý
luận: “Có quá nhiều chi tiêu cho chiến tranh... có quá ít chi tiêu cho hoà
bình”. Một phát biểu như thế phát sinh sự hoan hô, vì, để nhấn mạnh, cùng một
điểm được tạo ra, đầu tiên ở phạm vi phủ định và rồi ở phạm vi khẳng định. Khán
giả cũng có thể đoán trước để hoan hô bằng cách nối kết nửa thứ hai chưa được
bộc lộ với nửa đầu đã được nói ra.
·
Liệt kê (List): Một bản liệt kê
các vấn đề chính trị, đặc biệt thường được sử dụng là bản liệt kê ba phần, cung
cấp sự nhấn mạnh cũng như điểm hoàn tất mà khán giả có thể dự đoán trước.
·
Giải pháp gỡ rối (Puzzle
solution): Ở đây, chính trị gia trước hết đưa ra một vấn đề rắc rối cho
khán giả và rồi đề ra một giải pháp. Sự thể hiện hai lần một vấn đề tạo ra sự
nhấn mạnh; và khán giả có thể dự đoán trước sự hoàn tất của phát biểu ở cuối
giải pháp.
·
Làm nổi bật điểm mấu chốt (Headline-punch line): Ở đây chính trị
gia đề xuất ra một phát biểu và rồi tiến hành nó.
·
Sự kết hợp
(Combination): Điều này bao gồm việc sử dụng hai hay nhiều hơn các công cụ vừa
nêu trên.
·
Có lập trường
(Position taking): Điều này bao gồm một mô tả mở màn về một tình trạng sự vụ mà
phát ngôn viên được kỳ vọng có cảm giác
mạnh mẽ về nó. Tuy nhiên, đầu tiên nó được đưa ra một cách chung chung. Chỉ đến
cuối cùng, phát ngôn viên mới đưa ra quan điểm riêng của anh ta.
·
Theo đuổi đến cùng (pursuit): Điều này xảy ra khi một đám khán giả không có
phản ứng với một thông điệp cụ thể. Phát ngôn viên có thể tiếp tục một cách chủ
động theo đuổi đến cùng sự hoan nghênh bằng cách, ví dụ, bắt đầu lại một trung
tâm điểm.
Trong
các cuộc hội nghị của các đảng phái chính trị được Heritage và Greatbatch
nghiên cứu, bảy công cụ này giải thích
cho gần như hai phần ba lý do của sự
hoan hô nói chung. Trong bảy công cụ, sự
đối lập (lý giải cho hầu như ¼ các trường hợp hoan hô) là hình thức thường
được hoan hô nhất. Cung cách chuyển giao thông điệp của phát ngôn viên (ngữ điệu, ngắt câu, điệu bộ) cũng rất quan
trọng. Cuối cùng, Heritage và Greatbatch lưu ý rằng 7 công cụ này không chỉ giới hạn ở việc soạn diễn văn chính trị,
mà cũng có thể tìm thấy ở các khẩu hiệu quảng cáo, các xã luận báo chí, các văn
bản khoa học, vv... Trong thực tế, họ kết luận rằng các công cụ này có nguồn gốc
của chúng, được phát hiện trong các tương tác đối thoại tự nhiên hàng ngày. Hàm
ý là tất cả chúng ta đều sử dụng các công cụ này hàng ngày để làm nảy sinh các
phản ứng tích cực từ những người mà chúng ta tương tác.
Sự
la hét phản đối
Trong một nghiên cứu song song,
Steven Clayman tập trung vào sự la hét phản đối như là một thể hiện của sự bất
đồng trong ngữ cảnh phát biểu công cộng. Trong khi sự hoan hô cho phép khán giả
liên kết với phát ngôn viên, sự la hét phản đối là một hành động gây cách biệt.
Có hai cách chủ yếu trong đó các
phản ứng như hoan hô và la hét bắt đầu -
như là kết quả một quyết định độc lập của cá thể hoặc là một sản phẩm
của sự đồng nhất hành vi của các thành viên của một đám khán giả. Nghiên cứu
trên đã chứng tỏ rằng quyết định cá thể chiếm ưu thế trong việc đưa ra sự hoan
hô. Vì quyết định được đưa ra đơn độc, sự hoan hô có thể xảy ra hầu như ngay
lập tức sau khi một nhận xét phổ biến được đưa ra. Thực tế, sự khảo sát đã chỉ
ra rằng sự hoan hô bắt đầu gần như ngay
sau một đánh giá của phát ngôn viên đã hoàn tất. Sự hoan hô xảy ra trong một sự
bộc phát lên tới đỉnh điểm của nó trong khoảng hai hoặc ba giây. Hơn nữa, như
đã trình bày trong phần trước, một loạt những công cụ vô danh được sử dụng bởi
phát ngôn viên để dẫn các thành viên khán giả tới quyết định hoan hô, và rồi tự
bản thân nó hoan hô.
Sự la hét phản đối, trái lại, là kết
quả của một sự nhất trí hơn là sự quyết định của một cá thể. Thường thường có
một thời gian chậm trễ có ý nghĩa giữa những phát biểu có tính khách quan và sự
công kích la hét. Nếu sự la hét là kết quả của một số cá thể có quyết định độc
lập, nó có thể xảy ra nhanh như sự hoan hô. Thời gian chậm trễ có xu hướng chỉ
ra rằng các thành viên khán giả đang theo dõi hành vi của những người khác
trước khi quyết định là sự la hét phản đối có thích hợp hay không. Ngoài ra, sự
công kích bằng la hét thường được đi trước bởi các biểu lộ của khán giả. Ví dụ,
khán giả có thể thực hiện các biểu lộ ban sơ về sự không đồng tình với phát
ngôn viên bởi một loạt những tiếng phát âm -
tiếng xì xào hay trò chuyện giữa họ, tiếng la rú, chế giễu phát ngôn
viên... âm thanh cuối cùng có thể được định tính bởi một “tiếng lầm bầm”,
“tiếng lao xao” hay "tiếng gầm rống”. Các thành viên khán giả theo dõi những âm
thanh này; họ chỉ ra cho các thành viên khác thấy rằng khán giả phải tỏ thái
độ bất bình về phát biểu có liên quan. Một thành viên khán giả đưa ra cảm thấy
tự do la hét vì cô ta có lý do để tin rằng cô ta sẽ không đơn độc và do đó sẽ
không bị các thành viên khác phản đối.
Tất nhiên, một người có thể hỏi các
biểu lộ ban sơ này từ đâu đến, nếu không phải từ các quyết định độc lập? Clayman tin rằng ở
đây có liên quan tới một mức độ nào đó đến quyết định độc lập. Việc quyết định
xảy ra trong trường hợp các biểu lộ ban sơ vì các hành vi kết quả (ví dụ, tiếng
xì xầm riêng tư với người bên cạnh, tự nói với mình) là quá riêng tư và ít có
vẻ bị phản đối bởi phần còn lại của đám khán giả hơn là sự la hét. Do vậy, ít
cần hoặc không cần phải theo dõi đám khán giả để quyết định tính chất thích ứng
của các hành vi như thế.
Clayman cũng quan tâm đến các phương
pháp phát ngôn viên dùng để xử lý sự la hét. Hiển nhiên là, họ tìm cách tự bảo
vệ khỏi sự la hét trong khi, trái lại, họ rất hào hứng chấp nhận sự hoan hô. Có
nhiều cách tự vệ dứt khoát để chống lại sự la hét. Ví dụ, phát ngôn viên có thể
diễn dịch lý do của sự la hét và cố gắng đưa ra một lập trường chống đối lại,
với hy vọng sẽ dẫn khán giả tới một phản ứng đồng tình. Hoặc là phát ngôn viên
đùa cợt với sự la hét. Tuy nhiên, Clayman thấy rằng các kỹ thuật hiển nhiên như
thế không được dùng thường xuyên, thường là chỉ để giải quyết các giai đoạn
căng thẳng đặc biệt trong sự la hét. Thường thường phát ngôn viên không xử lý
sự la hét một cách hiển nhiên vì các hành động như thế gây chú ý thêm cho sự la
hét, làm ngưng lại tiến trình của phát biểu, và có thể dẫn tới hành động la hét
nhiều hơn, mà hầu như được gây ra bởi nhận thức rằng các sự cố trước đó đã được
phát ngôn viên tiếp nhận.
Phát ngôn viên có vẻ sẽ sử dụng các
cách tự vệ kín đáo hơn như nói xuyên qua
tiếng la hét. Hành động như thế giúp cho tiếng la hét bớt rõ ràng hơn, ít bị
chú ý hơn, và có thể tạm thời gián đoạn nó. Điều thú vị là, đây là một sự trái
hẳn với trường hợp hoan hô, mà phát ngôn
viên cố gắng tránh nói cho tới khi nó đã lặng xuống hay im ắng hẳn. Đó là vì
phát ngôn viên thích hoan hô càng kéo dài càng tốt, và nói chuyện trong khi
đang có hoan hô có thể làm nó bị gián đoạn.
Clayman kết luận rằng sự hoan hô
được tạo ra bởi tập thể, còn sự la hét rất giống với sự đồng ý hay bất đồng
được tạo ra bởi cá thể trong hành vi hàng ngày. Trong cả hai trường hợp, “ Sự
đồng ý có xu hướng được tạo ra ngay tức khắc, theo một cung cách không hạn chế, và được coi là không đòi hỏi một lý giải
hay giải thích đặc biệt nào. Các bất đồng, trái lại, một cách điển hình thường
bị trì hoãn lại, bị hạn chế và có thể lý giải”.
Sự
tương đồng này dẫn tới kết luận rằng sự hoan hô và sự la hét phản đối có thể
được giải thích bởi các nguyên tắc tương tác chung cắt qua mọi bộ phận của đời
sống, không riêng gì các cấu trúc tổ chức và thể chế và các tiêu chí có liên
quan trong phát biểu công cộng. Các “nguyên tắc chung đó của hoạt động con
người” là bộ phận của trật tự tương tác – là “một loại thể chế xã hội tự chính
nó, một thể chế lỗi thời và có tính chất kiến tạo của phần lớn các thể chế xã
hội khác, và tự nó chiếm hữu các thuộc tính tổ chức và các thực hành truyền
thống”. Nói cách khác, các nguyên tắc chủ yếu bị lột trần bởi các phân tích đối
thoại cho phép chúng ta hiểu các phản ứng tích cực (sự hoan hô) và tiêu cực (sự
la hét phản đối) đối với các diễn văn công cộng.
Sự
phát sinh có tính tương tác các câu và
các câu chuyện
Charles Goowin thách thức giả thiết
truyền thống của khoa ngữ âm học rằng các câu có thể được kiểm tra cách ly với
quá trình tương tác trong đó chúng xảy ra. Quan điểm của ông là “các câu nảy
sinh với sự đối thoại”. Sự thật rằng “người nói có thể tái tạo ý nghĩa của câu
của mình khi anh ta đang sản sinh ra nó để duy trì tính thích hợp với tính dễ
tiếp thu của nó về thời điểm.”
Điểm chủ yếu của Goodwin là những
người phát ngôn có sự chú ý chính xác đến những người nghe khi họ đang nói. Khi
người nghe phản ứng lại bằng lời nói, nét mặt hay ngôn ngữ thân thể, người phát
ngôn - trên cơ sở của các phản ứng đó - điều chỉnh các câu khi nó đang nảy sinh.
Các phản ứng cho phép người phát ngôn quyết định có nên xác định quan điểm của
anh ta không, và nếu không, thì thay đổi cấu trúc của câu. Trong một cuộc đối
thoại khá phức tạp mà ông phân tích, Goodwin mô tả một số thay đổi diễn ra
trong một ngữ cảnh cụ thể:
Trong quá trình sản sinh của nó, ý nghĩa còn tiềm ẩn
của câu của John được tái tạo hai lần, một đoạn mới được bổ sung, và một đoạn
khác bị bỏ đi trước khi nó sinh ra để thay thế bằng một đoạn khác. Câu cuối
cùng được sản sinh như một sản phẩm của một quá trình tương tác năng động giữa người nghe và người nói khi họ cùng
thiết lập lượt nói của mình.
Nói cách khác, các câu là sản phẩm
của các quá trình cộng tác.
Gần đây hơn, Mandelbaum đã kiểm tra
sự nảy sinh mang tính tương tác của các câu chuyện. Điểm chủ chốt của bà là
khán giả không thụ động, như được giả thiết theo truyền thống, mà đúng hơn là
có thể được xem là “đồng tác giả” của câu chuyện. Song song với phân tích của
Goodwin về sự nảy sinh mang tính tương tác của các câu, Madelbaum chỉ ra rằng
các thành viên khán giả có các tiềm năng cho phép họ làm việc với tác giả để
thay đổi câu chuyện trong khi việc kể chuyện đang tiến hành. Khán giả tham gia
bằng cách cho phép sự ngưng lại lần lượt trong câu chuyện để người kể chuyện có
thể điều khiển cuộc đối thoại. Các thành viên khán giả cũng giúp cho câu chuyện
đi tới bằng cách biểu lộ sự thấu hiểu của họ qua việc sử dụng các biểu hiện như
“ừ... ừ” hoặc “à... à”. Khán giả cũng có thể “sửa chữa” một số vấn đề trong câu
chuyện, từ đó cho phép nó tiến triển êm xuôi hơn. Quan trọng hơn, đối với mục
đích này của thảo luận, khán giả có thể can thiệp vào câu chuyện và làm cho nó
đi theo một chiều hướng mới. Như vậy, ở một ý nghĩa rất thật, các câu chuyện,
giống như các câu và các cuộc đối thoại nói chung, là các sản phẩm có tính chất
tương tác.
Các
phát biểu có hệ thống
Heritage và Watson quan tâm đến tính
trình tự trong các cuộc đối thoại. Họ đặt vấn đề này trong phạm vi bối cảnh
chung của các quan tâm PPLTH:
Một tiêu điểm trung tâm của tác phẩm PPLTH là sự phân
tích lý luận xã hội học thực hành qua đó hoạt động xã hội được cho là có thể lý
giải và có trật tự. Được giả thiết từ quan tâm này là nhận thức rằng mọi đặc
điểm màu mè của tương tác xã hội (ví dụ, các tiểu sử, các sự kiện, các tính
cách, các vị trí) có tính chất thỉnh thoảng và được thiết lập như một sự hoàn
thành thực hành cụ thể, trong và qua đó các bên biểu lộ cho bên khác tính chất
cạnh tranh của họ trong sự quản trị thực hành về trận tự xã hội. Với tư cách
nhà phân tích, quan tâm của chúng ta là phát triển, có đối chiếu đến các sự
kiện xảy ra một cách tự nhiên về công dụng, các phương pháp qua đó các trình tự
có thể được biểu lộ, quản lý, và nhận ra bởi các thành viên.
Mối quan tâm cụ thể của họ là vấn đề
khi nào chính bản thân trật tự đối thoại trở nên một chủ đề đối thoại của các
bên tham gia. Cụ thể, họ nhìn vào các phát biểu có hệ thống, mà họ xác định là
một bộ phận của đối thoại được dùng để diễn tả cuộc đối thoại đó. Cụ thể, mối
quan tâm của họ là một kiểu phát biểu có hệ thống đặc thù, một kiểu mà trong đó
actor tìm cách “định tính các trạng thái của các sự việc đã được diễn tả hay
đàm luận ( tổng quát hay bộ phận) trong cuộc trò chuyện trước đó”.
Các cuộc đối thoại mà Heritage và
Watson sử dụng quá dài để đưa ra đây, nhưng đoạn sau đưa ra một nhận thức về
điều họ muốn nói về sự trình bày có hệ thống:
A. Tôi rất thất vọng rằng...
B. Vâng.
A. ...rằng tôi đã trèo lên hàng rào của cây cầu đó.
B. Anh chuẩn bị tự sát bởi vì....
A. Vâng, tôi quá béo phị.
Trong
ví dụ này, khi nói rằng A đang chuẩn bị
tự sát, B đang sắp xếp có hệ thống cái mà A đang cố gắng để nói trong hai phát
biểu trước của anh ta.
Các
phát biểu có hệ thống như thế minh họa sự quản trị thực hành của các đối thoại.
Một phát biểu có hệ thống là một bộ phận của một cuộc đối thoại trong đó đối
tượng “có tính chất biểu lộ và đặc biệt để tỏ bày nhận thức của các bên tham
gia”. Một phát biểu có hệ thống là một ví dụ về cách thức các thành viên chứng
tỏ nhận thức của họ về cái đang xảy ra.
Sự tương tác của việc trò chuyện và các hoạt
động phi âm thanh
Các
nhà phân tích đối thoại đã tập trung vào trò chuyện và các nhà PPLTH vào các
hoạt động phi ngôn ngữ. Một số nhà nghiên cứu đang sử dụng các băng ghi hình và
phim để phân tích sự tương tác giữa các hoạt động có âm thanh và phi âm thanh.
Goodwin, ví dụ, kiểm tra một băng video về một bữa tiệc ăn tối gồm có hai cặp.
Một vấn đề trong quan hệ giữa các hoạt động có âm thanh và phi âm thanh là điệu
bộ thân thể của một người (trong trường hợp này là Ann), người kể một câu
chuyện trong bữa ăn:
Ann áp hai bàn tay vào nhau, đặt cả hai cùi chỏ lên bàn,
và tựa về phía trước trong lúc đang nhìn chằm chặp vào người đang nghe cô,
Beth. Với điệu bộ này, người nói biểu bộ hoàn toàn định hướng của mình tới
người cô ta đang nói tới, hoàn toàn chìm đắm vào việc kể chuyện, và không chú ý
đến bất cứ họat động nào khác ngoài việc đối thoại. Cử chỉ này có vẻ thiết lập
một biểu lộ hiển nhiên rằng việc kể chuyện đang tiến triển.
Tổng
quát hơn, Goodwin kết luận, “Việc kể chuyện của Ann do vậy có tính chất hiển
hiện không chỉ trong trò chuyện mà cả trong cách thức cô tổ chức thân thể của
mình cùng các hoạt động trong khi kể chuyện”.
Một
hoạt động phi âm thanh khác được Goodwin kiểm tra là sự nhìn, mà ông quan hệ
tới việc trò chuyện:
Khi một người nói nhìn vào một người nghe để người
nghe nhìn lại anh ta. Khi những người nói nhìn vào những người nghe không nhìn,
và do vậy đã vi phạm nguyên tắc, họ thường tạo ra các ngắt quãng như bắt đầu
lại và ngưng nhiều lần trong khi nói. Các ngắt quãng này vừa hướng tới sự kiện
như là một vi phạm bởi việc phá hỏng câu chuyện đang tiến triển ở điểm đó và
cung cấp một sự khôi phục về chức năng
bằng cách đòi hỏi cái nhìn của người nghe. Do vậy, thường ngay sau những ngắt
quảng, các người nghe không nhìn bắt đầu hướng cái nhìn về phía người nói.
Cử chỉ thân thể và cái nhìn chỉ là hai
trong nhiều hoạt động phi âm thanh có liên quan cơ bản tới các hoạt động có âm
thanh.
Làm
ra vẻ e thẹn (và tự chủ)
Chúng
tôi có xu hướng nghĩ về sự e thẹn và sự tự chủ như là các đặc tính tâm lý,
nhưng Manning và Ray đã cố gắng chỉ ra rằng đó là những điều chúng ta “làm” khi
chúng ta có các chạm trán mang tính đối thoại. Có một loạt các phương thức điển
hình mà tất cả chúng ta sử dụng để làm quen với những người chúng ta chưa biết,
và sự e thẹn và sự tự chủ bổ sung vào các phương thức đó, dù theo các cách khác
nhau, để giải quyết những hoàn cảnh xã hội riêng biệt. Như vậy, sự e thẹn và sự
tự chủ sử dụng các chiến lược có tính đối thoại khác nhau.
Manning và Ray thực hiện một nghiên
cứu trong phòng với các sinh viên bao gồm việc chạy băng ghi hình và diễn dịch
sự tương tác giữa mười nhóm hai người e thẹn và mười nhóm hai người tự chủ.
Trong khi tất cả chúng ta đều thực hiện việc “gợi chuyện”, nghĩa là, nói về môi
trường ngay xung quanh ta, những người e thẹn làm điều này nhiều hơn những
người tự chủ. Hãy xem ví dụ sau:
A.
(cười lo lắng) Một cái microphone.
B. Chúng tôi đang ghi băng.
A. Tôi biết.
B. Vậy ư.
A. Phải.
B. Tôi cho là họ sẽ quan sát thấy chúng ta hồi hộp ra sao. (cười)
A. Tôi biết.
Manning
và Ray thấy rằng các thành viên e thẹn thực hiện việc gợi chuyện vào lúc bắt
đầu đối thoại nhiều hơn gấp 2,5 lần so
với những người tự chủ. Hơn nữa, sau đó những
người e thẹn quay trở lại việc gợi chuyện gấp 8 lần hơn, mỗi khi câu
chuyện trở nên nhạt nhẽo. Manning và Ray kết luận: “ Chúng tôi tin rằng các
thành viên e thẹn dùng cách gợi chuyện như là một chủ đề an toàn, có thể so
sánh với các thảo luận về thời tiết. Trái
lại… những người tự chủ xem gợi chuyện như là một kết thúc cuối cùng cần
tránh đi”. Thay vì thế, những người tự chủ hơn thích trao đổi về tên nhau và đi
ngay tới việc đưa ra một đề tài đối thoại. Trong khi các thành viên e thẹn có
xu hướng phản đối các ngữ cảnh cho đề tài, những người tự chủ thích đáp ứng lại
chúng, và đi sâu vào chúng.
Một vấn đề chủ yếu là các khác biệt
này trong đối thoại có phải là những triệu chứng của các khác biệt tâm lý tiềm
ẩn không, hay sự e thẹn và sự tự chủ chỉ
là các phương thức đối thoại khác nhau. Không cần phải nói, Manning và ray,
theo viễn cảnh của PPLTH, có xu hướng thích quan điểm sau hơn:
Không thể có chuyện các triệu chứng của sự e thẹn và
“trạng thái” các triệu chứng này biểu thị là một và giống nhau… những người “e
thẹn” có lẽ chỉ e thẹn vào những thời điểm nhất định và dưới các hoàn cảnh nhất
định. Do đó, có lý do để giả thiết rằng có một cơ cấu tương tác đối với việc
làm ra vẻ e thẹn, mà có thể là có “hoạt tính” hay mất “hoạt tính” qua các nỗ
lực cộng tác để duy trì chủ đề trò chuyện.
CÁC
NGHIÊN CỨU VỀ CÁC THỂ CHẾ
Như đã chỉ ra ở đầu chương, một số
nhà PPLTH đã ngày càng chú ý vào sự đối thoại và sự tương tác trong các thể chế
xã hội khác nhau. Trong phần này chúng ta sẽ kiểm qua một vài ví dụ về loại tác
phẩm này.
Phỏng vấn tuyển dụng
lao động
Một số nhà PPLTH đã quay sự chú ý
của họ sang thế giới lao động. Ví dụ, Button đã nhìn vào sự phỏng vấn tuyển
dụng lao động. Không ngạc nhiên gì, ông xem sự phỏng vấn này như một đối thoại
lần lượt, liên tục và như “hoàn thành thực hành định vị của các bên đối với
công việc đó”. Một vấn đề nói tới trong nghiên cứu này liên quan tới những việc
mà những người phỏng vấn có thề thực hiện, sau khi một câu trả lời đã được đưa
ra, để đi tới một điều khác, do đó ngăn ngừa người được phỏng vấn khỏi quay lại
và có lẽ sửa lại cho đúng câu trả lời của anh ta. Trước hết, nhà phỏng vấn có
thể chỉ ra rằng cuộc phỏng vấn đã xong. Thứ hai, nhà phỏng vấn có thể hỏi một
câu khác để đưa thảo luận sang một hướng khác. Thứ ba, nhà phỏng vấn có thể
đánh giá câu trả lời đưa ra theo một cách mà người bị phỏng vấn bị đẩy khỏi
việc quay trở lại nó.
Button tự hỏi rằng cái gì đã làm cho
một cuộc phỏng vấn tuyển dụng trở nên một cuộc phỏng vấn. Ông lý luận rằng đó
không phải là dấu hiệu trên cánh cửa hoặc là việc tập trung mọi người lại với
nhau. Đúng hơn,, nó là “cái mà mọi người làm, và cách thức họ cấu trúc và tổ
chức các tương tác của họ với nhau, đạt được một số chuẩn mực xã hội như là một
cuộc phỏng vấn. Điều này hoàn toàn liên quan đến cách thức trong đó các thành
viên tổ chức sự trao đổi phát biểu của họ với nhau”. Như vậy, chính bản chất của sự tương tác, của cuộc đối
thoại, đã xác định một cuộc phỏng vấn tuyển dụng lao động.
Thực hiện các đàm
phán
Anderson, Hughes và Sharrock đã kiểm
tra bản chất của các cuộc đàm phán trong họat động doanh thương. Một trong
những phát hiện của họ đối với các đàm phán như thế là chúng tách biệt, hợp lý và phi cá nhân như thế nào:
Mọi sự được thực hiện theo một cách thức hợp lý, có đo
lường, có cân nhắc. Không một động cơ cá nhân nào có liên quan hay được dự định
trong những thủ đoạn của họ. Cái mà họ làm rất đơn giản; một bộ phận của công
việc hàng ngày của họ… Những tình trạng thù địch, những bất đồng, những tranh
chấp luôn luôn chất chứa, trong tầm tay, được kiểm soát. Nếu một vụ giao dịch
chưa thực được hiện lần này, là vì nó như thế.
Kiểu
tương tác này nói với chúng ta nhiều điều về thế giới kinh doanh.
Điều thú vị là, Anderson, Hughes và
Sharrock đi tới kết luận rằng cái đã diễn ra trong thế giới kinh doanh không
khác gì cái diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Trong phần lớn các quan hệ của
chúng ta, chúng ta cư xử cùng cách thức với các hoạt động doanh thương được mô
tả bên trên: Cuộc sống kinh doanh không diễn ra trong một tòa nhà được niêm
phong, mà trên phần còn lại của đời sống xã hội. Nó đang tiếp diễn với và đan
xen vào đời sống xã hội.”
Các cuộc gọi đến các trung tâm cấp cứu
Whalen và Zimmerman đã kiểm tra các
cuộc gọi điện thoại tới các trung tâm thông tin cấp cứu. Bối cảnh của các cuộc
gọi như thế dẫn tới một sự giảm trừ tính chất mở của các cuộc điện đàm. Trong
các cuộc điện đàm thông thường, chúng ta thường thấy sự trả lời tập trung, sự
nhận diện-nhận ra, sự chào mừng và các chuỗi “hỏi han sức khỏe”. Trong các
cuộc gọi khẩn cấp, tuy nhiên, các ngữ cảnh mở bị giảm thiểu và những sự nhận
diện, chào mừng, hỏi han thường là vắng mặt.
Một khía cạnh khác của các cuộc gọi
khẩn cấp là các sự kiện mở nhất định lẽ ra bị làm ngơ trong các đối thoại thông
thường lại được coi là hoàn toàn nghiêm trọng:
…các hoàn cảnh trong đó người gọi treo máy sau khi
người nhấc máy trả lời, hoặc có sự im lặng trên đường dây hoặc có các âm thanh
như tiếng chó sủa, tiếng cãi vã và la thét ở phía sau, hoặc tiếng báo động
cháy đang reo. Mặc dù thiếu các thực hiện đối thoại trực tiếp trên đường dây,
người nhấc máy khởi đầu phải coi các sự cố đó là các chỉ thị khả dĩ về một nhu
cầu cần hỗ trợ, và do vậy có chức năng như các yêu cầu hiển hiện.
Bản chất riêng biệt của điện đàm
khẩn cấp dẫn tới các điều chỉnh thích ứng này khác đối với cấu trúc của đối
thoại bình thường.
Trong một nghiên cứu liên quan,
Whalen, Zimmerman và Whalen nhìn vào một cuộc điện đàm khẩn cấp bị hỏng, dẫn
tới sự trì hoãn việc nhấc máy của một chiếc xe cấp cứu, và cái chết của một phụ nữ. Trong khi giới
truyền thông có xu hướng kêu ca người nhấc máy vì sự cố này, Whalen, Zimmerman
và Whalen truy nguyên vấn đề tới bản chất của cuộc điện đàm khẩn cấp đặc thù
này:
Sự điều tra của chúng tôi phát hiện rằng các thành
viên đã nhận thức khác nhau về cái đang xảy ra và các kỳ vọng khác nhau về cái
được cho là sẽ xảy ra trong cuộc điện đàm đó. Trong quá trình tương tác, sự trò chuyện của cả người gọi và
nguời hộ lý nhấc máy (và giám sát của cô ta) đi tới chỗ mở rộng và đào sâu sự
mất liên lạc. Sự mất liên lạc này góp phần chủ yếu vào một cuộc tranh chấp làm
hỏng và chuyển hóa hoạt động của các thành viên.
Như
vậy, chính bản chất của cuộc đối thoại cụ thể này, chứ không phải các khả năng
của người nhấc máy đã “gây ra” sự rủi
ro.
Hòa
giải tranh chấp trong các cuộc hòa giải lắng nghe
Agela Garcia phân tích sự hóa giải
xung đột trong một chương trình của California được thiết kế để hòa giải các
loại tranh chấp khác nhau - giữa chủ đất và tá điền, về các món tiền nhỏ, và
giữa các thành viên gia đình hay bạn hữu. Mục tiêu cuối cùng của bà là so sánh
sự hóa giải xung đột có tính thể chế với cái diễn ra trong các đối thoại thông
thường. Điểm chủ chốt của Garcia là sự hòa giải có tính thể chế làm cho sự hóa giải xung đột dễ dàng hơn bằng
cách loại bỏ các quá trình dẫn tới sự leo thang các cấp độ bất hòa trong đối
thoại thông thường. Hơn nữa, khi các tranh cãi diễn ra trong cuộc hòa giải, các
phương thức hiện diện không có ở các đối thoại thông thường làm chấm dứt các
khả năng xung đột.
Garcia bắt đầu với mối quan tâm quen
thuộc của các nhà phân tích đối thoại với việc
đổi lượt. Sự hòa giải quy định ai được phép nói vào một thời điểm đưa ra
bất kỳ, và hình thức phản ứng có thể có. Ví dụ, những người khiếu nại nói
trước, và họ không thể bị cắt ngang bởi các bên tranh chấp trong khi đang diễn
tả. Các ràng buộc này về sự cắt ngang đã hạn chế sâu sắc con số xung đột trong
các tranh chấp được hòa giải. Trái lại, khả năng cắt lời trong các cuộc đối
thoại thông thường đẩy cao con số xung đột. Cũng làm giảm đi khả năng xung đột
là sự kiện rằng các bên tranh chấp phải hỏi xin phép người hòa giải để phát
biểu hoặc nếu không phải chịu phạt tiền. Lời yêu cầu có thể bị bác và ngay dù
không bị bác, sự kiện một yêu cầu đã đưa ra giúp làm giảm đi khả năng xung đột
trực tiếp giữa các bên tranh chấp. Một
yếu tố chủ chốt khác trong việc giảm thiểu khả năng xung đột là sự kiện các bên
tranh chấp gửi các nhận xét của họ tới người hòa giải hơn là tới nhau. Trong
các giai đọan khi một vấn đề đang đặt dưới sự thỏa luận, người hòa giải, chứ
không phải các thành viên, kiểm soát cả chủ đề và người tham dự bằng cách đặt
các câu hỏi trực tiếp cho các bên tranh chấp. Người hòa giải do đó giúp việc
vừa như là một bộ phận giảm xóc, vừa như một người kiểm soát và trong hoạt động
trong cả hai vai trò này để hạn chế khả
năng xung đột.
Người hòa giải đặc biệt tìm cách hạn
chế khả năng trực tiếp và liền kề nhau của các cáo buộc và sự phủ nhận. Sự đối
thoại chéo như thế dễ dẫn tới xung đột, và người hòa giải tìm cách ngăn cho nó
không xảy ra, và nhanh chóng hành động một khi nó bắt đầu. Để ngưng sự đối
thoại chéo, người hòa giải có thể cố thay đổi chủ đề, gián tiếp đặt câu hỏi hay
phát các bên tranh chấp.
Tóm lại, “trong hòa giải, các phát
biểu liền kề và trực tiếp được gửi tới đối phương tạo ra sự cãi cọ không được
xảy ra”. Garcia tóm tắt các kết luận của bà bằng cách đề ra bốn đặc điểm của sự
hòa giải cho phép các bên tranh chấp giảm thiểu hay loại trừ các tranh cãi đồng
thời giữ được thể diện:
1. Các cáo buộc và các phủ nhận không được liền kề nhau
trong hệ thống lần lượt của một cuộc hòa giải tranh chấp, do đó giảm thiểu khả
năng leo thang tới một sự tranh cãi.
2. Các phủ nhận không được trực tiếp đưa ra với các cáo
buộc, nhưng được thẩm tra bởi người hòa giải. Kết quả là, vì chúng bị ngăn cách
khỏi các phản ứng, các phủ nhận ít có khả năng gợi ra các phản ứng bất đồng.
3. Vì có sự trì hoãn giữa sự cáo buộc và sự phủ nhận, các
bên tranh chấp không được phép phản ứng lại các cáo buộc nhất định mà có hàm ý
rằng họ bị phạm lỗi vì các cáo buộc đó. Sự trì hoãn cho phép bên tranh chấp “bỏ
qua một số cáo buộc, tập trung vào các cáo buộc quan trọng, hay làm ngơ các cáo
buộc mà anh ta không thể phủ nhận một cách có tin tưởng”. Kết quả nói chung là
có ít vấn đề hơn trên bàn mà từ đó có thể xảy ra tranh cãi.
4. Các cáo buộc và các phủ nhận được làm giảm nhẹ đi bởi
hệ thống hòa giải. Ví dụ, đại diện cho bên bị cáo buộc có thể được ám chỉ tới
hơn là một cách lộ liễu, có thể được chỉ chung chung như “chúng ta” với kết quả
là người khiếu nại cũng bao gồm cả anh ta như người bị khiếu nại, hoặc bản thân
các cáo buộc có thể làm giảm mức độ bằng cách dùng những từ ngữ như “Tôi hình
dung là” hoặc “có lẽ”.
Không như Clayman trong nghiên cứu
của ông về sự la hét phản đối, Garcia không lý luận rằng cấu trúc của sự tương
tác trong hòa giải giống như tổ chức tương tác của cuộc sống hàng ngày. Thực
tế, bà chỉ ra rằng chúng là những trình tự tương tác rất khác. Tuy nhiên. Như
Clayman và các nhà phân tích đối thoại khác, Garcia xem chìa khóa để nhận thức
cái đang diễn tiến trong sự tương tác, đặc biệt trong trường hợp hòa giải này,
nằm trong “trật tự tương tác của chính bản thân sự hòa giải” hơn là trong cấu
trúc xã hội hay cấu trúc quy phạm của sự hòa giải.
CÁC
PHÊ PHÁN ĐỐI VỚI XÃ HỘI HỌC TRUYỀN THỐNG
Các
nhà PPLTH phê phán các nhà xã hội học truyền thống vì đã gán ép nhận thức của họ về thực tại xã hội
trên thế giới xã hội. Họ tin rằng xã hội học đã không chú ý, hay tôn trọng đủ
mức về thế giới hàng ngày mà có thể chính là nguồn cuối cùng của kiến thức của
nó. Cực đoan hơn, xãhội học đã nêu ra các khía cạnh chủ yếu nhất của thế giới
xã hội không có sẵn và tập trung thay vào đó là một thế giới được dựng nên che
đậy các thực hành hàng ngày. Say mê quan
điểm của chính họ về thế giới xã hội,
các nhà xã hội học có xu hướng không
chia sẻ cùng một thực tại xã hội như cái mà họ nghiên cứu. Như Mehan và
Wood xác định: “Trong nỗ lực thực hiện một khoa học xã hội, xã hội học đã trở
nên xa lạ với xã hội”.
Trong định hướng chung này, Mehan và
Wood hướng một một số phê phán vào xã
hội học. Các khái niệm được dùng bởi các nhà xã hội học được cho là xuyên tạc
thế giới xã hội, phá hủy sự lên xuống như thủy triều của nó. Sự xuyên tạc xa
hơn được gây ra bởi sự dựa dẫm của xã hội học vào các kỹ thuật khoa học và các
phân tích thống kê về dữ liệu. Các thống kê đơn giản là thường không xét đoán
được tính vi tế và sự phức tạp của thế
giới thực tại. Hơn nữa, cái dường như
đơn giản của các mã số che đậy công việc xuyên tạc và làm rắc rối thêm công
việc có liên quan đến các khía cạnh luân chuyển của thế giới-xã hội vào các phạm
trù đã được ấn định trước của nhà xã hội học. Các nhà xã hội học cũng được xem
là có xu hướng chấp nhận không thắc mắc một mô tả phản hồi về một hiện tượng
hơn là nhìn vào bản thân hiện tượng. Do vậy, một diễn tả về cơ cấu xã hội được cho là chính cơ cấu đó hơn là một
nhận thức về cơ cấu đó. Cuối cùng, Mehan và Wood lý luận rằng các nhà xã hội
học có xu hướng đưa ra các những cái trừu tượng về thế giới xã hội đang di
chuyển ngày càng tăng ra khỏi thực tại của đời sống hàng ngày.
Thực hiện một cách tiếp cận hơi
khác, Zimmerman và Pollner lý luận rằng xã hội học truyền thống đã lâm vào tình
trạng nhầm lẫn về đề tài và nguồn tiềm lực. Nghĩa là, thế giới xã hội là nguồn
cho các đề tài thích hợp nhất cho xã hội học, nhưng lại hiếm khi là một đề tài
với tư cách của chính nó. Điều này có thể minh họa trong nhiều cách khác nhau.
Ví dụ, Roy Turner lý luận rằng các nhà xã hội học thường nhìn vào các câu nói
hàng ngày không như là chủ đề ở bản thân nó mà
như một nguồn để nghiên cứu các thực tại tiềm ẩn như các tiêu chí, các giá trị,
các thái độ, vv... Tuy nhiên, thay vì là một nguồn, câu nói hàng ngày có thể
được xem là một trong những cách thức trong đó hoạt động của đời sống xã hội
được thực hiện-một chủ đề ở chính nó. Mathiew Speier lý luận rằng khi các nhà
xã hội học nhìn vào sự xã hội hoá ở thời thơ ấu, họ không nhìn vào các quá
trình mà là vào một chuỗi các giai đoạn “trừu tượng” nảy sinh từ các quá trình
đó. Speier lý luận rằng “sự xã hội hoá là sự đạt tới các khả năng có tính tương
tác”. Như vậy, nhà PPLTH nhìn vào cách thức các khả năng này được thủ đắc và sử
dụng trong thực tiễn hàng ngày của thế giới thực tại.
Một phân tích khác về sự xã hội hoá
thời thơ ấu của Robert W. Mackay, thậm chí có tác dụng như một phê phán xã hội học
truyền thống và sự nhầm lẫn về chủ đề và nguồn. Mackay đối lập cách tiếp cận
“chuẩn mực” của xã hội học truyền thống với cách tiếp cận diễn dịch của PPLTH.
Cách tiếp cận chuẩn mực được cho là lý luận rằng sự xã hội hoá đơn thuần là
chuỗi các giai đoạn trong đó các người lớn “hoàn toàn” dạy các trẻ em “chưa
hoàn toàn” các cách thức của xã hội. Mackay xem điều này như là một
“sự che đậy” đã làm ngơ thực tiễn rằng sự xã hội hoá bao gồm một tương
tác giữa trẻ em và người lớn. Trẻ em không phải là những kẻ chấp nhận chưa hoàn
tất và thụ động; đúng hơn, chúng là các thành viên tích cực trong quá trình xã
hội hoá, vì chúng có khả năng suy lý, khám phá và thủ đắc kiến thức. Sự xã hội
hoá là một quá trình hai mặt. Mackay tin rằng định hướng PPLTH “duy trì sự tương
tác giữa trẻ em và người lớn trên cơ sở các khả năng diễn dịch như là một hiện
tượng của nghiên cứu”.
Zimmerman và Pollner trích dẫn các
ví dụ khác về sự nhầm lẫn chủ đề và nguồn. Ví dụ, họ lý luận rằng các nhà xã
hội học chỉ giải thích một cách bình thường hành động trong chế độ bàn giấy bởi
các nguyên tắc, tiêu chí và các giá trị của tổ chức. Tuy nhiên, nếu họ nhìn vào
các tổ chức như là những chủ đề, họ hẳn phải thấy rằng các actor thường chỉ đơn
giản làm cho nó có vẻ, thông qua các hành động của họ, rằng các hành động đó có
thể được giải thích bởi các nguyên tắc. Không phải là các nguyên tắc, mà chính
sự sử dụng các nguyên tắc của các actor mới nên là chủ đề của nghiên cứu xã hội
học. Rồi hai ông trích dẫn ví dụ về một đạo luật quy định hành vi của phạm nhân
trong nhà tù. Trong khi xã hội học truyền thống nhìn vào các cách thức trong đó
các actor bị kềm hãm bởi một đạo luật về phạm nhân, các nhà PPLTH kiểm tra cách
thức các phạm nhân sử dụng đạo luật như một công cụ giải thích và thuyết phục
ra sao. Zimmerman và Lawrence Wieder đưa ra khái quát hoá về sự nhầm lẫn chủ đề
và nguồn sau đây:
Nhà PPLTH không quan tâm đến các lý giải được cung cấp
một cách ngẫu nhiên về các hành động
thường xuyên, lặp lại và có tính khuôn mẫu có thể quan sát thấy bởi một kiểu
quan điểm phân tích về actor nào đó. Ông ta quan tâm tới việc các thành viên
của xã hội tiến hành công việc xem xét, diễn tả, lý giải trật tự thế giới trong
đó họ sống ra sao.
Trật
tự xã hội không phải tự bản thân nó là một thực tại đối với nhà PPLTH, mà là
một sự hoàn thành của các actor xã hội.
CÁC
ÁP LỰC VÀ CĂNG THẲNG TRONG PPLTH
Trong khi PPLTH đã tạo ra một bước
tiến dài trong xã hội học và đã chứng tỏ, đặc biệt là trong lĩnh vực phân tích
đối thoại, một số khả năng để tích lũy kiến thức về thế giới của cuộc sống hàng
ngày, có một số vấn đề đáng lưu ý.
Đầu tiên, trong khi PPLTH ngày này
được chấp nhận hơn nhiều so với một thập kỷ trước, nó vẫn được coi là đáng nghi
ngờ đối với một số nhà xã hội học. Họ xem nó là tập trung vào các vấn đề tầm
thường vô giá trị và làm ngơ các vấn đề quan trọng chủ yếu đang đối đầu với xã
hội ngày nay. Đáp từ của nhà PPLTH là họ đang xử lý các vấn đề chủ yếu bởi vì
chính cuộc sống mỗi ngày là đáng quan tâm nhất. Paul Atkinson tóm tắt tình thế
: “PPLTH tiếp tục được chào đón với hỗn hợp các sự không thông hiểu và thù ghét
trong một số khu vực, nhưng không ngờ gì nữa nó là một lực lượng đáng kể khi nó
đi vào lý thuyết, các phương pháp và các hoạt động thực nghiệm của điều tra xã
hội học”.
Thứ hai, có những người tin rằng
PPLTH đã lạc tầm nhìn khỏi các nguồn gốc phương pháp luận và mối quan tâm của
nó đến ý thức, các quá trình nhận thức, (các ngoại lệ là Cicourel và Coulter,
mặc dù người nói sau có xu hướng gắn liền nhận thức vào trong phạm vi thế giới
mỗi ngày). Thay vì tập trung vào các quá trình nhận thức như thế, các nhà
PPLTH, đặc biệt là các nhà phân tích đối thoại, đã đi đến chỗ tập trung vào
“các thuộc tính cấu trúc của bản thân sự trò chuyện”. Các động cơ, động cơ bên
trong của quá trình hành động bị làm ngơ. Theo
Atkinson, PPLTH đã trở nên ”bị hạn chế một cách không đúng chỗ”. Trong
việc đi tới chiều hướng đó, PPLTH được coi là đã bước thụt lùi ở một số nguyên
tắc cơ bản của nó, bao gồm ước vọng không xem actor như là một kẻ phán xét đần
độn:
Sự ngẫu hứng lúc đầu của Garfinkel là phản đối hình
ảnh sự phán xét đần độn để tập trung chú
ý vào các tác phẩm có phương pháp, kỹ năng và nghệ thuật trong sự sản xuất của
trật tự xã hội. Trong những năm giữa, tuy nhiên một số phiên bản của PPLTH đã
quay trở lại sự phán xét đần độn như kiểu mẫu actor của họ. Mọi dự tính và ý
nghĩa đã bị loại bỏ.
Thứ ba, một số nhà PPLTH lo âu về sự
nối kết giữa các quan tâm trong tác phẩm của họ
(ví dụ, các cuộc đối thoại) và cấu trúc xã hội lớn hơn. Mối quan tâm này
tồn tại mặc dù, như chúng ta đã thảo luận ở đầu chương và sẽ quay lại ở phần
cuối , các nhà PPLTH có xu hướng tự xem họ là chiếc cầu nối giữa phân biệt vi
mô-vĩ mô. Ví dụ, một vài năm trước đây, Zimmerman xem sự thụ tinh chéo với xã
hội học vĩ mô là “một vấn đề bỏ ngõ, và là một khả năng hấp dẫn”. Về sau, Pollner kêu gọi PPLTH “quay về với xã
hội học để nhận thức các thực hành trong ngữ cảnh xã hội lớn của nó... sự duy lý
tầm thường trong phạm vi các quá trình có tính chất cấu trúc và lịch sử. Sự duy
lý tầm thường, được cho là không đơn giản là sản phẩm của tác phẩm cục bộ của
các nhà duy lý tầm thường, vì nó cũng được định hình bởi các động năng vĩ mô và
dài hạn. Một số sự thụ tinh chéo như thế đã được thực hiện bởi những người như
Giddens, kẻ đã hoà hợp các ý tưởng PPLTH vào lý thuyết cấu trúc của ông ta.
Tổng quát hơn, Boden đã phác họa cái mà PPLTH đã đưa ra đối với vấn đề mối quan
hệ giữa cấu trúc và cơ quan. Bà ta lý luận rằng các phát hiện của nghiên cứu
PPLTH thích ứng với không chỉ các cấu trúc vi mô, mà cả với các cấu trúc vĩ mô.
Có niềm hy vọng rằng các nghiên cứu thể
chế sẽ soi sáng hơn cấu trúc vĩ mô và mối quan hệ của nó với các hiện tượng vi
mô.
Thứ tư, và từ trong phạm vi của lĩnh
vực, Pollner đã phê phán PPLTH vì đã lạc tầm nhìn khỏi tính phản ánh cấp tiến
nguyên thủy của nó. Tính phản ánh cấp tiến dẫn tới quan điểm rằng mọi hoạt động
xã hội đã hoàn thành, bao gồm cả các hoạt động của các nhà PPLTH. Như Pollner
xác định: “ PPLTH đang dời xuống cư ngụ ở vùng ngoại ô của xã hội học”. Khi họ
trở nên được chấp nhận nhiều hơn, các nhà PPLTH có xu hướng lạc tầm mắt khỏi
nhu cầu phân tích tác phẩm của chính họ. Kết quả là, theo Pollner, PPLTH đang
trong nguy cơ đánh mất khiá cạnh tự phân tích và tự phê phán của nó và đang trở
nên sự thiết lập một chuyên ngành lý thuyết khác hẳn.
Cuối cùng, cần lưu ý rằng dù chúng
được thảo luận dưới cùng một tiêu đề, có một sự khó khăn đang nảy sinh trong
quan hệ giữa PPLTH và phân tích đối thoại. Như đã nêu, chúng có các nguồn gốc
khá khác biệt nhau. Quan trọng hơn, trong những năm gần đây chính phép phân
tích đối thoại đã tạo nên bước tiến bộ lớn nhất trong xã hội học ở nghĩa tổng
thể. Xu hướng của nó để nghiên cứu các đối thoại một cách thực nghiệm làm cho
nó hoàn toàn có thể chấp nhận đối với xu thế chủ đạo của bộ môn. Sự căng thẳng
giữa hai bộ phận này có vẻ đang gia tăng nếu phép phân tích đối thoại tiếp tục
tiến vào xu thế chủ đạo trong khi các nghiên cứu PPLTH về các thể chế vẫn còn ở
vùng ngoại biên.
TỔNG
HỢP VÀ HOÀ HỢP
Ngay cả PPLTH, một trong những viễn
cảnh có tính chất quyết định vi mô cực đoan nhất trong lý thuyết xã hội học, đã
cho thấy có những dấu hiệu mở rộng ra sự tổng hợp và hoà hợp. Ví dụ, PPLTH
dường như đang mở rộng vào các lĩnh vực có vẻ là cùng tuyến với xu thế có vẻ
như cùng tuyến với xu thế chủ đạo. Ví dụ rõ nhất là phân tích về các phương
pháp được sử dụng để tạo ra sự hoan hô từ khán giả của Heritage và Greatbatch,
và nghiên cứu về sự la hét phản đối của Clayman. Các bản sao được phát triển
bởi các nhà PPLTH như thế dường như không khác gì mấy các bản sao được sử dụng
bởi nhiều kiểu lý thuyết gia xã hội học khác.
Tuy nhiên, PPLTH vẫn còn đang dàn
trận và không có an ninh và do vậy, theo một
cách thức nào đó, dường như đi ngược lại xu hướng tiến tới sự tổng hợp
lý thuyết. Dường như phản đối ý tưởng về một sự tổng hợp, Garfinkel xem PPLTH
như là một “môn xã hội học không thể so đọ và thay thế”. Boden thấy cần thiết
đặt vấn đề một cách mạnh mẽ, dù khá là tự giác, đối với PPLTH và phép phân tích
đối thoại. Ông lý luận rằng, tất nhiên đúng là PPLTH đã hỗ trợ một cách rộng
lớn và sâu sắc đối với xã hội học. Tuy
nhiên, người ta tự hỏi có phải nó, hoặc bất kỳ một lý thuyết xã hội học nào
khác về vấn đề này, như nhận định của Boden, là “ ở lại ngay đây”. Trong bất kỳ
trường hợp nào, một lập luận như thế đối lập hẳn với ý tưởng rằng các ranh giới
lý thuyết đang suy thoái dần và các viễn cảnh tổng hợp mới đang nảy sinh. Có lẽ
là PPLTH vẫn còn quá mới và quá bất ổn để
xem là một sự xói mòn các ranh giới của nó.
Dù sao, phần lớn trong tiểu luận của
Bonen xử lý các nỗ lực tổng hợp trong phạm vị PPLTH, đặc biệt liên quan tới các vấn đề hoà hợp như mối
quan hệ giữa cơ quan và cấu trúc, sự gắn kết của hành động và các sự kiện bấp
bênh trong quá trình lịch sử, Boden cũng xử lý mức độ mà một loạt các lý thuyết
gia Châu Âu và Mỹ đã bắt đầu để hoà hợp
PPLTH và phép phân tích đối thoại vào các địn hướng của họ. Không may là, cái đang còn thiếu là một thảo luận về mức độ
mà ở đó các nhà PPLTH hoà hợp các tư tưởng của các lý thuyết xã hội học khác
vào viễn cảnh của họ. Các nhà PPLTH dường như hoàn toàn sẵn sàng để cho những
lý thuyết gia khác hoà hợp với các viễn cảnh PPLTH, nhưng họ hầu như không chút
nôn nóng gì để thực hiện sự trao đổi lại.
Boden cũng đóng góp một chuyển động
nhỏ trong PPLTH hướng tới sự tổng hợp trong thảo luận của bà về các liên kết
của nó với thuyết TTBT. Phép phân tích đối thoại, như chúng ta đã thấy, tập
trung quan tâm vào sự trò chuyện. Như Boden xác định, “Sự trò chuyện là thứ mà
chính nó là nguồn lực của sự tương tác xã hội. Tính tầm thường dung tục của sự
trò chuyện của mọi người trong cuộc sống hàng ngày là cái mà phân tích đối
thoại nghiên cứu”. Trong khi các nhà TTBT nếu chú ý tới sự trò chuyện, thì chủ
yếu là họ quan tâm tới sự hành động và sự tương tác. Boden cung cấp mối nối kết
ở đây bởi định nghĩa sự trò chuyện là “sự hành động bằng ngôn ngữ” và lý luận
rằng “chính ở đây, khi tư duy biến thành hành động thông qua ngôn ngữ, mà phân
tích đối thoại tiếp xúc với tương tác biểu tượng (và ngược lại)”. Bà đi xa hơn
khi lưu ý rằng thế giới xã hội cần “được nghiên cứu trong bối cảnh, và các lực
lượng kết hợp có tính sáng tạo của sự tương tác biểu tượng và phân tích đối
thoại có thể bộc lộ phẩm chất có tính tạm thời nhưng tái diễn và định khuôn của
thế giới”.
Để củng cố hơn nữa mối liên kết giữa
thuyết TTBT và phép phân tích đối thoại, Boden đề xuất việc định nghĩa lại phép
phân tích đối thoại. Bà lý luận rằng thuật ngữ phân tích đối thoại thật ra quá
hẹp vì các nhà nghiên cứu có sự quan tâm, như chúng ta đã thấy, xa hơn rất
nhiều việc trao đổi các lời nói. Bà cho rằng, thay vì thế, công việc này nên
gọi là “phân tích tương tác” vì các nhà nghiên cứu quan tâm đến “mọi thứ trong sự tương tác, từ một sự im lặng như hơi thở đến toàn thể sự tổ
chức về không gian và thời gian của bối cảnh”. Bằng cách sử dụng thuật ngữ phân
tích tương tác để diễn tả mối quan tâm
đến cả các hiện tượng có lời và không lời, Boden rõ ràng đã xếp cùng hành phép
phân tích đối thoại và thuyết TTBT.
Như chúng đã thấy ở Chương 5, Mead
quan tâm đến các quá trình tinh thần
nhưng xem chúng là các hình thái của hành động và tương tác. Đây là một phần
trong nỗ lực của Mead đểmở rộng thuyết hành vi vào trí tuệ. Boden cho rằng “ sự
tương tác biểu tượng đó là tư duy, theo nghĩa của Mead, trở nên hoàn toàn cụ
thể có sẵn, cả cho việc phân tích và thuyết lý xa hơn, thông qua các hoạt động
li ti của sự trò chuyện trong tương tác”. Như vậy, trong việc nghiên cứu sự trò
chuyện, các nhà phân tích đối thoại (và các nhà TTBT) đã soi sáng các quá trình
tinh thần. Tương tự, Boden tìm cách liên kết phân tích đối thoại với mối quan tâm của Blumer vào “hành động nối
kết”. Quan điểm của bà ở đây là sự đối thoại là hành động nối kết không chỉ
theo nghĩa nó có tính đàm phán cục bộ, mà còn theo nghĩa là “ sự trò chuyện và
các cuộc chuyện trò đồng phát sinh theo một cung cách lần lượt nối tiếp”.
Ở kết luận của mình, Boden đề ra một số liên kết rộng giữa phân tích đối thoại và thuyết TTBT: “Các
nhà TTBT và các nhà phân tích đối thoại cùng đi bên nhau một cách rộng rãi trên
con đường kiểm tra sự đan bện vào nhau của ý nghĩa, các biểu tượng chung, các
hành động nối kết, và trật tự xã hội”. Xa hơn, bà biểu thị sự liên kết giữa hai
lý thuyết với các quan tâm hoà hợp đã thảo luận ở chương trước: “Như vậy, ở
giao điểm lớn của cơ quan và cấu trúc, các nhà xã hội học nói chung có thể kỳ vọng tìm thấy cả các nhà
TTBT và các nhà phân tích đối thoại”.
Các nỗ lực của Boden để buộc lại mối
quan hệ giữa phân tích đối thoại và thuyết TTBT
đối với cơ quan và cấu trúc dẫn chúng ta tới tác phẩm của Hilbert về mối
quan hệ giữa PPLTH và trật tự vi mô-vĩ
mô. Như đã thấy, Hilbert phản đối ý tưởng truyền thống rằng PPLTH là một xã hội
học vi mô, theo quan điểm của ông , nhưng nó cũng không được xem là một xã hội
học vĩ mô. Đúng hơn, ông lý luận, PPLTH
“vượt quá” vấn đề vi mô-vĩ mô vì nó quan tâm đến ”các thực hành xã hội (các
thực hành của thành viên) là các phương pháp để sản sinh ra cả cấu trúc vi mô
và cấu trúc vĩ mô cũng như bất kỳ mối
“liên kết” giả đoán nào giữa chúng”.
Hilbert khá sai lầm (xem Chương 9) khi
giảm thiểu vấn đề liên kết vi mô-vĩ mô xuống một tập hợp quan tâm về cấu trúc.
Nghĩa là, nó bao gồm một tiêu điểm về các cấu trúc vi mô, các cấu trúc vĩ mô,
và mối liên kết giữa chúng. Theo quan điểm của Hilbert, các nhà PPLTH “không
phân biệt” cấu trúc ở bất kỳ cấp độ nào. Thay vì quan tâm đến các cấu trúc vi
mô hoặc vĩ mô, các nhà PPLTH quan tâm đến các thực hành của thành viên, các
phương pháp thực hành, “sự sản sinh có tính khéo léo” về cấu trúc nói chung.
Nghĩa là các nhà PPLTH chú ý đến “các phương pháp sản xuất, duy trì, củng cố,
và tái sản xuất cấu trúc xã hội bởi và cho các thành viên, dù là có định hướng
theo cấu trúc lớn về thể chế (vĩ mô) hay cấu trúc nhỏ hơn, riêng tư (vi mô)”.
Hilbert đưa ra cái mà ông gọi là
“luận đề cấp tiến” về PPLTH , giúp nâng cao vấn đề liên kết vi mô-vĩ mô:
Các hiện tượng có tính thực nghiệm mà các nhà phân
tích đối thoại chứng kiến nhưng các thành tố của nó không thể có khả năng được
nhận biết... và các hiện tượng có tính cấu trúc mà các thành tố hướng tới và
dành ưu tiên nhưng dù sao cũng không có tính thực nghiệm và không có sẵn cho
khoa học xã hội (theo một cách lắt léo nào đó) là... các hiện tượng giống như
nhau.
Nói cách khác, đối với các nhà PPLTH
không có khác biệt gì giữa các cấu trúc vi mô và cấu trúc vĩ mô vì chúng được
phát sinh đồng thời. Tuy nhiên, cả các nhà PPLTH cũng như các nhà lý thuyết xã
hội học khác đều không đề ra một giải pháp cuối cùng cho vấn đề vi mô-vĩ mô. Nỗ
lực của Hilbert bị lu mờ bởi sự đơn giản hoá của ông về vấn đề này thành một quan
tâm về liên kết giữa các cấu trúc vi mô-vĩ mô. Như sẽ thấy ở Chương 9, còn
nhiều cái về vấn đề này hơn là một mối liên kết. Tuy nhiên, các nhà PPLTH đã
đưa ra một cách tiếp cận thú vị, thật sự cấp tiến về vấn đế này, phân hủy nó và
lý luận rằng vi mô và vĩ mô là cùng một thứ! Tất nhiên một cách thức để xử lý
vấn đề vi mô-vĩ mô khước từ việc cách ly
chúng thành hai cấp độ, thay vì xem chúng là bộ phận của một quá trình chung.
TÓM TẮT
Chương này đã dành cho một loại xã
hội học và lý thuyết xã hội học rất riêng biệt- PPLTH. PPLTH là sự nghiên cứu
các thực hành mỗi ngày được vận dụng bởi các thành viên bình thường của xã hội
để xử lý cuộc sống thường ngày của họ. Mọi người được xem là hoàn thành cuộc
sống hàng ngày của họ thông qua một loạt các thực hành khéo léo. Qua nhiều năm,
PPLTH đã ngày càng trở nên đa dạng. Tuy nhiên, hai kiểu chủ yếu của PPLTH là
các nghiên cứu thể chế và phép phân tích đối thoại.
Chúng tôi xem xét các ví dụ thời đầu của PPLTH bao
gồm “các kinh nghiệm vi phạm”, cũng như
nghiên cứu nổi tiếng của Garfinkel về Agnesvà các cách thức trong đó “cô
ta” hoàn thành việc là phụ nữ (mặc
dù “cô ta” thật ra là “anh ta”). Phần
lớn chương này dành cho một thảo luận về trung tâm của PPLTH- các nghiên cứu
đối thoại và thể chế. Bao gồm trong thảo luận về các nghiên cứu đối thoại là
các đánh giá tác phẩm về những vấn đề như mọi người làm cách nào để biết lúc
nào cười là thích hợp, sự hoan hô, sự la hét phản đối. Chúng tôi cũng thảo luận nhiều nghiên cứu thể
chế, bao gồm một nghiên cứu xử lý vấn đề giải quyết tranh chấp bằng cách hoà
giải lắng nghe.
Các nhà PPLTH có xu hướng phê phán
cao độ xu thế xã hội học chủ đạo. Ví dụ, các nhà xã hội học xu thế chủ đạo được
xem là gắn nhận thức của họ về thực tại xã hội lên mọi người hơn là nghiên cứu
cái mọi người thực sự làm. Các nhà xã hội học
xuyên tạc thế giới xã hội theo nhiều cách khác nhau thông qua việc lạm
dụng các khái niệm, các số liệu thống kê
của họ, vv.. Các nhà xã hội học cũng bị cáo buộc vì sự nhầm lẫn chủ đề
và nguồn khai thác. Nghĩa là, sử dụng thế giới hàng ngày như một nguồn khai
thác hơn là một chủ đề bởi chính nó.
Có nhiều áp lực và căng thẳng bên
trong lòng PPLTH, bao gồm sự loại trừ nó ra khỏi dòng xã hội học chủ đạo, sự
cáo buộc rằng nó đã lạc tầm mắt về các qua trình nhận thức, sự bất lực không thể xử lý thích đáng các cấu
trúc xã hội, sự đánh mất nhanh chóng
phẩm chất cấp tiến nguyên thủy của nó; và sự căng thẳng giữa các nhà PPLTH và
các nhà phân tích đối thoại. Chương này khép lại với một thảo luận về một số
tác phẩm trong PPLTH về vấn đề hoà hợp và tổng hợp. Tuy nhiên, có những người
xem PPLTH không thể so được với các lý thuyết xã hội học khác.
[1] Một thể khác của PPLTH xử lý sự nghiên cứu về
khoa học, đặc biệt trong các lĩnh vực như toán học, vũ trụ học, sinh học, quang
học. Giống như các kiểu PPLTH, các nghiên cứu trong lĩnh vực này tập trung
vào các phương thức nhận thức chung, lý
luận thực hành được sử dụng bởi các nhà khoa học, ngay cả trong các khám phá
lớn lao nhất trong lịch sử toán học và khoa học. Tiêu điểm là công việc mà nhà
khoa học làm cũng như các đối thoại mà
họ thực hiện. Nhà PPLTH quan tâm tới “các thực hành ở bàn làm việc” được các
nhà khoa học sử dụng trên cơ sở ngày này sang ngày kia. - TG.
[2] Trong khi tôi coi phép phân tích đối thoại như
một dạng của PPLTH, cần lưu ý rằng phân tích đối thoại có các nguồn gốc riêng
biệt trong tác phẩm của Harvey Sacks (là một sinh viên của Erving Goffman chứ
không phải của Garfinkel) và trong nhiều năm đã phát triển một tập hợp các quan
tâm riêng biệt.- TG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét