Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC - GEORGE RITZER - PART 3 -1





PHẦN BA:
CÁC PHÁT TRIỂN HÒA HỢP GẦN ĐÂY
TRONG LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

CHƯƠNG 9:
SỰ HÒA HỢP VI MÔ-VĨ MÔ


CHỦ NGHĨA VI MÔ-VĨ MÔ CỰC ĐOAN
PHONG  TRÀO HƯỚNG TỚI SỰ HÒA HỢP VI MÔ-VĨ MÔ
CÁC VÍ DỤ VỀ SỰ HÒA HỢP VI MÔ-VĨ MÔ
George Ritzer: Mô hình xã hội học hòa hợp
Jeffrey Alexander: Xã hội học đa chiều kích
Norbert Wiley: Các cấp độ phân tích
James Coleman: Mô hình từ vi mô tới vĩ mô
Randall Collins: Các nền tảng vi mô của xã hội học vĩ mô
MỘT VÀI CHIỀU HƯỚNG HỨA HẸN
SỰ HÒA HỢP VI MÔ-VĨ MÔ: CÔNG VIỆC PHẢI THỰC HIỆN
NGƯỢC TỚI TƯƠNG LAI: XÃ HỘI HỌC TƯỢNG TRƯNG CỦA NORBERT ELIAS
Lịch sử của các thái độ
Quyền lực và phép lịch sự
Các trường hợp nghiên cứu: Thời gian và thể thao


            Trong chương này, cũng như chương kế, chúng tôi xử lý hai trong số các phát triển quan trọng nhất trong lý thuyết xã hội học gần đây. Quan tâm của chúng tôi trong chương này là sự phát triển sâu sắc diễn ra một cách rầm rộ tại nước Mỹ trong những năm 1980 (mặc dù, như chúng ta sẽ thấy, nó có các tiền thân quan trọng) và còn tiếp diễn đến hôm nay. Sự phát triển này gắn liền với mối quan tâm ngày càng tăng tới vấn đề về mối liên kết vi mô-vĩ mô. Trong chương sau, chúng tôi sẽ xử lý một phát triển song hành diễn ra một cách rầm rộ trong lý thuyết xã hội học Châu Âu – sự nảy sinh mối quan tâm đến quan hệ giữa cơ quan và cấu trúc. Và như chúng ta sẽ thấy, có các điểm tương đồng quan trọng và các khác biệt chủ yếu giữa nền trước tác vi mô-vĩ mô Mỹ và tác phẩm của Châu Âu về cơ quan và cấu trúc. Các trước tác vi mô-vĩ mô và cơ quan-cấu trúc có thể, ở bản thân chúng, được xem là các phát triển có tính chất tổng hợp và do vậy là một bộ phận của phong trào rộng lớn hướng tới sự tổng hợp lý thuyết đã thảo luận suốt Phần hai trước.


            CHỦ NGHĨA VI MÔ-VĨ MÔ CỰC ĐOAN (Micro-Macro Extremism)

            Cho tới gần đây, một trong những phân  chia chủ yếu trong lý thuyết xã hội học Mỹ ở thế kỷ 20 là sự xung đột giữa các lý thuyết (và các lý thuyết gia) vi mô và vĩ mô có tính chất cực đoan, và, có lẽ quan trọng hơn, là giữa những người đã diễn dịch các lý thuyết xã hội học theo các chiều hướng này. (Archer). Các lý thuyết cực đoan và sự diễn dịch cực đoan này có xu hướng đề cao hình ảnh của một cách biệt lớn lao giữa các lý thuyết vi mô và vĩ mô, và nói chung hơn, của sự xung đột và sự hỗn loạn (Gouldner, Wardell và Turner, Wiley) trong lý thuyết xã hội học.

            Mặc dù có thể diễn tả (và nhiều người đã làm điều này) các nhà lý thuyết xã hội học cổ điển đã thảo luận trong Chương 1 (Marx, Durkheim, Weber, Simmel) như là những nhà cực đoan chủ nghĩa vi mô hoặc vĩ mô, viễn cảnh có tính phòng vệ cao nhất, hoặc ít nhất là viễn cảnh sẽ định hướng cho chương này, là nói chung họ có quan hệ nhiều nhất tới sự liên kết vi mô-vĩ mô. Marx có thể được xem là có quan tâm tới  ảnh hưởng có tính chất cưỡng kháng (coercive) và tha hóa (alienating) của xã hội tư bản chủ nghĩa lên các cá thể công nhân (và các nhà tư bản). Weber có thể được xem là có tiêu điểm tập trung vào cảnh ngộ khó khăn của cá thể trong chiếc lồng sắt của một xã hội hợp lý hình thức. Simmel về cơ bản chú ý đến quan hệ giữa nền văn hóa khách quan (vĩ mô) và nền văn hóa chủ quan (hay cá thể, vi mô). Ngay cả Durkheim cũng quan tâm tới ảnh hưởng của các sự kiện xã hội cấp độ vĩ mô lên các cá thể và hành vi cá thể (ví dụ, sự tự sát). Nếu chúng ta chấp nhận các đặc tính này của các lý thuyết gia xã hội học cổ điển, thì có vẻ là  phần lớn lý thuyết xã hội học cổ điển ở nửa cuối thế kỷ trước của Mỹ đã đánh mất mối quan tâm tới sự liên kết này và tới sự thống trị của các nhà cực đoan chủ nghĩa vi mô và vĩ mô, nghĩa là, tính chất ưu việt của các lý thuyết và các lý thuyết gia nhất trí với quyền lực vượt trội và tầm quan trọng của cấp độ vi mô hoặc cấp độ vĩ mô. Do vậy, các lý thuyết gia đã thảo luận ở Phần hai có xu hướng hướng tới chủ nghĩa cực đoan vi mô hoặc vĩ mô. Ở phía chủ nghĩa cực đoan vĩ mô là thuyết chức năng cấu trúc , thuyết xung đột, và một số dạng khác nhau của thuyết tân Marxian (đặc biệt là kinh tế quyết định luận  và Chủ nghĩa Marx về cấu trúc). Ở phía cực đoan vi mô là thuyết tương tác biểu tượng, phương pháp luận thực hành, thuyết trao đổi, thuyết chọn lựa hợp lý.

            Trong số các lý thuyết cực đoan vĩ mô đáng chú ý nhất của thế kỷ 20 là “văn hóa quyết định luận” của Talcott Parsons; thuyết xung đột của Dahrendoff, với tiêu điểm của nó vào các liên kết có tính chất cộng tác qua mệnh lệnh; và thuyết cấu trúc vĩ mô của Peter Blau, được cô đúc qua lời tự nhận định của ông, “Tôi là một nhà cấu trúc quyết định luận”. Chủ nghĩa cấu trúc vĩ mô cực đoan cũng đến từ các nguồn khác, bao gồm các lý thuyết gia mạng lưới như  White, Boorman và Breiger, các nhà sinh thái học như  Duncan và Schore, và các nhà cấu trúc như Mayhew. Một vài người có lập trường cực đoan hơn như Mayhew, đã nói đại loại như: “Trong xã hội học cấu trúc, đơn vị phân tích luôn luôn là mạng lưới xã hội, không bao giờ là cá thể.”

            Ở phía cực đoan vi mô, chúng ta có thể chỉ ra một bộ phận của thuyết tương tác biểu tượng và tác phẩm của Blumer, người hình như  luôn có một thuyết chức năng cấu trúc trong đầu khi ông xếp thuyết tương tác biểu tượng vào loại lý thuyết xã hội học có mối quan tâm một chiều với các hiện tượng cấp độ vi mô (xem Chương 5). Một trường hợp thậm chí còn rõ hơn về chủ nghĩa cực đoan vi mô là thuyết trao đổi và George Homans, người tìm kiếm một sự thay thế cho thuyết chức năng cấu trúc và tìm ra nó trong định hướng vi mô cực đoan của chủ nghĩa hành vi của Skinner. Rồi có phương pháp luận thực hành và mối quan tâm của nó tới các thực hành hàng ngày của các actor. Garfinkel bị loại trừ bởi tiêu điểm vĩ  mô về thuyết chức năng cấu trúc và xu hướng của nó để biến các actor thành những “ kẻ phán xét đần độn”.

            SỰ VẬN ĐỘNG HƯỚNG TỚI SỰ HÒA HỢP VI MÔ-VĨ MÔ

            Trong khi chủ nghĩa cực đoan vi mô-vĩ mô đã định tính nhiều  lý thuyết xã hội học của thế kỷ 20, có thể chủ yếu  nó đã bắt đầu từ những năm 1980, để nhận thức một sự vận động lớn lao trong xã hội học Mỹ ra khỏi chủ nghĩa cực đoan vi mô-vĩ mô và hướng tới một sự liên ứng rộng lớn mà tiêu điểm của nó hướng tới sự hòa hợp (hay sự tổng hợp, liên kết) của các lý thuyết vi mô và vĩ mô và các cấp độ phân tích xã hội. Cách tiếp cận này thể hiện một sự thay đổi hoàn toàn đối với lý thuyết của những năm 1970, khi Kemeny lý luận rằng: “Người ta ít chú ý tới sự phân biệt này đến nỗi các thuật ngữ  ‘vi mô’ và ‘vĩ mô’ nói chung, thậm chí không được đưa vào phần chú giải của các tác phẩm xã hội học”. Có thể lập luận rằng ít nhất ở nhận thức này các lý thuyết gia xã hội học đã tái phát hiện dự án lý thuyết của các bậc thầy trước đó.

            Trong khi các phát triển trong những năm 1980 và 1990  đặc biệt bị phân ly một cách sâu sắc, các tác phẩm thời kỳ đầu trực tiếp nói tới sự liên kết vi mô-vĩ mô. Ví dụ, trong những năm 1960, Helmut Wagner xử lý mối quan hệ giữa các lý thuyết vi mô và vĩ mô. Vào cuối thập kỷ này, Walter Wallace thẩm tra thể tiếp nối vi mô-vĩ mô, nhưng nó chỉ chiếm vai trò thứ yếu trong phân tích của ông và được bao gồm một cách đơn giản như là một trong những “sự phức tạp” của nguyên tắc phân loại lý thuyết xã hội học cơ bản của ông. Vào giữa những năm 1970, Kemeny thể hiện sự chú ý lớn hơn tới sự phân biệt vi mô-vĩ mô cũng như các cách thức trong đó vi mô và vĩ mô quan hệ với nhau.

            Tuy nhiên, chính vào những năm 1980 mà chúng ta chứng kiến một sự bùng nổ  các tác phẩm về vấn đề liên kết vi mô-vĩ mô. Collins lý luận rằng tác phẩm về đề tài này “hứa hẹn một lĩnh vực quan trọng của sự tiến bộ về mặt lý thuyết một ngày nào đó sẽ tới”. Trong lời giới thiệu của họ đối với hai bộ sách, một dành cho lý thuyết vĩ mô, và một dành cho lý thuyết vi mô, Eisenstad và Helle kết luận rằng: “sự đối đầu giữa lý thuyết vi mô và vĩ mô đã thuộc về quá khứ”. Tương tự, Munch và Smeler, trong kết luận của họ đối với hợp tuyển Liên kết vi mô-vĩ mô, đánh giá rằng: “Những người đã lập luận có tính cách bút chiến rằng cấp độ này có tính cơ bản hơn cấp độ khác.. phải được xem là đã mắc sai lầm. Thật sự mỗi người cống hiến cho bộ sách này đã quả quyết một cách đúng đắn về các quan hệ qua lại giữa các cấp độ vi mô và vĩ mô”.

            Mặt khác, ngay cả khi họ tìm cách khắc phục nó, các nỗ lực hòa hợp trong những năm 1980 đã được định hình và bị bóp méo bởi lịch sử của chủ nghĩa cực đoan vi mô-vĩ mô thế kỷ 20. Phần lớn các nhà xã hội học làm việc hướng tới  sự tương tác từ các cơ sở hoặc là các lý thuyết cực đoan vi mô, hoặc là các lý thuyết cực đoan vĩ mô, và các cơ sở này thường là những sự ràng buộc làm hạn chế các nỗ lực hòa hợp. Dù sự kềm hãm này là một vấn đề nghiêm trọng, hiện nay có những dấu hiệu cho thấy nó đang được khắc phục. Các nỗ lực đã đến từ cả hai chiều hướng vi mô và vĩ mô và từ nhiều lập trường lý thuyết nằm trong và giữa chúng. Nói chung, dù chúng bắt đầu từ một nền tảng vi mô hay vĩ mô, hay với một định hướng hòa hợp, nhiều lý thuyết gia xã hội học dường như  cùng hội tụ lại trong các nỗ lực của họ để phát triển một lý thuyết hòa hợp.

            Từ ưu thế của giữa cho tới cuối những năm 1990, hiện giờ đã có đủ tác phẩm về sự liên kết vi mô-vĩ mô để bắt đầu đánh giá thể lý thuyết này. Trong quá trình, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn đọc một số ví dụ chủ yếu về loại tác phẩm lý thuyết này.

            Có hai nhánh tác phẩm chính về sự hòa hợp vi mô-vĩ mô. Một số lý thuyết gia tập trung vào sự hòa hợp các lý thuyết vi mô và vĩ mô, trong khi những người khác quan tâm tới việc phát triển một lý thuyết xử lý mối liên kết giữa các cấp độ vi mô và vĩ mô của phân tích xã hội. Ở đầu chương này, ví dụ, chúng tôi đã trích dẫn Eisenstadt và Helle, những người đã kết luận rằng sự đối đầu giữa các lý thuyết vi mô và vĩ mô đã tụt lại phía sau chúng ta, trong khi Munch và Smelser đi tới cùng một kết luận về nhu cầu chọn lựa giữa việc nhấn mạnh các cấp độ vi mô hoặc các cấp độ vĩ mô. Có những khác biệt quan trọng giữa việc cố gắng hòa hợp các lý thuyết vi mô (ví dụ, thuyết chức năng cấu trúc) và vĩ mô (ví dụ, thuyết tương tác biểu tượng) và việc cố gắng phát triển một lý thuyết có thể xử lý quan hệ giữa các cấp độ vĩ mô (ví dụ, cấu trúc xã hội) với các cấp độ vi mô (ví dụ, cá tính) của phân tích xã hội.

            Trong số những người xác định công việc này, ít nhất là phần nào, như là một vấn đề của các lý thuyết hòa hợp là bailey, Burt, Fararo và Skvoretz, Hechter, Hindess và Smeller. Ở phía kia, những  người định nghĩa công việc về cơ bản trong phạm vi sự phát triển một lý thuyết tập trung vào sự tương tác giữa các cấp độ vi mô và các cấp độ vĩ mô của phân tích bao gồm Alexander, Coleman, Collins, Hage, Liska, Ritzer, và Wiley. Gerstein đưa ra một ví dụ tốt về cách tiếp cận nói sau khi ông phân biệt giữa hai cấp độ phân tích cơ bản và rồi lý luận cho nhu cầu “tạo ra các khái niệm lý thuyết diễn dịch hoặc khái lược các biến số ở cấp độ cá thể thành các biến số định tính các hệ thống xã hội, và ngược lại”.

            Ngoài ra, có những khác biệt quan trọng trong các nhóm làm việc hướng tới sự hòa hợp lý thuyết và sự hòa hợp các cấp độ phân tích xã hội. Trong những người tìm cách hòa hợp các lý thuyết vi mô và vĩ mô, cũng có những khác biệt quan trọng tùy thuộc vào loại lý thuyết cụ thể nào được hòa hợp. Ví dụ, Hindess tìm cách tránh né những cực đoan của “chủ nghĩa vị chủng về lý thuyết” và “cấu trúc luận”; Hechter đưa thuyết chọn lựa hợp lý  ra đọ với các định hướng nguyên tử luận và chuẩn mực; Fararo và Skvoretz cố gắng hòa hợp lý thuyết cấu trúc và lý thuyết sự kỳ vọng của các nhà nước; và Smeller tìm cách tổng hợp các viễn cảnh phân tâm học và xã hội học.

            Có những điểm khác biệt như nhau giữa các lý thuyết gia tìm cách xử lý quan hệ giữa các cấp độ vi mô và vĩ mô của phân tích xã hội. Ví dụ, có phải họ đang tìm cách hoà hợp các cấu trúc vi mô và vĩ mô, các quá trình vi mô và vĩ mô, hay các khíacạnh đặc thù của các cấp độ vi mô và vĩ mô trong phân tích xã hội hay không? Cụ thể hơn, các khác biệt trong các cấp độ được phản ánh trong xã hội học đa chiều kích (multidimensional soicology) của Alexander, bao gồm một “sự thay đổi giữa tự do và sự kềm hãm” trong cả hành động và trật tự, và, đặc biệt là trong mối quan hệ hỗ tương giữa các cấp độ cá thể mang tính phương tiện, cá thể mang tính chuẩn mực, tập thể mang tính phương tiện, tập thể mang tính chuẩn mực;  trong mô hình hoà hợp của Ritzer, tập trung vào mối tương quan biện chứng của tính khách quan và chủ quan vĩ mô, và tính khách quan và chủ quan vi mô; trong mối quan tâm của Wiley về quan hệ giữa bản ngã (hay cá thể), sự tương tác, cấu trúc xã hội và văn hoá; trong tiêu điểm của Collins về “các chuỗi trình tự tương tác”; và trong quan tâm của Coleman vào quan hệ vi mô-vĩ mô.

            Công việc của sự hoà hợp thực nghiệm thậm chí còn bị gây khó khăn hơn vì có những khác biệt lớn giữa các nhà xã hội học ở phạm vi của cái mà ông ta định nghĩa là các cấp độ vi mô và vĩ mô. Tùy thuộc vào người đưa ra định nghĩa, cấp độ vi mô có thể trải dài từ các hiện tượng tâm lý tới cá thể, rồi tới các khuôn mẫu tương tác giữa các cá thể. Còn cấp độ vĩ mô trải dài từ các vị trí, các cộng đồng dân cư, cho tới xã hội và các cấu trúc của nó đối với các hệ thống xã hội. Như vậy, dường như các quan điểm tương tự nhau về các cấp độ hoà hợp vi mô và vĩ mô, trong thực tế, là hoàn toàn khác biệt vì chúng hoà hợp các hiện tượng xã hội rất khác nhau. Điều kiện tất yếu cơ bản là các lý thuyết gia làm việc với các thuật ngữ vi mô và vĩ mô cần xác định rõ ràng họ định nghĩa mỗi thuật ngữ đó ra sao.

            Hơn nữa, ngay cả các  thuật ngữ nghe có vẻ giống nhau có thể được các nhà xã hội học sử dụng ở cấp độ vi mô (các đặc điểm tâm lý học, hành động, hành vi, các thực hành, tác nhân có dự tính, tính khách quan và chủ quan vi mô, tương tác, thế giới-đời sống. vv...) cũng như ở cấp độ vĩ mô (bối cảnh cấu trúc, hệ thống, cộng đồng dân cư, các vị trí, tính khách quan và chủ quan vĩ mô, các thuộc tính cấu trúc của các hệ thống xã hội, xã hội, văn hoá, vv...), trong thực tế thường có các khác biệt quan trọng giữa các hiện tượng này. Ví dụ, ở cấp độ vi mô, những người xem hành vi được sản sinh bởi sự tưởng thưởng và sự trả giá có xu hướng nhận thức rất khác về thế giới xã hội so với những người quan tâm tới hành động được sản sinh bởi các tác nhân có dự tính. Tương tự, có những khác biệt quan trọng giữa những người làm việc ở cấp độ vĩ mô với các cấu trúc dân cư và những ngườitập trung vào văn hoá. Như vậy, các nhà xã hội học cần phải làm nhiều việc hơn là chỉ định nghĩa một cách cẩn thận các thuật ngữ của họ: họ cũng cần phải nói rõ các ngụ ý về mặt lý thuyết của loại thuật ngữ mà họ sử dụng ở cả hai cấp độ.

            Các vấn đề phức tạp hơn là sự tồn tại của một quan điểm khác trong những người sử dụng các thuật ngữ vi mô và vĩ mô; đó là xác quyết rằng các thuật ngữ vi mô-vĩ mô không phải là những diễn tả các thực tại thực nghiệm mà chỉ là các khái niệm phân tích có thể sử dụng để phân tích bất kỳ một thực tại thực nghiệm nào. Alexander (và các nhà tân Parsonsian nói chung) là một người ủng hộ nhiệt tình cho quan điểm này: “Không thể có các ám chỉ thực nghiệm đối với vi mô hoặc vĩ mô như thế. Chúng là những sự tương phản về mặt phân tích, đề ra các cấp độ rõ nét trong phạm vi bản thân các đơn vị thực nghiệm...Các thuật ngữ vi mô và vĩ mô hoàn toàn có tính chất tương đối. Cái là vĩ mô  ở một cấp độ sẽ là vi mô ở một cấp độ khác”. Trong khi tất nhiên là hữu ích khi sử dụng các thuật ngữ  vi mô và vĩ mô trong phân tích, phần lớn các nhà xã hội học lại dùng các thuật nữ này trong thực nghiệm. Do đó, mặc dù vi mô và vĩ mô có thể được sử dụng cho cả phân tích hay thực nghiệm, các nhà xã hội học phải xác định rõ ràng họ sử dụng các thuật ngữ này như thế nào.

            Đưa ra lời giới thiệu chung này, bây giờ chúng tôi chuyển sang một số ví dụ về sự hoà hợp vi mô-vĩ mô. Ở một số đoạn trong Phần hai, chúng tôi đã xử lý các nỗ lực hoà hợp các lý thuyết vi mô và vĩ mô. Tất cả các ví dụ sau đây tập trung vào sự hoà hợp các cấp độ phân tích xã hội vi mô và vĩ mô.

            CÁC VÍ DỤ VỀ SỰ HOÀ HỢP VI MÔ-VĨ MÔ

            George Ritzer: Mô hình xã hội học hoà hợp         

            Phần này bắt đầu với nỗ lực của riêng tôi (Ritzer), vì nó lùi lại sau các tác phẩm khác sẽ được thảo luận trong phần này, và nó dự đoán sự phát triển trên diện rộng mối quan tâm vào sự hoà hợp vi mô-vĩ mô diễn ra từ những năm 1980. Thảo luận ở đây sẽ tương đối vắn tắt, vì mô hình xã hội học hoà hợp cũng sẽ được thảo luận ở phần Phụ lục. Nó được tóm tắt ở đó bởi vì nó thể hiện một lược đồ siêu lý thuyết giúp cho việc định hướng và tổ chức cuốn sách này. Trong phần này, tiêu điểm là nhằm vào cái mà  mô hình hoà hợp phải nói về vấn đề liên kết vi mô-vĩ mô.

            Cần lưu ý rằng tư duy của Ritzer về mô hình hoà hợp nói chung, và cụ thể hơn là về sự liên kết vi mô-vĩ mô, được định hình bởi tác phẩm của một số tiền nhân, đặc biệt là các tác phẩm của Abraham Edel và Georges Gurvitch. Gurvitch hoạt động với niềm tin rằng thế giới xã hội có thể được nghiên cứu trong phạm vi “trục ngang” hay các cấp độ vi mô-vĩ mô. Gurvitch tư duy trong phạm vi năm cấp độ sau, được thể hiện theo trình tự tăng dần từ vi mô tới vĩ mô: các hình thức của tính xã hội, các nhóm, giai cấp xã hội, cấu trúc xã hội và các cấu trúc toàn cầu. Để bổ sung cho hệ thống thứ bậc này, Gurvitch cũng đề ra mười “trục dọc”, hay các cấp độ “sâu”, bắt đầu với các hiện tượng xã hội có tính khách quan nhất (ví dụ, các yếu tố sinh học, các tổ chức) và kết thúc với các hiện tượng xã hội có tính chất chủ quan nhất (các tư tưởng và giá trị tập thể, trí tuệ tập thể). Để tạo ra các cấp độ chính yếu của phân tích xã hội, Gurvitch cắt chéo các trục dọc và trục ngang của ông để tạo ra nhiều cấp độ phân tích. Sơ đồ 9.1 đề ra một tóm lược sự hình dung của Gurvitch về thế giới xã hội.

            Trong phạm vi vấn đề vi mô-vĩ mô, quan điểm của Ritzer là không thể xử lý nó tách biệt với thể liên tiến của tính khách quan-chủ quan. Mọi hiện tượng xã hội vi mô và vĩ mô cũng hoặc có tính chủ quan hoặc có tính khách quan. Như vậy, kết luận là có bốn cấp độ chính của phân tích, và các nhà xã hội học phải tập trung vào mối tương quan biện chứng của các cấp độ này. Cấp độ vĩ mô-khách quan bao gồm các thực tại vật chất vĩ mô như xã hội, chế độ bàn giấy và công nghệ. Cấp độ vĩ mô-chủ quan bao gồm các hiện tượng phi vật chất vĩ mô như các tiêu chí và các giá trị. Ở các cấp độ vi mô, tính khách quan vi mô bao gồm các thực tại khách quan vi mô như các khuôn mẫu của hành động và tương tác, trong khi tính chủ quan vi mô liên quan đến các quá trình tinh thần qua đó mọi người xây dựng thực tại xã hội. Mỗi cấp độ trong bốn cấp độ này có tính chất quan trọng ở chính bản thân nó, nhưng quan trọng hơn hết là quan hệ biện chứng giữa chúng.  Sự hình dung này về thế giới xã hội, chỉ vận dụng bốn cấp độ, rõ ràng là chi li hơn nhiều so với mô hình do  Gurvitch đưa ra.


  
         Sơ đồ 9.1:  Giao điểm giữa các cấp độ ngang và dọc của Gurvitch về thực tại xã hội
                       


       
              Sơ đồ 9.2: Các cấp độ phân tích xã hội chủ yếu của Ritzer
     
 (Chú ý rằng đây là một ảnh chụp nhanh về thời gian. Nó được thể hiện trong một quá trình lịch sử đang diễn tiến)

            Gần đây, Ritzer đã sử dụng một cách tiếp cận hoà hợp vi mô-vĩ mô trong cuốn Nước Mỹ cấp tốc: Một phê phán về hệ thống thẻ tín dụng toàn cầu. Cụ thể hơn, Ritzer sử dụng các ý tưởng của C. Wright Mills về quan hệ giữa các rắc rối cá nhân cấp độ vi mô và các vấn đề công cộng cấp độ vĩ mô để phân tích các vấn đề do các thẻ tín dụng gây ra.

Các rắc rối là các vấn đề có ảnh hưởng ngay tại chỗ tới một cá thể. Ví dụ, một người chồng ngược đãi vợ của mình tức là đang gây rắc rối cho cô ấy và các thành viên khác trong gia đình, và có lẽ cho cả bản thân anh ta (đặc biệt nếu có liên quan tới luật pháp). Tuy nhiên, các hành động của một người chồng riêng lẽ trong việc ngược đãi vợ sẽ không tạo ra một vấn đề công cộng- các hành động đó sẽ không làm cho một cộng đồng kịch liệt phản đối hôn nhân ở ý nghĩa là một thể chế xã hội. Các vấn đề công cộng có xu hướng là các vấn đề có ảnh hưởng đến một số lượng lớn người, có thể là cả xã hội với nghĩa một tổng thể. Sự tan rã của hôn nhân ở ý nghĩa là một thể chế, một phần như là kết quả của sự hành hạ ngược đãi vợ phổ biến, có thể trở thành một vấn đề xã hội. Có nhiều mối quan hệ khác nhau giữa các rắc rối cá nhân và các vấn đề công cộng. Ví dụ, các rắc rối cá nhân phổ biến có thể trở thành một vấn đề công cộng, và một vấn đề công cộng có thể gây ra nhiều rắc rối cá nhân.

            Ritzer kiểm tra một loạt các rắc rối cá nhân và các vấn đề công cộng gắn liền với các tín dụng thư. Chúng tôi có thể minh họa lập luận của ông, và một cách tiếp cận hoà hợp đối với sự liên kết vi mô-vĩ mô, bằng cách thảo luận vấn đề nợ của người tiêu dùng. Ở cấp độ vĩ mô, tập hợp các khoản nợ của người tiêu dùng đã trở thành một vấn đề công cộng vì một số lượng lớn dân chúng đang ngày càng nợ nần chồng chất với các công ty thẻ tín dụng. Một phó phẩm của sự tăng trưởng nợ tiêu dùng này là sự gia tăng các vụ phạm pháp và phá sản. Cũng ở cấp độ vĩ mô, và vấn đề công cộng, là vai trò của chính phủ trong việc cổ động các món nợ tiêu dùng bởi xu hướng tích lũy nợ của nó. Quan trọng hơn là vai trò của  các hãng phát hành thẻ tín dụng trong việc cổ động mọi người đi đến chỗ mắc nợ bằng cách làm bất cứ điều gì chúng có thể để dúi càng nhiều thẻ tín dụng vào càng nhiều bàn tay càng tốt. Ví dụ, có một xu hướng đang gia tăng trong dân chúng để nhận các thông báo qua thư rằng họ có thể được phép tái chuẩn y thẻ tín dụng. Mọi người có thể dễ dàng thu được một số lượng lớn thẻ tín dụng với một mức hạn chế tín dụng tập thể khổng lồ. Có lẽ các hoạt động dễ hiểu nhất của các hãng phát hành thẻ tín dụng bao gồm các nỗ lực của họ để dúi thẻ vào tay các sinh viên cao đẳng và trung học. Họ đang cố gắng “câu” những người trẻ tuổi vào một cuộc đời của sự mua chịu và nợ nần. Các hoạt động như thế rõ ràng là một vấn đề công cộng gây ra các rắc rối cá nhân đối với vô số người dân.

            Quay về vấn đề các rắc rối cá nhân, hàng triệu người đã lâm vào cảnh nợ nần, đôi khi là không phương cứu vãn, như là một kết quả của sự lạm dụng thẻ tín dụng. Mọi người xây dựng những khoản cân đối khổng lồ, đôi khi thoát hiểm bằng cách rút tiền mặt trước ở một thẻ để giảm tối đa việc thanh toán ở các thẻ khác. Nổi bật nhất, nhiều người trở nên phạm nhân và đôi khi buộc phải tuyên bố phá sản. Kết quả là một số người dành ra nhiều năm, đôi khi suốt quãng đời còn lại của họ, để cố gắng thanh toán các món nợ cũ và duy trì khả năng mua chịu của họ. Ngay cả nếu chuyện này không đi quá xa, nhiều người đã phải lao động nhiều giờ để thanh toán cho lãi suất trên khoản nợ tín dụng, và có thể làm khuyết đi ít nhiều sự cân đối thu chi của họ. Như vậy, người ta có thể nói rằng họ bị ràng buộc cuộc đời vào các công ty thẻ tín dụng. Những loại rắc rối cá nhân mô tả ở đây, khi kết hợp lại, tạo thành các vấn đề xã hội. và như chúng ta đã thấy, các vấn đề công cộng như các chính sách và các phương thức của các công ty thẻ tín dụng (ví dụ, việc chào hàng bằng các thẻ đã chuẩn y trước và việc mời mọc những sinh viên) càng làm nảy sinh thêm các rắc rối cá nhân. Như vậy, có một mối quan hệ biện chứng giữa các rắc rối cá nhân và các vấn đề công cộng, cái này làm tăng cái kia lên. Tổng quát hơn, ví dụ về các thẻ tín dụng minh họa cho khả năng vận dụng của một cách tiếp cận hòa hợp vi mô-vĩ mô vào một vấn đề cấp bách của xã hội.

            Jeffrey Alexander: Xã hội học đa chiều kích (Multidimensional Sociology)

            Jeffrey Alaexander đã đưa ra cái mà ông gọi là một “logic lý thuyết mới cho xã hội học”. Logic mới này ảnh hưởng đến “tư duy xã hội học ở mọi cấp độ của thể liên tiến của tri thức”. Theo tinh thần này, Alexander đề ra cái mà ông đặt tên là xã hội học đa chiều kích. Trong khi sự đa chiều kích có nhiều ý nghĩa trong tác phẩm của ông, cái thích hợp nhất ở đây là nhận thức đa chiều kích của Alexander về các cấp độ phân tích xã hội.

            Chúng ta có thể bắt đầu với cái mà Alexander ( tiếp bước Parsons) gọi là vấn đề của trật tự.  Alexander cho rằng thể liên tiến vi mô-vĩ mô ( “một cấp độ ‘cá thể’ hay ‘tập thể’ của phân tích”) bao gồm trong cách thức trật tự được tạo ra trong xã hội. Ở đầu vĩ mô của thể liên tiến, trật tự được tạo ra từ bên ngoài và có bản chất tập thể; nghĩa là, trật tự được sinh ra bởi các hiện tượng có tính tập thể. Ở đầu vi mô, trật tự phát sinh từ các lực lượng bên trong và có bản chất cá thể; nghĩa là, trật tự bắt nguồn từ sự thương lượng cá thể.

            Vấn đề của hành động được bổ sung vào vấn đề của trật tự, trong một lập trường Parsonsian cổ điển. Hành động bao gồm một thể liên tiến  vật chất– ý thức song hành với thể liên tiến khách quan-chủ quan được sử dụng trong mô hình xã hội học hòa hợp của Ritzer. Ở đầu vật chất, hành động được diễn tả là có tính chất phương tiện, hợp lý, và có điều kiện. Ở đầu phi vật chất, hành động có tính chuẩn mực, phi lý và có hiệu quả. Khi chúng ta cắt chéo các thể liên tiến hành động và trật tự của Alexander, chúng ta đi tới bốn cấp độ phân tích xã hội rất giống với bốn cấp độ được sử dụng bởi Ritzer (xem Sơ đồ 9.3).

                                                                      


                                              Sơ đồ 9.3: Mô hình hòa hợp của Alexander

            Mặc dù hơi có sự khác biệt về mặt thuật ngữ, nhưng giữa các mô hình đề ra bởi Alexander và Ritzer nếu có gì khác biệt thì cũng rất  ít. Sự khác biệt chủ yếu nằm trong cách thức hai tác giả quan hệ tới bốn cấp độ này. Trong khi Ritzer muốn tập trung vào quan hệ biện chứng trong tất cả bốn cấp độ, Alexander tìm cách dành ưu tiên cho một trong các cấp độ.

            Alexander tin rằng dành đặc quyền cho các cấp độ vi mô là “một sai lầm về mặt lý thuyết”. Ông cực lực phê phán mọi lý thuyết, như  thuyết tương tác biểu tượng, bắt đầu ở cấp độ cá thể-chuẩn mực với cơ quan chủ động phi lý và xây dựng nên các cấp độ vĩ mô. Theo quan đểm của ông, vấn đề đối với các lý thuyết  này là trong khi duy trì các nhận thức về sự tự do cá thể và sự tự chủ, chúng không có khả năng xử lý đặc tính thống nhất (riêng) của các hiện tượng tập thể. Alexander cũng phê phán các lý thuyết như thuyết trao đổi rằng nó khởi  đầu ở cấp độ cá thể có tính phương tiện và đi tới các cấu trúc cấp độ vĩ mô như nền kinh tế. Các lý thuyết như thế cũng không thể xử lý một các thích đáng các hiện tượng cấp độ vĩ mô. Như vậy, Alexander phê phán tất cả các lý thuyết  có nguồn gốc từ  các cấp độ vi mô và tìm cách lý giải các hiện tượng vĩ mô từ cơ sở đó.

            Ở cấp độ vĩ mô, Alexander phê phán các lý thuyết có tính phương tiện tập thể (ví dụ, kinh tế và cấu trúc quyết định luận) nhấn mạnh tới trật tự cưỡng bức và loại trừ sự tự do cá thể. Về cơ bản, vấn đề là các lý thuyết đó không cho phép sự tồn tại của cơ quan cá thể.

            Trong khi ông thể hiện sự quan tâm tới việc tập trung vào các quan hệ giữa tất cả bốn cấp độ của mình, những mối đồng cảm của Alexander (không có gì đáng ngạc nhiên là ông đã đưa ra các nguồn gốc Parsonsian và chức năng cấu trúc luận của ông) nằm ở cấp độ tập thể-chuẩn mực và các lý thuyết bắt đầu từ cấp độ này. Như ông xác định: “Niềm hy vọng cho việc kết hợp trật tự tập thể với cá thể tự chủ đi cùng với tính chuẩn mục hơn là truyền thống hợp lý”. Trung tâm của niềm tin này là quan điểm của ông rằng một định hướng như thế là thích hợp hơn vì các nguồn trật tự được chủ quan hóa (trong lương tri) hơn là ngoại hiện, như trong trường hợp với định hướng tập thể-phương tiện. Tiêu điểm này về sự chủ quan hóa các tiêu chí cho phép có cả trật tự  và cơ quan chủ động.

            Trên hết, Alexander lập luận rằng bất kỳ viễn cảnh cá thể, hoặc vi mô nào đều phải bị loại trừ bởi vì nó kết thúc với “sự cẩu thả và hoàn toàn khôn g thể dự đoán được” hơn là trật tự. Như vậy, “cơ cấu chung đối với xã hội học chỉ có thể phát sinh từ một viễn cảnh tập thể chủ nghĩa”. Và giữa hai viễn cảnh tập thể, Alexander tán thành quan điểm tập thể-chuẩn mực.

            Như vậy, đối với Alexander, các lý thuyết gia xã hội phải chọn hoặc là một viễn cảnh tập thể chủ nghĩa (vĩ mô), hoặc là một viễn cảnh cá nhân chủ nghĩa (vi mô). Nếu họ chọn một lập trường tập thể chủ nghĩa, họ chỉ có thể kết hợp một nguyên tố “tương đối nhỏ” của sự thương lượng cá thể. Tuy nhiên, nếu họ chọn một lý thuyết cá nhân chủ nghĩa, họ đã rơi vào “tình trạng khó xử  của chủ nghĩa cá nhân” của sự cố gắng lẻn vào lý thuyết các hiện tượng siêu cá thể (supra-individual phenonmena) để xử lý sự cẩu thả cố hữu trong lý thuyết của họ. Tình trạng khó xử này có thể được xử lý chỉ khi “sự trung thành hình thức đối với chủ nghĩa cá nhân bị từ bỏ”.

            Như vậy, trong khi Alexander sử dụng bốn cấp độ phân tích gần giống như được sử dụng bởi Ritzer, có một khác biệt quan trọng trong hai mô hình. Alexander ủng hộ sự ưu tiên cho các lý thuyết tập thể-chuẩn mực và cho một tiêu điểm về các tiêu chí trong đời sống xã hội. Ritzer phản đối sự dành ưu tiên cho bất kỳ cấp độ nào và lý luận cho nhu cầu kiểm tra mối quan hệ biện chứng giữa bốn cấp độ. Alexander kết thúc với việc đặt một ý nghĩa quan trọng quá đáng cho các hiện tượng vĩ mô (chủ quan), và kết quả là đóng góp của ông cho việc phát triển một lý thuyết hoà hợp vi mô-vĩ mô bị hạn chế rất nhiều. Trong tác phẩm về sau của ông, Alexander nói: “Tôi tin các lý thuyết gia đã khái quát hoá một cách sai lầm từ một khác biệt đơn lẻ tới sự tái kiến thiết ngay lập tức cả tổng thể”. Có thể lý luận rằng Alexander là một trong những lý thuyết gia này, vì ông tìm cách khái quát hoá một cách sai lầm từ cấp độ tập thể-chuẩn mực tới phần còn lại của thế giới xã hội.

            Trong khi không trực tiếp nói tới tác phẩm của Alexander, Gidden đi đến một kết luận tương tự rằng tất cả các tác phẩm phát sinh từ sự phân biệt của thuyết Parsons giữa hành động và trật tự không thể tránh khỏi kết thúc một cách yếu ớt ở các cấp độ vi mô, đặc biệt là về “khả năng hiểu biết về các actor xã hội, với ý nghĩa phần nào có tính chất thiết lập nên các thực hành xã hội. Tôi (Giddens) không nghĩ rằng bất cứ một lập trường nào vay mượn nặng nề từ Parsons có thể đối phó một cách thoả đáng với vấn đề ở ngay chính trung tâm của lý thuyết xã hội này”.

            Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Alexander đã ráp nối một viễn cảnh hoà hợp đích xác hơn, một viễn cảnh xác định các thuật ngữ vi mô và vĩ mô trong phạm vi của nhau. Đây là cách ông diễn tả viễn cảnh này: “Các môi trường tập thể của hành động đồng thời vừa gợi nên vừa kềm hãm nó. Nếu tôi khái niệm hoá các môi trường một cách chính xác, hành động sẽ được xem là kết quả cuối cùng của chúng”. Có vẻ là Alexander có một nhận thức biện chứng, phức tạp hơn về mối quan hệ nhân quả, cái giống với mô hình xã hội học hoà hợp của Ritzer hơn là mô hình trước đây của ông.

            Norbert Wiley: Các cấp độ phân tích.

            Norbert Wiley đã đưa ra một mô hình quan hệ vi mô-vĩ mô gần giống với các mô hình của Ritzer và Alexander. Điều khác biệt ở cách tiếp cận của Wiley là nó có tính chất chủ quan thuần túy, trong khi các tiếp cận của Ritzer và Alexander bao gồm cả tính chất chủ quan và khách quan. Wiley làm rõ tính chất chủ quan của ông bằng cách lý luận rằng điểm xuất phát của ông đối với sự phác họa các cấp độ là mối quan hệ của chúng với chủ thể. Sau đây là bốn cấp độ phân tích chủ yếu của Wiley, cũng như cấp độ song hành (trong sự xen kẻ)  trong tác phẩm của Ritzer: bản ngã hoặc tính cá thể (chủ quan-vi mô), sự tương tác (khách quan-vi mô), cấu trúc xã hội (khách quan-vĩ mô), văn hóa (chủ quan-vĩ mô). Trong khi bốn cấp độ của Ritzer (và của Alexander) có sự tương đồng đáng kinh ngạc với các cấp độ của Wiley, rõ ràng là thực tại khách quan đã bị Wiley bỏ qua. Nói cách khác, trong tác phẩm của Wiley, các cấp độ của sự tương tác và cấu trúc xã hội, như các mặt khác, được xác định một cách chủ quan.

            Phân tích của Wiley bắt đầu với bản ngã hay cá thể ở cấp độ vi mô. Alexander, như chúng ta đã thấy, rõ ràng đã gặp rắc rối với một  điểm xuất phát như thế. Quan điểm ở đây là một người bắt đầu từ chỗ nào, cũng như cuối cùng một người xử lý quan hệ biện chứng giữa các cấp độ phân tích ở chỗ nào không phải là vấn đề. Tuy nhiên, Wiley đưa ra một khái niệm có tính hạn chế cao độ về cấp độ chủ quan-vi mô. Cụ thể là ông trao cho bản ngã một tầm quan trọng thái quá và do đó làm ngơ một số thành tố quan trọng khác của cấp độ chủ quan-vi mô như trí tuệ, ý thức, kiến trúc xã hội của thực tại,vv… Xác định theo một cách khác, bản ngã, như các nhà tâm lý học xã hội nhấn mạnh, chưa phải là tất cả cấp độ chủ quan-vi mô.

            Tương tự, quan tâm của Wiley đến sự tương tác, hay cấp độ khách quan-vi mô, cũng bị hạn chế. Ở cấp độ này cón có nhiều thứ khác ngoài sự tương tác. Ở mức tối thiểu, chúng ta phải bao gồm cả hành động (bao gồm một ý thức có trước) và hành vi (không có một ý thức có trước) ở cấp độ này. Những thứ này hiển nhiên là thuộc cấp độ này vì chúng là những hiện tượng cấp độ vi mô, không thể được bao gồm, ít nhất là về mặt tổng thể, trong các phạm trù cấp độ vi mô-chủ quan khác của Wiley. Hơn nữa, trong khi sự tương tác, hành động, và hành vi có thể có một thành tố chủ quan, chúng cũng có một tồn tại khách quan: cả ba đều có thể được thể chế hóa trong các khuôn mẫu lặp lại nhiều lần.. Trong tác phẩm của Ritzer, các khía cạnh khách quan được đặt dưới tiêu đề “tính chất khách quan vi mô”. Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng ta phải xử lý cả hai tầm quan trọng khách quan và chủ quan của chúng.

            Khái niệm của Wiley về cấu trúc xã hội và nhận thức của Ritzer về tính khách quan vĩ mô có sự gần gũi hơn là các phân tích vi mô của họ, thậm chí dù Wiley tiếp nối khuôn mẫu của ông bằng cách tiếp cận cấp độ này từ một quan điểm chủ quan. Ông viết về “bản ngã chung” ở cấp độ này, nhưng hiển nhiên ông có hàm ý tới sự tồn tại của các cấu trúc khách quan-vĩ mô khi ông diễn tả bản ngã chung như là “cái làm đầy các vai trò và cái đi theo các quy tắc”. Trong khi Wiley nhấn mạnh bản ngã chung có tính chủ quan ở đây, Ritzer đặt một tầm quan trọng lớn hơn tới các cấu trúc khách quan (xã hội, thế giới-hệ thống đã tạo ra các quy tắc và các vai trò được bản ngã phủ đầy.

            Có một vài khác biệt quan trọng giữa cấp độ văn hóa của Wiley và tính chủ quan vĩ mô của Ritzer, bởi vì cả hai đều được thảo luận trong phạm vi chủ quan, vĩ mô. Vấn đề tranh luận duy nhất ở đây là các tư tưởng của Wiley về “ý nghĩa thuần túy” ở cấp độ này quá chung chung và có thể lợi dụng nét đặc trưng lớn hơn và một số thảo luận về các khái niệm xã hội học phổ biến như các tiêu chí và các giá trị.

            Wiley và Ritzer tương đồng nhau không chỉ trong phạm vi những khái niệm hóa về bốn cấp độ phân tích xã hội chủ yếu, mà cả trong phạm vi nhận thức của họ về các mối quan hệ giữa các cấp độ. Wiley nói về một quá trình tiếp diễn của “sự nảy sinh” kết nối các cấp độ thấp hơn và cao hơn và về một quá trình của “sự hồi tiếp” (cũng được giả thiết là tiếp diễn) chảy từ các cấp độ cao hơn xuống các cấp độ thấp hơn. Tương tự, Ritzer quan tâm tới quan hệ biện chứng (nghĩa là, quan hệ tiếp diễn, đa chiều hướng) giữa tất cả các cấp độ phân tích xã hội. Trong khi nhận thức của Ritzer về quan hệ biện chứng giữa các cấp độ phân tích xã hội có thể được xem là mơ hồ và chung chung hơn đặc tính nảy sinh-phản hồi của Wiley, có nhiều kiểu quan hệ giữa các cấp độ phân tích hơn là Wiley đề xuất. Một dãy rộng các khái niệm xã hội học quen thuộc (ví dụ, sự ngoại hiện, sự thể hiện khách quan, sự xã hội hóa, sự chủ quan hóa, sự kiểm soát xã hội)  tự bản thân chúng có quan hệ tới nhiều khía cạnh của quan hệ biện chứng giữa các cấp độ vi mô và vĩ mô.

            Trong khi các viễn cảnh vi mô-vĩ mô đề ra bởi Wiley và Alexander đã được tóm tắt và phê phán từ quan điểm của mô hình hòa hợp của Ritzer, điểm quan trọng hơn hết là tất cả ba viễn cảnh đề ra hiển nhiên là các mô hình hợp nhất về các cấp độ phân tích xã hội chủ yếu. Sự chung nhất này đặc biệt đáng quan tâm, vì cả ba lý thuyết gia đi đến vấn đề này từ các quan điểm lý thuyết rất khác nhau- Cách tiếp cận biện chứng của Ritzer; định hướng tân chức năng đa chiều kích của Alexander; và quan điểm chủ quan của Wiley. Bây giờ, chúng tôi quay sang một số cách tiếp cận rất khác nhau đối với vấn đề liên kết vi mô-vĩ mô.

            James Coleman: Mô hình vi mô tới vĩ mô

            Trong tư duy lúc đầu của ông về vấn đề này, James Coleman thể hiện một quan tâm tới quan hệ vi mô-vĩ mô (chúng tôi đã xử lý lý thuyết chọn lựa hợp lý phức tạp hơn nhiều về sau của Coleman ở Chương 7). Tuy nhiên, Coleman tập trung vào vấn đề từ vi mô tới vĩ mô và xem nhẹ tầm quan trọng của vấn đề từ vĩ mô tới vi mô. Do vậy, từ quan điểm của các tiếp cận có tính cân bằng hơn  đề ra bởi Ritzer, Alexander và Wiley, định hướng của Coleman đối với vấn đề này bị hạn chế cao độ. Một tiếp cận thích đáng đối với vấn đề này phải xử lý cả các vấn đề từ  vi mô tới vĩ  mô và từ vĩ mô tới vi mô.
                                              

                                                                                   
    Sơ đồ 9.4: Mô hình hòa hợp của Coleman


Coleman bắt đầu với việc đưa ra một mô hình thích ứng một cách cục bộ về quan hệ vi mô-vĩ mô. Thực hiện việc này, ông sử dụng  các luận đề đạo đức của Weber (xem Chương 1) như một minh họa. Như chỉ ra ở Sơ đồ 9.4, mô hình này xử lý cả hai vấn đề vĩ mô tới vi mô (mũi tên 2) và vi mô tới vĩ mô (mũi tên 3); nó cũng xử lý quan hệ vi mô-vi mô (mũi tên 1). Trong khi có tính hứa hẹn, mô hình này nằmtrong phạm vi tính nguyên nhân, với các mũi tên chỉ hướng tới một chiều. Một mô hình thích ứng hơn phải có tính chất biện chứng, với mọi mũi tên chỉ tới mọi hướng; nghĩa là, nó phải cho phép sự hồi tiếp giữa tất cả các cấp độ phân tích. Tuy nhiên, yếu điểm chính trong tiếp cận của Coleman là ông chỉ muốn tập trung vào mũi tên 3, quan hệ từ vi mô tới vĩ mô. Trong khi điều này có tầm quan trọng, nó không quan trọng hơn quan hệ từ vĩ mô tới vi mô. Một mô hình vi mô-vĩ mô thỏa đáng phải xử lý cả hai mặt quan hệ này.

Allen Liska gần đây đã tìm cách đối phó với yếu điểm của cách tiếp cận của Coleman bằng cách xử lý cả hai vấn đề từ vi mô tới vĩ mô và từ vĩ mô tới vi mô. Mô hình của Liska, giống như của Coleman, sử dụng luận đề đạo đức tín đồ Tin lành của Weber như một ví dụ. (xem sơ đồ 9.5).

Mô hình này có hai điểm tiến bộ so với tiếp cận của Coleman. Thứ nhất, tất nhiên, là sự sẵn lòng xử lý liên kết vĩ mô tới vi mô của Liska. Thứ hai, là tính chi tiết của một quan hệ (mũi tên a) giữa hai hiện tượng cấp độ vĩ mô. Tuy nhiên, Liska, giống như Coleman, sử dụng các mũi tên nguyên nhân một chiều, do vậy đã không thấy được quan hệ biện chứng giữa tất cả các yếu tố này.



               Sơ đồ 9.5: Mô hình từ vi mô tới vĩ mô và từ vĩ mô tới vi mô của Liska

Liska sử dụng một lược đồ phổ biến để xử lý các hiện tượng vĩ mô cũng như sự liên kết vi mô-vĩ mô. Lược đồ này bao gồm ba cách thức cơ bản để mô tả các hiện tượng vĩ mô. Thứ nhất là sự  tập hợp (aggregation), hay sự  tổng hợp các thuộc tính cá thể để tạo ra một thuộc tính nhóm. Như vậy, người ta có thể mô tả một nhóm trong phạm vi những điều như thu nhập ít oi hoặc tỷ lệ tự sát của nó. Thứ hai, là tính chất cấu trúc, và nó bao gồm các mối quan hệ giữa các cá thể trong một nhóm, ví dụ như các quan hệ có liên quan đến quyền lực hay sự thông tin. Cuối cùng, có các hiện tượng toàn cầu, bao gồm cái thường được nghĩ là các thuộc tính nảy sinh ví dụ như luật pháp và ngôn ngữ.

Trong phạm vi sự liên kết vi mô-vĩ mô, Liska liệt kê chi tiết các khó khăn liên quan trong việc sử dụng các yếu tố  có tính chất cấu trúc và toàn cầu. Các yếu tố này khác biệt về mặt phẩm chất với các đặc tính của hành động cá thể, và khó mà biết chúng nảy sinh như thế nào từ cấp độ vi mô. Các nhà xã hội học sử dụng ý tưởng sự nảy sinh để xử lý các yếu tố toàn cầu, nhưng họ biết rất ít sự nảy sinh đã hoạt động ra sao. Do vậy, Liska nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự  tập hợp như là một liên kết vi mô-vĩ mô. Trong trường hợp này, tương đối rõ là các thuộc tính cá thể kết hợp ra sao để tạo thành các thuộc tính nhóm. Như vậy, ví dụ, “các cuộc tự sát cá thể có thể được tập hợp, hay ‘kết hợp’ lại trên một đơn vị xã hội nào đó và được thể hiện như là một tỷ lệ của đơn vị đó”. Trong khi sự tập hợp có thể không phải là cách hay nhất để đi từ cấp độ vi mô đến vĩ mô, nó có điều thuận lợi là rõ ràng và ít bí ẩn hơn các tiếp cận toàn cầu hay cấu trúc.

Quay sang  vấn đề từ vĩ mô tới vi mô, Liska lý luận cho ý nghĩa quan trọng của các khác biệt về bối cảnh như  là các nguyên nhân của các hiện tượng cấp độ vi mô. Ở đây Liska bao gồm các quan hệ tập hợp, cấu trúc, và các thuộc tính toàn cầu như là các bối cảnh của các hiện tượng cá thể. Ông lý luận rằng các nhà xã hội học quá thường xuyên dựa vào các yếu tố cấp độ vi mô, các nhà xã hội học vi mô cần đi theo chiều hướng của một nhận thức lớn hơn về sự liên kết vi mô-vĩ mô.

Tác phẩm của Liska đi tới một sự biện hộ cho các nhà xã hội học tâp trung hoặc vào cấp độ vi mô, hoặc vào cấp độ vĩ mô. Những người tập trung vào cấp độ vĩ mô có xu hướng làm ngơ sự tập hợp vì nó có vẻ quá có tính chất cá thể luận, và không có các phẩm chất mang tính nảy sinh của các yếu tố toàn cầu hay cấu trúc. Những người tập trung vào cấp độ vi mô có xu hướng sử dụng các yếu tố vi mô và làm ngơ các yếu tố bối cảnh. Liska kết luận rằng các lý thuyết gia vĩ mô cần làm việc nhiều hơn với sự tập hợp và các lý thuyết gia vi mô thì với các yếu tố bối cảnh.

Randall Collins: Các nền tảng vi mô của xã hội học vĩ mô

Trong một tiểu luận nhan đề: “Trên các nền tảng vi mô của xã hội học vĩ mô”, Randall Collins đã đưa ra một định hướng giản hóa luận cao độ tới vấn đề liên kết vi mô-vĩ mô. Thực ra, dù cái tên của tiểu luận này có bản chất hòa hợp, Collins gọi cách tiếp cận của ông là “xã hội học vi mô cấp tiến”. Tiêu điểm của Collins, tiêu điểm về xã hội học vi mô cấp tiến, là cái mà ông gọi là “các chuỗi tương tác có tính nghi thức” (interaction ritual chains), hay các tập hợp của “các chuỗi kinh nghiệm tương tác cá thể, đan chéo lẫn nhau trong không gian khi chúng trôi chảy trong thời gian”, Trong việc tập trung vào các chuỗi tương tác có tính nghi thức, Collins tìm cách tránh né cái mà ông xem là các quan tâm thậm chí còn có tính chất giản hóa luận hơn với hành vi và ý thức cá thể. Collins nâng cao cấp độ phân tích  tới sự tương tác, các chuỗi tương tác, và “thương trường” (market-place) cho sự tương tác đó. Collins do vậy đã khước từ các cấp độ vi mô cực đoan của tư duy và hành động (hành vi) và phê phán các lý thuyết (như  hiện tượng luận  và thuyết trao đổi) tập trung vào các cấp độ này.

Collins cũng tìm cách lánh xa các lý thuyết vĩ mô và các quan tâm của chúng tới các hiện tượng cấp độ vĩ mô. Ví dụ, ông phê phán các nhà chức năng cấu trúc và quan tâm của họ tới các hiện tượng khách quan vĩ mô (cấu trúc) và chủ quan vĩ mô (các tiêu chí). Trong thực tế, ông đã đi quá xa khi nói rằng “thuật ngữ ‘các tiêu chí’ nên được loại bỏ khỏi lý thuyết xã hội học”. Ông có một thái độ tiêu cực tương tự đối với các khái niệm gắn liền với thuyết xung đột, và lý luận rằng, ví dụ, không có các thực tại “khách quan về bản chất” như sự giàu có hay thẩm quyền, mà chỉ có “các nhận thức đa dạng mà mọi người cảm nhận ở những không gian và thời gian cụ thể về việc các liên kết này bền vững như thế nào”. Quan điểm của ông là chỉ có mọi người thực hiện bất cứ cái gì: các cấu trúc, các tổ chức, các giai cấp, còn các xã hội “không bao giờ làm bất cứ cái gì. Bất kỳ giải thích về nguyên nhân nào cuối cùng phải đi xuống tới các hành động của các cá thể có thật”.

Collins tìm cách chỉ ra “mọi hiện tượng vĩ mô” có thể được diễn dịch thành “các kết hợp của các sự kiện vi mô” như thế nào. Cụ thể là ông lý luận rằng các  cấu trúc có thể được diễn dịch về mặt thực nghiệm thành các khuôn mẫu của sự tương tác vi mô lặp lại nhiều lần”.

Như vậy, cuối cùng, không phải Collins tìm kiếm một cách tiếp cận hòa hợp mà là tính ưu việt của lý thuyết vi mô và các hiện tượng cấp độ vi mô (xem Gidden, về một phê phán tương tự). Collins xác định, “Nỗ lực để tái thiết xã hội học vĩ mô trên các nền tảng vi mô mang tính chất thực nghiệm cấp tiến là bước tiến chủ yếu tới một khoa học xã hội học thành công hơn”.

Chúng ta có thể đối chiếu định hướng của Collins với của Karin Knorr Cetina, người đã ráp nối lập trường của bà ta trong lời giới thiệu một tập sách trong đó có một trong các tiểu luận về xã hội học vĩ mô cấp tiến của Collins. Mặc dù cả bà cũng nhất trí với tầm quan trọng to lớn của lĩnh vực tương tác, Knorr Cetina dành một vai trò lớn hơn cho các hiện tượng cấp độ vi mô và ý thức trong tác phẩm của mình. Dù Knorr Cetina, giống như  Collins, chú ý tới một sự tái thiết lý thuyết vĩ mô  trên một nền tảng vi mô, bà cũng sẵn lòng xem xét khía cạnh ít cấp tiến hơn các kết quả hòa hợp xã hội học vi mô đơn giản trong lý thuyết xã hội học vĩ mô. Ngoài ra, dường như bà theo lập trường rằng mục tiêu cuối cùng của khảo sát xã hội học vi mô là một nhận thức về xã hội lớn, các cấu trúc và thể chế của nó:

Tôi tin vào cái dường như nghịch lý rằng chính thông qua các tiếp cận xã hộ-vi mô mà chúng ta sẽ hiểu được nhiều về trật tự vĩ mô, vì chính ở các tiếp cận này, thông qua chủ nghĩa thực nghiệm của chúng,  giúp chúng ta có một cái nhìn vào thực tại mà chúng ta nói về nó. Tất nhiên chúng ta sẽ không có được sự thấu hiểu về tổng thể vấn đề bằng một sự tương tác mặt đối mặt có tính chất vi mô. Tuy nhiên, có lẽ cũng đủ để bắt đầu với nó nếu chúng ta-lần đầu tiên-nghe  trật tự  vĩ mô kêu tích tắc.

Như vậy, dường như đã rõ rằng Knorr Cetina có một lập trường cân bằng hơn nhiều về quan hệ giữa các cấp độ vĩ mô và vi mô so với Collins.

Ở Aron Cicourel, một  đồng soạn giả với Knorr Cetina, có một lập trường thậm chí còn có tính hòa hợp cao hơn. Ông lý luận, “Cả các cấu trúc vĩ mô cũng như vi mô đều không phải là các cấp độ độc lập của phân tích; chúng tương tác lẫn nhau vào mọi lúc bất kể sự thuận tiện và đôi khi sự xa xỉ không đáng tin cậy của việc kiểm tra duy nhất một cấp độ phân tích này hay khác.” Ở đây, có một hàm ý phê phán Collins, nhưng Cicourel theo một lập trường khác có thể được xem là một phê phán trực tiếp hơn về kiểu lập trường của Collins: “Vấn đề không chỉ đơn giản là việc loại trừ một cấp độ phân tích này hay khác, mà là việc chỉ ra chúng phải được hòa hợp như thế nào nếu chúng ta không đủ tin tưởng vào một cấp độ với sự loại trừ cấp độ khác bởi sự làm ngơ một cách tiện lợi các cơ cấu cạnh tranh đối với sự khảo sát và lý thuyết.” Với niềm tin này, Cicourel nhận thức không chỉ tầm quan trọng của sự liên kết các cấp độ vĩ mô và vi mô mà còn cả sự thật rằng liên kết này cần diễn ra về mặt bản chất, lý thuyết và phương pháp luận.

Collins tiếp tục tán thành lập trường giản hóa luận vi mô của ông trong một thời gian. Ví dụ, trong một tác phẩm về sau, Collins lý luận: “Cấu trúc vĩ mô không bao gồm gì hơn là một số lượng lớn các cuộc đối đầu vi mô, lặp lại nhiều lần (hoặc đôi khi thay đổi qua không gian và thời gian)”. Ông kết luận không chút ngại ngùng: “Điều này nghe có vẻ như tôi dành quá nhiều ưu thế cho vi mô. Nhưng đúng là như vậy.” Tuy nhiên, đáng chú ý là chỉ một năm sau Collins đã sẵn lòng dành cho cấp độ vĩ mô một tầm quan trọng lớn hơn. Cách tiếp cận này dẫn tới một khái niệm cân bằng hơn về mối quan hệ vi mô-vĩ mô: “Sự chuyển dịch vi mô-vĩ mô cho thấy rằng mọi thứ vĩ mô đều được tổng hợp từ vi mô. Ngược lại, bất cứ cái vi mô nào đều là một bộ phận của sự tổng hợp nên vĩ mô; nó tồn tại trong một bối cảnh vĩ mô… có thể theo đuổi sự nối kết vi mô-vĩ mô một cách thành công trong bất kỳ chiều hướng nào.”  Nhận định này hàm ý một cách tiếp cận biện chứng hơn đối với quan hệ vi mô-vĩ mô. Thế nhưng Collins, tương tự Coleman,  tán thành quan điểm rằng “sự thách thức lớn” trong xã hội học là chỉ ra “vi mô ảnh hưởng ra sao tới vĩ  mô”. Như vậy, trong khi Collins đã cho thấy một sự tiến triển trong lý thuyết vi mô-vĩ mô của ông, nó tiếp tục là một cách tiếp cận hạn chế.

MỘT SỐ CHIỀU HƯỚNG HỨA HẸN

Như chúng ta đã thấy, có lẽ vấn đề khó khăn nhất hiện đặt ra trước nhận thức của chúng ta về sự liên kết vi mô-vĩ mô là sự kiện rằng các căng thẳng chủ yếu đã trải ra trong các định hướng tới sự phát triển một cách tiếp cận hòa hợp. Đưa ra thực tế rằng phần lớn mọi người làm việc về vấn đề này đã được định hình bởi lịch sử của chủ nghĩa cực đoan vi mô-vĩ mô trong xã hội học, một số nhà hòa hợp thiên về hướng vi mô (ví dụ, Collins) trong khi số khác lại đi theo một con đường khác (ví dụ, Alexander). Do vậy, họ cho thấy nguy cơ của sự phá hủy nỗ lực vừa mới manh nha trong việc hòa hợp và sự lặp lại trong vòng tiếp cận hòa hợp một sự căng thẳng không cần thiết giữa các định hướng vi mô và vĩ mô đã ngự trị lý thuyết xã hội học Mỹ trong suốt thế kỷ 20. Trong phần này, chúng ta sẽ nhìn vào một số cách thức tránh né vấn đề này.

Một giải pháp ít có tính thỏa đáng hoàn toàn hơn là để cho các lý thuyết gia có định hướng vĩ mô tập trung vào các vấn đề vi mô và các lý thuyết gia có định hướng vi mô làm việc ở cấp độ vĩ mô. Hai ví dụ tốt cho giải pháp này là tiêu điểm của Alexander  (đi từ cấp độ vĩ mô của thuyết tân chức năng) về các quá trình vi mô như sự điển hình hóa, phạm trù hóa và sự sáng tạo và các nỗ lực của Fine để phác họa (từ một cấp độ vi mô, viễn cảnh tương tác biểu tượng) “thực tại kiên định” của môi trường được xây dựng, các liên kết về mặt thể chế, truyền thống và các niềm tin vào sự  ưu việt của tổ chức. Cái có lợi ích cao cho sự phát triển một tiếp cận hòa hợp vi mô-vĩ mô là các lý thuyết gia nên tập trung vào các thực tại có tính thực nghiệm nằm trên các đầu đối lập của các thể liên tiến từ  định hướng lý thuyết của họ. Vấn đề chính yếu là xu hướng đối với các lý thuyết gia để cho phép các thành kiến của họ ảnh hưởng đến tác phẩm của họ ở đầu kia của thể liên tiến xã hội.

Có tính chất hứa hẹn hơn là các nỗ lực trong việc hòa hợp các lý thuyết vĩ mô và vi mô bời những người không có thành kiến một cách hiển nhiên đối với nhau (ví dụ, Hindess, Fararo và Skvoretz). Trong khi sự thiếu tận tâm này có thể làm cho các tác phẩm đó  công  bằng hơn, các tác phẩm đó có thể kém phẩm chất nếu các lý thuyết gia thiếu các kiến thức sâu sắc và sự  tận tụy đối với các viễn cảnh lý thuyết họ đang thực hiện.

Một khả năng khác liên quan tới việc bắt đầu không phải ở cấp độ vi mô hay vĩ mô, mà là ở đâu đó nằm giữa thể liên tiến xã hội, trên cái đã được gọi là “cấp độ trung gian” trong việc nghiên cứu các tổ chức hình thức. Có các vấn đề liên quan đến các viễn cảnh cấp độ trung gian như biểu lộ trong xã hội học về các tổ chức hình thức. Nếu một người tập trung vào cấp độ trung gian (ví dụ, các tổ chức hình thức), anh ta có thể đi tới và xử lý, các hiện tượng cấp độ vĩ mô không?  Đồng thời, một tiêu điểm cấp độ trung gian như thế có cho phép anh ta có đầy đủ tính chất vi mô? Các phân tích cấp độ trung gian chưa chứng minh được khả năng để là một sự hòa hợp thỏa đáng.

Vẫn còn một chiều hướng hứa hẹn khác bao gồm việc tập trung vào các quan hệ đang diễn tiến giữa các cấp độ vi mô và vĩ mô. Munch và Smeller đã đề ra một vài cách khởi đầu có ích ở đây, nhưng vì những ý tưởng của họ  rút ra từ các tác phẩm chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa vi mô-vĩ mô cực đoan, phân tích của họ một lần nữa lại cho thấy chúng ta có thể di động dễ dàng như thế nào trong hoặc là một chiều hướng vi mô cực đoan, hoặc là một chiều hướng vĩ mô cực đoan. Phần hữu dụng của tiểu luận của họ là một thảo luận về các liên kết giữa vi mô và vĩ mô; tiêu điểm là ở các quan hệ hơn là sự cực đoan vi mô hay vĩ mô. Trong các quan hệ này, họ thảo luận  về sự tập hợp, sự ngoại hiện, sự tạo tác, duy trì và tái sản xuất vĩ mô; sự tuân thủ, sự chủ quan hóa và các tập hợp giới hạn. Một tiêu đểm về các quá trình có tính chất quan hệ này giúp chúng ta đi ra khỏi chủ nghĩa vi mô-vĩ mô cực đoan, và nó có bản chất hòa hợp. Tuy nhiên, Munch và Smeller phân các quá trình này thành các phạm trù từ vi mô tới vi mô và từ vĩ mô tới vi mô, từ đó có xu hướng, một lần nữa, phản ánh mối ràng buộc với chủ nghĩa vi mô-vĩ mô cực đoan.

Một chọn lựa hứa hẹn nhất là từ bỏ một tiêu điểm về bất kỳ một cấp độ nào (vi mô, vĩ mô, trung gian) của phân tích, và thay vào đó, đi theo một cách tiếp cận biện chứng, hòa hợp về bản chất. Dù có các phê phán lúc đầu về định kiến tập thể chủ nghĩa của Alexander, có những dấu hiệu trog tác phẩm gần đây hơn của ông về sự phát triển của một lập trường hòa hợp cố hữu, một lập trường định nghĩa vi mô và vĩ mô trog phạm vi cái này đối với cái kia. Nói chung hơn, mô hình hòa hợp của Ritzer không tập trung vào bất cứ một cấp độ phân tích xã hội đơn lẻ nào mà nó quan tâm tới các quan hệ biện chứng giữa mọi cấp độ.

SỰ HÒA HỢP VI MÔ-VĨ MÔ: CÔNG VIỆC PHẢI THỰC HIỆN

Trong khi các hình thức khác nhau của chủ nghĩa cực đoan vi mô và vĩ mô còn lâu mới chết, và dường như sẽ còn có giai đoạn hồi sinh, an toàn hơn hết là nói rằng một cách tiếp cận hoà hợp vi mô-vĩ mô hiện đang được thiết lập rất tốt trong xã hội học Mỹ, và có lẽ sẽ có một sự chọn lựa thú vị có thể thấy trước trong tương lai. Trong thực tế, cách tiếp cận này dường như  sẽ thu hút nhiều người ủng hộ hơn trong tương lai, vì  nó đang tiến bộ bởi nỗ lực của các lý thuyết gia trẻ tuổi giỏi nhất của lĩnh vực này, vì nó bắt nguồn từ một dãy rộng các chiều hướng lý thuyết, vì nó thể hiện một sự phám phá lại một định hướng nằm ở nền tảng của các lý thuyết gia cổ điển của bộ môn, và vì nó là một lĩnh vực rộng mênh mông và phức tạp, đưa ra nhiều thách thức cho các lý thuyết gia xã hội học.

Kemeny lý luận rằng, “Điều cần thiết trước nhất là việc gia tăng nhận thức về vấn đề của  lĩnh vực để các lập trường không bị đưa ra một cách vô ý thức và nhiều ẩn ý.” Đưa ra các phát triển gần đây, điều còn đáng ngờ là các nhà xã hội học hiện tại và tương lai có khả năng hoạt động mà không cần một nhận thức về vấn đề của phạm vi trong tác phẩm của họ hay chăng. Nói cách khác, hiện nay các nhà xã hội học có lẽ không làm ngơ hay vô tình đưa ra một lập trường về vấn đề này. Nói gì đi nữa, điểm cơ bản là sự hoà hợp vi mô-vĩ mô đang sinh sôi nảy nở với ý nghĩa là vấn đề trung tâm trong lý thuyết xã hội học Mỹ.

Dù có sự liên ứng đang nảy sinh này, vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Trước hết, phần nhiều tác phẩm mà các nhà xã hội học đã thực hiện về sự liên kết vi mô-vĩ mô bao gồm việc ấn định nhiều hơn về chi tiết bản chất của cái mà, vào thời điểm này, chỉ là một định hướng rất chung chung. Nhiều người trong số họ đang làm việc về vấn đề chung này, thực tế là đang tập trung vào những sự vật rất khác nhau. Họ có những nhận thức khác nhau về cái họ muốn nói thông qua các hiện tượng vi mô, các hiện tượng vĩ mô, và các liên kết giữa chúng. Đòi hỏi phải có các định nghĩa cẩn trọng, và các lý thuyết gia cần nói ra các  khác biệt về mặt khái niệm giữa các tác phẩm của họ, và của những người khác, về  vấn đề này. Trong cùng một phạm vi, cần có nhiều tác phẩm hơn về kiểu mẫu đã được Markovsky tiến hành trong việc ấn định các điều kiện có ảnh hưởng tới tầm quan trọng tương đối của các hiện tượng cấp độ vi mô và vĩ mô.

Thứ hai, trong khi hiển nhiên có một nhu cầu to lớn để mở rộng tác phẩm về sự liên kết vi mô- vĩ mô, các nhà xã hội học cũng phải thực hiện các công việc bổ sung trong các phạm vi vi mô và vĩ mô. Nghĩa là, có một nhu cầu liên tiếp đối với các nhà xã hội học để tập trung sự chú ý của họ vào các vấn đề vi mô hay vĩ mô, thông qua đó mở rộng kiến thức về lĩnh vực này. Sự nảy sinh một vấn đề trung tâm vi mô-vĩ mô không loại trừ tác phẩm về một cấp độ đưa ra. Ngay cả những người ủng hộ hăng hái nhất cho một tiêu điểm về các liên kết  vi mô-vĩ mô cũng không xem nó là tiêu điểm duy nhất của xã hội học. Trong thực tế, các tiến bộ trong kiến thức xã hội học về các cấp độ vi mô và vĩ mô có thể làm phong phú thêm cho tác phẩm về sự hoà hợp vi mô-vĩ mô.

Thứ ba, dù có một nhu cầu đối với các tác phẩm đi xa hơn trong các lĩnh vực vi mô và vĩ mô, các lý thuyết gia xã hội phải bảo đảm rằng nỗ lực vẫn còn chưa chín mùi ở sự  hoà hợp vi mô-vĩ mô không bị làm cho nổi trội bởi những người ủng hộ hăng hái cho chủ nghĩa cực đoan vĩ mô và/hoặc vi mô. Trong khi có một tiêu điểm đang gia tăng vào sự hoà hợp  vi mô-vĩ mô, đồng thời, cũng có một số lực lượng lý thuyết hùng hậu đang kéo xã hội học ra khỏi vấn đề trung tâm này để hướng tới chủ nghĩa cực đoan vi mô hoặc vĩ mô. Nói cách khác, cùng lúc với sự nảy sinh một sự liên ứng về mặt lý thuyết, cũng tồn tại và nảy sinh các viễn cảnh lý thuyết đe dọa sự liên ứng trước khi nó được củng cố vững chắc. Trong phạm trù này là các lý thuyết có định hướng vi mô cực đoan khước từ hoặc hạ thấp vai trò của sự tồn tại và tầm quan trọng của các hiện tượng cấp độ vĩ mô cũng như các lý thuyết có định hướng vĩ mô cực đoan khước từ hay tối thiểu hoá vai trò của các hiện tượng cấp độ vi mô.

Cũng có một số nhà xãhội học có thế lực công khai lý luận chống lại khả năng hoà hợp vi mô-vĩ mô. Một tiếng nói trong đó là Peter Blau, người với sự thừa nhận của riêng mình, đã thay đổi ý định về vấn đề này từ khi công bố nỗ lực hoà hợp của ông trong phạm vi thuyết trao đổi (xem Chương 7):

Một vấn đề quan trọng trong việc xây dựng lý thuyết xã hội học vĩ mô là sự liên kết với lý thuyết xã hội học vi mô. Một cách tiếp cận là bắt đầu với các nguyên tắc xã hội học vi mô và sử dụng chúng làm cơ sở để xây dựng lý thuyết xã hội học vĩ mô. Cách tiếp cận chọn lựa dựa trên giả thiết rằng các viễn cảnh khác nhau và các hệ thống khái niệm khác nhau là cần thiết đối với các lý thuyết vi mô và vĩ mô, cơ bản là do các phạm vi chính của các lý thuyết xã hội học vĩ mô chỉ tới các thuộc tính đang nảy sinh của các cấu trúc dân cư và không có cái tương đồng trong phân tích xã hội học vi mô. Tôi đã đi đến kết luận rằng cách tiếp cận thứ hai là cái duy nhất có khả năng, ít nhất ở giai đoạn này của sự phát triển xã hội học.

Như vậy, trong khi chúng ta quan tâm tới một sự liên ứng đang tiến triển trong xã hội học về mối hoà hợp vi mô-vĩ mô, rõ ràng là một định hướng như thế không phổ biến nhiều, và có một số đối thủ rất mạnh mẽ.

Thứ tư, có lẽ một nguy cơ lớn hơn nằm trong những nhà cực đoan chủ nghĩa trong chính các nhóm làm việc với sự hoà hợp vi mô-vĩ mô. Họ đe dọa xé toang phong trào tri thức này trước khi nó có cơ hội phát triển hoàn toàn. Các nhà xã hội học phải thận trọng với sự tái sinh của chủ nghĩa cực đoan ngay trong lòng vi mô-vĩ mô.  

Thứ năm, có một nhu cầu to lớn đối với các nhà xã hội học để phân loại quan hệ giữa các nỗ lực nhằm hoà hợp các lý thuyết vi mô và vĩ mô và các nỗ lực nhằm phát triển một lý thuyết xử lý sự hoà hợp các cấp độ phân tích xã hội vi mô và vĩ mô. Tư duy xã hội học về mối quan hệ này có vẻ được phát triển bởi nhiều tác phẩm tìm cách kết hợp chung các nỗ lực về mặt lý thuyết và thực nghiệm.

Thứ sáu, các lý thuyết gia xã hội cần thực hiện các tác phẩm bổ sung về mối quan hệ giữa thể liên tiến vi mô-vĩ mô và nhiều thể liên tiến khác nhau (ví dụ, thể liên tiến chỉnh thể luận-cá nhân chủ nghĩa phương pháp luận) đã được dùng để phân tích thế giới xã hội. Đặc biệt hứa hẹn là các nỗ lực hoà hợp các thể liên tiến vi mô-vĩ mô và khách quan-chủ quan.

Thứ bảy, công việc có tính siêu lý thuyết trừu tượng cao độ này cần được diễn                          dịch thành các thuật ngữ và các cách tiếp cận có thể đi vào những người có mối quan tâm tới các vấn đề thực nghiệm và lý thuyết cụ thể. Nói cách khác, nó cần được chuyển hoá thành các ý tưởng, khái niệm, công cụ, lý thuyết, và các phương pháp có thể được sử dụng bởi các nhà xã hội học trong các hoạt động nghề nghiệp của họ.

Cuối cùng là nhu cầu có nhiều hơn nữa các nhà phương pháp luận và nhà khảo sát thực nghiệm nói tới vấn đề vi mô-vĩ mô, mà cho tới thời điểm này đã được chiếm lĩnh  phần lớn bởi các lý thuyết gia. Một số dấu hiệu đáng mừng trong lĩnh vực này là tác phẩm của Bailey về các phương pháp vi mô-vĩ mô, các nỗ lực thực nghiệm của Markovsky, và phê phán của Marini đối với các nhà khảo sát dùng các dữ liệu cấp độ vi mô để nghiên cứu các hiện tượng cấp độ vĩ mô.

Dường như sẽ có một chuyển biến tinh vi nhưng có tầm quan trọng thiết yếu trong các tác phẩm hòa hợp vi mô-vĩ mô. Cho tới lúc này, đưa ra cực đoan chủ nghĩa vi mô và vĩ mô của phần lớn các lý thuyết xã hội học thế  kỷ 20, những người đã xử lý vấn đề tiếp cận nó hoặc từ đầu vi mô, hoặc từ đầu vĩ mô của thể liên tiến. Khi sự liên kết vi mô-vĩ mô trở nên được thừa nhận rộng rãi như một vấn đề lý thuyết trung tâm, tiêu điểm sẽ chuyển tới ccác định hướng có tính chất hòa hợp hơn. Trong số những chiều hướng hứa hẹn có các tác phẩm hòa hợp các lý thuyết vi mô và vĩ mô mà không thiên về phía nào cả; tiêu điểm về cấp độ vi mô từ một định hướng lý thuyết vĩ mô (và ngược lại); tác phẩm ở cấp độ trung gian; sự chú ý đến các quan hệ đang diễn tiến giữa vi mô và vĩ mô, và hứa hẹn nhất trong tất cả, là tác phẩm định nghĩa vi mô và vĩ mô trong phạm vi của cái kia, nhờ đó tập trung vào một bước biện chứng đang tiếp diễn. Các kiểu tác phẩm này, đặc biệt là cái nói sau, hứa hẹn đưa các tác phẩm về sự hòa hợp vi mô-vĩ mô tới một cấp độ mới, một cấp độ trong đó sự nhấn mạnh sẽ là vào sự hòa hợp hay sự tổng hợp hơn là vào các cực vi mô hoặc vĩ mô của thế liên tiến xã hội. Sự nhấn mạnh này đi cùng tuyến với, nhưng có tính cụ thể hơn, quan điểm được thể hiện bởi Alexander và Giesen, những người lý luận cho nhu cầu  “thiết lập một xuất phát điểm khác biệt có tính chất cấp tiến” để  tạo ra một “liên kết vi mô-vĩ mô bao quát và xác thực”. Vì hiển nhiên tất cả các lý thuyết hiện có về cơ bản là các viễn cảnh hoặc vi mô hoặc vĩ mô, một sự chuyển biến trong sự nhấn mạnh sẽ dẫn tới nhu cầu tạo ra các lý thuyết mới (hay các kế hợp mới của nhiều lý thuyết hiện có) hòa điệu về cơ bản với các quan tâm hòa hợp như thế. Nói chung hơn, chúng ta có lẽ sẽ đi ra khỏi một mối quan tâm tới các cấp độ vi mô và vĩ mô và các lý thuyết, đi tới các quan tâm và nỗ lực về lý thuyết có tính chất tổng hợp hơn.

NGƯỢC TỚI TƯƠNG LAI: XÃ HỘI HỌC HÌNH TƯỢNG CỦA NORBERT ELIAS

Xuyên suốt chương này, chúng tôi đã xử lý một số nỗ lực chính yếu gần đây của người Mỹ hướng tới sự hòa hợp vi mô-vĩ mô. Tuy nhiên, có một lý thuyết gia Châu Âu, Norbert Elias, mà tác phẩm của ông tốt nhất là được thảo luận dưới tiểu tựa trên. Elias thực hiện một nỗ lực nhằm khắc phục sự phân biệt vi mô-vĩ mô, và nói chung nhằm giải quyết xu hướng của các nhà xã hội học trong việc phân biệt các cá thể và xã hội. Tác phẩm chủ yếu của Elias được viết từ những năm 1930, nhưng chỉ gần đây nó mới bắt đầu có được sự thừa nhận mà nó xứng đáng. Tới điểm này, cũng là chỗ tốt nhất để thảo luận tư duy của ông về sự hòa hợp vi mô-vĩ mô và giới thiệu các tư tưởng lý thuyết cơ bản của ông.

Để đạt được các mục tiêu hoà hợp của mình, Elias đưa ra khái niệm hình tượng  (figuration), đó là một ý tưởng

tạo ra khả năng cưỡng kháng lại áp lực xã hội có điều kiện trong việc phân hóa và phân cực khái niệm của chúng ta về loài người, cái đã liên tục ngăn cản chúng ta khỏi việc nghĩ về mọi người như là các cá thể, trong cùng lúc, nghĩ về họ như là các xã hội… Khái niệm về hình tượng do đó phục vụ như  là một công cụ khái niệm đơn giản để nới lỏng sự kềm hãm xã hội này để nói và suy nghĩ như  thể “cá thể” và “xã hội” là có tính đối lập cũng như khác biệt nhau.

Những hình tượng có thể xem là các quá trình. Trong thực tế, về sau này Elias đi đến chỗ thích dùng thuật ngữ “xã hội học quá trình” để mô tả tác phẩm của ông. Những hình tượng là những quá trình xã hội liên quan đến việc “đan kết” mọi người. Chúng không phải là các cấu trúc vì chúng ở bên ngoài và có tính cưỡng chế các mối quan hệ giữa mọi người, chúng là các quan hệ hỗ tương. Các cá thể được xem là cởi mở và phụ thuộc lẫn nhau; các hình tượng được tạo thành từ các cá thể đó. Quyền lực là trung tâm của các hình tượng xã hội, mà kết quả là sự thường xuyên thay đổi:

Ở trung tâm của những hình tượng đang biến đổi - thật ra chính là trung tâm của các quá trình hình tượng - là một sự cân bằng có tính dao động và căng thẳng, một trạng thái cân bằng về quyền lực di động tới lui, thiên về đầu tiên là phía này, rồi tới phía kia. Kiểu cân bằng dao động về quyền lực này là một đặc tính cấu trúc của dòng chảy của mọi hình tượng.

Các hình tượng nảy sinh và phát triển, nhưng theo những cách thức không thể thấy và hoạch định được.

Trung tâm của thảo luận này là sự  kiện rằng ý tưởng về một hình tượng được áp dụng cho cả các cấp độ vi mô và vĩ mô, và cho mọi hiện tượng xã hội giữa hai cực đó. Khái niệm có thể được áp dụng đối với các nhóm tương đối nhỏ cũng như  các xã hội được tạo thành từ hàng ngàn hay hàng triệu dân chúng có sự phụ thuộc lẫn nhau. Các giáo viên và học sinh trong một lớp, các bác sĩ và  bệnh nhân trong một nhóm trị liệu, các khách hàng thường xuyên ở một quán bia, trẻ con ở nhà trẻ - tất cả tạo thành những hình tượng tương đối có thể hiểu được với mỗi người. Nhưng các cư dân của một làng, một thành phố hay một quốc gia cũng tạo thành các hình tượng, dù trong trường hợp này các hình tượng không thể nhận thức được một cách trực tiếp vì các chuỗi phụ thuộc lẫn nhau liên kết mọi người lại dài hơn và có nhiều khác biệt hơn.

            Như vậy, Elias từ chối xử lý mối quan hệ giữa “cá thể” và “xã hội” mà tập trung vào “mối quan hệ giữa những người được coi là các cá thể và những người được coi là các xã hội”. Nói cách khác, cả các cá thể và các xã hội (và mọi hiện tượng xã hội trong đó) đều bao gồm trong các quan hệ con người. Ý tưởng về “chuỗi phụ thuộc lẫn nhau”                                                  nhấn mạnh ở đoạn trích bên trên là một hình ảnh rõ nét về bất cứ  cái gì mà Elias  hàm ý nói tới thông qua các hình tượng và cái thiết lập nên tiêu điểm xã hội học của ông: “Tại sao và như thế nào mọi người bị ràng buộc với nhau để tạo ra các hình tượng năng động cụ thể chính là một trong những vấn đề trung tâm,  thậm chí có lẽ là vấn đề trung tâm nhất của xã hội học”.

            Nhận thức của Elias về hình tượng được nối kết với ý tưởng rằng các cá thể cởi mở và có quan hệ hỗ tương với các cá thể khác. Ông lập luận rằng phần đông các nhà xã hội học hoạt động với một nhận thức về mệnh đề-con người (homo-clausus), nghĩa là “một  hình tượng về các con người riêng lẻ, mỗi người về chung cuộc tuyệt đối độc  lập với mọi người khác-một cá thể ở chính bản thân mình”. Một hình tượng như thế bản thân nó không vay mượn từ một lý thuyết hình tượng; một hình tượng về các actor cởi mở, phụ thuộc lẫn nhau cần thiết cho xã hội học hình tượng.

            Đưa ra các quan tâm trong phần này, chúng tôi sẽ tập trung vào sự hoà hợp vi mô, nhưng cần chỉ ra rằng tác phẩm của Elias có tính chất tổng hợp theo nhiều đường lối khác nhau. Ví dụ, ít nhất Elias cũng phiền muộn vì khoảng cách trong xã hội học cũng tương đương với sự phân đôi vi mô-vĩ mô. Đối với ông, lý thuyết chỉ vô vị nếu không có các dữ liệu, và sự khảo sát sẽ không có phương hướng nếu không có lý thuyết. Sự tổng hợp lý thuyết và khảo sát, cũng như nỗ lực đan kết vi mô-vĩ mô thấy rõ nhất trong hai tập sách (Lịch sử của các thái độ Quyền lực và phép lịch sự) đã tạo thành tác phẩm phổ biến nhất của ông, Quá trình văn minh hoá. Chính tác phẩm này sẽ là tiêu điểm của phần này.

                Trước khi tiếp tục, chúng tôi phải giải thích ngắn gọn tại sao Elias được thảo luận ở đây dưới cái tiêu đề sự hoà hợp vi mô-vĩ mô hơn là ở chương kế tiếp, về sự hoà hợp cơ quan-cấu trúc. Trên hết, Elias nguyên là người Đức, và các tác phẩm về cơ quan-cấu trúc phần lớn là xuất phát từ Châu Âu, trong khi chính người Mỹ mới chiếm lĩnh                                                                     tác phẩm về sự hoà hợp vi  mô-vĩ mô. Dù tác phẩm của Elias có thể thảo luận ở chương nào cũng được, có vẻ nó được xếp ở đây là phù hợp nhất, vì Elias quan tâm tới hành động và tương tác cấp độ vi mô hơn là tới ý thức, các quá trình tạo tác thuộc mối quan tâm tới cơ quan. Thật ra, một khiá cạnh trung tâm của lý thuyết Elias là đặc tính vô thức và không được hoạch định của phần lớn những cái diễn ra trong thế giới xã hội. Ngoài ra, như chúng ta sẽ thấy, tập đầu tiên của Quá trình văn minh hoá - Lịch sử của các thái độ, tập trung hơn vào các vấn đề vi mô, và tập thứ hai, Quyền lực và phép lịch sự, có định hướng vĩ mô hơn. 

Lịch sử của các thái độ.    

            Nếu Weber có thể được xem là quan tâm tới sự hợp lý hoá của phương Tây, quan tâm tiêu điểm của Elias là sự văn minh hoá của phương Tây. Elias không lý luận rằng có cái gì đó cố hữu là tốt đối với sự văn minh xảy ra ở phương Tây, hay ở bất kỳ nơi nào khác. Ông cũng không lý luận rằng sự văn minh hoá là tồi tệ, dù ông nhận ra có nhiều khó khăn đã nảy sinh trong sự văn minh hoá ở phương Tây. Tổng quát là Elias không lý luận rằng văn minh hoá hơn là điều tốt, hay văn minh hoá ít hơn là điều tệ hại. Khi nói rằng mọi người đã trở nên văn minh hơn, chúng ta không cần thiết phải nói rằng họ đã trở nên tốt hơn (hoặc xấu hơn); chúng ta chỉ đơn giản phát biểu một thực tế xã hội học. Như vậy, Elias quan tâm tới việc nghiên cứu xã hội học về cái mà ông gọi là “nguồn gốc xã hội học” của sự văn minh hoá ở phương Tây.

            Cụ thể là Elias quan tâm tới  các biến đổi tiệm tiến đã xảy ra trong hành vi và bản chất tâm lý của dân chúng phương Tây. Chính một phân tích về các biến  đổi này là mối quan tâm của ông trong cuốn Lịch sử của các thái độ. Trong cuốn thứ hai, cuốn Quyền lực và sự văn minh, Elias quay sang các biến đổi xã hội đi cùng, và có quan hệ mật thiết với các biến đổi về mặt hành vi và tâm lý. Nói chung lại, Elias quan tâm tới “các nối kết giữa các  biến đổi trong cấu trúc xã hội và các biến đổi trong cấu trúc của hành vi và bản chất tâm lý”.

            Trong nghiên cứu về lịch sử của các thái độ, Elias chú ý đến sự chuyển hóa lịch sử tiệm tiến của nhiều hành vi rất bình thường theo chiều hướng của cái mà giờ đây chúng ta gọi là hành vi được văn minh hóa: “Không có cái gì vô ích hơn là nỗ lực xác định một sự khởi đầu tuyệt đối, khi xử lý các quá trình xã hội dài hạn.” Nghĩa là quá trình văn minh hóa có thể được truy nguyên trở lại các thời cổ xưa, tiếp diễn cho tới nay, và sẽ tiếp diễn trong tương lai. Sự văn minh hóa là một quá trình phát triển đang diễn tiến mà để thuận tiện, Elias đã chọn ra thời Trung cổ. Ông chú ý đến việc truy nguyên những thay đổi trong cái làm chúng ta bối rối, tri thức tăng trưởng của chúng ta, việc chúng ta ngày càng trở nên những người quan sát kẻ khác ra sao, và nhận thức sâu sắc của chúng ta về người khác. Tuy nhiên, cách tốt nhất để đạt được một nhận thức về cái Elias đang làm không thông qua những điều trừu tượng, mà thông qua một thảo luận về một số ví dụ cụ thể của ông.

Hành vi ở bàn ăn. Elias kiểm nghiệm điều mà các quyển sách (và các nguồn khác) về các cung cách xử sự được viết giữa các thế kỷ 13 và 19 nói về cách thức làm thế nào để xử sự ở bàn ăn (cũng  như  về các vấn đề thảo luận trong nhiều phần kế tiếp). Quan điểm cơ bản nhất của Elias là ngưỡng của sự bối rối dần có sự tiến triển. Cái mà mọi người thực hiện ở bàn ăn với rất ít hoặc không hề có sự bối rối ở thế kỷ 13 có thể gây ra nhiều xấu hổ ở thế kỷ 19. Cái được xem là đáng ghét qua thời gian ngày càng có vẻ được “dời ra phía sau các cảnh tượng của đời sống xã hội”.

Ví dụ, một nhà thơ vào thế kỷ 13 đã cảnh báo, “một số người cùng gặm một khúc xương rồi đặt lại vào dĩa là một sự vi phạm nghiêm trọng”. Một cuốn sách của thế kỷ 13 cảnh báo. “thọc ngón tay vào lỗ tai hay mắt, như một số người đã làm, hay ngoáy mũi trong khi đang ăn là hành vi bất lịch sự.” Rõ ràng, ngụ ý của các cảnh báo này là việc nhiều người ở vào thời đó đã thực hiện những hành vi như thế và nói chung nó đã không làm cho họ, hoặc những người xung quanh bối rối. Có một nhu cầu cần nhận thức về các cảnh cáo này vì mọi người không biết những hành vi như thế là không “văn minh”. Theo thời gian, ngày càng ít cần phải cánh báo cho mọi người về những việc như ngoáy mũi trong khi ăn. Do vậy, một tư liệu ở thế kỷ 16 viết rằng, “Không có gì sai lầm cho bằng liếm ngón tay, dùng tay bốc thịt đưa vào miệng và thọc ngón tay hoặc dùng nĩa nhúng bánh mì vào tô súp để quậy.” Tất nhiên, có những việc, ví dụ như ngoáy mũi là không đúng đắn hơn liếm ngón tay, nhưng vào thời đó sự văn minh đã tiến triển tới một điểm là những hành vi như thế được thừa nhận một cách rộng rãi là kém văn minh. Với việc ngoáy mũi an toàn ở phía sau các khung cảnh, xã hội thấy ít có những hành vi quá đáng mà nó xác định là không văn minh.

Một trong những quan điểm của Elias trong ngữ cảnh này, và nhiều ngữ cảnh khác, là các biến đổi này không được tạo ra một cách hợp lý. Ông thấy nguồn gốc của chúng nằm trong cảm giác nhiều hơn là trong các suy gẫm hợp lý. (Ví dụ, trong thảo luận của ông các giới hạn tăng dần trong việc phun nước bọt, Elias cho rằng động cơ của chúng đến từ sự quan tâm của xã hội chứ không phải các quan tâm về y tế; các hạn chế như thế tồn tại từ rất lâu trước khi có bất kỳ chứng cứ khoa học nào về các ảnh hưởng không có lợi cho sức khỏe tiềm tàng trong việc phun nước bọt). Và, như đã chỉ ra, các biến đổi này không đến một cách có ý thức mà chúng nảy sinh một cách vô ý thức. Elias xác định, “Tất nhiên, các cá nhân ở một thời đại cổ xưa nào đó không dự định về sự biến đổi, sự văn minh hóa này, và dần dần mới nhận ra nó bằng các phương pháp đo lường có mục đích, hợp lý và có ý thức.” Một quan điểm trọng tâm nữa là các biến đổi này nói chung xuất phát từ một nguồn riêng lẻ (đặc biệt, như chúng ta sẽ thấy, ở xã hội triều đình của Pháp) và rồi phân tán khắp xã hội. Đây là cách Elias tóm tắt các quan điểm này:

Các hình thức xác định của hành vi bị đặt dưới sự hạn chế, không phải vì chúng không có lợi cho sức khỏe (một lý do hợp lý) mà vì chúng dẫn tới một cảnh tượng có tính chất xúc phạm và không được các tổ chức tán thành; sự xấu hổ khi đưa ra một cảnh tượng như thế, ban sơ là không có, và nỗi sợ đối với việc khuấy động các tổ chức đó dần dần lan rộng từ  các phạm vi hệ thống tiêu chuẩn đến các phạm vi lớn hơn bởi vô số nhà cầm quyền và thể chế. Tuy nhiên, một khi các cảm giác đó đã được đánh thức và thiết lập một cách bền vững trong xã hội bằng các phương tiện của các nghi lễ cụ thể… chúng thường xuyên được tái sinh chừng nào mà cấu trúc của các quan hệ con người chưa bị thay thế một cách cơ bản.

Các chức năng cơ bản. Một xu hướng tương tự  được tìm thấy trong hoạt động của các chức năng tự nhiên. Một cuốn sách thế kỷ 14 được sử dụng bởi học sinh, trong những cuốn khác, thấy cần thiết đề ra những lời khuyên về việc trục xuất sự đầy hơi:

Nếu bị nhiễm bệnh: Hãy lắng nghe câu châm ngôn về âm thanh của sự đầy hơi. Tốt nhất là nó có thể được trục xuất mà không gây ra tiếng động. Nhưng thà là cho nó thoát ra với một tiếng động tốt hơn là cố nén nó lại…
Âm thanh của cú đánh rắm, đặc biệt đối với những ai có địa vị cao, rất kinh khủng. Người ta có thể hy sinh bằng cách cố ép mạnh hai bên mông vào nhau… hãy để một tiếng ho che giấu âm thanh nổ ra… Hãy theo luật của Nghìn đời: Thay thế các cú đánh rắm bằng các cơn ho.

Ở đây chúng ta thấy những việc được thảo luận công khai mà vào thế kỷ 19 (và tất nhiên cả ngày nay) là không cần thiết phải nói tới vì mọi người đều biết rõ những hành vi đó là thiếu văn minh. Hơn nữa, chúng ta có thể sẽ giật mình vì một thảo luận như  thế. Nhưng tất cả những điều này phản ánh quá trình văn minh hóa và sự vận động của “ranh giới của sự bối rối”. Những sự việc có thể thảo luận cởi mở theo thời gian ngày càng tiến dần ra ngoài ranh giới đó. Thực tế rằng chúng ta giật mình vì đọc thấy lời khuyên về sự đánh rắm phản ánh thực tế là ranh giới ngày nay rất khác với nó vào thế kỷ 14.

Elias quan hệ sự thay đổi nhận thức này về cách thức phù hợp để trục xuất sự đầy hơi với các thay đổi trong các hình tượng xã hội, đặc biệt là ở triều đình Pháp. Nhiều người sống gần gũi với nhau và có sự thường xuyên phụ thuộc lẫn nhau. Do đó, có một nhu cầu to lớn để quy định các xung lực của họ và buộc họ thực hiện những hạn chế lớn hơn. Sự kiểm soát các xung lực bắt đầu trong các bậc thang cao của triều đình cuối cùng được truyền tới những người ở địa vị thấp hơn. Nhu cầu mở rộng các kềm hãm này trở nên tất yếu bởi các biến đổi hình tượng xa hơn, đặc biệt là mọi người ở các địa vị xã hội khác nhau tiến tới gần nhau hơn, trở nên phụ thuộc vào nhau hơn, và do sự giảm đi sự khắt khe của hệ thống phân tầng, làm cho việc tương tác giữa những người có địa vị thấp và những người có địa vị cao trở nên dễ dàng hơn. Kết quả là, ngày càng giảm đi nhu cầu đối với các giai cấp thấp để kiểm soát sự  đầy hơi (và nhiều hành vi khác) như đối với những người ở giai cấp cao. Đồng thời, những người từ các giai cấp cao cần phải kiểm soát sự  đầy hơi của họ khi có mặt không chỉ các bạn bè ngang hàng, mà cả những người thấp kém hơn họ.

Elias tổng kết thảo luận của ông về các chức năng tự nhiên đó:

Xã hội dần bắt đầu kềm hãm thành phần thú vị tích cực trong các chức năng xác định ngày càng mạnh mẽ hơn bởi sự đánh thức các mối băn khoăn; hay chính xác hơn, nó thể hiện sự vui thú này một cách riêng tư và bí mật (ví dụ, kềm chế nó trong bản thân cá thể) trong khi đề cao các ảnh hưởng tiêu cực - không hài lòng, khiếp sợ, chán ghét - như các cảm giác thường tình trong xã hội.

            Sự hỉ mũi. Một quá trình tương tự được tìm thấy trong các kềm chế đối với sự hỉ mũi. Ví dụ, một tư liệu ở thế kỷ 15 đã cảnh cáo: “Đừng hỉ mũi mình với cùng một bàn tay mà bạn dùng để cầm thức ăn”. Hay, bạn đọc thế kỷ 16 được nhắc nhở: “Không nên trải rộng chiếc khăn tay của bạn sau khi đã chùi mũi và nhìn chăm chú vào nó như thể ngọc ngà châu báu đã rơi xuống đó.” Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ 18 các kiểu chi tiết đó đã được tránh đưa vào các lời nhắc nhở: “Mỗi cử động bất giác của lỗ mũi.. là không tao nhã và có vẻ trẻ con. Thọc ngón tay vào mũi là một điều sai lầm đáng tởm. Bạn nên quan sát, khi hỉ mũi, tất cả các quy tắc của phép lịch sự và vệ sinh.” Như Elias nói, “Sự thông đồng đang lan rộng.” Nghĩa là, những điều có thể thảo luận một cách cởi mở trước đây một hoặc hai thế kỷ giờ đây được thảo luận một cách kín đáo hoặc không bị đá động đến. “Ranh giới của sự xấu hổ” có  liên quan đến việc hỉ mũi, cũng như nhiều điều khác, đã tiến xa hơn. Sự  xấu hổ đi kèm với những sự việc (ví dụ như việc hỉ mũi) mà trong quá khứ không bị xem là đáng xấu hổ. Ngày càng có nhiều bức tường được dựng lên giữa mọi người đến nỗi những điều trước đây có thể tiến hành trước mặt người khác giờ đây đã bị che đậy khỏi tầm mắt.

            Các quan hệ tình dục. Elias mô tả một xu hướng chung tương tự trong các quan hệ tình dục. Ở thời Trung cổ, đối với nhiều người, kể cả đàn ông và đàn bà, việc ở chung với nhau suốt đêm trong cùng một phòng là điều bình thường. Và, việc họ ngủ trần truồng cũng chẳng là bất bình thường. Tuy nhiên, qua thời gian, người ta ngày càng có cảm giác xấu hổ khi phô bày thân thể trần truồng trước sự có mặt của người khác phái. Với ý nghĩa là một ví dụ cho hành vi tính dục “không văn minh”, Elias mô tả tập quán lễ cưới sau ở đầu thời Trung cổ:

Đám rước đi vào phòng cô dâu chú rễ được dẫn đường bởi một người đàn ông khá nhất. Chú rể được  cô dâu cởi bỏ các trang phục; cô ta phải cởi ra một cách tao nhã. Họ phải trèo lên giường cưới trước sự có mặt của các nhân chứng kiến thì cuộc hôn nhân mới có hiệu lực. Họ được đặt “nằm cạnh nhau”. Phương ngữ nói rằng, “Khi đã nằm trên giường, các bạn thật sự cưới nhau.” Ở cuối thời Trung cổ, tập tục này dần dần bị thay đổi tới mức đôi tân hôn được phép nằm trên giường trong đầy đủ trang phục... Ngay cả ở xã hội chuyên chế Pháp, cô dâu chú rể được mang tới giường bởi các khách khứa, trần truồng, và được trao cho đồ ngủ của họ.

            Rõ ràng, sự thay đổi ngày càng xa theo thời gian với sự tiến bộ của văn minh.  Ngày nay, mọi sự xảy ra ở giường cưới được giấu kín, diễn ra ở phía sau sân khấu và ngoài tầm quan sát của mọi người. Nói chung hơn, đời sống tình dục đã bị tước khỏi xã hội lớn và nằm trong phạm vi gia đình nguyên tử.

            Ở đây có một điểm chủ yếu, được áp dụng một cách chung nhất, là sự văn minh hoá bao gồm một sự biến đổi trong cách thức động năng của mọi người bị kiểm soát. Nghĩa là, có sự vận động từ chỗ tương đối không có sự kiểm soát, hay một sự kiểm soát ở phiá ngoài một cách rộng rãi, đến một tình thế có tính chất lâm thời hơn, trong đó đề cao sự tự kiểm soát.

            Trong lĩnh vực tình dục, cũng như ở tất cả các lĩnh vực khác, quá trình văn minh hoá không diễn ra theo một đường thẳng, mà là tiến tới rồi thoái lui, đôi khi đi lệch hướng theo thời gian. Tuy nhiên, vẫn có một xu hướng có thể thấy rõ trong tình dục và các vấn đề khác, có thể được mô tả như là quá trình văn minh hoá:

Quá trình văn minh hoá của động năng giới tính, nhìn từ tầm vĩ mô, đi song hành với các động năng khác, bất kể các khác biệt về căn nguyên xã hội chi tiết có thể luôn luôn hiện hữu... sự kiểm soát trở nên gắt gao hơn. Bản năng chịu sự kềm hãm chậm chạp nhưng tiến triển dần dần của đời sống công cộng của xã hội... Và sự kềm hãm này, như các kềm hãm khác, ngày càng bị thúc ép ít dần bởi tác động vật chất trực tiếp. Nó được tích lũy trong cá thể từ một thời kỳ xa xưa như  là một sự tự kềm hãm tập tính bởi cấu trúc của đời sống xã hội, bởi áp lực của các thể chế xã hội nói chung, và bởi các cơ quan thực thi cụ thể của xã hội (mà trên hết là gia đình) nói riêng. Từ đó, các yêu cầu và hạn chế của xã hội ngày càng trở nên một bộ phận của bản ngã.

Tổng quát, trong Lịch sử các thái độ, Elias quan tâm tới các biến đổi trong cách thức cá thể tư duy, hành động và tương tác. Đôi khi ông nói về điều này, nói chung, như là một thay đổi trong “cấu trúc tính cách”, nhưng dường như Elias diễn tả nhiều hơn là các biến đổi trong tính cách; ông cũng diễn tả các biến đổi trong cách thực mọi người hành động và tương tác. Gom lại, có thể lý luận rằng Lịch sử của các thái độ tập trung rộng rãi vào các quan tâm cấp độ vi mô. Tuy nhiên, có hai yếu tố cản trở một sự diễn dịch như thế. Trước hết, trong cuốn Lịch sử các thái độ, Elias thường xử lý các biến đổi đồng thời ở cấp độ vĩ mô (ở toà án, ví dụ) và ông lý luận rằng “cấu trúc của tính cách và của xã hội tiến hoá trong một quan hệ hỗ tương không thể tách biệt nhau”. Thứ hai, Lịch sử của các thái độ được viết với một nhận thức rằng tập thứ hai, Quyền lực và phép lịch sự, xử lý tập trung vào các biến đổi cấp độ vĩ mô này, sẽ đi kèm với nó. Dù sao đi nữa, ngay dù Elias muốn tránh vấn đề khó khăn  vi mô-vĩ mô, một cuốn có tiêu điểm trung tâm về các vấn đề vi mô, còn cuốn kia chủ yếu chú ý tới các vấn đề vĩ mô.

Quyền lực và phép lịch sự

Nếu sự tự kềm chế là tâm điểm của quá trình văn minh hoá, thì cái mà Elias quan tâm trong Quyền lực và phép lịch sự là các biến đổi trong sự kềm hãm xã hội đi cùng với sự nảy sinh tự kềm chế này. Sẽ có ích để bắt đầu thảo luận này với tóm lược của Elias về   cuốn Lịch sử của các thái độ:

Bên trên đã chỉ ra chi tiết các kềm hãm thông qua các góc độ khác biệt đã chuyển  thành sự tự kềm hãm ra sao, các hành động có tính bản năng thú tính hơn của loài người  đã dần dần bị đẩy ra phiá sau các sân khấu của đời sống cộng đồng xã hội loài người ra sao, các quy tắc của toàn thể đời sống gây tác động và mang tính bản năng bởi sự  kiểm soát đã ngày càng trở nên bền vững, ngày càng trở nên bao quát ra sao.

Tuy nhiên, dù có sự phản đối công khai về sau đối với sự phân biệt vi mô-vĩ mô, dường như trong Quyền lực và phép lịch sự, ông xử lý một cấp độ phân tích khác, có tính chất “vĩ mô hơn”:

Vấn đề cơ bản này, hình thành từ nhiều hoạch định và hành động đơn lẻ của con người, có thể làm nảy sinh các biến đổi và các khuôn mẫu mà không có một cá nhân đơn độc nào đã hoạch định hay tạo  ra chúng. Từ sự phụ thuộc lẫn nhau này của mọi người, nảy sinh một trật tự riêng, một trật tự thuyết phục và vững chắc hơn ý chí và lý trí của cá thể con người tạo ra nó. Chính trật tự đan kết của những thôi thúc và phấn đấu của con người này, trật tự xã hội này, đã quyết định quá trình biến đổi lịch sử; nó nằm bên dưới quá trình văn minh hoá.

            Đây là những từ mạnh mẽ, gần như có tính chất của Durkheim, mô tả một thực tại độc nhất  (riêng) và thuyết phục đã “quyết định quá trình biến đổi lịch sử”. Dù về sau Elias khoa trương về nhu cầu khắc phục sự phân biệt vi mô-vĩ  mô, một lập trường như thế, cơ bản đã không được hỗ trợ bởi cuốn Quyền lực và phép lịch sự, mà xu hướng của nó đôi khi là xử lý ảnh hưởng, đôi khi là ảnh hưởng quyết định, của các cấu trúc vĩ mô đối với các hiện tượng vi mô, hay mối liên lạc giữa “các biến đổi đặc thù trong cấu trúc các quan hệ con người và các biến đổi tương ứng trong cấu trúc cá tính”.

            Sự kiện Elias phân biệt giữa các điều tra căn nguyên tâm lý (psychogenetic) và căn nguyên xã hội (sociogenetic) phản ánh các khó khăn của ông trong việc xử lý vi mô và vĩ mô theo một cách thức hoà hợp. Ở một cuộc điều tra căn nguyên tâm lý, người ta tập trung vào tâm lý học cá thể, trong khi các điều tra căn nguyên xã hội có một phạm vi rộng lớn hơn và tiêu điểm dài hạn hơn về “cấu trúc tổng thể, không chỉ về một trạng thái xã hội riêng lẻ mà là về một lĩnh vực xã hội được tạo thành bởi một nhóm đặc thù của các xã hội phụ thuộc lẫn nhau, và về chuỗi trật tự tiến hoá của nó”.

            Sự biến đổi cấu trúc vĩ mô này có tầm quan trọng to lớn như thế nào đối với quá trình văn minh hoá? Có thể diễn tả nó như là sự nối dài của “các chuỗi phụ thuộc lẫn nhau”:

Từ thời kỳ lịch sử sơ khai của văn minh phương Tây cho tới nay, các chức năng xã hội đã ngày càng trở nên khác biệt dưới áp lực của sự cạnh tranh. Càng khác biệt nhau, con số các chức năng càng tăng lên và do vậy, cũng tăng lên con số những người mà cá thể thường xuyên phụ thuộc vào trong tất cả các hành động của anh ta, từ đơn giản và bình thường nhất cho tới phức tạp và bất thường nhất. Vì ngày càng có nhiều người phải hoà hợp hành vi của họ với hành vi của những người khác, mạng lưới  của các hành động phải được tổ chức ngày càng chặt chẽ và chính xác hơn, nếu mỗi hành động của cá thể là để làm tròn chức năng xã hội của nó. Cá thể buộc phải điều chỉnh hành vi của  anh ta theo một cung cách ngày càng khác biệt, đều đặn và bền vững... sự kiểm soát hành vi phức tạp và bền vững hơn đang ngày càng thấm nhuần vào cá thể từ những năm tháng đầu đời  như là một hành động vô thức, một  sự tự cưỡng bách mà anh ta không thể kháng cự lại thậm chí ngay khi nếu anh ta mong muốn một cách có ý thức.
           
Kết quả của tất cả những điều này là “sự kéo dài các chuỗi của hành động xã hội và sự phụ thuộc lẫn nhau”, là cái góp phần cho nhu cầu tương ứng đối với các cá thể để tiết chế các cảm xúc của họ bằng cách phát triển “tập tính của các sự kiện nối kết trong phạm vi các chuỗi nguyên nhân và hậu quả”.

Như vậy, đối với Elias, sự phân biệt ngày càng lớn của các chức năng xã hội đóng một vai trò chủ yếu trong quá trình văn minh hóa. Ngoài sự phân biệt này, và có liên quan tới nó, là tầm quan trọng của cái mà Elias gọi là “một sự tái tổ chức hoàn toàn cơ cấu xã hội”. Ở đây ông mô tả quá trình lịch sử đã chứng kiến sự nảy sinh của các cơ quan trung tâm ngày càng bền vững của xã hội. Các cơ quan này chiếm độc quyền các phương tiện của lực lượng vật chất và của hệ thống thuế má. Trong quá trình này, chủ yếu là sự nảy sinh một ông vua với địa vị tuyệt đối, cũng như của tòa án (đặc biệt là ở Pháp và trong thời ngự trị của vua Louis 14, dù là các tòa án Châu Âu cũng có sự nối kết gần gũi). Cái mà Elias gọi là một “kết cấu hoàng gia” đang vận hành ở đây.- các ông vua có thể nảy sinh trong một hình tượng đặc thù nơi mà các nhóm có tính cạnh tranh về mặt chức năng mâu thuẫn với nhau (chúng được định tính đồng thời bởi  sự phụ thuộc và sự thù địch) và quyền lực được  phân phối đồng đều cho chúng, do vậy hạn chế một xung đột có tính quyết định hay một thỏa thuận có tính quyết định. Elias xác định: “Không phải do cơ hội, không phải khi mà một tính cách cai trị mạnh mẽ ra đời, mà chính là khi một cấu trúc xã hội đặc thù cung cấp cơ hội, cơ quan trung tâm đạt được quyền lực quý tộc, thể hiện thường nhất ở các chế độ chuyên chế cao độ.” Nói cách khác, một ông vua nảy sinh khi hình tượng thích hợp nằm đúng chỗ.

Triều đình của nhà vua có một tầm quan trọng đặc biệt đối với Elias, vì chính ở đây các biến đổi diễn ra và cuối cùng có ảnh hưởng tới toàn xã hội. Đối lập với người chiến binh, người mà các chuỗi phụ thuộc ngắn của anh ta làm anh ta dễ thực hiện hành vi bạo lực, quý tộc triều đình với các chuỗi phụ thuộc dài hơn nhiều vào  nhiều quý tộc khác thấy cần phải tăng cường tình cảm với những kẻ khác. Nhà quý tộc  cũng thấy khó  mà bộc lộ tự do tình cảm của mình thông qua bạo lực hay các hành động khác. Anh ta còn bị hạn chế bởi sự kiện rằng đang ngày càng thu được quyền kiểm soát các phương tiện bạo lực. “Sự độc quyền về bạo lực vật chất, sự tập trung vào vũ khí và lính tráng dưới một nhà cầm quyền… buộc những người không có vũ khí ở các xã hội an bình kềm hãm bạo lực của riêng họ qua sự tiên đoán hay sự phản ánh. Nói cách khác nó tác động lên mọi người một mức độ tự kiểm soát  ít hơn hay nhiều hơn.” Tính độc quyền của bạo lực về cơ bản có quan hệ với khả năng của nhà vua để độc quyền hệ thống thuế khóa, vì các loại thuế cho phép nhà vua chi trả cho sự kiểm soát các phương tiện bạo lực. Trong thực tế, Elias mô tả một hoàn cảnh bao gồm sự tác động lẫn nhau giữa hai tính độc quyền này: “Các phương tiện tài chính trút vào nhà cầm quyền trung tâm này, duy trì sự độc quyền về lực lượng quân sự của nó,  rồi tới lượt điều này lại duy trì sự độc quyền về thuế khóa.” Ngoài ra, sự tăng dần thu  nhập của nhà vua đi kèm với sự  giảm dần  thu nhập của giới quý tộc, và sự chênh lệch này phục vụ cho sự nâng cao hơn nữa quyền lực của nhà vua.

Giới quý tộc đóng một vai trò chủ yếu trong quá trình văn minh hóa vì các thay đổi diễn ra trong các nhóm ưu tú dần dần được phổ biến trong xã hội:

Chính ở trong xã hội văn minh này,  nguồn cơ bản của các mô hình hành vi được tạo thành, rồi hợp nhất với các nguồn khác và được bổ sung theo lập trường của các nhóm thực hiện chúng, trải rộng, với sự thúc ép thực hiện đã tiên đoán, mở rộng mãi phạm vi các chức năng. Hoàn cảnh đặc biệt của chúng làm cho những người của xã hội văn minh - các chuyên gia tạo tác và nắn đúc hành vi xã hội, bị ảnh hưởng bởi sự vận động này, hơn là bất kỳ nhóm phương Tây nào khác.

            Hơn nữa, các biến đổi phát khởi từ phương Tây này bắt đầu lan ra nhiều vùng trên thế giới.

            Sự nảy sinh nhà vua, triều đình và sự chuyển biến từ  người chiến binh thành quan lại triều thần (hoặc là sự “quan lại hóa” của người chiến binh) đối với Elias thể hiện một “sự bộc phát” chủ yếu trong quá trình văn minh hóa. Ý tưởng về sự bộc phát này là trung tâm đối với lý thuyết của Elias về sự biến đổi xã hội; ông không xem biến đổi là một quá trình đơn tuyến suôn sẻ, mà là một quá trình có nhiều điểm dừng và khởi hành - một vận động có nhiều tiến thoái.

            Trong khi Elias dành tầm quan trọng lớn lao cho sự ra đời của triều đình, nguyên nhân cuối cùng của các biến đổi có tính quyết định xảy ra sau đó là sự biến đổi trong hình tượng tổng thể xã hội của thời gian. Nghĩa là, vấn đề chủ yếu là các biến đổi trong các quan hệ đa dạng giữa các nhóm (ví dụ, giữa các chiến binh và các quý tộc), cũng như các biến đổi trong các quan hệ giữa các cá thể trong những nhóm đó. Hơn nữa, hình tượng này kềm hãm cả giới quý tộc cũng như nhà vua: “Các ông hoàng và các nhóm quý tộc có khuynh hướng tỏ ra là những người sống một cuộc sống tự do không câu thúc. Ở đây… nảy ra rất rõ cái đã câu thúc các giai cấp thượng lưu, ngay cả thành viên có quyền lực nhất của nó, nhà vua quyền uy tối thượng.”

            Từ sự thống trị của nhà vua và giới quý tộc có một sự vận động tiệm tiến hướng tới một nhà nước. Nói cách khác, một khi sự tư hữu độc quyền (của nhà vua) về vũ khí và thuế khóa đã vào khuôn, nền tảng được thiết lập cho sự độc quyền công cộng của các tiềm năng đó - nghĩa là sự nảy sinh nhà nước. Có một sự kết nối trực tiếp giữa sự tiến triển của nhà vua và sau đó là nhà nước như là các cơ quan kiểm soát trong xã hội và sự phát triển của một cơ quan kiểm soát song hành trong cá thể. Chúng bắt đầu cùng nhau thực thi quyền lực trước đó chưa từng thấy lên khả năng hành động theo các cảm xúc của cá thể. Không phải là trước lúc này mọi người hoàn toàn thiếu sự tự kiểm soát, nhưng sự tự kiểm soát tiếp diển và vững bền hơn trong việc ảnh hưởng  ngày càng nhiều đến các khía cạnh của cuộc đời của mọi người. Lập luận của Elias rất gần với của Durkheim khi ông cho rằng với các chuỗi phụ thuộc kéo dài, “cá thể biết cách kiểm soát bản thân một cách vững vàng hơn; lúc này anh ta ít là tù nhân của các cảm xúc của anh ta hơn.”

            Một khía cạnh thú vị trong lập luận của Elias là ông thừa nhận rằng sự kiểm soát các cảm xúc này không phải là một điều hoàn toàn tốt đẹp. Đời sống trở nên ít hiểm nguy hơn, nhưng nó cũng trở nên ít vui thú hơn. Không thể thể hiện trực tiếp những cảm xúc của họ, mọi người cần tìm ra các lối thoát khác, chẳng hạn trong các giấc mơ hay qua các quyển sách. Ngoài ra, cái là những đấu tranh ở bên ngoài có thể biến thành chủ quan hóa như, theo cách dùng từ của Freud, những đấu tranh giữa xung động bản năng (the id) và siêu ngã (superego). [Tư duy của Elias về cá thể chịu ảnh hưởng nặng từ lý thuyết của Freud]. Như vậy, trong khi sự kiểm soát lớn hơn đối với các cảm xúc đem lại một sự giảm thiểu bạo lực đáng kể, nó cũng mang theo sự chán nản và sự hiếu động.

            Các chuỗi phụ thuộc kéo dài không chỉ gắn liền với sự kiểm soát có tầm ảnh hưởng lớn hơn, mà cả với sự nhạy cảm tăng lên đối với những người khác và bản ngã. Hơn thế, các xét đoán của mọi người trở nên đậm nét và giàu sắc thái hơn, làm cho họ phán xét và kiểm soát chính bản thân và những người khác tốt hơn. Trước lúc xã hội triều đình ra đời, mọi người phải tự bảo vệ họ khỏi bạo lực và cái chết. Về sau, khi nguy cơ này xa dần, mọi người có thể xoay xở để có sự nhạy cảm hơn đối với các nguy cơ và hành động tinh vi hơn rất nhiều. Sự nhạy cảm lớn này là một khía cạnh chủ yếu của quá trình văn minh hóa và là đóng góp chủ yếu cho sự phát triển xa hơn của nó.

            Có tầm quan trọng lớn lao trong quá trình văn minh hóa là sự xã hội hóa của thiếu niên để chúng phát triển sự tự kềm chế. Tuy nhiên, nói đúng ra, sự gia tăng tự kềm chế cũng có các vấn đề của nó. “Sự văn minh hóa của thiếu niên không bao giờ là một quá trình hoàn toàn không trải qua đau đớn; nó luôn luôn để lại những vết sẹo.”

            Các nghiên cứu trường hợp: Thời gian và thể thao

            Bản chất của lập luận chung của Elias được làm rõ khi chúng ta xem xét, mặc dù vắn tắt, tác phẩm của ông về thời gian và thể thao.

            Một trong những tác phẩm cuối cùng của Elias là Thời gian: Một tiểu luận. Trong cuốn này, Elias tìm cách nối kết ý thức ngày càng tăng về thời gian của chúng ta với quá trình văn minh hóa. Ở những thời sơ khai, mọi người không cần đến đồng hồ hay lịch. Họ có thể sống sót và thực hiện chức năng mà không cần cứ phải kiểm tra sự trôi qua của thời gian. Tuy nhiên, với sự phụ thuộc lẫn nhau tăng dần của mọi người, ngày càng có một nhu cầu nhận thức về thời gian. Việc chậm trễ ảnh hưởng không chỉ đến bản thân, hay một phạm vi tương đối nhỏ, mà là một số lượng người ngày càng tăng. Elias tóm tắt lập luận cơ bản của ông như sau:

Giống như nhiều kỷ năng xã hội khác, việc ấn định giờ giấc đã tăng trưởng về điều kiện thể hiện của nó một cách chậm chạp qua nhiều thế kỷ trong sự nối tiếp tương hỗ với sự tăng trưởng các yêu cầu xã hội cụ thể. Trong đó, trên hết là nhu cầu để cộng tác, để đồng bộ hóa các họat động riêng của họ với những người khác và với sự tiếp nối các sự kiện phi con người. Một nhu cầu như thế không phải tồn tại trong bất cứ xã hội nào. Nó tự khẳng định ngày càng mạnh mẽ hơn khi các xã hội do con người tạo ra ngày một trở nên lớn hơn, đông đúc và phức tạp hơn. Trong các nhóm thợ săn, người chăn nuôi, người trồng trọt thời nguyên thủy, nhu cầu ấn định giờ giấc hay định ngày tháng một cách chính xác là rất ít. Trong các xã hội đô thị hóa, nhất là ở các xã hội mà sự chuyên môn hóa các chức năng xã hội đã tiến bộ khá xa, nơi các chuỗi phụ thuộc lẫn nhau đang ràng buộc những người người thực hiện các chức năng đó lại với nhau dài và đa dạng, và nơi mà phần nhiều các công việc vất vả hàng ngày của con người được thực hiện bởi các năng lượng và máy móc do con người chế tạo ra, nhu cầu ấn định giờ giấc và các phương tiện để thỏa mãn nó, các dấu hiệu của những mảnh thời gian cơ giới, trở nên không thể tránh né được, và do vậy, làm cho mọi người ý thức về thời gian.

Các biến đổi này ở cấp độ xã hội cũng song hành ở cấp độ cá thể bởi một biến đổi trong cấu trúc tính cách xã hội, hoặc cái mà Elias gọi là “tập tính xã hội” (social habitus), một khái niệm giả thiết thậm chí tầm quan trọng lớn hơn trong tác phẩm của Pierre Bourdieu (xem Chương 10). Trong trường hợp này, tập tính bao gồm “sự tự điều chỉnh không thể lay chuyển trong phạm vi thời gian của mọi người được mang vào các xã hội có tính chất điều chỉnh thời gian cao độ”. Như vậy, đối với một xã hội ở nghĩa tổng thể, với các đồng hồ và lịch có mặt khắp nơi, và đối với các cá thể với “ý thức-thời gian cá nhân” của họ, thời gian đã ngày càng trở nên quan trọng. Quá trình văn minh hóa đã mang theo nó cả sự tự điều chỉnh về mặt thời gian và nhiều sự nhạy cảm hơn đối với thời gian và sự trôi qua của nó. Elias nhận định: “Sự cá thể hóa của sự kiểm soát thời gian-xã hội do đó mang trong hầu hết hình thức biến hóa các đặc điểm của một quá trình văn minh hóa.” Trong ngữ cảnh của tác phẩm về thời gian này của ông, Elias đưa ra một khái quát về viễn cảnh của ông đối với sự liên kết vi mô-vĩ mô: “Cấu trúc cá tính của con người phát triển theo những tuyến khác nhau tùy thuộc vào những khác biệt trong cấu trúc, và do vậy, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của các xã hội nơi họ đã lớn lên.”

Quay sang thể thao, Elias lý luận rằng “sự phát triển của thể thao cho thấy một phát triển toàn diện của luật về hành vi và tình cảm trong cùng  một chiều hướng” như quá trình văn minh hóa nói chung. Các kiểu thể thao đã phát triển của Anh Quốc đã được quy định một cách chặt chẽ, có ít bạo lực hơn và đòi hỏi nhiều tự kiểm soát hơn những kiểu có trước đó hay đang tồn tại trong các xã hội khác. Chính các kiểu này đã được các quốc gia khác chọn và cũng định tính cho thể thao trên khắp thế giới.

Sự phát triển này gắn liền với một sự vận động chung song hành ở nước Anh trong thế kỷ 18 hướng tới một xã hội hòa bình hơn. Các thể chế trung tâm của quốc gia có thể đạt được sự kiểm soát các phương tiện bạo lực. Kết quả là các cuộc đấu tranh sau đó để kiểm soát quốc gia đều có tính chất phi bạo lực. Sau một thời kỳ xung đột gay gắt kéo dài, một hệ thống quốc hội đã được sinh ra. Một hệ thống như thế hàm chứa “sự sẵn lòng của một bộ phận hay một đảng phái trong chính phủ để trao quyền cho các đối thủ mà không dùng đến bạo lực nếu các nguyên tắc của quốc hội đòi hỏi nó, ví dụ nếu một cuộc bầu cử quan trọng trong quốc hội hay một cuộc tuyển cử trong xã hội chống lại nó”.  Sự phát triển này, tới lượt nó, lại gắn liền với sự hòa bình của xã hội theo nghĩa một tổng thể. Những điều này diễn ra trong vòng một thế kỷ và đối với Elias là một “ví dụ gây ấn tượng khác về một sự bộc phát văn minh”.

Sự  thủ tiêu xung đột và bạo lực này ở cấp độ quốc gia song hành với một sự thủ tiêu tương tự  đối với việc săn cáo. Các nguyên tắc săn cáo đã được hình thành để mọi người có thể trải nghiệm tính kích thích  của cuộc săn mà không cần dùng đến bạo lực và giết chóc. Sự giết chóc được thực hiện bằng cách “ủy thác”. Nghĩa là, những con chó săn tiến hành sự giết chóc chứ không phải con người. Ngoài ra, tập quán ăn thịt cáo không còn tồn tại. Đây là một ví dụ của cái mà Elias gọi là “sự thể thao hóa” các trò tiêu khiển của người Anh. Tuy nhiên, với sự thể thao hóa này, nảy sinh vấn đề nhàm chán.  Bạo lực có thể bị loại bỏ mà không kèm theo việc loại bỏ sự kích thích mà mọi người vẫn còn cần thiết và tìm kiếm? Trong khi thể thao có thể  thực hiện chức năng này đến một mức độ nào đó, thực tế là bạo lực vẫn nhiều khi diễn ra trong các sự kiện thể thao (ví dụ, bóng đá bạo lực ở Anh và nhiều nơi khác), và thực tế là bạo lực vẫn tiếp diễn rộng khắp trên toàn thế giới bên ngoài các sự kiện thể thao, dường như đã chỉ ra rằng thể thao không phải là một sự thay thế hoàn hảo cho sự xung đột và bạo lực xã hội.

TÓM TẮT

Tiêu điểm của chương này là sự phát triển chủ yếu của lý thuyết xã hội học Mỹ trong những năm 1980 và 1990 - sự  nảy sinh mối quan tâm đến việc hòa hợp vi mô-vĩ mô. Bước phát triển này thể hiện một sự quay trở lại với các quan tâm của các nhân vật lớn của lý thuyết xã hội học thời sơ khai và một sự đi ra khỏi chủ nghĩa cực đoan lý thuyết, cả về vi mô và vĩ mô, đã định tính phần lớn lý thuyết xã hội học Mỹ thế kỷ 20. Trong khi ít có sự chú ý đến vấn đề vi mô-vĩ mô trước những năm 1980, trong thập kỷ đó và bước vào hững năm 1990, mối quan tâm tới đề tài này đã bùng nổ. Các tác phẩm đến từ cả hai phía cực đoan vi mô cũng như vĩ mô cũng như các quan điểm khác nhau giữa chúng. Một số tác phẩm tập trung vào các lý thuyết hòa hợp vi mô-vĩ  mô, trong khi số còn lại quan tâm đến sự liên kết giữa các cấp độ vi mô và vĩ mô của phân tích xã hội. Ngoài khác biệt cơ bản này, còn có các khác biệt quan trọng khác giữa những người làm việc trong các lý thuyết và các cấp độ hòa hợp.

Trọng tâm của chương này là một thảo luận về nhiều ví dụ chính yếu về các tác phẩm hòa hợp các cấp độ vi mô và vĩ mô của phân tích xã hội. Ba tác phẩm của Ritzer, Alexander và Wiley, phát triển các mô hình vi mô-vĩ mô  rất giống nhau về thế giới xã hội. Trong khi có những khác biệt quan trọng giữa các tác phẩm này, các hình dung tương đồng của chúng về thế giới xã hội phản ánh một sự liên ứng đáng kể giữa những người tìm cách liên kết các cấp độ vi mô và vĩ mô của phân tích xã hội.

Một ví dụ hạn chế hơn nhiều do Coleman đề ra, ông tập trung vào mối liên kết vi mô-vĩ mô. Tác phẩm này bị phê phán vì nó thất bại trong việc giải quyết mối liên kết vi mô-vĩ mô, cũng như vì nó thiếu một sự hình dung biện chứng về thế giới xã hội. Tác  phẩm của Liska được thảo luận trong ngữ cảnh này vì các nỗ lực để khắc phục các hạn chế của tiêu điểm tư vi mô tới vĩ  mô của Coleman, và để xử lý vấn đề từ vĩ mô tới vi mô. Liska nhấn mạnh tới tầm quan trọng của sự kết hợp và các yếu tố ngữ cảnh trong việc xử lý liên kết vi mô-vĩ mô. Nỗ lực của Collins về sự hòa hợp vi mô-vĩ mô được thảo luận và bị phê phán vì tính chất giản hóa luận vi mô - khuynh hướng giảm trừ các hiện tượng vĩ mô xuống thành các hiện tượng vi mô của nó.

Một loạt các chiều hướng mới hứa hẹn trong các tác phẩm về sự hòa hợp vi mô-vĩ mô cũng được thảo luận. Một cách tiếp cận như thế bao gồm các lý thuyết gia vi mô làm việc với các vấn đề vĩ mô và các lý thuyết gia vĩ mô làm việc với các vấn đề vi mô. Có nhiều hứa hẹn hơn là các tác phẩm về vấn đề liên kết của những người không có định kiến về một cấp độ này hay cấp độ khác. Các tác phẩm cũng có tiềm năng là các tác phẩm khởi đầu ở cấp độ trung gian và hướng dần tới các cấp độ vi mô và vĩ mô. Cũng có những nỗ lực để tập trung vào các quan hệ đang diễn tiến giữa vi mô và vĩ mô. Nhưng nhiều hứa hẹn nhất là các tác phẩm tập trung vào các quan hệ biện chứng giữa mọi cấp độ phân tích xã hội. Còn có rất nhiều điều mà các lý thuyết gia chú ý đến mối quan hệ vi mô-vĩ mô phải thực hiện.

Chương này khép lại với một xem xét chi tiết tác phẩm của một trong những tiền bối Châu Âu của các tác phẩm Mỹ về vấn đề hòa hợp vi mô-vĩ mô - Nobert Elias. Đặc biệt thích đáng là các tư tưởng của ông về xã hội học hình tượng, cũng như nghiên cứu đối chiếu lịch sử của ông về mối quan hệ giữa các ứng xử cấp độ vi mô và các biến đổi cấp độ vĩ mô ở triều đình và nhà nước.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét