CHƯƠNG 8:
LÝ THUYẾT NỮ
QUYỀN ĐƯƠNG THỜI
PATRICIA
MADOO ENGERMANN
ĐH GEORGE
WASHINGTON
JILL
NIEBRUGGE
ĐH
GEORGE WASHINGTON
CÁC CÂU HỎI
LÝ THUYẾT CƠ BẢN
CÁC LÝ
THUYẾT XÃ HỘI HỌC VỀ PHÁI TÍNH: TỪ 1960
TỚI NAY
Các lý
thuyết xã hội vĩ mô về phái tính
Các lý
thuyết xã hội vi mô về phái tính
CÁC THỂ LOẠI
CỦA THUYẾT NỮ QUYỀN ĐƯƠNG THỜI
Sự khác biệt
về phái tính
Sự bất bình
đẳng về phái tính
Sự áp bức
phái tính
Làn sóng nữ
quyền thứ ba
MỘT THUYẾT
XÃ HỘI HỌC NỮ QUYỀN
Xã hội học
nữ quyền về kiến thức
Trật tự xã
hội vĩ mô
Trật tự xã
hội vi mô
Tính chủ
quan
MỘT TỔNG HỢP
VI MÔ-VĨ MÔ
Thuyết
nữ quyền là một hệ thống tư tưởng trải rộng và khái quát về đời sống xã hội và kinh
nghiệm con người được phát triển từ một viễn cảnh phụ nữ-trung tâm. Thuyết nữ
quyền có tính chất phụ nữ-trung tâm
(woman-centered) hoặc những người phụ
nữ-trung tâm (women-centered)
theo ba cách thức. Trước hết, “đối tượng” điều tra chủ yếu của nó, khởi điểm
của mọi điều tra, là hoàn cảnh (hay các hoàn cảnh) và những kinh nghiệm của
giới nữ trong xã hội. Thứ hai, nó coi phụ nữ là các “chủ thể” trung tâm trong
quá trình điều tra; nghĩa là, nó tìm cách nhìn thế giới từ lợi điểm riêng biệt
của phụ nữ trong thế giới xã hội. Thứ ba, thuyết nữ quyền có tính chất phê phán
và chính trị với tư cách của phụ nữ, để tìm cách tạo ra một thế giới tốt đẹp
hơn cho nữ giới, và từ đó - nó lý luận - cho tất cả nhân loại.
Thuyết
nữ quyền khác với đa phần các lý thuyết khác theo một số cách. Thứ nhất, nó là
tác phẩm của một cộng đồng đa bộ môn, bao gồm không chỉ các nhà xã hội học, mà
cả các học giả từ các bộ môn khác, như nhân loại học, sinh học, kinh tế học,
lịch sử, triết học, khoa học chính trị, tâm lý học và thần học: những người tốt
nhất được nhìn nhận là các nhà trước tác sáng tạo, những người tự cho mình là
các nhà hoạt động chính trị, các phát ngôn nhân cho nữ giới các màu da, và các
tác gia từ nhiều cộng đồng tri thức của Châu Âu và Thế giới thứ ba. Thứ hai,
các nhà xã hội học nữ giới, như các
học giả hàn lâm nữ giới khác, làm việc với một lịch trình gấp bội: để mở rộng
và đào sâu bộ môn nguyên thủy của họ - xã hội học, trong trường hợp này - bằng
cách tái tạo lại kiến thức bộ môn để lý giải các phát hiện được thực hiện bởi
các nữ học giả, và để phát triển một nhận thức
phê phán về xã hội, nhằm tthay đổi thế giới theo những chiều hướng công
bằng và nhân bản hơn. Một lịch trình gấp bội theo kiểu này là cái xác nhận phẩm
chất của bất kỳ lý thuyết phê phán nào. Trong những năm 1990, lý thuyết xã hội
học nữ quyền có thể là động lực tốt nhất cho các trường phái phê phán để có một
tác động đến xã hội học. Nói thế là vì nó không chỉ thúc đẩy việc mở rộng lý
thuyết nói chung, mà thuyết xã hội học nữ quyền còn được sử dụng để định lại
khuôn mẫu các tiểu lĩnh vực xã hội học như gia đình, lao động, các tổ chức,
luật pháp, tội phạm học, sự bạo động, và các lý thuyết về trật tự toàn cầu. Thứ
ba, dù có những phát triển này, nhiều - có
lẽ là phần lớn - nhà xã hội học vẫn còn e ngại để kết hợp thuyết nữ quyền vào
tác phẩm của họ, một phần vì thuyết này dường như quá cấp tiến, một phần vì
nhiều nhà sáng tạo ra nó không phải là nhà xã hội học, phần vì các mối ngờ vực
về tính chất khoa học của một công cuộc hàn lâm như thế quá gần với thuyết hoạt động chính trị,
và cũng vì quá nhiều người sáng tạo ra nó là phụ nữ. Thứ tư, thuyết nữ quyền
không bám víu vào bất cứ cái nào trong ba mô hình đã từ lâu được định khuôn
trong định hướng xã hội học đối với vấn đề chủ thể của nó - mô hình các sự kiện
xã hội, mô hình sự xác định xã hội, và mô hình hành vi xã hội (xem phần Phụ
lục). Xuất phát điểm từ một mô hình khác lạ này xảy ra vì thuyết nữ quyền đã đi
một chặng đường dài hướng tới sự hoà hợp một cách hiệu quả, và do đó, đã vượt
quá mối tranh chấp xã hội vi mô với xã hội vĩ mô, vốn là một trong các nguyên
nhân chủ yếu của sự phân chia về mặt mô hình này (xem chương 9). Tính siêu
nghiệm này về vấn đề vĩ mô chống vi mô có thể làm cho các nhà xã hội học từng
dựa vào một trong các lý thuyết đã tồn tại từ lâu của bộ môn khó khăn hơn trong
việc xúc tiến mối quan hệ với thuyết nữ quyền. Thế nhưng đồng thời, sự tiên
nghiệm này là một trong những ngụ ý kích thích nhất của thuyết nữ quyền đối với
những người đang làm việc trên các mặt trận của lý thuyết xã hội học đương
thời. Chúng tôi sẽ mở rộng khía cạnh này của thuyết nữ quyền trong phần cuối
cùng của chương này.
Trong
phần còn lại của chương này, chúng tôi
sẽ mô tả các vấn đề lý thuyết cơ bản mà các lý thuyết gia nữ quyền nói
tới; một cái nhìn lướt qua lý thuyết về phái tính của các trường phái lý thuyết
xã hội học khác nhau; và rồi kiểm chứng chi tiết các dạng của thuyết nữ quyền
hiện ảnh hưởng tới xã hội học và làm nảy sinh một lý thuyết xã hội học nữ
quyền. Trong phần chính của chương, chúng tôi thảo luận các chủ đề chính của lý
thuyết xã hội học nữ quyền đương thời.
CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT CƠ BẢN
Sự
thúc đẩy đối với thuyết nữ quyền đương thời bắt đầu trong một câu hỏi tưởng
chừng như đơn giản: “Thế còn phụ nữ thì
sao?”. Nói cách khác, Những người phụ
nữ ở chỗ nào trong bất cứ hoàn cảnh được điều tra nào? Nếu họ không hiện
diện, thì tại sao? Nếu họ hiện diện, chính xác là họ đang làm gì? Họ trải
nghiệm hoàn cảnh như thế nào? Họ đóng góp gì cho nó? Nó có ý nghĩa gì đối với
họ?
Hậu
quả của việc cố gắng trả lời cho câu hỏi cơ bản của thuyết nữ quyền – “Thế còn
phụ nữ thì sao? - bao hàm một sự chuyển biến mạnh mẽ. Cộng đồng học giả đương
thời phát hiện ra rằng cái mà nó giả đoán
là sự phổ quát về kinh nghiệm
thực ra chỉ là một lý giải riêng biệt cho các actor nam giới và các kinh nghiệm
nam giới. Nhận thức về một tập hợp tổng thể các actor mới thể hiện một sự tái
tạo lại nhận thức của chúng ta và sự xác định khuôn mẫu của mọi hoàn cảnh xã
hội. Những người phụ nữ, các nhà nữ quyền nồng nhiệt, có thể đưa yêu sách đòi
lại “phân nửa bầu trời”. Và thật sự, ảnh hưởng cũng khá giống với sự phát hiện
ra, thông qua tầm ngắm của một kính viễn vọng mới, vô số vì sao trên vũ trụ cho
đến nay chưa được khám phá, một hình thể mới về cơ bản đối với mỗi chòm sao.
Hai
mươi lăm năm đưa ra câu hỏi này đã tạo ra một số kết luận khái quát. Phụ nữ
hiện diện trong tất cả các hoàn cảnh, nơi nào không có họ, không phải là vì họ
thiếu khả năng hay sự quan tâm mà là vì có những nỗ lực một cách chủ định nhằm
loại trừ họ ra ngoài. Ở nơi nào họ hiện diện, nữ giới đã có vai trò rất khác
với khái niệm phổ biến về họ (ví dụ như, các bà vợ, bà mẹ thụ động). Thật ra,
khi những bà vợ và bà mẹ giữ một loạt các vai trò khác, nữ giới đã, cùng với
nam giới, sáng tạo một cách chủ động các hoàn cảnh được nghiên cứu. Thế nhưng
dù cho phụ nữ hiện diện tích cực trong phần lớn các hoàn cảnh xã hội, những học
giả, công luận, và chính bản thân các actor xã hội, dường như mù lòa đối với sự
hiện diện của họ. Hơn nữa, các vai trò của phụ nữ trong phần lớn các hoàn cảnh
xã hội, dù có tính chất chủ yếu, đã bị phân biệt, có ít đặc quyền hơn, và có vị
trí thấp hơn đối với những vai trò đó của nam giới. Sự vô hình hóa của họ chỉ
là một chỉ báo cho sự bất bình đẳng này.
Câu
hỏi cơ bản thứ hai của thuyết nữ quyền
là: “Vậy thì tại sao tất cả những chuyện
này lại là như vậy?” Trong khi câu hỏi
đầu tiên thể hiện một sự mô tả
thế giới xã hội, câu hỏi này đòi hỏi một sự lý giải về thế giới đó. Sự mô tả và
sự lý giải về thế giới xã hội là hai mặt của bất kỳ lý thuyết xã hội học nào.
Các nỗ lực của thuyết nữ quyền để trả
lời các câu hỏi này do đó đã tạo ra một lý thuyết về sự quan trọng phổ quát cho
xã hội học.
Trong
vòng 25 năm tìm tòi khám phá những vấn đề này, phạm vi của thuyết nữ quyền đã
dần dần lớn rộng và bao gồm nhiều người ở các bối cảnh xuất thân khác nhau, cả
ở Mỹ và trên toàn thế giới. Điều này đã dẫn tới cái mà hiện nay người ta gọi là: “làn sóng nữ quyền thứ ba” (third-wave
feminism), một phong trào được định tính bởi tiêu điểm của nó vào các ngụ ý về
sự giống nhau như đúc đến từ việc nói về “một phụ nữ” hay “những phụ nữ” và từ
một quan tâm sâu sắc tới vấn đề về các khác biệt giữa phụ nữ. Quan tâm này đã
làm nảy sinh câu hỏi cơ bản thứ ba đang dẫn đường cho tác phẩm lý thuyết nữ
quyền ngày nay: “Thế còn các khác biệt giữa
những người phụ nữ thì sao?”[1]
Chúng tôi gọi câu hỏi thứ ba này là câu hỏi định phẩm cho thuyết nữ quyền, vì
nó dẫn tới một kết luận chung nhất rằng sự vô hình hóa, sự bất bình đẳng và các
khác biệt về vai trò trong quan hệ với nam giới mà nhìn chung đã định tính cuộc
sống của giới phụ nữ – là nằm trong các đặc tính riêng biệt của họ, chịu ảnh
hưởng sâu sắc bởi vị trí trong xã hội của người phụ nữ - nghĩa là, bởi giai
cấp, chủng tộc, lứa tuổi, các sở thích cảm xúc, tình trạng hôn nhân, tôn giáo,
dân tộc, và vị trí toàn cầu.
Lý
thuyết này phổ quát như thế nào? Một số người có thể lý luận rằng vì các câu
hỏi có tính chất riêng biệt đối với hoàn cảnh của một nhóm “thứ yếu” - những
người phụ nữ, lý thuyết được tạo ra cũng sẽ có tính chất riêng biệt, và hạn chế
về phạm vi, tương đương với các lý thuyết khác về sự lầm lạc hay các quá trình
của nhóm nhỏ. Nhưng trong thực tế, các
câu hỏi cơ bản của thuyết nữ quyền đã tạo ra một lý thuyết về đời sống
xã hội có tính chất phổ quát trong khả năng vận dụng của nó. Những lý thuyết
song hành tương ứng với thuyết nữ quyền không phải là các lý thuyết về các nhóm
nhỏ hay về sự lầm lạc, vì mỗi lý thuyết đó được tạo ra khi các nhà xã hội học
chuyển sự quan tâm của họ khỏi “bức tranh toàn cảnh” để hướng về các chi tiết
của một đặc điểm của bức tranh đó. Đúng hơn, lý thuyết song hành tương ứng là
một trong các hoàn thành về nhận thức luận của Marx. Marx giúp các nhà khoa học
phát hiện ra rằng kiến thức mà mọi người có được về xã hội - cái mà họ giả đoán
là một trình bày có tính chất tuyệt đối và phổ quát về thực tại, trong thực tế
phản ánh những kinh nghiệm của những người thống trị thế giới xã hội về mặt
chính trị và kinh tế. Lý thuyết theo Marx chứng minh một cách hiệu quả rằng một
người cũng có thể nhìn thế giới từ một lợi điểm của giai cấp công nhân thế
giới, những người mà dù phụ thuộc hạ cấp về mặt kinh tế, nhưng dù sao cũng là
những nhà sản xuất không thể thiếu được của thế giới chúng ta. Lợi điểm mới này
đã tương đối hoá kiến thức của giai cấp cầm quyền và, trong khi cho phép chúng
ta đặt cạnh nhau kiến thức đó và kiến thức thu được từ viễn cảnh của giai cấp
công nhân, đã mở rộng tối đa khả năng phân tích thực tại xã hội của chúng ta.
Một thế kỷ sau khi Marx qua đời, chúng ta đang tiêu hoá các hàm ý của phát hiện
này.
Các
câu hỏi lý thuyết cơ bản của thuyết nữ quyền, tương tự, cũng tạo ra một sức ấn
chuyển biến tình thế trong nhận thức của chúng ta về thế giới. Các câu hỏi này
cũng dẫn chúng ta tới việc khám phá ra rằng cái chúng ta xem là kiến thức tuyệt
đối và phổ quát về thế giới, trong thực tế, là kiến thức phát sinh từ các kinh
nghiệm của một bộ phận có quyền lực của xã hội, nam giới-với tư cách là những
“chủ nhân ông”. Kiến thức này bị tương đối hoá nếu chúng ta tái phát hiện lại
thế giới từ một lợi điểm của những người từ trước tới nay bị vô hình hoá, bị
che khuất, không được biết tới: những người phụ nữ, những người hạ cấp phụ
thuộc nhưng đóng các vai trò “phục vụ” rất cần thiết đã lao động để duy trì và
tái tạo xã hội mà chúng ta đang sống. Sự phát hiện này làm nảy sinh các câu hỏi
về mọi thứ mà chúng ta vẫn tưởng là chúng ta đã biết về xã hội. Sự phát hiện
này và các hàm ý của nó thiết lập một yếu tính cho tầm quan trọng của thuyết nữ
quyền đương thời đối với lý thuyết xã hội học.
Thách
thức cấp tiến của thuyết nữ quyền đối với các hệ thống tri thức đã thiết lập,
bằng cách đối lập chúng với các nhận thức phụ nữ-trung tâm về thực tại, không chỉ tương đối hoá kiến thức đã thiết
lập, mà còn “phá hủy đi” kiến thức đó. Nói kiến thức đó “bị phá hủy đi” là nói
rằng chúng ta khám phá ra cái mà trước nay đã bị che đậy bên dưới sự thể hiện
của kiến thức đã thiết lập, đơn nhất, tự nhiên - sự thể hiện đó là một kiến
trúc dựa trên các sắp xếp có tính chất xã hội, quan hệ và quyền lực. Thuyết nữ
quyền phá hủy các hệ thống kiến thức đã bằng cách chỉ ra xu hướng và nền chính
trị nam giới của chúng đã cơ cấu và hình thành nên chúng. Nhưng bản thân thuyết
nữ quyền cũng đã trở thành chủ thể của các áp lực tương đối hoá và có tính phá
hủy ngay từ bên trong phạm vi ranh giới lý thuyết của nó, đặc biệt là trong
thập kỷ cuối cùng. Áp lực đầu tiên, và cũng vẫn còn có tính chất hiệu quả hơn
trong số đó, đến từ phong trào làm sóng nữ quyền thứ ba, trong đó phản đối quan
điểm đơn nhất ban đầu về “phụ nữ” với các xác quyết rằng có nhiều phụ nữ có
hoàn cảnh khác nhau, và có nhiều hệ thống kiến thức phụ nữ-trung tâm phản kháng
cả các xác quyết kiến thức theo xu hướng chủ đạo nam giới đã thiết lập cũng như
bất kỳ đòi hỏi sự lãnh đạo nữ quyền nào về một lập trường của giới nữ. Chúng
tôi sẽ khảo sát sự phát triển này đầy đủ hơn ở phần “Làn sóng nữ quyền thứ ba” ở cuối chương. Áp lực phá hủy thứ hai
trong lòng thuyết nữ quyền đến từ thuyết hậu hiện đại (xem chương 12) và từ sự
tăng trưởng của một nền văn chương hậu hiện đại của giới nữ, mà phát triển
trước hết là ở các nghiên cứu văn chương, triết học, và lịch sử, và nay đang
dần dần chảy vào thuyết nữ quyền khoa học xã hội. Thuyết nữ quyền hậu hiện đại
hoạt động để phá vỡ sự ổn định và phá hủy mọi lược đồ khái niệm, đang đặt chúng
trong phạm vi các khám phá của các cộng đồng truyền dẫn quyền lực. Quan trọng
là thuyết nữ quyền hậu hiện đại làm nảy sinh những câu hỏi về tính bền vững của
bản thân phái tính như là một cách thức nhìn nhận thế giới, và về bản thân cá
thể như là một vị trí bền vững của ý thức và cá tính từ đó phái tính và thế
giới được nếm trải kinh nghiệm. Tác động tiềm ẩn của các câu hỏi này về cơ bản
rơi vào nhận thức luận nữ giới - hệ thống của nó để tạo ra các xác quyết chân
thực. Chúng tôi sẽ khảo sát các hàm ý của thuyết nữ quyền hậu hiện đại đầy đủ
hơn trong phần “Một xã hội học nữ quyền
về kiến thức”, giới thiệu sự tổng hợp thuyết xã hội học nữ quyền mà chúng
tôi sẽ đưa ra trong nửa thứ hai của chương này.
CÁC LÝ
THUYẾT XÃ HỘI HỌC VỀ PHÁI TÍNH - TỪ 1960 ĐẾN NAY
Trong
phần này chúng tôi nhìn vào tác phẩm của các nhà xã hội học đang nỗ lực nêu ra
các mối quan tâm của nữ giới trong phạm vi các cấu trúc của các lý thuyết đang
tồn tại. Chúng tôi tổ chức thảo luận về các lý thuyết này thành các lý thuyết
vĩ mô về phái tính và các lý thuyết vi mô về phái tính.
Các lý thuyết vĩ mô về phái tính
Câu
hỏi đầu tiên của thuyết nữ quyền: “Thế
còn phụ nữ thì sao?” đã tạo ra các phản ứng quan trọng từ các lý thuyết gia
làm việc từ ba viễn cảnh xã hội vĩ mô
chủ yếu đã được giới thiệu đầy đủ ở các phần khác của cuốn sách - thuyết chức
năng (chương 3), thuyết phân tích xung đột (chương 3) và lý thuyết các hệ thống
thế giới tân Marxian (chương 4). Tất cả các lý thuyết gia này cùng sử dụng một
quá trình phân tích như nhau trong việc đặt phái tính vào giải thích lý thuyết
phổ quát về các hiện tượng xã hội vĩ mô của họ. Trước tiên, họ xác định các
hiện tượng đó như là một hệ thống các cấu trúc có quan hệ hỗ tương và tương
tác, được hiểu như là “các quy tắc định khuôn trong hành vi của mọi người”. Các
lý thuyết gia chức năng và phân tích xung đột tập trung vào các nhà nước-quốc
gia hay, đôi khi, đặc biệt là trong thuyết phân tích xung đột, vào các phân
nhóm văn hóa tiền hiện đại; thuyết các hệ thống thế giới xem chủ nghĩa tư bản
toàn cầu là một hệ thống vượt phạm vi
quốc gia trong đó các nhà nước-quốc gia là các cấu trúc quan trọng. Những khác
biệt giữa các lý thuyết này tập trung vào các cấu trúc đặc thù và các quá trình
hệ thống mà chúng xem là quan trọng. Thứ hai, các lý thuyết gia này đi tới chỗ
đặt phụ nữ vào trong hệ thống đã mô tả. Tất cả ba lý thuyết này đều đi tới cùng
một kết luận: vị trí cơ bản của phụ nữ - theo nghĩa nó là một vị trí được nhìn
từ bên trong mọi nền văn hóa như là một “khu vực” đối với phụ nữ - là sự nội trợ/gia đình. Từ vị trí cơ bản đó,
và luôn luôn với nó như là một điều kiện cốt yếu, phụ nữ có thể có các vị trí
cấu trúc quan trọng khác đối với hoạt động, đáng chú ý nhất là trong nền kinh
tế thị trường. Lúc này vấn đề trở thành việc nhận thức các chức năng của sự nội
trợ/gia đình trong hệ thống xã hội và việc lập biểu đồ mối quan hệ giữa sự nội
trợ và nền kinh tế. Thứ ba, mỗi một nhóm trong các nhóm lý thuyết gia phái tính
này tìm cách lý giải sự phân tầng về phái tính – được xem như là sự bất lợi xã
hội phổ quát của phụ nữ - trong phạm vi liên kết cấu trúc hình tam giác của sự
nội trợ/gia đình - kinh tế - và các nhu cầu và quá trình chung của hệ thống xã hội.
Thuyết chức năng. Người đề xướng chủ
yếu của một lý thuyết chức năng về phái tính là Miriam Johnson. Phát biểu với
tư cách một nhà chức năng và theo thuyết nữ quyền, trước hết Johnson ghi nhận
sự thất bại của thuyết chức năng để tìm hiểu một cách tương thích các sự bất
lợi của phụ nữ trong xã hội. Bà thừa nhận rằng có một xu hướng phân biệt giới
tính không chủ định trong lý thuyết của Talcott Parsons về gia đình và rằng
thuyết chức năng đã đặt ra ngoài lề các vấn đề về sự bất bình đẳng xã hội, sự
thống trị và sự áp bức- một khuynh hướng có tính nguyên thủy trong mối quan tâm
cơ bản của thuyết chức năng đối với trật tự xã hội. Thế nhưng Johnson chứng
minh một cách thuyết phục rằng phép phân tích đa dạng và phức tạp của thuyết
chức năng Parsonian nên được duy trì trong các phân tích về phái tính vì tính
chất phân tích rộng rãi và linh hoạt lớn lao của một lý thuyết đa phương diện
như thế- sự lặp lại quan điểm của nhiều nhà tân chức năng (xem chương 3). Tác
phẩm của Johnson khảo sát sự tương ứng
đối với phái tính của nhiều hệ thống kiểu hình chủ chốt của Parsons: vai trò
với ý nghĩa là đơn vị cơ bản trong hệ thống xã hội, trái ngược với các định
hướng vai trò thể hiện tình cảm mang tính phương tiện, gia đình như một thể chế
trong quan hệ với các thể chế khác, các điều kiện chức năng tiên quyết của hệ
thống xã hội (sự thích nghi, sự đạt được mục tiêu, sự hòa hợp, sự duy trì khuôn
mẫu) các cấp độ phân tích của hành động xã hội (xã hội, văn hóa, cá tính, hành
vi) các giai đoạn của biến đổi xã hội (sự phân biệt, sự nâng cấp thích nghi, sự
hòa hợp, sự khái quát hóa giá trị).
Quan
trọng nhất đối nhận thức của một nhà chức năng học về phái tính là sự ứng dụng
của Johnson đối với các khái niệm về các vai trò thể hiện tình cảm mang tính
phương tiện, luận đề về mối quan hệ của gia đình với các thể chế khác, và mô
hình về các điều kiện chức năng tiên quyết của Parsons. Johnson định vị nhiều
nguồn gốc của sự bất bình đẳng phái tính trong cấu trúc của gia đình theo chế
độ gia trưởng ở hầu hết mọi xã hội đã biết. Gia đình có các chức năng khác biệt
với nền kinh tế và các thể chế “công
cộng” khác: nó xã hội hóa trẻ con và tân tạo về mặt tình cảm các thành viên
trưởng thành của nó, các hoạt động chủ yếu đối với sự cấu kết xã hội và sự tái
sản xuất giá trị (sự hòa hợp và sự tiềm tàng). Vị trí xã hội cơ bản của phụ nữ
trong cấu trúc gia đình như là nhà sản xuất chính của các chức năng cốt
yếu đó. Trong những hoạt động đó, bà ta phải định hướng cách thể hiện tình cảm,
nghĩa là, với sự hòa hợp và sự phản ứng trong quan hệ có tính chất tình cảm.
Các chức năng của phụ nữ trong gia đình và định hướng về sự thể hiện tình cảm ảnh hưởng tới các chức năng
trong mọi cấu trúc xã hội khác của họ, đặc biệt là kinh tế. Phụ nữ, ví dụ, được
hướng tới các nghề nghiệp có tính thể hiện tình cảm điển hình; trong các nghề
nghiệp mà đàn ông thống trị, họ được kỳ vọng có tính chất biểu cảm nhưng đồng
thời bị trừng phạt vì định hướng này, và, trách nhiệm hướng tới các cơ cấu gia
đình luôn luôn xâm phạm vào sự tham gia kinh tế.
Tuy
nhiên, không có chức năng nào trong số mô tả bên trên tất yếu sẽ gây ra kết quả
là một hệ thống phân tầng hạ thấp giá trị và gây bất lợi cho phụ nữ. Để hiểu
tại sao sự phân tầng về phái tính nảy sinh, chúng ta cần quay trở lại gia đình theo chế độ gia trưởng.
Ở đây, theo định hướng thể hiện tình cảm trong chăm sóc con cái, những người
phụ nữ hành động với sức mạnh và thẩm quyền, mang tới cho các bé trai và bé gái
nhận thức về “tính nhân bản chung”. Các kềm hãm thể chế và văn hoá đòi hỏi phụ
nữ phải yếu ớt và phục tùng trong mối quan hệ với chồng của bà ta, người thông
qua phương tiện trung gian cạnh tranh trong nền kinh tế mang lại cho gia đình
mình sự an toàn ở cấp độ kinh tế. Nhìn nhận mẹ chúng trong vai trò “bà vợ yếu
đuối”, bọn trẻ học cách tôn sùng chế độ gia trưởng và hạ thấp giá trị của sự
biểu cảm với ý nghĩa là một thái độ trong quan hệ đi ngược lại phương tiện
dường như mạnh mẽ và có giá trị hơn. Sự đánh giá tính chất phương tiện của nam
giới là có hiệu quả hơn tính biểu cảm của
nữ giới được phổ biến lan rộng
trong nền văn hoá. Nhưng lập trường về giá trị này không có một nền tảng thực
hành – ngoại trừ khi bị vây bọc hệ tư
tưởng gia trưởng. Một trong những niềm hy vọng của Johnson là phong trào phụ nữ
sẽ tạo ra các biến đổi về văn hoá và xã hội, dẫn tới một sự tái thẩm định giá trị của sự biểu cảm
trên phạm vi toàn hệ thống.
Tuy
nhiên, đồng thời Johnson phải xử lý vấn đề các cấu trúc chế độ gia trưởng có
chức năng ra sao trong việc tạo ra sự cân bằng hệ thống và trật tự xã hội.
Johnson cho rằng chúng ta phải hỏi, “có
chức năng đối với ai?”. Nhưng với câu hỏi này, bà đã đi ra khỏi thuyết cấu
trúc Parsonian, vì nó lập luận rằng tính chức năng được nhận thức trong phạm vi
của chính bản thân hệ thống. Câu hỏi “có chức năng đối với ai ?” mở ra các vấn
đề bất bình đẳng về quyền lực và các quan tâm xung đột, và hướng tới một quan
điểm có tính phê phán hơn là có tính giá trị-trung lập đối với các lý thuyết
gia, một quan điểm phản chứng đối với thuyết chức năng. Câu hỏi về phụ nữ, vấn
đề phái tính, vẫn luôn luôn như bất cứ lúc nào, làm cho “chiếc ấm cứ sôi sùng
sục mãi”.
Thuyết
phân tích xung đột. Lý thuyết gia có ảnh hưởng nhiều nhất về vấn đề phái tính
từ viễn cảnh của thuyết phân tích xung đột là Janet Chafetz. Không như Johnson,
bà làm việc trong một hệ thống các tác phẩm lý thuyết có cơ cấu tương đồng (Rae
Lesser Blumberg, Randall Collins, và nhà nhân loại học Peggyy Sanday). Cách
tiếp cận của Chafetz có tính chất văn hoá chéo và diễn dịch lịch sử, tìm cách lý luận về phái tính trong mọi khuôn
mẫu xã hội đặc thù của nó. Cụ thể hơn, bà tập trung vào sự bất bình đẳng phái
tính, hay như cách bà gọi, sự phân tầng
giới tính (sex stratification). Trong việc bắt đầu từ sự phân tầng giới tính, Chafetz bám
sát các thực hành của thuyết phân tích xung đột: bà tìm một hình thái có tính
chất tái diễn của xung đột xã hội và đưa vào phân tích, từ một quan điểm trung
hoà-giá trị, các điều kiện cấu trúc sản sinh ra sự xung đột ở cường độ nhiều
hơn hay ít hơn.
Chafetz
thăm dò các cấu trúc và điều kiện xã hội có ảnh hưởng tới cường độ của sự phân
tầng giới tính – hay các bất lợi của phụ nữ - trong mọi xã hội và mọi nền văn
hoá. Các cấu trúc và điều kiện này bao gồm sự phân biệt giới tính về vai trò, ý
thức hệ gia trưởng, gia đình và tổ chức lao động, các điều kiện định khuôn như
các khuôn mẫu sinh sản, sự phân cách của các vị trí lao động và nội trợ, thặng
dư kinh tế, tính phức tạp về kỹ thuật, mật độ dân số, và sự khắc nghiệt của môi
trường - tất cả được nhận thức như là các biến số. Sự tương tác giữa các biến
số này quyết định mức độ của sự phân tầng giới tính, vì chúng định khuôn các
cấu trúc chủ yếu của sự nội trợ và sự sản xuất kinh tế và mức độ mà các phụ nữ
di động giữa hai lĩnh vực này. Quan điểm của Chafetz là phụ nữ chịu đựng sự bất
lợi ở mức thấp nhất khi họ có thể cân bằng giữa các trách nhiệm nội trợ với vai
trò quan trọng và độc lập trong nền sản xuất thị trường. Nội trợ/gia đình được
xem không phải là một lĩnh vực nằm bên ngoài lao động, một khu vực của tình cảm
và sự nuôi dưỡng, mà là một lĩnh vực trong đó sự lao động diễn ra – sự chăm sóc
trẻ, công việc nhà, và đôi khi cũng là lao động (như ở gia đình nông trại) mà
đối với chúng có những tưởng thưởng vật chất vượt khỏi phạm vi nội trợ. Sự tiếp
nhận của phụ nữ đối với các tưởng thưởng đó hoặc thông qua sự nội trợ hoặc
thông qua sự sản xuất thị trường trở thành sự giảm nhẹ các bất lợi xã hội, và
hình thái của sự nội trợ - kết quả thu nhận từ sự tác động qua lại của nhiều
biến số khác - là cấu trúc chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi hay gây trở ngại cho
sự tiếp nhận này.
Rồi
Chafetz tiếp tục tập trung vào việc sự công bằng phái tính có thể được theo
đuổi một cách có mục đích như thế nào; bà tìm cách nhận diện các điểm mang tính
cấu trúc chủ yếu nơi mà sự biến đổi có thể cải thiện điều kiện của phụ nữ. Theo
lập trường tiên phong thực hiện của bà đối với sự công bằng phái tính, Chafetz
đi tới sự trung hoà giá trị đã là tiêu chuẩn xác nhận của thuyết phân tích xung
đột kể từ thời Weber. Sự khảo sát về phái tính một lần nữa đưa nhà lý thuyết -
trong trường hợp này là một nhà thực
hành có nguyên tắc nhất - vượt ra khỏi lý thuyết để đi tới các vấn đề về
quyền lực và chính trị.
Thuyết các hệ thống thế giới. Thuyết
các hệ thống thế giới xem chủ nghĩa tư bản toàn cầu trong tất cả các giai đoạn
lịch sử của nó như là một hệ thống đối với phép phân tích xã hội học. Các xã
hội thuộc các quốc gia và các nhóm văn hoá phân biệt khác (ví dụ, các thuộc địa
và những dân tộc bản xứ) là các cấu trúc quan trọng trong hệ thống thế giới của
chủ nghĩa tư bản toàn cầu; cũng như là sự phân tầng kinh tế của các xã hội và
các nhóm đó (các nền kinh tế trung tâm, ngoại biên, bán ngoại biên): sự phân bố
lao động, nguồn vốn và quyền lực giữa chúng; và các quan hệ giai cấp trong lòng
mỗi đơn vị xã hội. Vì quá trình xác định định khuôn sự điều tra lý thuyết này
trong chủ nghĩa tư bản, các cá thể trong mọi đơn vị xã hội được nhận thức một
cách điển hình trong phạm vi vai trò của họ trong các sắp xếp của nhà tư bản đối với việc tạo ra
giá trị thặng dư. Lý thuyết này do vậy nhận thức một cách khuôn mẫu vai trò của
phụ nữ trong hệ thống xã hội chỉ tới mức độ là lao động của họ là một bộ phận
của chủ nghĩa tư bản - nghĩa là, khi họ là công nhân trong nền sản xuất và các
thị trường tư bản. Nhưng một sự thực hiện đầy đủ và trực tiếp vấn đề phái tính
ngay lập tức ném mô hình về hệ thống xã hội vào dấu hỏi.
Kathryn
B. Ward lý luận rằng hệ thống thế giới không thể được nhận thức cho tới khi lao
động nội trợ và lao động của nền kinh tế phi thể thức được xác định chính xác
là các nhân tố của nó, và (2) vì phụ nữ gắn bó rất nhiều với lao động này, họ
phải được đặc biệt lưu ý trong lý thuyết các hệ thống thế giới và không thể bị
gộp chung một cách đơn giản dưới cái tên gọi “công nhân”. Sự nội trợ thiết lập
nên mọi công việc được thực hiện ở nhà để
duy trì và tái sản sinh ra công nhân; nền kinh tế phi thể thức là sự tổ
chức lao động trong đó không có sự phân cách rõ ràng giữa lao động và tư bản,
và không có sự quy định về lao động bởi pháp luật hay sự tổ chức của nhà tư
bản. Ward lý luận rằng có lẽ có đến 66% lao động thế giới được thực hiện trong
hai nền kinh tế lớn lao phi tư bản bị làm ngơ; và rằng tỷ lệ công việc được
thực hiện của thế giới ở hai nền kinh tế này đang được mở rộng, chính xác là giống như sự mở rộng của bản
thân chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn cầu. Việc trả lời cho câu hỏi: “Thế
còn phụ nữ thì sao?” trong hệ thống thế giới do vậy đã vén mở ra một “tiểu lục
địa” của nền sản xuất phi tư bản đang tồn tại, mở rộng và tương tác với chủ
nghĩa tư bản toàn cầu. Trong khuôn mẫu của lao động phụ nữ toàn cầu- nơi mà các
nhu cầu cấp bách của lao động nội trợ luôn luôn hiện diện, và nơi mà phụ nữ từ
nền tảng đó có quan hệ với các nền kinh tế tư bản và kinh tế phi thể thức trong
một phép tính luôn luôn thay đổi- chúng ta tìm ra một lối vào cho việc lý thuyết hoá các cấu trúc
lao động trong phạm vi hệ thống thế giới. Hơn nữa,Ward lý luận rằng các đóng
góp cụ thể của lao động không được trả lương của phụ nữ đối với nền kinh tế thế
giới và sự thống trị của nam giới lên nữ giới phải được nhận thức và lý giải
không chỉ đơn giản như là các sản phẩm của chủ nghĩa tư bản mà phải là “các
thuộc tính hiện tượng nổi bật với logic của chính nó”.
Các lý thuyết xã hội vi mô về phái tính
Các lý thuyết gia xã hội học vi mô
ít tập trung vào việc giải thích sự bất lợi xã hội của phụ nữ hơn là việc giải
thích hiện tượng phái tính khi nó đi vào nhận thức của họ về xã hội như là nhân
loại trong sự tương tác; họ hỏi tại sao
phái tính có mặt trong các tương tác và tại sao các tương tác sản sinh ra phái
tính. Hai lý thuyết xã hội học vi mô về phái tính chủ yếu là thuyết tương tác
biểu tượng và phương pháp luận thực hành.
Lý thuyết về phái tính của thuyết TTBT
bắt đầu với một định đề trung tâm đối với bất kỳ phân tích TTBT nào: “Sự nhận
diện phái tính, cũng giống như bất kỳ sự nhận diện xã hội nào khác, nảy sinh từ
sự tương tác xã hội và được hoà nhập vào sự thay đổi hoàn cảnh của bản ngã của
cá thể (và) phải được tiếp tục xác nhận thông qua các hoàn cảnh tương tác khác
nhau... vì bản ngã chịu các kiểm chứng thực nghiệm liên tiếp”. Thuyết TTBT
nghịch đảo luận điểm của Freud rằng sự đồng nhất với bố mẹ cùng phái tính là
nguyên tố chủ yếu trong việc phát triển sự nhận diện phái tính; nó lý luận rằng
trong việc thủ đắc ngôn ngữ đứa trẻ biết rằng nó được nhận diện, và do vậy, để
tự nhận diện, như là một bé trai hay bé gái, và do vậy, tới lượt, lại đồng nhất
với “mẹ” hay “bố”. Các lý giải của nhà TTBT chỉ ra các cá thể thực hiện việc
duy trì phát tính bản thân trong các hoàn cảnh khác nhau; cốt lõi của các lý
giải này là một nhận thức về cá thể, kẻ có một tập hợp ý tưởng, ngôn từ, trong
các cuộc đối thoại trong thâm tâm hay với bên ngoài, về cái mà nó muốn mang ý nghĩa
là nam hay nữ. Cá nhân đem một bản ngã phái tính vào các hoàn cảnh và cố gắng
hành động theo sự xác định chủ quan hoá này, cái có thể được chỉnh sửa thông
qua sự tương tác với hoàn cảnh này hay hoàn cảnh khác, nhưng là nơi chứa đựng
thành tố phái tính của hành vi thay đổi hoàn cảnh của mọi người.
Phương pháp luận thực hành đặt câu
hỏi về tính bền vững của sự nhận diện phái tính và nhìn vào “cách thức phái
tính được thực hiện như thế nào”, nghĩa là, phái tính với ý nghĩa là một sự
hoàn thành bởi các actor trong các hoàn cảnh khác nhau. Nhà PPLTH bắt đầu từ
định đề của Zimmerman rằng: “các thuộc tính của đời sống xã hội mà dường như có
tính chất khách quan, có thật, và sự thay đổi hoàn cảnh, thực ra lại là các
hoàn thành đã thực hiện được, hay là các thành tựu của các quá trình nội
tại”. Nhà PPLTH thực hiện một sự phân
biệt quan trọng giữa giới tính (sex -
sự nhận diện như là giống đực hay giống cái), phạm trù giới tính (sex category - sự nhận diện xã hội như là giống
đực hay giống cái) và phái tính (gender
- hành vi gặp được các kỳ vọng xã hội vì là giống đực hay giống cái). Trong khi
sự nhấn mạnh vào sự chủ quan hoá về một nhận diện phái tính cố định có thể giảm
thiểu phái tính thành một sự quy chiếu cá thể như là giới tính - một cái gì đó
vốn là bộ phận của cá thể - lý luận của
PPLTH cho rằng phái tính không gắn liền với cá thể mà được thủ đắc trong
tương tác với hoàn cảnh. Bởi vì phạm trù giới tính có khả năng là một phẩm chất
biểu diện vĩnh viễn của một cá thể, sự thành tựu về phái tính có khả năng là
một phẩm chất biểu hiện vĩnh viễn của các hoàn cảnh xã hội. Các khái niệm chuẩn
mực của mọi người về hành vi thích hợp của nam hay nữ có tính linh hoạt theo
hoàn cảnh. Mọi người trong một hoàn cảnh biết rằng họ “có thể giải thích được”
đối với các hành vi phái tính ở một mức độ mà hoàn cảnh đó cho phép một cá nhân
cư xử như một người đàn ông hay một người phụ nữ, và được sự thừa nhận như thế
của mọi người về hành vi của bản thân anh ta hoặc cô ta. Có khả năng là mọi
người ở các nền văn hoá khác nhau- bao gồm các nền văn hoá giai cấp và chủng
tộc - thấy khó mà hiểu được hành vi của người khác trong phạm vi nhận diện phái tính: điều mà người khác đang làm không
được thừa nhận là hành vi thích hợp để là nam hay nữ. Mặt khác, khảo sát PPLTH
đã chỉ ra rằng các phân bố lao động nội trợ có vẻ rất bất bình đẳng nhìn từ bên
ngoài hoàn cảnh nội trợ có thể được xem là công bình bởi cả nam hay nữ trong
hoàn cảnh đó, vì cả hai bên chấp nhận và
tuân thủ theo các kỳ vọng chuẩn mực
trong việc thực hiện phái tính ở phạm vi nội trợ.
Cả thuyết TTBT và PPLTH cho phép và
giả đoán một phạm vi thể chế về các khái niệm chuẩn mực về phái tính. Goffman
đã lưu ý từ trước đó, và các nhà TTBT, dưới ảnh hưởng của thuyết hậu hiện đại,
ngày càng khẳng định rằng các khái niệm này không được tiếp thu một cách đơn
độc, hay thậm chí một cách cơ bản, thông qua sự tương tác với những người khác.
Các thông điệp trung gian - nghĩa là, các hình ảnh truyền thông trong quảng
cáo, ti-vi, phim ảnh, sách báo – bảo cho cả người trưởng thành và trẻ em một
cách hoàn toàn trực tiếp, không qua một can thiệp có tính tương tác nào, rằng
phái tính đã được thực hiện ra sao. Những thông điệp trung gian này đưa ra cái
mà Goffman gọi là “các diễn xuất” của phái tính: “sự đơn giản hoá, cường điệu hoá,
điển hình hoá” các thông tin về sự điều chỉnh “thích hợp” đối với đàn ông và
phụ nữ trong các tương tác đưa ra. Phân tích này tạo ra một sự rối rắm về
nguyên nhân luận: “Thế thì truyền thông
mô phỏng cuộc sống, hay cuộc sống mô phỏng truyền thông?” Ở đây cũng như
các trường hợp khác, các khảo sát xã hội học vi mô về phái tính hoạt động một
cách thành công trong phạm vi các mô hình đưa ra của chúng, mà không đụng chạm
gì đến yếu tính giống đực, các xu hướng tinh túy đặc quyền trong các mô hình
đó, các thách thức mà chúng tôi sẽ đưa ra trong thảo luận về thuyết xã hội học
nữ quyền ở phần sau của chương này.
CÁC THỂ LOẠI
KHÁC NHAU CỦA THUYẾT NỮ QUYỀN ĐƯƠNG THỜI
Cơ sở đối với bất kỳ thuyết xã hội
học nữ giới nào, bao gồm một lý thuyết đã được phát triển trong phần trước của chương, đều
nằm trong thuyết nữ quyền đương thời, hệ thống các tư tưởng chung đó được thiết
kế để mô tả và giải thích các kinh nghiệm xã hội của con người từ một lợi điểm
phụ nữ-trung tâm. Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu các chủ đề mà thuyết
nữ quyền đưa ra để xây dựng các lý thuyết xã hội học nữ quyền.
Các học giả nữ giới đương thời tiếp
tục tạo ra một tập hợp đang phát triển, phong phú, đa dạng các trước tác lý
thuyết, một minh chứng cho chủ nghĩa tri thức hữu hiệu, gọi theo Jessie Bernard
là “trào lưu ánh sáng nữ giới”. Phạm vi và sự mở rộng vẫn đang diễn tiến của
nền văn học này khó mà minh họa. Sơ đồ lý thuyết nữ quyền giới thiệu ở đây là
một kiến trúc, hoặc mô hình lý tưởng, để ấn định khuôn mẫu cho thể tác phẩm tri
thức phức tạp này.
Sự mô phỏng của chúng tôi về lý
thuyết nữ quyền dựa vào ba câu hỏi cơ bản (đã thảo luận ở phần trên) hợp nhất
mọi lý thuyết này: câu hỏi có tính mô tả, Thế
còn phụ nữ thì sao?; câu hỏi có tính giải thích, “Vậy thì tại sao tất cả những chuyện này lại là như vậy?”; và câu
hỏi có tính định phẩm, “Thế còn các khác
biệt giữa những người phụ nữ thì sao?” Khuôn mẫu của phản hồi cho câu hỏi
có tính mô tả làm nảy sinh ra các phạm trù chủ yếu cho sự phân loại của chúng
tôi (xem Bảng 8.1).
Bảng 8.1
KHÁI QUÁT VỀ CÁC THỂ LOẠI LÝ THUYẾT NỮ QUYỀN
Các thể loại
lý thuyết nữ Những
phân biệt trong phạm vi các lý
quyền cơ
bản-trả lời cho câu thuyết
- các trả lời cho câu hỏi có tính
hỏi có tính
chất mô tả, “Thế chất
giải thích,“Tại sao hoàn cảnh của còn phụ
nữ thì sao?” phụ
nữ lại là như vậy?”
Sự khác biệt phái tính
Vị trí và kinh nghiệm của phụ nữ Thuyết nữ quyền về văn hoá
trong phần
lớn các hoàn cảnh khác Thuyết
nữ quyền về sinh học
biệt với của
nam giới trong các hoàn Thuyết
nữ quyền về thể chế và xã hội hoá
cảnh đó. Thuyết
nữ quyền về xã hội-tâm lý
Sự bất bình đẳng phái tính
Vị trí của
phụ nữ trong phần lớn hoàn Thuyết
nữ quyền tự do
cảnh không
chỉ khác biệt mà còn ít đặc Thuyết
nữ quyền Marxian
quyền hơn
hoặc là không bình đẳng Các
giải thích của Marx và Engels
với của nam
giới. Các
giải thích của thuyết Marxian đương
thời
Sự áp bức phái tính
Phụ nữ bị áp
bức, không chỉ khác với Phân tâm học nữ quyền
hay không
bình đảng với nam giới, mà Thuyết nữ quyền cấp tiến
còn bị kềm
hãm, làm cho lệ thuộc, bị Thuyết nữ quyền xã hội chủ nghĩa
đúc nặn, sử
dụng và lạm dụng một cách
chủ động bởi
nam giới.
Làn sóng nữ quyền thứ ba
Kinh nghiệm
của phụ nữ về sự khác biệt, Tính
đa dạng
bất bình
đẳng, và áp bức bị biến đổi Tính
phê phán
bởi vị trí
xã hội của họ Các
vec-tơ
Cơ bản chúng tôi thấy có bốn câu trả lời cho câu hỏi: “Thế còn phụ nữ thì
sao?” Trả lời đầu tiên là vị trí và kinh nghiệm của phụ nữ trong phần lớn các
hoàn cảnh khác biệt với vị trí và kinh nghiệm của nam giới trong các hoàn cảnh
đó. Thứ hai là vị trí của phụ nữ trong phần lớn hoàn cảnh không chỉ khác biệt
mà còn ít đặc quyền hơn hoặc là không bình đẳng với của nam giới.
Thứ ba là hoàn cảnh của phụ nữ cũng
phải được nhận thức theo nghĩa một quan hệ quyền lực trực tiếp giữa nam và nữ.
Phụ nữ bị áp bức, nghĩa là, bị kềm nén, làm cho lệ thuộc, bị đúc nắn, bị sử
dụng và lạm dụng bởi nam giới. Khả năng thứ tư được cung cấp bởi luận đề trung
tâm của làm sóng nữ quyền thứ ba: kinh nghiệm của phụ nữ về sự khác biệt, bất
bình đẳng, và sự áp bức khác nhau tùy theo sự định vị toàn thể của họ trong các
xã hội; các xếp đặt mang tính chất phân tầng hay các véc-tơ của sự áp bức và sự
đặc quyền- giai cấp, chủng tộc, dân tộc, lứa tuổi, tình cảm, sở thích, tình
trạng hôn nhân, vị trí toàn cầu. Mỗi một trong các kiểu thể loại khác nhau của
thuyết nữ quyền có thể được phân loại như là một lý thuyết về sự khác biệt hay
sự bất bình đẳng, hay về sự áp bức, hay về làn sóng nữ quyền thứ ba. Trong thảo
luận của chúng tôi, chúng tôi phân biệt trong phạm vi ba phạm trù cơ bản-sự khác biệt, sự bất bình đẳng và sự áp bức -
theo nghĩa của các câu trả lời khác nhau của chúng đối với câu hỏi thứ hai hoặc
câu hỏi giải thích “Vậy thì tại sao mọi thứ lại là như vậy?” (Các kiểu trả lời
khác nhau được tóm tắt ở Bảng 8.1). Ngoài ra, chúng tôi lưu ý tất cả các câu
trả lời bị ảnh hưởng ra sao bởi câu hỏi định phẩm ở trung tâm của làn sóng nữ
quyền thứ ba: “Thế còn các khác biệt giữa những phụ nữ thì sao?”
Phương pháp phân loại này đưa ra một
cách thức để định khuôn thể chung của thuyết nữ quyền đương thời và nền văn học đang mở rộng về phái tính đã phát
triển trong xã hội học kể từ những năm 1960. Sự mở rộng này phản ánh phản ứng
của cuộc đấu tranh đòi quyền lợi hiển nhiên của nữ giới trong xã hội, và phong
trào không song hành của phụ nữ ở các nền giáo dục cao hơn, như các sinh viên
và phân khoa, từ năm 1960. Các câu hỏi
của nữ giới như vậy đã trực tiếp luồn
sâu vào sự bàn luận hàn lâm của chuyên
ngành xã hội học. Khi các nhà xã hội học đã quay nỗ lực của họ sang việc khảo
sát các vấn đề nữ giới, họ hẳn sẽ sử dụng một số bộ phận của thể lý thuyết xã
hội học đang tồn tại như là một xuất phát điểm đối với cái mà trong bộ môn gọi
là xã hội học về phái tính (sociology
of gender). Mặc dù từ phái tính thường được sử dụng một cách hoa mỹ trong xã
hội học đối với “phụ nữ”, xã hội học phái tính là, nói chính xác hơn, sự nghiên
cứu cấu trúc xã hội về các vai trò, các quan hệ và sự nhận diện nam giới và nữ
giới - và hiện nay đang có một nền văn học xã hội học đang phát triển về nam
tính. Tiêu điểm này về mối quan hệ giữa nam và nữ không tương xứng với một lý
thuyết nữ quyền trong đó đưa ra một khuôn mẫu phụ nữ-trung tâm về kinh nghiệm
loài người. Dù sao, một số nhà xã hội học bắt đầu từ một lập trường xã hội học
về phái tính đã tạo ra các tác phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với thuyết nữ
quyền, và nhiều nhà xã hội học đang trực tiếp có liên quan tới việc sản sinh ra
lý thuyết nữ quyền.
Phần
còn lại của phần này khảo sát các lý thuyết nữ quyền về sự khác biệt, sự bất
bình đẳng, sự áp bức và làn sóng nữ quyền thứ ba, mô tả trong mỗi trường hợp
các đặc điểm chung của cách tiếp cận, một số đường nét khác biệt chủ yếu bên
trong nó, và các khuyến cáo của nó đối với sự thay đổi.
Tuy
nhiên, có hai lưu ý quan trọng cần cảnh giác. Thứ nhất, tác phẩm của nhiều lý
thuyết gia cản trở sự phân loại rõ ràng. Người ta phải hoặc là nhấn mạnh lý
thuyết chủ yếu, hoặc là phân biệt nó trong nhiều trình bày lý thuyết khác nhau.
Thứ hai, đây là một phê bình có lựa chọn. Với số lượng lớn các trước tác của nữ
giới và xã hội học gần đây về hoàn cảnh của phụ nữ, việc đưa ra một nhận thức
thấu đáo đã vượt khỏi phạm vi của chương này.
Sự khác biệt phái tính
Ở
điểm này trong lịch sử tư duy nữ giới, “sự khác biệt” là một vấn đề trong năm
cuộc tranh chấp quan trọng. Thứ nhất là bản thân thuật ngữ “khác biệt” thích
hợp hơn là được dùng để diễn tả các khác biệt giữa nam và nữ, nghĩa là các khác biệt phái tính, tiêu điểm của thảo
luận trong phần này, hay dùng để lý luận về vấn đề khác biệt giữa những người
phụ nữ, mối quan tâm trọng yếu của làn sóng nữ quyền thứ ba (sẽ thảo luận sau
trong chương này). Thứ hai, như chúng ta đã thấy, là khả năng nảy sinh bởi các
nhà hậu hiện đại rằng phái tính không phải là một đặc điểm cơ bản của cá tính
con người mà là sự thể hiện có tính quá trình và dễ thay đổi trong các tương
tác đặc thù hoặc được ngữ cảnh hóa. Tranh chấp thứ ba là trên các ngụ ý chính
trị đối với các nhà nữ quyền về một lập trường có tính nguyên tắc về sự khác
biệt phái tính, nghĩa là, một cuộc tranh luận về các chính sách nói tới các nhu
cầu đặc biệt của phụ nữ, ví dụ, thời gian nghỉ thai sản hoặc là khảo sát ung
thư vú. Về mặt lịch sử, đây là cuộc tranh luận quan trọng được sử dụng bởi các
nhà nữ quyền, nhưng nhiều nhà nữ quyền đương thời, như một số trong quá khứ,
quan tâm tới nhu cầu đi từ các chính sách “đàn bà và trẻ con trước hết” tới các
chính sách nói tới những bất công có ảnh hưởng đến mọi người, như tổ chức lao
động hoặc chăm sóc sức khỏe của chủ nghĩa tư bản. Thứ tư là cuộc tranh chấp về
các khác biệt phái tính có âm hưởng trong các giao tranh phổ biến với thuyết nữ
quyền: câu hỏi rằng các đặc tính “đặc thù giống đực” hoặc “đặc thù giống cái”
có phải là các “khuôn mẫu” thích hợp đối với các thể và tổ chức xã hội không.
Khởi đầu từ cuốn best-seller ngoài dự kiến của Carol Gilligan, Với một tiếng nói khác (1982), sự vận
động trong thập kỷ trước đã hướng tới nữ
giới như là một kiểu mẫu cho sự
chứng kiến về mặt thông tin, quan hệ và tổ chức, ví dụ thành công có
tính hiện tượng của nghiên cứu về nam và nữ trong đối thoại ở cuốn Chỉ là do bạn không hiểu của Deborah
Tannen (1990). Thứ năm là vấn đề các lý thuyết về sự khác biệt phái tính có tự
bản thân nó mang tính ‘bản chất luận không’. “Bản chất luận” (essentialism) có nghĩa là việc một sự vật hay một
cá nhân sở hữu hay thiếu một phẩm chất đặc thù như là một bộ phận của chính các
giới hạn hay bản chất của sự tồn tại của nó/anh ta/chị ta. Phần lớn các lý
thuyết gia nữ giới thấy bất tiện với “bản chất luận” vì họ xem mục đích của tác
phẩm của họ là một mệnh lệnh có tính phê phán “không lý luận về thế giới mà là
thay đổi nó”, và bản chất luận thì lại khước từ
khả năng biến đổi. Phản ứng đối với bản chất luận là một cách thức để
phân biệt giữa các lý thuyết về sự khác biệt phái tính khác nhau.
Thuyết nữ quyền về văn hóa. Cuộc tranh
luận về sự khác biệt phái tính không thể thay đổi được, dĩ nhiên, ban đầu được
dùng để chống lại phụ nữ trong các thuyết trình có tính chất gia trưởng của nam
giới để quả quyết rằng phụ nữ là thấp kém và phụ thuộc vào nam giới. Nhưng cuộc
tranh luận đi vào thuyết nữ quyền trong làn sóng thứ hai trong thế kỷ 19 như là
sự ca ngợi các khía cạnh tích cực của cái từng được xem là “tính cách đàn bà”
hay “tính cách phái nữ”. Các nhà văn và nhà tư tưởng như Margaret Fuller,
Charlotte Perkins Gilman và Jane Addams đều là những phát ngôn viên về một
thuyết nữ quyền văn hóa với lý luận rằng xã hội, trong sự điều hành nhà nước,
cần phải có các đức tính của phụ nữ như sự cộng tác, sự cẩn trọng, tính hòa
bình và phi bạo lực trong việc xử lý các xung đột (Donovan). Truyền thống này
đã được tiếp nối cho tới ngày nay trong các tranh luận về các tiêu chuẩn nổi
bật của phụ nữ đối với sự phán xét luân lý (Gillian); về một mô hình “chú ý cẩn
trọng” trong ý thức của phụ nữ được phát triển thông qua việc làm mẹ (Ruddick);
về các khuôn mẫu động cơ để đạt được thành tựu khác nhau (Kaufman và
Richardson); về một phong cách thông tin của nữ giới (Bate và Taylor, Tannen);
về khả năng của phụ nữ đối với việc khai mở các kinh nghiệm tình cảm (Cixous,
Irgaray, Lorde); về khả năng tưởng tượng của phụ nữ đối với tính dục và sự thân
mật (Hite, Radway, Snitow, Stansell và Thompson); và sự đồng tồn tại về các cấp
độ thấp hơn ở hành vi gây hấn và khả năng lớn hơn để tạo lập hòa bình của họ
(Campbell, Ruddick). Thuyết nữ quyền văn hóa được nghĩ một cách khuôn mẫu là
không đặc biệt quan tâm đến việc nâng
cao các giá trị của các khác biệt của phụ nữ hơn là đến việc giải thích các nguồn
gốc của nó. Nhưng một số lý giải về các nguồn gốc của sự khác biệt phái tính
cũng đã được các nhà lý thuyết nữ quyền đưa ra bao gồm: sinh học, các cấu trúc
thể chế và các kinh nghiệm xã hội hóa, các thực hành tương tác và các quá trình
tâm lý xã hội.
Các lý giải sinh học. Dù các lý giải sinh
học đã là cái dự phòng của tư duy bảo thủ về các khác biệt phái tính kể từ Kinh
Cựu ước cho tới Freud, Herrnstein và Murray, lý luận sinh học cũng đã được sử
dụng trong các trước tác có nhiều đồng cảm hơn đối với thuyết nữ quyền. Nhà xã
hội học nữ quyền Alice Rossi đã có những chú ý quan trọng tới các nền tảng sinh
học của hành vi phái tính đặc thù. Rossi đã liên kết sự khác biệt giữa các chức
năng sinh học của nam và nữ giới với sự khác biệt của các khuôn mẫu phát triển
được quyết định bởi các hoóc-môn trong suốt vòng đời, và sự phát triển này, tới
lượt nó, với sự dao động giới tính đặc thù trong các đặc tính như sự nhạy cảm
với ánh sáng và âm thanh và với các khác biệt trong các nối kết trong não phải
và não trái. Các khác biệt này, bà cảm thấy, cung cấp cho các khuôn mẫu chơi
đùa khác nhau trong thời thơ ấu được ghi chú lại bởi Gilligan, Lever và Best;
và sự thật hiển nhiên rằng phụ nữ có thiên hướng chăm sóc trẻ em bằng một cách
thức giàu tính giáo dưỡng hơn là nam giới. Thuyết nữ quyền của Rossi dẫn bà tới
chỗ lý luận rằng các sắp xếp của xã hội học văn hóa tạo ra khả năng đền bù cho
mỗi phái tính, thông qua việc học hỏi xã hội, đối với các bất lợi “được đưa
tới” về mặt sinh học, nhưng với tư cách một nhà sinh học bà cũng công nhận tính
cấp tiến của các hàm ý của sự khảo sát sinh học.
Các lý giải về thể chế và sự xã hội
hóa. Hai kiểu lý
giải này dựa trên niềm tin rằng các khác biệt phái tính được tạo ra từ các vai
trò khác nhau mà nam giới và nữ giới đã được dạy dỗ để thực hiện (sự xã hội
hóa) hoặc chỉ đơn giản là phải thực hiện (thể chế) trong phạm vi các hệ thống
thể chế khác nhau. Người ta xem một yếu tố quyết định chủ yếu của sự khác biệt
là sự phân bố lao động có tính chất giới tính, đã nối kết phụ nữ với các chức
năng của người vợ, người mẹ, người lao động nội trợ, tới quả cầu riêng tư của
ngôi nhà, gia đình, và do vậy tới một chuỗi sự kiện và kinh nghiệm dài cả một
đời rất khác với của nam giới. Các vai trò của phụ nữ với tư cách các bà mẹ và các bà vợ trong việc
sản xuất và tái sản xuất một cá tính và văn hóa giống cái đã được phân tích bởi
nhiều nhà lý thuyết đa dạng như Berger và Berger, Bernard, Chodorow, Johnson,
Leonard và Allen, Thompson và Walker. Phần lớn các lý thuyết gia này đi ra khỏi
một trình bày về vai trò được chỉ định có tính chất thể chế tới các trình bày
khác có lẽ có những nguyên nhân và kết qủa phức tạp hơn, nhưng tất cả bọn họ
đều thừa nhận sự xếp đặt có tính thể chế như là một nguồn tiềm năng của sự khác
biệt phái tính. Các lý thuyết gia xã hội hóa nhìn vào các cách thức mà trẻ con
nói riêng (nhưng cả bản thân người lớn cũng sẵn sàng, ví dụ, đối với việc kết
hôn và làm mẹ) được chuẩn bị để chơi đùa các vai trò khác nhau trong đời sống
theo một kịch bản có tính chất phái tính. (Như Best, Brown và Gilligan, Lever,
Sidel).
Các lý giải về sự thực hành tương tác hay
“Việc thực hiện phái tính”. Các lý thuyết xã hội học phái tính dường như
thường đề xuất rằng các cách thức có tính chất phái tính của hành vi hay các
đặc tính về phái tính của cá nhân khá thường xuyên được đặt vào đúng chỗ, đặc
biệt là trong giai đoạn xã hội hoá cơ bản. Phản ứng từ một trạng thái khó chịu
với sự nhấn mạnh này về các sự phân đôi giữa nam và nữ, một số lý thuyết gia
(Cornell và những người khác; Thorne, West và Zimmerman) đã bắt đầu nhìn vào sự
khác biệt phái tính như là các thực hành tương tác, ngữ cảnh hoá - không phải
là các khác biệt về cá tính mà là về các cách thức “thực hiện”, nghĩa là, sự
diễn xuất hay sự thực hiện “phái tính” văn hoá điển hình đang tồn tại.
Các lý giải tâm lý-xã hội. Các lý giải
tâm lý-xã hội nhìn vào các cách thức mà các cấu trúc sâu trong văn hoá - các mô
hình cơ bản và ngôn ngữ - có tính chất phái tính đến mức mọi người không thể
không nghĩ về phái tính, không thực hiện phái tính. Các lý thuyết này có hai
kiểu lớn - hiện tượng luận và hậu cấu trúc luận. Các lý thuyết hiện tượng luận
nhấn mạnh tới các cách thức nhận thức các mô hình đó, thường là bị mã hoá trong
ngôn ngữ, làm cho phụ nữ không thể diễn tả được các kinh nghiệm của riêng họ,
vì các mô hình này được rút ra từ kinh nghiệm của nam giới. Hành động của con
người khi này được xem như là công việc đã thực hiện trong bối cảnh nhằm tái
tạo các mô hình phái tính đó của thực tại (Garfinkel; D. Smith). Các lý thuyết
hậu cấu trúc có các khớp nối đầy đủ của họ trong tác phẩm của các lý thuyết gia
nữ quyền Pháp - Helene Cixous, Luce Irigaray và Julia Kristeve. Được đào tạo
trong một truyền thống triết học chính xác, các tư tưởng gia này đã đi lấy một
ý tưởng trung tâm của phân tâm học Pháp làm xuất phát điểm, rằng mọi ngôn ngữ
hiện đang tồn tại có tính chất dương tính-trung tâm (phallo-centric) cắm neo vào
và phản ánh về các kinh nghiệm và các khái niệm hoá của những kẻ thống trị phái
nam; và rằng mối quan hệ giữa ngôn ngữ và nam tính đã thâm nhập vào sự khám phá
của đứa trẻ về cả ngôn ngữ cũng như sự
nhận diện thông qua sự học hỏi các danh tính theo họ cha của xã hội của nó. Bắt
đầu với ý tưởng này, các nhà lý thuyết đặt ra câu hỏi theo hình thức sâu sắc
nhất của thuyết nữ quyền rằng: ”Vậy làm thế nào phụ nữ có thể cất tiếng nói về
kinh nghiệm của họ?” Trong khi đa số các nhà hiện tượng luận có định hướng nhận
thức hơn dùng lý lẽ để biện hộ cho một vốn từ vựng có nền tảng nữ giới, các nhà
nữ quyền Pháp này thể hiện sự phản đối nền văn hoá nam giới, với sự nhấn mạnh
vào tính đơn độc và tính đồng dạng, và quay sang bênh vực cho một nền văn hoá
phụ nữ-trung tâm sâu sắc hơn.
Ngoại
trừ tính chất bảo thủ, những lý thuyết gia phi nữ giới lý luận một cách đơn
giản về tính bất khả kháng của sự khác biệt và từ đó về tính tất yếu phải tuân
phục theo yêu cầu của nó, các khuyến cáo về hoàn cảnh phụ nữ tuôn ra từ các lý
thuyết về khác biệt phái tính này tập trung vào tính cần thiết đối với sự tôn
sùng. Những lý thuyết gia các kiểu yêu cầu rằng các cách thức riêng biệt để
được thừa nhận của phụ nữ không phải đến từ các lựa chọn bình thường mà là từ
các lựa chọn có khả năng đứng vững trước các kiểu mẫu của nam giới; và rằng
kiến thức công cộng, sự học thuật hàn
lâm, và chính cái khuôn mẫu của đời sống xã hội phải điều chỉnh để quan tâm
nghiêm túc đến các cách thức tồn tại của phụ nữ. Thật ra ở mục đích mang tính
chiến đấu tối hậu của các tiếp cận lý thuyết này, chúng ta tìm thấy một xác
quyết đã xưa cũ hàng thế kỷ của thuyết nữ quyền rằng khi sự truyền bá chính yếu
về các cách thức của phụ nữ đã trở thành một bộ phận của đời sống công cộng,
thế giới sẽ trở nên một nơi chốn an toàn, nhân
bản hơn cho tất cả chúng ta.
Sự bất bình đẳng phái tính.
Có
bốn nội dung chính định tính các lý thuyết về bất bình đẳng phái tính. Thứ
nhất, nam và nữ được định vị trong xã hội không chỉ khác biệt nhau mà còn bất
bình đẳng. Cụ thể là, phụ nữ có ít tiềm năng vật chất, địa vị xã hội, quyền
lực, và các cơ hội để tự thể hiện tiềm
năng (self-actualization) hơn nam giới có cùng một vị trí xã hội - đó là vị
trí xã hội dựa trên cơ sở giai cấp, chủng tộc, nghề nghiệp, dân tộc,
tôn giáo, học vấn, quốc tịch hay bất kỳ một nhân tố xã hội quan trọng nào khác.
Thứ hai, sự bấ t bình đẳng này xuất phát từ sự tổ chức của xã hội chứ không
phải từ các khác biệt nào về mặt sinh học hay có tính cách cá nhân giữa nam và
nữ. Thứ ba, dù cá thể nam giới có thể hơi khác biệt nhau về tiểu sử các tiềm
năng hay các đặc tính, không có khuôn mẫu quan trọng nào đối với các khác biệt
có tính chất tự nhiên phân biệt giữa các giới tính. Thay vì thế, tất cả nhân
loại đều được định tính bởi một nhu cầu sâu thẳm để tự do tìm kiếm sự tự thể
hiện tiềm năng và bởi một bản chất dễ bị uốn nắn dẫn họ tới chỗ thích ứng với
các kềm hãm hay các cơ hội của những hoàn cảnh trong đó họ tìm ra bản thân
mình. Vậy nên, nói rằng có sự bất bình
đẳng, là xác nhận rằng phụ nữ về mặt hoàn cảnh ít có khả năng hơn nam giới để
nhận ra nhu cầu mà họ cùng có chung với nam giới về sự tự thể hiện tiềm năng.
Thứ tư, mọi lý thuyết về sự bất bình
đẳng đều giả đoán rằng cả nam lẫn nữ sẽ
phản ứng khá dễ dàng và tự nhiên đối với các hoàn cảnh và cấu trúc xã hội có
tính chất quân bình hơn. Họ khẳng định, nói cách khác, rằng có thể biến đổi được hoàn cảnh. Với niềm tin
này, các lý thuyết gia về sự bất bình đẳng phái tính trái ngược hẳn với các lý
thuyết gia về sự khác biệt phái tính, những người đưa ra một bức tranh về đời
sống xã hội trong đó các khác biệt phái
tính, dù chúng gây nên điều gì đi nữa, có tính chất lâu bền và sâu sắc trong
tính cách cá nhân, và không dễ gì thay đổi được.
Các
lý giải về sự bất bình đẳng phái tính biến thiên xung quanh cái trung tâm chung
là sự tương tác. Có hai dạng chủ yếu được xem xét ở đây: thuyết nữ quyền tự do
và thuyết nữ quyền theo Marx.
Thuyết nữ quyền tự do. (Liberal feminism)
Trong lý thuyết nữ giới đương thời, thuyết nữ quyền tự do có một vị trí thứ
yếu. Thế nhưng đồng thời nó là cách tiếp cận được phổ biến rộng rãi nhất trong
phong trào phụ nữ đương thời ở Mỹ, nó bao gồm nhiều trước tác phổ thông về các
nghề nghiệp đối với phụ nữ, quyền bố mẹ bình đẳng, và nhu cầu đối với các
trường không phân biệt giới tính cho trẻ
em; nó dẫn dắt nhiều chính sách khởi sự từ các phong trào, và gắn liền
với hệ thống chương trình của tổ chức mạnh nhất của phụ nữ, Tổ chức quốc gia vì phụ nữ
(National Organization for woman - NOW). Một sự bổ sung dễ dàng giữa
thuyết nữ quyền tự do và dòng chủ đạo của các niềm tin chính trị Mỹ giúp chúng
ta có thể nhận thức về tính phổ thông của dòng lý thuyết nữ quyền này.
Lý
giải của thuyết nữ quyền tự do về sự bất
bình đẳng phái tính bắt đầu ở nơi mà các lý thuyết về sự khác biệt phái
tính rời bỏ: với một sự nhận diện về sự phân bố lao động theo giới tính, sự tồn
tại của phân cách công cộng và các khu vực riêng tư của hoạt động xã hội, vị
trí cơ bản của nam giới ở cái nói trước và của nữ giới ở cái nói sau, sự xã hội hoá có tính hệ thống
của trẻ em để chúng thâm nhập vào các
vai trò của người lớn và các khu vực thích hợp cho phái tính của chúng.
Trái với các lý thuyết gia về sự khác biệt, tuy nhiên, các nhà nữ quyền tự do
không thấy có gì giá trị ở các khu vực riêng tư, có lẽ ngoại trừ nó cho phép sự
bộc lộ tình cảm. Thay vào đó, khu vực riêng tư bao gồm các chu kỳ tuần hoàn vô
tận của cái mà họ xem là các công việc có yêu cầu cao, không được chú ý, không được
trả lương, và bị đánh giá thấp gắn liền với việc nhà, chăm sóc trẻ, và sự phục
vụ về tình cảm, thực hành, tính dục cho nam giới trưởng thành. Các tưởng thưởng
thật sự của đời sống xã hội: tiền, quyền lực, địa vị, sự tự do, các cơ hội để
tăng trưởng và nâng cao giá trị bản thân - đều tìm thấy ở khu vực công cộng. Hệ
thống đã ngăn trở giới hạn sự thâm nhập của phụ nữ vào khu vực đó, ấn lên vai
họ các trách nhiệm của khu vực riêng tư, cách ly họ trong các công việc nội trợ
cá nhân, và cũng chính cái hệ thống đã sản sinh ra sự bất bình đẳng đó đã miễn
cho bạn đời của họ khỏi bổn phận chia sẻ các công việc nhọc nhằn của khu vực
riêng tư.
Khi
được yêu cầu nhận diện các lực lượng chính trong hệ thống này, các nhà nữ quyền
tự do chỉ ra chủ nghĩa phân biệt giới
tính (sexism) một hệ ý thức tương tự như chủ nghĩa vị chủng (racism), trong đó bao gồm một phần các lề thói
thành kiến và phân biệt chống lại phụ nữ, và một phần những niềm tin có tính
chất hiển nhiên về những khác biệt “tự nhiên” giữa nam và nữ làm cho họ phù hợp
với những vận số xã hội khác nhau. Do chủ nghĩa phân biệt giới tính, những
người phụ nữ ngay từ thời thơ ấu đã bị hạn chế và gây thương tổn, để họ có thể
đi vào các vai trò người lớn của họ, và trong những vai trò đó “thoái hoá đi”
từ chỗ đầy đủ phẩm chất con người thành những sinh vật không đáng chú ý, phụ
thuộc, bị đè nén trong tiềm thức, được tạo ra bởi các kềm hãm và các đòi hỏi
của những vai trò phái tính đặc thù của họ.
Sự mô
tả về sự thoái hoá của phụ nữ từ chỗ có đầy đủ phẩm chất con người được rút ra
từ cuốn Tương lai của hôn nhân của
Jessie Bernard. Bernard là một nhà xã hội học đã từng viết về vấn đề phái tính
từ những năm 1940, và từ trước đó khá lâu, nó đã được xem là một đề tài quan
trọng của các nhà xã hội học. Tương lai
của hôn nhân, cuốn sách được biết đến nhiều nhất của bà, là một mô hình cổ
điển của thuyết nữ quyền tự do. Trong tiếng nói thản nhiên vô tình của bộ môn
xã hội học dòng chủ đạo, có định hướng
thể chế, cắm neo vào thực nghiệm, Bernard đưa ra cho các nhà xã hội học một
chân dung mới, có tính chất tàn phá của thể chế hôn nhân. Hôn nhân cùng lúc vừa
là một hệ thống văn hoá về các niềm tin và lý tưởng, vừa là sự xếp đặt có tính
chất thể chế về các vai trò và các tiêu
chí, vừa là một phức thể các kinh nghiệm tương tác đối với các cá thể nam và
nữ. Về mặt văn hoá, hôn nhân được lý tưởng hoá thành ra mệnh số và nguồn thỏa
mãn đối với phụ nữ; một niềm hạnh phúc hổn hợp của đời sống gia đình, trách
nhiệm và sự kềm chế đối với nam giới; và đối với xã hội Mỹ theo nghĩa tổng thể,
là một sự kết hợp quân bình về cơ bản giữa người chồng và người vợ. Về mặt thể
chế, hôn nhân trao quyền lực cho vai trò của người chồng với thẩm quyền và sự
tự do, thật ra là bổn phận, để vận động ra ngoài cuộc sống gia đình; nó tạo ra
sự ăn khớp giữa ý tưởng về thẩm quyền của nam giới với khả năng giới tính và
quyền lực nam giới; và nó buộc những người vợ phải phục tùng, phụ thuộc, tự vô
nghĩa hoá, và chủ yếu tập trung vào các hoạt động và công việc vặt của đời sống
cách ly trong việc nội trợ gia đình. Về mặt kinh nghiệm, có hai thể hôn nhân
trong bất cứ thể chế hôn nhân nào: hôn nhân của nam giới; trong đó anh ta bám
lấy niềm tin bị kềm chế và gánh vác trách nhiệm, trong khi nếm trải cái mà các
tiêu chí đòi hỏi - thẩm quyền, sự độc lập, và một quyền hạn đối với sự phục vụ
của người vợ trong đời sống tình cảm, tính dục, gia đình; và hôn nhân của người
vợ, trong đó cô ta xác nhận niềm tin văn hoá về sự thỏa mãn, trong khi nếm trải
sự phụ thuộc và không có quyền lực có tính chuẩn mực, một bổn phận phải cung cấp
sự phục vụ đời sống tình cảm, tính dục, gia đình, và một sự thoái hoá dần mòn
khỏi cô gái trẻ trung độc lập mà cô ta đã từng là trước lúc kết hôn. Tất cả những kết quả của sự việc
này được tìm thấy trong các dữ liệu đo lường các áp lực đối với con người;
những phụ nữ có gia đình, dù họ quả
quyết có sự thỏa mãn như thế nào, và những người đàn ông chưa có gia đình, dù họ có quả quyết tự do ra sao, được xếp
thứ hạng cao trong tất cả các chỉ báo stress, bao gồm các chứng tim đập mạnh,
choáng váng, nhức đầu, chóng mặt, ngất xỉu, ác mộng, mất ngủ, nỗi sợ hãi bị đột
quỵ thần kinh; những phụ nữ chưa có gia đình, dù họ có quả quyết cảm giác
về sự nhục nhã của họ ra sao, và những người đàn ông đã kết hôn đều có thứ hạng thấp trong tất cả các chỉ báo
stress. Vậy là hôn nhân tốt đối với đàn ông và xấu đối với phụ nữ và chỉ chấm
dứt các tác động bất bình đẳng như thế khi cả hai đều cảm thấy có đủ tự do để
vượt ra khỏi các kềm hãm thể chế phổ biến, để bàn bạc về loại hôn nhân phù hợp
nhất cho các nhu cầu và tính cách của họ.
Đối
với các nhà nữ quyền tự do, xã hội Mỹ, bị ràng buộc bởi các thể chế và quyền
hạn hợp hiến, cho phép cá thể có sự tự do và bình đẳng nhiều hơn là các xã hội
khác. Tuy nhiên, ngay cả ở đây, cơ hội bình đẳng cũng bị hạn chế bởi chủ nghĩa
phân biệt giới tính và chủ nghĩa vị chủng. Các hệ thống niềm tin này không có
tính chức năng, được mang tới từ những thời đại xa xưa, không có gì hỗ trợ
ngoài truyền thống, tập tục, thành kiến vô căn cứ. Chủ nghĩa phân biệt giới
tính, giống như chủ nghĩa vị chủng, ràng buộc nam giới và nữ giới vào các khuôn
khổ khắc nghiệt, khước từ tập thể - phạm vi đầy đủ của các tài năng sẵn có
trong dân cư, hạ thấp phụ nữ và đưa ra một phủ nhận thường xuyên về các giá trị
văn hoá của chúng ta đối với giá trị và sự tự
do cá thể. Do tất cả những điều này, các nhà nữ quyền tự do xác nhận
rằng xã hội Mỹ hiện thời phải được thay đổi để loại bỏ chủ nghĩa phân biệt giới
tính, và họ tin rằng đa số mọi người có thể được giáo dục để nhận ra tính chất
hợp lý của sự phê phán của nữ giới.
Các
nhà nữ quyền tự do đề xuất một loạt chiến lược để loại trừ sự bất bình đẳng
phái tính: động viên sử dụng các nguồn pháp lý và chính trị đang tồn tại để thực hiện thay đổi; phát
triển các cơ hội kinh tế bình đẳng; tổ chức lại cuộc sống gia đình để chia sẻ
các trách nhiệm về sự duy trì bảo vệ cho tất cả mọi thành viên; động viên các
thông điệp trong gia đình, sự giáo dục và truyền thông đại chúng để mọi người
không còn bị xã hội hoá vào trong các vai trò giới tính bị ngăn chia một cách
khắc nghiệt; hỗ trợ các cá thể trong sự thách thức đối với chủ nghĩa phân biệt
giới tính bất cứ ở đâu nó bị bắt gặp trong đời sống hàng ngày. Trong thập kỷ
trước, hai nội dung chính của mô hình nữ
giới này đã được khảo sát với tính hiệu quả được chứng minh bởi các nhà hàn lâm
nữ giới – sự trả công lao động một cách bình đẳng. (Acker, England, Fudge và Mc
Dermott, Kessler Harris) và và sự bất bình đẳng phái tính trong công việc gia
đình (Goldscheider và Waite, Hochschild, Shelton), cũng như các quan hệ nối kết trong các cuộc sống của
những người phụ nữ về hai vấn đề này (Millman, Morgan, Vogel, Weitzman). Trong
cùng thời kỳ này, một nội dung của thuyết nữ giới tự do thứ ba, sự chọn lựa tái sản xuất (reproductive
choice) là vấn đề mang tính động viên chủ yếu cho các nhà hoạt động chính trị
nữ giới.
Đối
với các nhà nữ quyền tự do, sự xếp đặt phái tính lý tưởng là sự xếp đặt trong đó mỗi cá thể chọn lựa cách
sống thích hợp nhất đối với mình và làm cho sự lựa chọn đó được thừa nhận và
tôn trọng, nó được vận dụng cho vợ cũng như chồng, những người ham danh vọng
hay một bộ phận của thu nhập đôi của gia
đình, có hoặc không có trẻ con, đồng giới hay dị giới tính giao. Các nhà nữ
quyền tự do xem lý tưởng này như là một động lực nâng cao sự thực hiện tự do và
bình đẳng, tập trung các ý tưởng về văn hoá ở Mỹ. Thuyết nữ quyền tự do như vậy
có sự phù hợp với đặc tính thống trị của người Mỹ trong sự chấp nhận cơ bản của
các thể chế và văn hoá Mỹ, định hướng cải cách của nó, và sức hấp dẫn của nó
đối với các giá trị của chủ nghĩa cá nhân, sự lựa chọn, sự tự do, sự bình đẳng
về cơ hội.
Thuyết nữ quyền Marxian. Chủ nghĩa Marx
đưa ra một trong những lý thuyết được biết đến nhiều nhất và được soạn thảo
công phu nhất về mặt tri thức đối với sự áp bức xã hội. Bắt đầu với Marx và
Engels, và tiếp tục qua suốt toàn bộ nền trước tác tân Marxian, viễn cảnh này
phát triển lý thuyết về sự áp bức giai cấp xã hội, tập trung vào sự thống trị
của giai cấp cầm quyền đối với các quan tâm của giai cấp công nhân, và về tính
chất lan tỏa của sự thống trị, áp bức giai cấp và mối xung đột trong việc định khuôn mẫu của cả các quan hệ xã hội
của nội bộ quốc gia và trên phạm vi quốc tế. Thuyết nữ quyền Marxian kết hợp
phân tích giai cấp Marxian và phản kháng xã hội của nữ giới. Thế nhưng mối hỗn hợp này tạo ra không
phải là một lý thuyết sâu sắc về sự áp bức mà đúng hơn là một hệ thống trình
bày câm lặng hơn về sự bất bình đẳng, nghĩa là, về sự bất bình đẳng phái tính.
Trong khi thuyết nữ quyền Marxian thuần túy là một lý thuyết tương đối im lìm
trong thuyết nữ quyền đương thời, truyền thống này có ý nghĩa quan trọng vì ảnh
hưởng của nó đối với thuyết nữ quyền xã hội chủ nghĩa, một lý thuyết có lẽ đang chiếm ưu thế trong
thuyết nữ quyền hàn lâm.
Marx và Engels. Nền tảng
của lý thuyết được Marx và Engels đặt ra. Mối quan tâm chủ yếu của họ là sự áp
bức giai cấp xã hội, nhưng họ thường chuyển hướng chú ý sang sự áp bức phái
tính. Khảo sát nổi tiếng nhất của họ về vấn đề này được thể hiện trong Các nguồn gốc của gia đình, tư hữu và nhà
nước, được viết và xuất bản bởi Engels năm 1884 từ các ghi chú mở rộng của
Marx trong những năm ngay trước lúc Marx chết, năm 1883. Các lập luận chính của
cuốn sách này là:
1.
Sự lệ thuộc của phụ nữ phải là kết quả của cơ cấu sinh
học của cô ta, được cho là không biến đổi, mà từ các xếp đặt xã hội có một lịch
sử rõ ràng và có thể truy nguyên, các xếp đặt được cho là có thể thay đổi.
(Riêng mỗi xác quyết này, đặt vào ngữ cảnh những niềm tin về phụ nữ trong thế
kỷ 19, làm cho cuốn sách có tính chất một văn bản của thuyết nữ quyền)
2.
Nền tảng về mặt quan hệ đối với sự lệ thuộc của phụ nữ
nằm ở gia đình, một thể chế mà tên của nó theo nghĩa thích hợp của từ La-tinh
là sự giúp việc, bởi vì gia đình khi tồn tại trong các xã hội phức hợp là một
hệ thống của các vai trò thống trị và lệ thuộc. Các đặc điểm chính của gia đình
trong xã hội phương Tây là nó tập trung vào đôi bạn đời và con cái của họ, được
đặt trong một hộ riêng lẻ; và nó có tính chất phụ hệ, với sự di truyền và của
cải thông qua nam giới, có tính chất phụ quyền, với thẩm quyền được dành cho
cánh đàn ông, và có tính chất một chồng một vợ, ít nhất do sự ràng buộc của
nguyên tắc rằng người vợ chỉ có quan hệ tính dục với chồng của mình. Tiêu chuẩn
gấp đôi cho phép đàn ông có sự tự do tính dục lớn hơn nhiều. Trong một thể chế
như thế - đặc biệt là khi, ở gia đình tầng lớp trung lưu, người phụ nữ không có
công việc nào ở bên ngoài căn hộ và không có sự độc lập về kinh tế – những
người phụ nữ thực tế chỉ là những động sản hay vật sở hữu của các ông chồng của
họ.
3.
Xã hội chính thống hoá hệ thống gia đình bằng cách xác
nhận rằng một cấu trúc như thế là thể chế cơ bản trong mọi xã hội. Điều này
thật ra là một xác nhận sai lầm, như
nhiều chứng cứ nhân loại học và khảo cổ học cho thấy. Đối với nhân loại ở thời
tiền sử không có các cấu trúc gia đình theo kiểu này. Thay vì thế, mọi người
liên kết với nhau trong một mạng lưới mở rộng: các gen- những tổ chức lớn giữa những người có cùng huyết thống. Hơn
nữa các mối liên hệ này được truy nguyên là theo chế độ mẫu hệ, vì mối liên hệ
trực tiếp của một người với mẹ người ấy dễ chứng minh hơn nhiều so với mối liên
hệ của người ấy với cha mình. Các gen,
nói cách khác, có tính chất mẫu hệ. Nó cũng có tính chất mẫu quyền, với quyền
lực quan trọng nằm trong tay người phụ nữ. Trong nền kinh tế săn bắt và hái
lượm sơ khai, họ có chức năng kinh tế độc lập và chủ yếu với vai trò là người
hái lượm, chế biến, cất giữ và phân phối các vật chất chủ yếu. Quyền lực này
được thực hiện trong các xếp đặt sinh hoạt tập thể và cộng đồng hợp tác, cộng
đồng trong tiêu dùng, nuôi nấng trẻ nhỏ, ra quyết định, và thông qua sự chọn
lựa tự do và không bị gây trở ngại các đối tượng yêu đương và tính dục ở cả nam
và nữ giới. Kiểu xã hội này, mà Marx và Engels mô tả theo một lối khác là chế
độ cộng sản nguyên thủy, thuộc vào một trong “Các nguồn gốc”, với một địa vị xã hội tự do và có quyền lực cho phụ
nữ.
4.
Các nhân tố phá hủy kiểu hình hệ thống xã hội này, tạo
ra cái mà Engels gọi là “sự bại trận mang tính chất lịch sử của nữ giới”, là
các nền kinh tế, cụ thể là sự thế chỗ cho nền kinh tế săn bắt, hái lượm bằng
nền kinh tế chăn nuôi, trồng trọt. Sự biến đổi làm nảy sinh ra sự tư hữu này
đưa tới tư tưởng và thực tế của các thành viên nhóm trong việc khẳng nhận các
tiềm năng chủ yếu của chính họ đối với sự sản xuất kinh tế. Chính đàn ông là
những kẻ định giá sự khẳng nhận này, rằng sự nhanh nhẹn, sức mạnh và sự độc
quyền đối với các công cụ nhất định đã tạo cho họ uy thế kinh tế. Với các thay
đổi này, đàn ông cũng, với tư cách là những người chiếm hữu của cải, phát triển
các nhu cầu không thể tránh khỏi cả về một lực lượng lao động phụ - đó là các nô lệ, tù binh, các bà vợ, hay trẻ con -
và về những người kế tục, những người sẽ là những phương tiện bảo quản và lưu
truyền của cải. Từ đó nảy sinh ra hình thái gia đình đầu tiên, một ông gia
trưởng và các nô lệ-giúp việc, các bà vợ-giúp việc, các con cái-giúp việc của
ông ta; một đơn vị trong đó người chủ nhân bảo vệ quyết liệt độc quyền tính
giao với các bà vợ của mình và do đó hẳn nhiên độc quyền đối với các kẻ thừa kế
của minh. Và các đứa con trai, cũng lại hỗ trợ cho hệ thống kiểm soát giới tính
này, vì nhờ nó mà chúng được độc quyền đối với của cải.
5.
Kể từ đó, sự bóc lột lao động đã phát triển thành các
cấu trúc thống trị ngày càng phức tạp, đặc biệt nhất là các quan hệ giai cấp;
trật tự chính trị được tạo ra để bảo vệ an toàn cho tất cả các hệ thống thống
trị này, và bản thân gia đình cũng tiến triển cùng với các chuyển biến lịch sử của các hệ thống kinh tế
và tư hữu thành một thể chế có tính chất đè nén và phụ thuộc, phản ánh mọi sự
bất công to lớn hơn của nền kinh tế chính trị và sự tiếp tục nâng cao mức độ lệ
thuộc của phụ nữ. Chỉ với sự phá hủy các quyền lợi tư hữu trong cuộc cách mạng
cộng sản chủ nghĩa sắp xảy ra phụ nữ mới có được sự tự do về xã hội, kinh tế,
chính trị và hành động cá nhân.
Cuốn Các nguồn gốc đã bị thách thức bởi các
nhà nhân loại học và khảo cổ học về các cứ liệu và bởi thuyết nữ quyền vì sự thất bại theo nhiều cách khác
nhau trong việc hiểu thấu độ phức tạp hoàn toàn của sự áp bức phụ nữ. Nhưng
trong việc đưa ra xác quyết rằng phụ nữ bị áp bức, trong việc phân tích sự áp
bức này được duy trì bởi gia đình, một thể chế gần như được xem là có tính chất
thiêng liêng bởi các bộ phận nắm quyền lực của xã hội, như thế nào; và trong
việc truy nguyên các phân nhánh của sự lệ thuộc này đối với địa vị kinh tế và
xã hội của phụ nữ, cuốn Các nguồn gốc
đã đưa ra một lý thuyết xã hội học hùng hồn về sự bất bình đẳng phái tính, một
lý thuyết đối lập sâu sắc với lý thuyết theo dòng chủ đạo của Parsons.
Thuyết nữ quyền Marxian đương thời. Các nhà nữ
quyền Marxian đương thời gắn các quan hệ phái tính vào trong cái mà họ xem là
một cấu trúc cơ bản hơn của hệ thống giai cấp và đặc biệt là trong cấu trúc của
hệ thống giai cấp chủ nghĩa tư bản hiện thời. Từ lợi điểm lý thuyết này, phẩm
chất của mỗi đời sống cá thể là một sự phản ánh trước tiên về vị trí giai cấp
của anh ta hay cô ta, và thứ hai mới đến phái tính của anh ta hay cô ta. Những
phụ nữ thuộc các thành phần xuất thân giai cấp khác nhau có ít kinh nghiệm sống
nói chung hơn là những phụ nữ thuộc một giai cấp cụ thể nào đó có với những
người đàn ông cùng giai cấp với họ. Ví dụ, trong các kinh nghiệm được quyết định bởi giai cấp cũng như
trong các quan tâm của họ, những người phụ nữ tầng lớp thượng lưu, giàu có
tương phản hẳn với những phụ nữ thuộc tầng lớp lao động nghèo nàn nhưng có
chung nhiều kinh nghiệm và quan tâm với những người đàn ông thuộc tầng lớp
thượng lưu, giàu có. Đưa ra xuất phát điểm này, các nhà nữ quyền Marxian ghi
nhận rằng trong bất cứ giai cấp nào, phụ nữ có ít thuận lợi hơn nam giới trong
việc tiếp nhận các hàng hoá vật chất, quyền lực, địa vị, và các khả năng đối
với sự tự thể hiện tiềm năng. Các nguyên nhân của sự bất bình đẳng này nằm
trong tổ chức của bản thân chủ nghĩa tư bản.
Dấu ấn của sự bất bình đẳng phái tính
trong hệ thống giai cấp hiển nhiên là đơn giản và rõ ràng nhất trong giai cấp
thống trị của chủ nghĩa tư bản đương thời, giai cấp tư sản. Những người đàn ông
thuộc giai cấp tư sản làm chủ các tiềm năng sản xuất và tổ chức của nền công nghệ
sản xuất, nền nông nghiệp thương mại hoá và mậu dịch trong nước và quốc tế. Phụ
nữ thuộc giai cấp tư sản không chiếm hữu mà bản thân họ cũng là vật sở hữu. Và
những người đàn ông giai cấp hiểu ở cấp độ sâu sắc nhất nghệ thuật chiếm hữu.
Phụ nữ là loại hàng hoá hấp dẫn và riêng biệt trong một quá trình trao đổi đang
diễn tiến giữa những người đàn ông, và thường là một phương tiện của các liên
minh tài sản giữa những người đàn ông. Phụ nữ thuộc giai cấp tư sản sinh sản và
dạy dỗ các con trai, để chúng sẽ kế thừa các tiềm năng kinh tế xã hội của cha
chúng. Họ cũng cung cấp các sự phục vụ về tình cảm, xã hội, và tính dục cho những người đàn ông cùng giai
cấp. Đổi lại, họ được tưởng thưởng bằng một
nếp sống sang trọng tương ứng. Họ là, theo cách nói của Rosa Luxemburg,
”loài ký sinh của loài ký sinh”.
Sự bất bình đẳng phái tính trong các giai
cấp lao động cũng có chức năng đối với chủ nghĩa tư bản và do đó được các nhà
tư bản duy trì. Phụ nữ làm công ăn lương, vì địa vị xã hội thấp kém của họ,
được trả lương một cách eo hẹp, và vì nhận thức của họ về sự ngoài lề của bộ
phận tầng lớp lao động, khó mà kết hợp lại trong công đoàn. Do vậy, họ phục vụ
như một nguồn lợi không có tính chất cưỡng kháng đối với các giai cấp cầm
quyền. Hơn nữa, vì tình trạng bên lề của khu vực làm công, họ trở nên một bộ
phận quan trọng của lực lượng lao động dự bị, với ý nghĩa là một nhóm lao công
có thể lựa chọn, hành động như là một mối nguy cơ và một là cái phanh hãm đối
với các yêu cầu của lực lượng công nhân nam giới. Với tư cách là các bà vợ, bà
mẹ, phụ nữ đã hỗ trợ một cách vô ý thức cho quá trình tạo ra lợi nhuận của giai
cấp tư sản khi thực hiện chức năng người tiêu thụ các hàng hoá và dịch vụ gia
đình và người theo dõi không ăn lương trợ giúp và che đậy các giá trị thực sự
của sự tái sản xuất và duy trì lực lượng lao động. Cuối cùng, nhưng đối với các
nhà Marxian là ít có ý nghĩa quan trọng, các bà vợ của những người làm công ăn
lương cung cấp cho chồng mình một tí chút kinh nghiệm quyền lực cá nhân, đền bù
cho sự vô quyền lực của họ trong xã hội. Họ là, nói cách khác, “nô lệ của những
người nô lệ”.
Như chúng ta
đã thấy, nhận thức của các nhà nữ quyền Marxian đã được vận dụng vào “lý thuyết
các hệ thống thế giới” trên cơ sở thuyết Marxian, được phát triển một cách đáng
chú ý nhất bởi Immanuel Wallerstein. Lý thuyết các hệ thống thế giới của các
nhà nữ quyền Marxian mô tả và lý giải kinh nghiệm của phụ nữ về sự bất bình
đẳng trên cơ sở giai cấp chịu ảnh hưởng và được tăng mức độ sâu sắc bởi vị trí
của họ trong hệ thống toàn cầu ra sao.
Phụ nữ ở các khu vực ngoại biên trên toàn cầu
(nghĩa là, bị kiểm soát hay lệ thuộc về mặt kinh tế) có một kinh nghiệm
về sự bất bình đẳng trên cơ sở giai cấp khác với phụ nữ ở các khu vực trung tâm
(nghĩa là, kiểm soát về mặt kinh tế).
Vậy, phụ nữ
không bình đẳng với nam giới không phải vì bất kỳ xung đột cơ bản và trực tiếp
nào về mối quan tâm giữa hai phái tính,
mà vì họ hoạt động trong một môi trường áp bức giai cấp, với các yếu tố kèm
theo của nó về sự bất bình đẳng về tài sản, sự bóc lột lao động và sự tha hoá.
Thực tế là trong bất kỳ giai cấp nào phụ nữ cũng có ít thuận lợi hơn nam giới,
ngược lại, dường như thuyết nữ quyền Marxian không đưa ra một nguyên nhân có
tính chất cấu trúc tại chỗ. Theo như thuyết nữ quyền Marxian, thực tế này được
tạo ra từ một bước ngoặt lịch sử bởi sự
sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy như Engels đã mô tả. Như vậy, giải pháp đối với
sự bất bình đẳng phái tính là sự phá hủy áp bức giai cấp. Sự phá hủy này sẽ đến
thông qua cách mạng bởi hành động của
một giai cấp công nhân đoàn kết, bao gồm cả nam và nữ. Bất cứ sự cổ động trực
tiếp nào để phụ nữ chống lại nam giới đều là phản cách mạng bởi vì nó phân chia
tiềm lực cách mạng của giai cấp công nhân. Một cuộc cách mạng của giai cấp công nhân nhằm phá hủy hệ thống
giai cấp bằng cách tạo ra mọi của cải của nền kinh tế của toàn thể cộng đồng
cũng sẽ giải phóng xã hội khỏi một phó phẩm của sự bóc lột giai cấp - sự bất
bình đẳng giới tính.
Sự áp bức phái tính
Mọi
lý thuyết về áp bức giai cấp mô tả hoàn cảnh phụ nữ như là hậu quả của mội quan
hệ quyền lực trực tiếp giữa nam và nữ, trong đó nam giới có những quan tâm cơ
bản và cụ thể trong việc kiểm soát, sử dụng, nô dịch và áp bức phụ nữ - nghĩa
là trong việc thực hiện sự thống trị. Bằng sự
thống trị, các lý thuyết gia áp bức muốn nói tới bất kỳ quan hệ nào trong
đó một bên (cá thể hay tập thể) là kẻ
thống trị (the dominant), thành công trong việc làm cho bên kia, bên lệ thuộc (the subordinate) trở thành một công cụ của ý chí của kẻ thống
trị, và chối bỏ không thừa nhận sự độc lập khách quan của bên lệ thuộc. Hoặc
trái ngược lại, từ quan điểm của kẻ lệ thuộc, đó là quan hệ mà trong đó tầm
quan trọng được ấn định của kẻ lệ thuộc duy nhất chỉ mang ý nghĩa như một công
cụ của ý chí của kẻ thống trị. Hoàn cảnh của phụ nữ, như vậy, đối với các lý
thuyết gia áp bức, chủ yếu là bị sử dụng, kiểm soát, nô dịch và áp bức bởi nam
giới. Khuôn mẫu của sự áp bức này kết hợp chặt chẽ theo những phương cách sâu
sắc và có tính chất thâm nhập nhất vào bên trong sự tổ chức của xã hội, một cấu
trúc cơ bản của sự thống trị thường được gọi là chế độ gia trưởng (patriarchy). Chế độ gia trưởng không phải là hệ
quả thứ cấp và ngoài dự tính một tập hợp các yếu tố khác nào đó - sinh
học, hay sự xã hội hóa, hay các vai trò giới tính của hệ thống giai cấp. Nó là một cấu trúc quyền
lực cơ bản được duy trì bởi một dự định có chủ ý và vững chắc. Thật sự, đối với
đa phần các lý thuyết gia áp bức, các khác biệt phái tính và sự áp bức phái
tính là các phó phẩm của chế độ gia trưởng.
Trong khi phần lớn các lý thuyết gia
nữ quyền thời kỳ đầu tập trung vào các vấn đề về bất bình đẳng phái tính,
một bước ngoặt của thuyết nữ quyền đương thời là mức độ và cường độ quan
tâm của nó đến sự áp bức. Đa số các lý thuyết gia nữ quyền đương thời ở một
phương diện nào đó tán thành lý thuyết áp bức, và các phát triển phong phú và
có tính chất cải tiến nhất về mặt lý thuyết trong thuyết nữ quyền đương thời
thuộc vào tác phẩm của nhóm lý thuyết gia này. Giờ đây chúng tôi quay sang ba
thể loại chính của thuyết áp bức: thuyết nữ quyền phân tâm, thuyết nữ quyền cấp
tiến và thuyết nữ quyền xã hội chủ nghĩa.
Thuyết nữ quyền phân tâm.
(Psychoanalytic Feminism) Các lý thuyết gia nữ quyền phân tâm cố gắng giải
thích chế độ phụ quyền bằng cách sử dụng các lý thuyết của Freud và những người
kế thừa tri thức của ông (al-Hibri, Benjamin, Chodorow, Dinnerstein, Kittay).
Các lý thuyết này, đã nói tới, mô tả lại và nhấn mạnh các động năng tình cảm
của cá tính, các tình cảm thường bị chôn sâu trong các khu vực tiềm thức hay vô
thức của tâm lý; chúng cũng làm nổi bật vai trò quan trọng của thời sơ sinh và
thơ ấu trong việc định khuôn các tình cảm này. Trong nỗ lực sử dụng các lý
thuyết của Freud, tuy nhiên, các nhà nữ quyền đã thực hiện một cách tân chủ yếu
về các kết luận của ông, vì bản thân Freud ai cũng biết là một người theo chế
độ gia trưởng. Ông thừa nhận sự phân biệt và bất bình đẳng phái tính, nhưng
không thừa nhận có áp bức phái tính. Phụ nữ đối với ông là những con người hạng
hai, có bản chất tâm lý tự nhiên chỉ làm họ phù hợp với một cuộc sống thấp hơn
cuộc sống được nam giới trải nghiệm. Các nhà lý thuyết nữ quyền, do đó, phải đi
theo những hướng khác nhau được ngụ ý trong lý thuyết Freud trong khi phản đối
các kết luận đặc thù phái tính của ông.
Các nhà nữ quyền phân tâm tiến hành
theo một mô hình gia trưởng. Như mọi lý thuyết gia áp bức khác, họ xem chế độ
gia trưởng là một hệ thống trong đó đàn ông nô dịch hóa phụ nữ, một hệ thống
chung, lan vào khắp các tổ chức của nó, kéo dài qua không gian và thời gian, và
được duy trì thành công dưới bề mặt cạnh tranh thỉnh thoảng xảy ra. Tuy nhiên,
điểm khác biệt của thuyết nữ quyền phân tâm, là quan điểm rằng trong hệ thống
này, thông qua các hoạt động cá nhân hàng ngày của họ, tất cả những người đàn
ông làm việc liên tục và có năng suất để tạo tác và duy trì nó. Phụ nữ chỉ đôi khi kháng cự, nhưng người ta phát
hiện rằng thường là họ ngầm mặc nhận hoặc tích cực hoạt động ở vai trò lệ thuộc
của họ. Vấn đề rắc rối mà thuyết nữ quyền phân tâm đưa ra xử lý là tại sao nam
giới bỏ ra một năng lượng to lớn và liên tục nhằm duy trì chế độ gia trưởng, và
tại sao lại không có một năng lượng bù đắp về phần những người phụ nữ.
Trong khi tìm kiếm một lý giải cho
vấn đề trên, các lý thuyết gia này lý luận rằng có một sự tính toán có ý thức
về các lợi ích thực tiễn đủ để nam giới ủng hộ cho chế độ gia trưởng. Sự huy
động về mặt nhận thức dường như không
phải là một nguồn thỏa đáng đối với năng lượng căng thẳng mà những người đàn
ông tập trung cho chế độ gia trưởng, đặc biệt bởi vì, dưới ánh sáng của năng
lực đấu tranh và phê bình của con người, không phải lúc nào và ở bất kỳ nơi đâu
họ cũng chắc chắn rằng chế độ gia trưởng là không có giá trị tương xứng đối với
họ. Hơn nữa, một lý luận bám víu vào sự theo đuổi mối tư lợi có tính chất nhận
thức sẽ cho rằng phụ nữ được cổ động một cách mạnh mẽ để chống lại chế độ gia
trưởng. Thay vì thế, các lý thuyết gia này nhìn tới những khía cạnh tâm lý được
những người theo thuyết Freud minh họa lại một cách hữu hiệu: khu vực các tình
cảm của con người, của các khát vọng và những nỗi sợ hãi được nhận thức mơ hồ
hoặc không được nhận thức, của chứng loạn thần kinh chức năng và bệnh lý. Ở đây
người ta phát hiện một nguồn đã được chứng minh về mặt lâm sàng của năng lực
phi thường và sự suy nhược, một thứ chìm sâu vào các cấu trúc tâm thần đến nỗi
chúng không thể được nhận thức và điều khiển bởi ý thức của cá thể. Trong việc
tìm kiếm các nền tảng của chế độ gia trưởng, các nhà nữ quyền phân tâm đã nhận
diện hai lý giải khã dĩ cho sự thống trị của đàn ông đối với phụ nữ: sự sợ hãi
cái chết và môi trường xã hội-tình cảm trong đó tính cách của đứa trẻ được định
hình.
Nỗi sợ hãi cái chết, sự chấm dứt tồn
tại của một cá tính của con người, được nhìn theo quan điểm của thuyết phân tâm
học như là một trong những vấn đề tồn tại mà bất kỳ ai, ở bất kỳ nơi nào cũng
đều phải đương đầu, và là cái làm cho bất kỳ ai, trong cuộc chạm trán này đều
trải qua một sự khủng khiếp. Các lý thuyết gia nữ quyền phát triển nội dung này lý luận rằng do
sự thực hiện có tính bản chất và kéo dài trong việc mang thai, sinh nở ra cuộc
sống mới của những người phụ nữ, do đó họ ít bị áp lực hơn nhiều so với nam
giới bởi nhận thức về cái chết của họ. Tuy nhiên, nam giới phản ứng với nỗi
kinh hoàng sâu thẳm trước dự đoán về sự tuyệt diệt cá nhân của họ, đã tiến hành
một chuỗi biện pháp tự vệ, mà tất cả những thứ này đã dẫn tới sự thống trị của
họ đối với nữ giới. Nam giới bị thôi thúc phải tạo ra những thứ có thể kéo dài
cuộc sống của họ - nghệ thuật và kiến trúc, tài sản và vũ khí, khoa học và tôn
giáo. Rồi tất cả những thứ này lại trở thành những tiềm năng nhờ đó họ thống
trị nữ giới (và thống trị lẫn nhau). Họ cũng bị thôi thúc - một phần bởi sự đố
kỵ của vai trò tái sản sinh của nữ giới, một phần bởi khát vọng mãnh liệt của
riêng họ đối với sự bất tử thông qua con
cái - để tìm cách kiểm soát chính quá trình tái sinh sản. Họ xác quyết quyền
làm chủ đối với phụ nữ, tìm cách kiểm soát thân thể những người phụ nữ, và đặt
ra xác quyết thông qua các tiêu chí về tính chính thống và tính khuôn mẫu đối
với những sản phẩm của các thân thể đó - các đứa bé. Cuối cùng, bị thôi thúc
bởi nỗi sợ hãi, nam giới tìm cách phân cách họ khỏi mọi thứ nhắc cho họ nhớ tới cái chết: sự sinh sản,
bản chất, hoạt động giới tính, thân thể con người và các chức năng tự nhiên của
họ. Và phụ nữ, bởi sự gắn liền của họ đối với những thứ đó làm cho họ trở thành
biểu tượng của tất cả các thứ đó. Các phương diện đó của sự tồn tại phải bị
khước từ, ngăn chặn, và kiểm soát cũng như
nam giới thường xuyên tìm cách cách ly khỏi, chối bỏ và ngăn chặn cái
chết của họ. Và những người phụ nữ - biểu tượng cho tất cả các đề tài cấm kỵ
đó, cũng bị đối đãi giống như chúng: bị sợ hãi, bị né tránh, bị kiểm soát.
Chủ đề thứ hai trong thuyết nữ quyền
phân tâm tập trung vào hai mặt của thời kỳ phát triển trẻ thơ: (1) Giả thiết
rằng loài người trưởng thành bằng cách học hỏi để cân bằng mối căng thẳng không
bao giờ giải quyết được giữa khát vọng được tự do hành động – sự cá tính hóa (individuation) - và khát
vọng được công nhận bởi một kẻ khác - sự
thừa nhận (recognition) và (2) thực tế có thể quan sát thấy rằng trong mọi
xã hội trẻ sơ sinh và trẻ em trải nghiệm bước phát triển cơ bản và sớm nhất của
chúng trong một mối quan hệ gần gũi, mật thiết, không gián đoạn với một người
phụ nữ-mẹ hoặc bảo mẫu của chúng. Vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trong một thời
gian đáng kể thiếu ngay cả một công cụ cơ bản nhất để nhận thức kinh nghiệm là
ngôn ngữ, các cá thể trải nghiệm các giai đoạn sớm nhất của sự phát triển tính
cách của chúng như là một mớ hỗn độn các tình cảm sơ khai: sợ, yêu, ghét, vui,
giận dữ, mất mát, ước ao. Các hệ quả về mặt tình cảm của các kinh nghiệm sơ
khai này ở lại mãi trong mọi người như là các “ký ức cảm giác” mạnh mẽ nhưng thường là vô ý thức. Trung tâm của cái còn lại đó một mớ các cảm
giác mâu thuẫn sâu sắc đối với người phụ nữ/người mẹ/người săn sóc: nhu cầu, sự
phụ thuộc, tình yêu, sự chiếm hữu, nhưng cũng đồng thời là nỗi sợ và phẫn nộ
đối với khả năng ngăn trở của bà ta đối với ý chí của cá thể. Quan hệ của trẻ
con đối với người cha/đàn ông có tính chất thỉnh thoảng, thứ yếu và không gắn
bó về mặt tình cảm. Từ sự khởi đầu này, đứa bé trai, lớn lên trong một nền văn
hóa tích cực đề cao giá trị nam giới và hạ thấp giá trị nữ giới, và ngày càng
nhận thức về nam tính của mình, sẽ nỗ lực đạt tới một sự phân ly nhanh chóng và
vụng về khỏi sự đồng nhất với người mẹ/phụ nữ. Sự cách ly có nguyên nhân về mặt
văn hóa này không chỉ là có tính chất bất công mà còn có tính chất phá hủy ở
các hệ quả của nó. Ở tuổi trưởng thành, những cảm xúc mang lại từ thời thơ ấu
đối với phụ nữ - nhu cầu, yêu, ghét, chiếm hữu - tiếp năng lực cho người đàn
ông truy lùng một người đàn bà của chính mình, một người đáp ứng cho các nhu
cầu tình cảm của hắn, thế nhưng phụ thuộc vào và bị kiểm soát bởi hắn - nghĩa
là, hắn có một sự thôi thúc để thống trị
và thấy sự công nhận lẫn nhau là điều khó khăn. Đứa bé gái, cùng chịu những cảm
giác tương tự đối với người mẹ/phụ nữ, phát hiện ra sự đồng nhất về nữ tính của
nó trong một nền văn hóa hạ thấp giá trị phụ nữ. Nó trưởng thành với những cảm
giác tích cực và tiêu cực trộn lẫn vào nhau về bản thân và về mẹ/phụ nữ và mâu
thuẫn đó làm tiêu mòn đi tiềm năng của nó để phản kháng lại sự lệ thuộc xã hội
của bản thân. Nó tìm cách giải quyết những tồn đọng tình cảm này ở tuổi trưởng
thành bằng cách đề cao các khả năng của mình đối với sự công nhận - thường là
có tính chất phục tùng trong những hành động thu hút tính giao với nam giới và
có tính trao đổi lẫn nhau thông qua tình bạn hữu láng giềng với nữ giới, và
thay vì tìm những người mẹ thế chỗ, cô gái này tái tạo lại quan hệ mẹ-con bằng
cách tự trở thành một người mẹ.
Các lý thuyết gia nữ quyền phân tâm
đã thành công trong việc mở rộng các lý giải của họ từ tính cách cá thể ra nền văn hóa - hoặc, ít
nhất, là nền văn hóa phương Tây. Sự nhấn mạnh của khoa học phương Tây về sự
cách biệt giữa “đàn ông” và “tự nhiên”, rằng đàn ông là kẻ thống trị tự nhiên
và rằng một “phương pháp khoa học” phát sinh từ các thái độ này và một chân lý
“khách quan” đầy hứa hẹn đã bị thách thức và được diễn dịch lại như một sự
phóng chiếu tự ngã cực đoan cá thể của đàn ông về khát vọng thống trị và nỗi sợ
hãi sự công nhận hiện thực chủ quan. Sự phê phán này được mang vào không chỉ
khoa học xã hội mà cả các lĩnh vực bất khả xâm phạm của khoa học tự nhiên có
tính “khách quan”. Cái được giới thiệu nghe như một phương pháp khách quan,
phân cách, có sự kiểm soát và không bị ảnh hưởng lúc này lại được diễn dịch như
là một kết quả xuất phát từ tính cách về mặt phái tính. Hơn nữa, các motif
trong văn hoá phổ thông - chẳng hạn sự xếp đặt vị trí lặp đi lặp lại cả về nội dung và hình ảnh của nam
giới với ý nghĩa là kẻ thống trị đối với nữ giới - được các lý thuyết gia phân
tâm diễn giải như là một dấu hiệu của sự
sụp đổ trong những căng thẳng tất yếu giữa một nhu cầu về sự cá tính hoá
và một nhu cầu về sự thừa nhận. Khi sự đổ vỡ này đạt tới một tỷ lệ vừa đủ,
trong một nền văn hoá hay một tính cách, nó sẽ tạo ra hai bệnh lý - kẻ thống
trị có cá tính cực đoan, kẻ chỉ “công nhận” người khác thông qua các hoạt động
kiểm soát, và kẻ lệ thuộc có cá tính dưới mức, kẻ từ bỏ hành động độc lập để
tìm một sự đồng nhất với tư cách là một ảnh phản chiếu của kẻ thống trị.
Rồi các lý thuyết gia nữ quyền phân
tâm lý giải sự áp bức phụ nữ trong phạm vi nhu cầu tình cảm sâu thẳm của nam
giới với việc kiểm soát nữ giới, một động cơ nảy sinh từ chứng loạn thần kinh
chức năng của nam giới bắt nguồn từ nỗi sợ cái chết và cảm giác mâu thuẫn với
những bà mẹ đã nuôi nấng họ. Nữ giới hoặc là thiếu các chứng loạn thần kinh đó,
hoặc là chịu đựng chúng, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, họ cũng không có đủ
năng lượng tương xứng để phản kháng lại sự thống trị. Các chứng cứ tâm thần lâm
sàng này ủng hộ cho lý luận rằng các chứng loạn thần kinh đó trong thực tế phổ
biến rộng rãi, ít nhất là trong các xã
hội phương Tây. Nhưng các lý thuyết này, trong việc rút trực tiếp từ các tình
cảm phổ quát của con người ra sự áp bức phụ nữ, đã thất bại trong việc khảo sát
các xếp đặt xã hội tại chỗ đã nối kết tình cảm và sự áp bức, và không đưa ra
được các tuyến khác nhau có thể tồn tại trong tình cảm, sự áp bức và các xếp
đặt xã hội. Nói rõ hơn, nhiều lý thuyết gia đã thảo luận về các giả thiết chưa
được ghi nhận về dân tộc, giai cấp, quốc tịch trong các lý
thuyết đó từ sự khái quát hoá của họ đối với kinh nghiệm của gia đình người da
trắng tầng lớp thượng lưu Bắc Đại Tây Dương. Chúng ta sẽ quay lại các mối quan
tâm này trong thảo luận về làn sóng nữ quyền thứ ba. Ngoài ra, vì các sơ sót này, lý thuyết nữ quyền phân tâm
ít đề ra các chiến lược cho sự thay đổi, có lẽ ngoại trừ khi chúng ta tái xây dựng lại các thực tiễn
chăm sóc trẻ của chúng ta và bắt đầu một sự tái hoạt động nào đó về mặt tâm
lý-văn hoá đối với định hướng của chúng ta đối với cái chết. Các lý thuyết gia
này như vậy đã đưa ra cho chúng ta một số nhận thức gợi mở để đi sâu vào sự
thấu hiểu các nguồn gốc của áp bức phái
tính, nhưng chúng đòi hỏi một sự chuẩn bị công phu hơn rất nhiều về cả các yếu
tố xã hội học cũng như các chiến lược thay đổi. Cả hai công việc này đã được thực
hiện trọn vẹn hơn bởi các dòng lý thuyết áp bức khác - thuyết nữ quyền cấp tiến
và thuyết nữ quyền xã hội chủ nghĩa.
Thuyết nữ
quyền cấp tiến. Thuyết nữ quyền cấp tiến dựa trên cơ sở hai niềm tin trung tâm có tính
chất tình cảm: (1) rằng phụ nữ hoàn toàn có giá trị tích cực với tư cách là phụ
nữ, một niềm tin được xác quyết để chống lại cái mà họ cho là sự hạ thấp một
cách phổ quát giá trị của người phụ nữ; và (2) rằng ở bất kỳ nơi nào phụ nữ
cũng bị áp bức một cách thô bạo như nhau, bởi hệ thống của chế độ gia trưởng.
(Atkinson, Bunch, Chesler, Daly, Douglas, Dworkin, Echols, French, Frye,
Griffin, Jeffrey, Millett, Rich). Trong hỗn hợp các tình cảm yêu thương và hờn
giận mãnh liệt này, các nhà nữ quyền cấp tiến tương tự như kiểu mang tính chiến
đấu nhiều hơn của các nhóm dân tộc và chủng tộc, các xác quyết của người Mỹ gốc
Phi rằng “đen là đẹp” hay “sự chứng kiến” đến tận chi tiết của những người Do
Thái sống sót sau nạn diệt chủng của chế độ Phát xít. Xây dựng trên nền tảng
những niềm tin chủ yếu này, các nhà nữ quyền cấp tiến đề ra một lý thuyết về sự
tổ chức xã hội, sự áp bức phái tính và các chiến lược cho sự thay đổi.
Các nhà nữ quyền cấp tiến thấy các
cấu trúc cơ bản nhất trong mọi các thể chế và các xã hội là sự tính giao dị
giới, giai cấp, đẳng cấp, củng tộc, dân tộc, lứa tuổi và phái tính - các hệ
thống áp bức mà trong đó một số người thống trị những người khác. Trong tất cả
các hệ thống của sự thống trị và sự lệ thuộc này, cấu trúc cơ bản nhất của sự
áp bức là phái tính, hệ thống của chế độ gia trưởng. Về mặt lịch sử, chế độ gia
trưởng không chỉ là cấu trúc đầu tiên của sự thống trị và sự lệ thuộc, mà nó
còn tiếp tục là hệ thống lâu bền và phổ biến nhất của sự bất bình đẳng, mô hình
xã hội cơ bản của sự áp bức (Lerner). Thông qua sự tham dự vào chế độ gia
trưởng, nam giới học được cách thức coi
khinh người khác, xem họ không phải là con người, và kiểm soát họ. Trong chế độ
gia trưởng nam giới nhìn nhận và nữ giới học được sự lệ thuốc là như thế nào.
Chế độ gia trưởng tạo ra tội lỗi và sự kềm hãm, chứng bạo dâm và chứng khổ dâm,
sự mánh khóe và sự dối trá, tất cả các thứ đó đưa nam giới và nữ giới tới các
hình thức khác của sự chuyên quyền độc đoán. Chế độ gia trưởng, đối với các nhà
nữ quyền cấp tiến, là cấu trúc ít được chú ý nhất nhưng lại là cấu trúc quan
trọng nhất đối với sự bất bình đẳng xã hội.
Trung tâm của phân tích này là sự
hình dung chế độ gia trưởng như là bạo lực được thực hiện bởi nam giới và các
tổ chức do nam giới thống trị nhằm chống lại nữ giới. Bạo lực không phải lúc
nào cũng ở dưới hình thức của sự tàn ác
công khai về vật chất. Nó có thể được ẩn giấu trong các thực tiễn phức tạp hơn
của sự bóc lột và sự kiểm soát; trong các tiêu chuẩn về thời trang và sắc đẹp;
trong các tư tưởng chuyên chế về tình mẫu tử, chế độ đơn hôn, trinh tiết, sự
đồng giới tính giao; trong sự quấy rối tình dục ở công sở; trong các thực hành
phụ khoa, sản khoa và tâm lý liệu pháp; trong các công việc nội trợ nặng nhọc
và các công việc có mức lương chết đói (Mackinnon, Rich, Wolf). Bạo lực tồn tại
ở bất cứ nơi nào có một nhóm kiểm soát theo các quan tâm của bản thân nó các
biến đổi của cuộc sống, các môi trường, các hành động và nhận thức của một nhóm
khác, như là nam giới đối với nữ giới.
Nhưng nội dung chủ yếu của bạo lực
với ý nghĩa là một sự tàn ác về vật chất công khai nằm ở trung tâm của sự kết
nối của thuyết nữ quyền cấp tiến giữa chế độ gia trưởng với bạo lực : sự cưỡng
hiếp, lạm dụng tình dục, nô lệ tình dục trong tệ nạn mãi dâm cưỡng bức, sự lạm
dụng vợ, sự loạn luân, sự gạ gẫm tình dục với trẻ em, sự cắt bỏ tử cung và các
hình thức giải phẩu cấp tiến cực đoan khác, và chứng bạo dâm hiển hiện trong
phim khiêu dâm, tất cả các thứ này được kết nối với các thực tiễn có tính chất
lịch sử và văn hóa chéo của sự hỏa thiêu những người phù thủy, sự ném đá đến
chết những người thông dâm, sự ngược đãi những người phụ nữ đồng tính ái, tệ
giết trẻ gái sơ sinh, tục bó chân của phụ nữ Trung Hoa, sự cưỡng bức tự sát các
góa phụ người Ấn Độ, sự tàn ác trong thực hành cắt bỏ âm vật của phụ nữ (Barry,
Bart và Moran, Buchwald, Fletcher và Roth, MacKinnon, Scully). Thông qua tầm
nhìn cấp tiến, chúng ta được đưa ra một hình ảnh về người phụ nữ đẫm máu và bị
cắt xén như các thể hiện có thể trông thấy cái mà chế độ gia trưởng đã thực
hiện.
Chung quy lại, chế độ gia trưởng tồn
tại như là một hình thức xã hội gần như phổ quát bởi vì nam giới có thể tập
trung tiềm năng quyền lực cơ bản nhất, lực lượng vật chất, để thiết lập sự kiểm
soát. Một khi chế độ gia trưởng đã ổn định vị trí, các tiềm năng quyền lực khác
- kinh tế, ý thức, pháp luật và tình cảm - cũng có thể bị sắp xếp theo hàng ngũ
để duy trì nó. Nhưng bạo lực vật chất luôn luôn ẩn chứa sự phòng vệ tối hậu của
nó, trong cả các quan hệ liên nhân vị và liên nhóm, bạo lực đó được tái sử dụng
nhiều lần để bảo vệ chế độ gia trưởng khỏi sự phản kháng của cá nhân và tập thể
phụ nữ. (Caputi, Faludi)
Nam giới tạo ra và duy trì chế độ
gia trưởng không chỉ vì họ có các tiềm năng để làm điều đó, mà cũng vì họ có
một quan tâm thật sự đến việc buộc phụ nữ phải tuân phục như là những công cụ.
Chẳng hạn, phụ nữ là phương tiện hiệu quả độc nhất vô nhị để nam giới thỏa mãn
khát vọng tình dục của nam giới. Ngoài ra, thân thể của họ chủ yếu là để sản
xuất ra trẻ con, những người sẽ đáp ứng cả những nhu cầu về mặt thực tiễn, và,
như các nhà phân tâm học đã chỉ ra, về mặt tinh thần cho nam giới. Phụ nữ là
một lực lượng lao động hữu ích, như những người Marxian đã lưu ý. Họ cũng là
những dấu hiệu trang sức cho địa vị và quyền lực của nam giới. Vì là những bạn
đồng hành bị kiểm soát một cách cẩn trọng với cả nam giới trưởng thành cũng như
trẻ con, họ là những thành viên thú vị, là nguồn hỗ trợ về tình cảm, và là
những vật làm nền có ích, để củng cố mãi nhận thức của nam giới về ý nghĩa quan
trọng trung tâm trong xã hội của họ. Các chức năng hữu ích này cũng có nghĩa là
nam giới ở bất cứ nơi đâu cũng tìm cách duy trì sự phụ thuộc của phụ nữ. Nhưng
các hoàn cảnh xã hội khác nhau tạo ra các trật tự khác nhau đối với các chức năng đó và do đó
dẫn tới các khác biệt văn hóa chéo nhau trong việc định khuôn chế độ gia
trưởng. Các nhà nữ quyền cấp tiến, không giống như các nhà nữ quyền phân tâm,
vừa đưa ra một lý giải về sự áp bức phái tính phổ quát, vừa đưa ra một mô hình
để nhận thúc các dạng khác biệt văn hóa chéo nhau trong sự áp bức này.
Chế độ gia trưởng sẽ bị đánh bại như
thế nào? Các nhà cấp tiến cho rằng một cuộc đánh bại như thế phải được bắt đầu
với một sự tái tạo về cơ bản đối với ý thức của phụ nữ, để mỗi người đều nhận ra giá trị và sức mạnh của họ; để phản
kháng lại áp lực của chế độ gia trưởng xem họ là yếu ớt, phụ thuộc và thứ cấp;
và để cùng hoạt động trong khối thống
nhất với các phụ nữ khác, bất kể những khác biệt giữa họ, thiết lập một nền tảng kết nghĩa chị em rộng lớn cùng
chung niềm tin, sự hỗ trợ, sự tán đồng và bảo vệ lẫn nhau. Với tình kết nghĩa
đã ổn định này, hai chiến lược sẽ tự nó xuất hiện: một sự đối mặt có tính chất
phê phán với bất kỳ bộ mặt nào của sự thống trị gia trưởng ở bất kỳ nơi nào
chạm trán với nó; và một mức độ của chính sách ly khai khi phụ nữ lui vào trong
họat động doanh thương do phụ nữ điều hành, vào các công việc nội trợ, các tập
thể, các trung tâm sáng tạo nghệ thuật, các quan hệ tự do luyến ái đồng tính
nữ. Thuyết nữ quyền luyến ái đồng tính, với tư cách là một nhánh chủ yếu của
thuyết nữ quyền cấp tiến, là sự thực hành và niềm tin rằng “sự tận tâm về tình
ái và tình cảm đối với phụ nữ là một phần của sự phản kháng lại chế độ thống
trị gia trưởng”. (Taylor và Rupp)
Người ta đánh giá thuyết nữ quyền
cấp tiến như thế nào? Về mặt tình cảm mỗi người trong chúng ta sẽ phản ứng với
nó theo mức độ cấp tiến của bản thân chúng ta, một số xem nó có tính phê phán
cực đoan, còn số khác hoàn tòan bị thuyết phục. Nhưng trong một nỗ lực đánh giá
về mặt lý thuyết, người ta cần lưu ý rằng thuyết nữ quyền cấp tiến kết hợp các
lập luận được đưa ra bởi cả các nhà nữ quyền Marxian và nữ quyền phân tâm về
các nguyên nhân đối với sự phụ thuộc của phụ nữ, thế nhưng đã đi ra khỏi các lý
thuyết này. Nó là thể rộng nhất của các dòng lý thuyết nữ quyền khác nhau mà
cho đến nay chúng ta tiếp xúc. Các nhà nữ quyền cấp tiến đã thực hiện các khảo
sát quan trọng để hỗ trợ cho luận đề của họ rằng chế độ gia trưởng chung quy là
dựa vào sự thực hành bạo lực chống lại phụ nữ. Họ cũng có một tư tưởng có lẽ là
một chương trình thay đổi chưa hoàn thành. Họ đã có thiếu sót trong ưu tiên tập
trung vào chế độ gia trưởng. Vì tiêu điểm này có vẻ đã đơn giản hóa các thực
tiễn của sự tổ chức xã hội và sự bất bình đẳng xã hội, và do vậy đã tiếp cận
các vấn đề cải thiện thay đổi khá phi hiện thực. Nhóm thứ ba của các lý thuyết
áp bức, thuyết nữ quyền xã hội chủ nghĩa, đưa ra một phê phán dứt khoát về mối
quan tâm đơn diện của thuyết nữ quyền cấp tiến đối với chế độ gia trưởng.
Thuyết nữ
quyền xã hội chủ nghĩa. Thuyết nữ quyền
xã hội chủ nghĩa là một nhóm các trước tác đa dạng được hợp nhất bởi lịch trình
lý thuyết hơn là bởi những kết luận tồn tại độc lập. (Bartsky, Eisentein,
Frase, Hannsen và Philipson, Hartmann, Hartsock, Hennessey, Jaggar, MacKinnon,
D. Smith). Ba mục tiêu dẫn dắt thuyết nữ quyền XHCN tổng hợp về mặt lý thuyết
các lý thuyết Marxian, nữ quyền cấp tiến và hiện tượng luận là: (1) đạt được
một sự kết hợp độ rộng và sự chính xác để cho mọi hình thức áp bức đều được
khảo sát và sự khảo sát đó gắn bó với kinh nghiệm của phụ nữ; (2) phát triển
các phương pháp rõ ràng và tương thích đối với phân tích xã hội nhờ vào một
nhận thức mở rộng về chủ nghĩa duy vật lịch sử; và (3) coi các ý tưởng là tương đương với sự sản xuất vật chất trong
việc quyết định các vấn đề của con người. Các nhà nữ quyền XHCN đã đặt cho bản
thân một dự án chính thức nhằm đạt được một sự tổng hợp các lý thuyết nữ quyền
cũng như một bước mở rộng ra khỏi các lý thuyết đó. Nói cụ thể hơn, các nhà nữ
quyền XHCN tìm cách tập trung lại cái mà họ xem là hai truyền thống nữ quyền có
giá trị nhất: tư tưởng của thuyết nữ quyền Marxian và nữ quyền cấp tiến.
Xuất phát từ dự án tổng hợp này đã nảy sinh ra hai phân
nhánh của thuyết nữ quyền XHCN. Nhánh đầu tiên tập trung duy nhất vào sự áp bức phụ nữ và sự nhận thức nó theo một
cách thức kết hợp giữa tri thức về áp bức giai cấp (của chủ nghĩa Marx) và sự
áp bức phái tính (của thuyết nữ quyền cấp tiến). Thông qua giao điểm lý thuyết
này, các lý thuyết gia tìm cách lược đồ các điểm chung và các khác biệt trong
kinh nghiệm về sự lệ thuộc của phụ nữ. Thuật ngữ thường được sử dụng nhất bởi
các lý thuyết này đối với hệ thống mà họ mô tả là chế độ gia trưởng tư bản
(Eisenstein, Hartmann).
Nhánh thứ hai của thuyết nữ quyền
XHCN mô tả và lý giải mọi hình thức áp bức xã hội, sử dụng các kiến thức về các
hệ thống phân cấp phái tính và giai cấp như
là một cơ sở để từ đó khảo sát các hệ thống áp bức, không chỉ tập trung
vào phái tính và giai cấp mà cả chủng tộc, dân tộc, lứa tuổi, sở thích tính
dục, và vị trí trong hệ thống thứ bậc toàn cầu của các quốc gia. Thuật ngữ
thường được sử dụng đối với các hệ thống này là sự thống trị (mà chúng ta đã
thảo luận ở đầu chương). Phụ nữ vẫn là trung tâm của tiếp cận lý thuyết này
theo hai phương cách. Thứ nhất, như ở tất cả các thuyết nữ quyền, sự áp bức phụ
nữ vẫn còn là một đề tài chủ yếu đối với sự phân tích. Các nhà lý thuyết về sự
thống trị có thể lược tả thậm chí còn tỉ mỉ hơn những lý thuyết gia về
chế độ gia trưởng tư bản các dạng khác nhau và sự hoán vị trong sự áp bức này.
Thứ hai, vị trí của phụ nữ và kinh nghiệm về thế giới của họ là một lợi điểm
cho sự thống trị ở tất cả mọi hình thức của nó. Tuy thế, chung quy lại, các lý
thuyết gia này quan tâm tới tất cả các kinh nghiệm về sự áp bức, bởi nam giới hay cả bởi nữ giới. Họ
cũng khảo sát việc một số phụ nữ, bản thân họ bị áp bức, thế nhưng có thể tham
dự tích cực vào sự áp bức đối với các
phụ nữ khác như thế nào, ví dụ như phụ nữ da trắng ở xã hội Mỹ áp bức các phụ
nữ da đen. Thật ra, chiến lược của tất cả các nhà nữ quyền XHCN là đối đầu với
sự bất công và các thực hành áp bức trong bản thân cộng đồng phụ nữ
(Eisenstein, Lorde). Sự khảo sát này pha trộn với các lập luận của làn sóng nữ
quyền thứ ba.
Cả tiêu điểm về chế độ gia trưởng tư
bản cũng như về sự thống trị được kết nối với một sự tận tụy, dù là hiển hiện
hay tiềm tàng, với chủ nghĩa duy vật lịch sử với ý nghĩa là một chiến lược phân
tích (Jaggar). Chủ nghĩa duy vật lịch sử, một nguyên tắc cơ bản của trong lý
thuyết xã hội Marxian, chỉ ra lập trường rằng các điều kiện vật chất của đời
sống con người, bao gồm các hoạt động và các quan hệ làm sản sinh ra các điều
kiện đó, chính là các yếu tố chủ chốt định khuôn kinh nghiệm, cá tính, tư tưởng
và các xếp đặt xã hội của con người. Các nhà duy vật lịch sử cho rằng bất kỳ nỗ
lực nào trong phân tích xã hội phải truy nguyên trong các chi tiết lịch sử cụ
thể các đặc thù của những điều kiện vật chất của nhóm và các nối kết giữa các
điều kiện đó với các kinh nghiệm, các tính cách, các sự kiện, các ý tưởng, và
các đặc điểm xếp đặt xã hội của nhóm. Trong việc nối kết chủ nghĩa duy vật lịch
sử với tiêu điểm về sự thống trị của họ, các lý thuyết gia XHCN cố gắng nhận ra
mục tiêu của họ về một lý thuyết khảo sát các sắp xếp xã hội của con người và
các sự thống trị rộng lớn nhất, thế nhưng vẫn tận lực đối với các phân tích
chính xác, cụ thể về mặt lịch sử của các xếp đặt vận chất và xã hội đã ấn định
các hoàn cảnh cụ thể của sự thống trị.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử, một xác
nhận tiêu chuẩn của thuyết nữ quyền XHCN cho thấy rõ sự vay mượn của trường
phái đối với tư duy Marxian. Nhưng trong việc vận dụng nguyên tắc này, các nhà
nữ quyền XHCN vượt ra khỏi các nhà Marxian
theo ba hướng chủ yếu: sự định nghĩa lại của họ về các điều kiện vật
chất, sự tái thẩm định giá trị về tầm quan trọng của ý thức hệ, và tiêu điểm
của họ vào sự thống trị. Trước hết, họ mở rộng ý nghĩa của các
điều kiện vật chất của đời sống con người. Các nhà Marxian chủ yếu ngụ ý
rằng các động lực kinh tế của xã hội, đặc biệt là các phương thức trong đó hàng
hoá đủ các kiểu được tạo ra và trao đổi trong thị trường. Trong những xếp đặt
khác nhau có tính chất bóc lột ở đây, làm cho một số trở thành người giàu và số
khác trở thành người nghèo, họ định vị các nguồn gốc của sự bất bình đẳng giai
cấp và xung đột giai cấp. Phân tích của thuyết nữ quyền XHCN bao gồm các động
lực kinh tế và, rộng hơn, cả các điều kiện khác đã tạo ra và duy trì cuộc sống
con người: thân thể của con người, giới tính của nó và mối liên quan trong việc
sinh nở và nuôi nấng con cái; sự duy trì gia đình, với những công việc không
lương, không được chú ý; sự nuôi dưỡng tình cảm; và sự sản sinh ra bản thân
kiến thức. Trong tất cả các hoạt động duy trì cuộc sống này, các xếp đặt có
tính chất bóc lột làm lợi cho một số người và làm bần cùng hoá một số khác. Sự
thấu hiểu trọn vẹn mọi xếp đặt có tính cơ bản này của sự sản xuất và sự bóc lột
là nền tảng chủ yếu cho một lý thuyết về sự thống trị.
Sự định nghĩa lại khái niệm về các điều kiện vật chất đã chuyển hoá giả thiết của những người
Marxian rằng con người là những nhà sản xuất ra các hàng hoá sang một nội dung rằng con người là những nhà
sáng tạo và kẻ duy trì toàn thể đời sống nhân loại. Bước chuyển biến này đưa
chúng ta tới điểm khác biệt thứ hai giữa chủ nghĩa duy vật lịch sử Marxian và
chủ nghĩa duy vật lịch sử được phát triển trong thuyết nữ quyền XHCN, đó là,
viễn cảnh của cái nói sau nhấn mạnh vào cái mà một số nhà Marxian có thể gọi
một cách tùy tiện là các hiện tượng thuộc về mặt tư tưởng hay tinh thần: ý
thức, động cơ, các tư tưởng, các định nghĩa xã hội về hoàn cảnh, kiến thức, ý
thức hệ, ý chí để hành động cho các quan tâm của cá thể hoặc để đồng ý với các
quan tâm của những người khác. Đối với các nhà nữ quyền XHCN tất cả những yếu
tố này có ảnh hưởng sâu sắc đến tính cách con người, hành động con người, và
các cấu trúc của sự thống trị được nhận thức thông qua hành động đó. Hơn nữa,
các khía cạnh này của tính chủ quan của con người được tạo ra bởi các cấu trúc
xã hội gắn bó chặt chẽ với, và cũng phức tạp và có tác động lớn như , các cấu
trúc tạo ra các hàng hoá kinh tế. Trong tất cả những cấu trúc này, các xếp đặt
có tính bóc lột làm giàu và tăng thêm quyền lực cho một số trong khi làm nghèo
đi và hạ thấp một số khác. Sự phân tích các quá trình định khuôn tính chất chủ
quan của con người là điều cốt yếu đối với một lý thuyết về sự thống trịvà sự
phân tích đó cũng có thể được gọt dũa cho chính xác bằng cách áp dụng các
nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật lịch
sử.
Khác
biệt thứ ba giữa các nhà nữ quyền XHCN và các nhà Marxian là đối tượng phân
tích đối với các nhà nữ quyền XHCN về cơ bản không chỉ là sự bất bình đẳng giai
cấp mà còn là sự đan xen phức tạp của
một loạt các bất công xã hội. Thuyết nữ quyền XHCN phát triển một chân dung của
sự tổ chức xã hội trong đó các cấu trúc công cộng của kinh tế, chính trị và hệ
tư tưởng tương tác với các quá trình riêng biệt của sự tái sản xuất, đời sống
gia đình, hoạt động tình dục và tính chất chủ quan của con người, để duy trì
một hệ thống thống trị đa diện. Để phân tích hệ thống này, các nhà nữ quyền
XHCN dao động qua lại giữa một lược đồ các hệ thống vĩ mô và một sự bóc lột chi
tiết, cụ thể về mặt hoàn cảnh của các kinh nghiệm trong cuộc sống bình thường
hàng ngày của những người bị áp bức. Chiến lược thay đổi của họ dựa trên quá
trình khám phá này, trong đó họ cố bao gồm các nhóm bị áp bức mà họ nghiên cứu,
và họ hy vọng thông qua đó cả các cá thể và các nhóm, theo những phương thức
khác nhau, sẽ học được cách hành động để theo đuổi sự giải phóng tập thể của
họ.
Một phê phán quan trọng của thuyết
nữ quyền XHCN, và thật ra của mọi thể nữ quyền đã mô tả, là dù đề ra các yêu
cầu giải phóng, họ có xu hướng bị định vị trong những giả thiết và các khát
vọng của những người phụ nữ da trắng tầng lớp cao Bắc Đại tây Dương. Trong
thuyết nữ quyền có một mối quan tâm đang lớn dần đối với các khó khăn về mặt
thực hành và lý thuyết đặt ra từ sự bóc lột đối với phụ nữ của một nhóm giai
cấp, chủng tộc, dân tộc bởi một nhóm phụ nữ khác. Vấn đề khó khăn này là tiêu
điểm của các nhà lý thuyết được thảo luận ở phần sau.
Làn sóng nữ
quyền thứ ba
Cụm từ “Làn sóng nữ quyền thứ ba” được dùng để nhận diện cái được xem là
một giai đoạn mới trong lịch sử lý thuyết nữ quyền, một giai đoạn đối lập với
“làn sóng thứ nhất” của các trước tác nữ quyền, đi cùng với sự cổ động cho
quyền đầu phiếu của phụ nữ từ giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, và “làn sóng thứ
hai” của giới học giả mở rộng, khởi đầu từ cuối những năm 1960 và kéo dài cho
đến hiện tại. Phần lớn các dạng lý thuyết nữ quyền khác nhau được điểm lại ở
đây đã lớn lên từ làn sóng thứ hai này, dù thuyết nữ quyền cấp tiến và XHCN
phần nào đó đi theo những chiều hướng do sự phát triển gần đây hơn của làn sóng
nữ quyền thứ ba đề ra. Hiện nay, các lý thuyết này của làn sóng thứ hai vẫn
đang cùng tồn tại về mặt thời gian và không gian và có một sự trao đổi qua lại
linh hoạt với các lập luận của làn sóng nữ quyền thứ ba.
Tầm quan trọng của một lý thuyết làn
sóng nữ quyền thứ ba trở nên hiển nhiên trong những năm 1980 và hiện đang thiết
lập một trong các lĩnh vực năng động và có tính trung tâm nhất của sự tăng
trưởng tri thức trong phạm vi lý thuyết nữ
quyền. Sự phát triển này thật sự là một chỉ báo thành công của phong
trào phụ nữ đương thời, một phong trào ngày càng trở nên toàn cầu hóa, đụng
chạm đến cuộc sống và trí tưởng tượng của phụ nữ trong nhiều khu vực của xã hội
Mỹ và đa số các nước trên thế giới. Quan tâm trọng yếu của làn sóng nữ quyền
thứ ba là những khác biệt giữa những người phụ nữ. Bám sát quan tâm này, các
nhà nữ quyền làn sóng thứ ba tái thẩm định giá trị và mở rộng thêm các vấn đề
mà làn sóng thứ hai đã mở ra, đồng thời tái đánh giá có phê phán các chủ đề và
khái niệm của các lý thuyết làn sóng thứ hai này. Các nhà nữ quyền làn sóng thứ
ba nhìn một cách có phê phán vào xu hướng các tác phẩm đã được thực hiện trong
những năm 1960 và 1970 để vận dụng một khái niệm phổ quát, chắc chắn về “phụ nữ”
với ý nghĩa một phạm trù về giống trong sự phân tầng và tập trung vào các hàm ý
thực tiễn và lý thuyết về các khác biệt giữa những người phụ nữ. Những khác biệt này được xem là được tạo nên
bởi một sự phân bố không đồng đều các hàng hóa sản phẩm và dịch vụ xã hội trên
cơ sở vị trí trong hệ thống toàn cầu, giai cấp, dân tộc, lứa tuổi và sở thích
tình cảm khi các yếu tố này tương tác với sự phân tầng giới tính.
Tiêu điểm về sự khác biệt này đã tạo
ra ít nhất ba lĩnh vực tác phẩm tri thức cụ thể hóa trong thuyết nữ quyền làn
sóng thứ ba: một mô tả về tính đa dạng của các kinh nghiệm của phụ nữ; một phê
phán đối với nhiều phạm trù cơ bản nhất chung cho cả thuyết nữ quyền hiện đại
và các phân tích xã hội; và một nỗ lực để lược tả thế giới trong phạm vi các
vector của sự lệ thuộc và đặc quyền –
phái tính, giai cấp, chủng tộc, lứa tuổi, dân tộc, vị trí toàn cầu, các sở
thích tình cảm - vừa tương tác về mặt cấu trúc vừa giao nhau về mặt động năng
trong cuộc sống của mọi người để tạo ra sự áp bức và sự bất bình đẳng. Trong
khi phần lớn các tác phẩm hiện nay trong nền trước tác phong phú cất tiếng nói
về tính đa dạng, nhát cắt về mặt lý thuyết là nằm trong phản ứng thứ ba, các lý thuyết về các vector của sự lệ
thuộc và đặc quyền.
Tính đa
dạng. Các trước
tác về tính đa dạng dựa trên niềm tin rằng sự thật về các quan hệ xã hội được
phát hiện tốt nhất là từ lợi điểm của những người bị áp bức (cả nam giới và nữ
giới), từ đó các lý do phải được bộc lộ ra. Các nhà nữ quyền làn sóng thứ ba
khảo sát các vấn đề phức tạp của hệ thống thống trị này bằng cách xem xét vị
trí của phụ nữ, những người bị áp bức nhất, nghĩa là, có ít đặc quyền nhất. Một
nguồn kiến thức đặc biệt có tính chất vén mở về các quan hệ xã hội thống trị đã
được chứng minh là của những người phụ nữ da màu Bắc Đại Tây Dương, những người
tự thấy mình nối kết mật thiết với những người kiểm soát và bóc lột họ trong
các hoàn cảnh lao động của cuộc sống gia đình, của công việc phục vụ được trả
công rất thấp, các công việc có tính chất tình dục, tình cảm và tái sản xuất,
được trả công hoặc không được trả công. Phụ nữ da màu thấy họ gắn bó gần gũi
với những người áp bức họ - như phụ nữ nói chung, những người da màu và người
nghèo. Họ có kinh nghiệm về “kẻ lạ bên trong” các nhóm thống trị. Các tác phẩm
cất tiếng nói về tính đa dạng có thể được xem là có ba kiểu chính. Thứ nhất, có
một thể tác phẩm khác thường về các phụ nữ xuất thân từ tầng lớp không có đặc
quyền, các phụ nữ “ở bên lề”. Các tác phẩm này bao gồm các trình bày của phụ
nữ Mỹ gốc Phi (Brewer, Golden, James và
Ousia, Zinn và Dill), phụ nữ La-tinh (Garcia, Hardy Fanta), phụ nữ Châu Á (Iwao), phụ nữ thổ dân (Allen);
những người đồng tính nữ (Phelan), những nữ công nhân (Cobble, Gabin, Luttrell,
Zandy, Gabaccia, Lamphere, Safa). Thứ hai, có một thể các nghiên cứu định vị
các phụ nữ này trong các thể chế như gia đình (Pemberton, Sherman, Waston,
Zavella) và lao động (Brinton, Rollins, Sacks, Sokoloff, Woody). Thứ ba là các
tác phẩm liền kề hoặc đan xen các lý giải về tính đa dạng của phụ nữ, tạo ra
trong tổng thể của chúng một chân dung lý thuyết về tính đa dạng (Anzaldua,
Aptheker, Grewal và Kaplan).
Phê phán. Các nghiên
cứu nỗ lực phê phán các khái niệm đang tồn tại trong thuyết nữ quyền là vay
mượn từ thuyết hậu hiện đại. Nhưng sự vay mượn đó có thể bị cường điệu hóa. Từ
lâu trước khi cuộc tranh chấp của nhà hậu hiện đại và phương pháp phá hủy trở
nên mang tính hàn lâm thông qua từ ngữ,
các nhà nữ quyền ở bên lề - các phụ nữ da màu, đồng tính nữ và công nhân
nữ - đã đặt dấu hỏi không chỉ về ý thức hệ giới tính và địa vị bất bình đẳng
của phụ nữ, mà rộng hơn, cả toàn bộ các hệ thống thống trị - chủ nghĩa phân
biệt về giới tính, về chủng tộc, về giai cấp, về luyến ái, chủ nghĩa đế quốc -
và ý thức sai lạc đặc thù đã dẫn phụ nữ dị tính ái người da trắng giai cấp trung
lưu sử dụng thuật ngữ “phụ nữ” như là một phạm trù cụ thể đối
lập với sự thống trị của nam giới trong khi làm ngơ các hành động áp bức của
chính họ đối với những phụ nữ không cùng giai cấp, chủng tộc và sở thích tính
cảm với họ. Phê phán này đã đặt ra các câu hỏi về cái mà chúng ta ngụ ý bởi các
phạm trù như “phụ nữ”, “phái tính”, và
“chủng tộc” (ví dụ, Butler, Kaninsky) và đã định nghĩa lại “màu da trắng” như
là một kiến trúc xã hội hơn là một sự kiện thuần túy từ đó các “chủng tộc khác”
xuất phát (Frankenberg, Ware). Các câu
hỏi này buộc những phụ nữ da trắng đánh giá lại thuyết nữ quyền mà họ sản sinh
ra với ý nghĩa là một lý thuyết về nữ quyền chứ không phải là chính bản thân
thuyết nữ quyền; trong sự đánh giá lại này, họ cố gắng xem xét cuộc cách mạng
mà họ đã tạo ra và đã không tạo ra được (Breines). Phê phán này cũng tập trung
vào sự đa dạng về kinh nghiệm trong các hành vi có vẻ phổ quát như “làm mẹ” và mở rộng các tác phẩm lý thuyết
chẳng hạn các nghiên cứu tâm lý-xã hội của Chodorow và Benjamin (Glenn, Chag và
Forcey, Mahoney và Yngvesson, Segura và Pierce, Zhang). Bản thân Chdorow cũng
đáp lại phê phán của làn sóng thứ ba bằng cách đánh giá lại tác phẩm của mình
trong một viễn cảnh văn hoá chéo.
Các vector
của sự áp bức và sự đặc quyền. Không câu hỏi học thuật nào về cái được mang ý nghĩa
là “phụ nữ”, “phái tính” và “sự khác biệt” đã loại trừ ra khỏi trung tâm của làn sóng nữ quyền thứ
ba niềm tin sâu sắc rằng “không phải tất cả khổ đau đều như nhau, rằng nỗi đau
có thể tính toán đo lường”. Sự tính toán này được quyết định bởi các giao điểm
trong đời sống của một cá thể về vị trí
toàn cầu, giai cấp, chủng tộc, dân tộc, lứa tuổi, sở thích tình cảm và các
chiều kích khác của sự phân tầng. Nhiều nghiên cứu nữ quyền hiện nay được dành
cho việc mô tả và lý giải giao điểm của các vector của sự áp bức và sự đặc
quyền như là một hiện tượng vĩ mô và một kinh nghiệm sống của cá thể. Các chủ
đề nghiên cứu bao gồm các quan hệ về phái tính và chủng tộc (L. Blum, Newman,
Strom, Turbin); về chủng tộc và sở thích tình cảm (Lorde); về phái tính, giai
cấp và chủng tộc (P. Collins, Cordova, Golden, Harris, Quadagno, Wade Gayles)
và về phái tính, giai cấp, chủng tộc, vị trí toàn cầu (Chinchilla, Momsen,
Scheper Hughes). Chung qui, các nghiên cứu này chỉ ra một hệ thống đan xen phức
tạp của giai cấp, chủng tộc, phái tính, sự áp bức và sự đặc quyền toàn cầu. Họ
chỉ ra rằng hệ thống áp bức này sinh ra các thái độ, hành động và tính cách có
tính chất bệnh lý trong phạm vi các chuỗi phân loại của cả kẻ áp bức và kẻ bị
áp bức. Rằng sự phản kháng đối với áp bức và bệnh lý định vị trước tiên ở nhu
cầu không nguôi của loài người đối với sự tự thể hiện tiềm năng bản thân một
cách trọn vẹn, và kế đến, một cách biện chứng, là tư cách thành viên của một
cộng đồng cụ thể của những người bị áp bức, những người mà văn hoá, sự nuôi
dưỡng con cái, các chiến lược sống còn của họ là điều cốt yếu đối với sự hoàn
hảo của các thành viên cá thể của cộng đồng này. Các lý thuyết về các vector
của sự áp bức và sự đặc quyền trực tiếp tạo cơ sở cho lý thuyết xã hội học nữ
quyền được giới thiệu ở phần kế tiếp.
MỘT LÝ
THUYẾT XÃ HỘI HỌC NỮ QUYỀN
Một nguyên tắc thực hành tri thức
của thuyết nữ quyền mà chúng tôi lấy làm điểm xuất phát đối với lý thuyết xã
hội học nữ quyền là không thể có các nhà quan sát vô tư. Ví dụ, các nhà xã hội
học quan sát sự tổ chức xã hội từ một lập trường về tính thuận lợi của quan hệ
xã hội. Do đó, chúng tôi phải nhận diện lập trường của mình như là các nhà nữ
quyền. Chúng tôi là các lý thuyết gia áp bức, nằm đâu đó giữa lý thuyết cấp
tiến và lý thuyết XHCN. Chúng tôi hoạt động trong phạm vi giao diện giữa thuyết
áp bức và làn sóng nữ quyền thứ ba, nhưng từ một vị trí tương đối có đặc quyền
của các nhà khoa học xã hội đang sống ở nước Mỹ hiện thời, thế nhưng không phải
là không bị xúc phạm với ý nghĩa là những người phụ nữ bởi chủ nghĩa vị chủng,
chủ nghĩa phân biệt lứa tuổi, và sự phân biệt về dị tính ái. Từ viễn cảnh này,
chúng tôi nhận diện bốn đặc điểm cơ bản của một xã hội học nữ quyền:
1.
Một xã hội học riêng biệt về kiến thức.
2.
Một mô hình riêng biệt về sự tổ chức xã hội ở cấp độ
xã hội vĩ mô.
3.
Một khảo sát về hoàn cảnh quan hệ của phụ nữ làm thay
đổi nhận thức xã hội học truyền thống về sự tương tác vi mô.
4.
Một sự xét lại về mô hình xã hội học chủ quan.
Cái mà chúng tôi giới thiệu ở đây là
sự tổng hợp các nguyên tắc cơ bản về một lý thuyết xã hội học nữ quyền đang nảy
sinh. Phạm vi của lý thuyết này được đề xuất tốt nhất bởi sự nhận diện các lý thuyết gia chủ yếu
của nó. Trước hết và trên hết, lý thuyết này hàm ơn của các tác phẩm phụ
nữ-trung tâm có tính chất tiên phong của Dorothy E. Smith. Những nhà nữ quyền
có đóng góp quan trọng cho sự tổng hợp này bao gồm Anzaldua, Benjamin, Bernard,
Chodorow, P.Collins, Gardiner, Gilligan, Haraway, Harding, Heibrun, Lorde, MacKinnon,
Rich, Stacey và Thorne. Gần như mọi tác phẩm về lý thuyết nữ quyền đều là lý
thuyết “nền tảng”’ nghĩa là, chúng giải thích kinh nghiệm sống của phụ nữ trong
phạm vi các xếp đặt có tính chất cấu trúc vĩ mô, vi mô hay các quan hệ liên
nhân vị, và ý thức cá thể. Ngoài ra, có một số tác phẩm khảo sát vận dụng và mở rộng lý thuyết được phát
triển dưới đây. Bao gồm các nghiên cứu về phái tính và các tổ chức (Acker,
Cockburn, Savage và Witz); về các công việc có lương và không lương của phụ nữ
(Abel, De Vault, Diamond, Glazer, Hochschild, Rubin, Tannen, Thorne); về thân
thể và ý thức (Bordo, Charmaz), và về ý thức phụ nữ trong một thời điểm lịch sử
(Sidel). Trong thập kỷ trước, lý thuyết nữ quyền hậu hiện đại đã bắt đầu chảy,
theo những đường hướng có ý nghĩa quan trọng, từ các môn văn học, triết học và
lịch sử, vào các thảo luận xã hội học nữ quyền - đặc biệt là về nhận thức luận
và các tính chất chủ quan của phái tính. Thảo luận của chúng tôi về tác động
của bước phát triển gần đây rút ra từ
Barrett và Philips, Butler, Flax, Fraser và Bartsky, Hartsock, Irving và
Longino.
Một xã hội
học nữ quyền về kiến thức
Lý thuyết xã học nữ quyền đặt trên
cơ sở một môn xã hội học về kiến thức có tính chất riêng biệt, nhánh xã hội học
này nghiên cứu kiến thức ở bản thân nó là một sản phẩm của các quan hệ xã hội
ra sao.
Một xã hội học nữ quyền về kiến thức
xem mọi sự vật mà mọi người gọi là “kiến thức của thế giới” là có bốn đặc điểm
chủ yếu: (1) Luôn luôn nó được phát hiện từ lợi điểm của một actor được đặt
trong một cấu trúc xã hội; (2), do vậy, nó luôn luôn có tính chất bộ phận và
thiên vị, không bao giờ là toàn bộ và khách quan; (3) nó khác biệt từ cá nhân
này sang cá nhân khác vì các khác biệt ở sự thể hiện và hoàn cảnh xã hội; (4)
nó luôn luôn chịu ảnh hưởng của các quan hệ quyền lực - dù là được phát hiện từ
lợi điểm của kẻ thống trị hay kẻ lệ thuộc. Như vậy, từ một viễn cảnh xã hội học
nữ quyền, kiến thức chính là vấn đề
khó khăn chủ yếu, vấn đề vẫn chưa được khẳng định, đã đặt ra một câu hỏi xa
hơn. Đối với thuyết xã hội học nữ quyền,
công việc cơ bản đối với bất kỳ một câu hỏi nào là (1) nhận diện và mô tả tính
chất phức tạp của hoàn cảnh xã hội của một
actor như là một ‘lợi điểm” trên thực tế; (2) thiết lập các tiêu chuẩn
qua đó nhà xã hội học hoạt động với các lý giải phần nào có thể chấp nhận được
trong việc sản sinh ra bất kỳ kiến thức nào, cho bất kỳ nhận thức nào ở cuối
cuộc nghiên cứu; và (3) phân tích phương cách các quan hệ quyền lực được biểu
lộ như thế nào trong các xác nhận về
kiến thức. Trên hết, sai lầm không thể bỏ qua được từ một lập trường của nhận
thức luận nữ quyền là việc thực hiện, nói hay viết trên vị thế
“con mắt của thượng đế”, nghĩa là, hành động như thể anh là một nhà quan
sát tách rời, xa cách và toàn năng, đứng bên ngoài và bên trên nhưng biết hết
tất cả về chủ đề khảo cứu của anh. (Ví dụ thông thường nhất của “con mắt thượng
đế” là các quan sát được thực hiện bởi một cá nhân được viết lại từ “Tôi hiểu
rằng” thành “Khảo sát cho thấy”).
Công việc đầu tiên để nhận diện các
actor xã hội xây dựng kiến thức của họ trên nền tảng các kinh nghiệm và mối
quan tâm có thuộc tính hoàn cảnh của họ. Các nhà nữ quyền, khởi đầu từ chỗ Marx
để lại, nhận diện ba nhóm chủ yếu - chủ nhân, công nhân và phụ nữ - những người mà hoàn cảnh sống và các quan hệ của họ với
nhau chỉ được định khuôn phần nào bởi các yếu tố kinh tế. Như vậy, khi các nhà
nữ quyền khảo sát các khác biệt trong những người phụ nữ, họ phát hiện ra vô số
các nhóm có hoàn cảnh khác biệt nhau. Trong việc truy nguyên các quan hệ trong
tất cả các nhóm này, nhà nữ quyền phải đi ra ngoài một mô hình thống trị giai
cấp tới một tầm nhìn về một hệ thống phức tạp của các nhóm được trao quyền lực
một cách bất bình đẳng quan hệ với nhau thông qua các chuyển biến trong các xếp
đặt liên minh và đối kháng. Hơn nữa, các nhà nữ quyền nhận ra rằng các actor là
những người thể hiện mà lợi điểm xã hội
của họ chuyển biến theo thời gian và bởi vấn đề; do vậy, không có một
quỹ tích trừu tượng đối với kiến thức - không có “phụ nữ Thế giới thứ ba” hay
“nhà sinh học tách rời”, hay “tôn giáo bí ẩn”. Chỉ có những người mà đối với họ
các tên gọi này có thể biểu thị một phần đặc điểm nhận diện của họ, nhưng toàn
thể con người họ là một ai đó phải được xác định bằng một cách phức tạp hơn là
các tên gọi đó hàm ý.
Công việc thứ hai là lý giải trên cơ
sở nào mà một người có thể, với tư cách một nhà xã hội học, đưa ra các xác
quyết chân thật nếu cái nói trước là một lý giải chính xác, nghĩa là, nếu kiến
thức được khám phá bởi các actor xã hội, những người mà vị trí của họ không bền
vững chỉ duy nhất bởi vì tính chất phải chết của con người. Các lý thuyết gia
xã hội học nữ quyền cố gắng không bị rơi vào một chủ nghĩa tương đối trong đó
một lý giải loại trừ một lý giải khác. Thay vào đó, họ cung cấp nhiều cơ sở cho việc đánh giá kiến
thức. Một cơ sở trong số đó là việc đánh giá
hiệu lực của cái mà Haraway gọi là “các lý giải mạng nhện”. Nghĩa là,
các lý giải đan bện với nhau thông qua việc thuật lại tất cả các phiên bản của
actor về một kinh nghiệm và mô tả các hoàn cảnh từ đó actor tạo ra các phiên
bản đó. Cách tiếp cận này, theo đuổi ở những chiều hướng khác nhau trong các
nghiên cứu thực nghiệm của thuyết nữ quyền, đòi hỏi rằng cả người đọc lẫn nhà
khảo cứu đều phải ghi khắc trong đầu, và làm việc với, một nhận thức phức tạp
về kiến thức. Nó cụ thể hóa sự phức tạp của tính chất lý tưởng trong việc công
nhận các lợi điểm. Một hệ quả tất yếu đối với cách tiếp cận này là nhà khảo sát
nhận diện được sự thiên vị của mình (với đầy đủ ý nghĩa của từ này) và chịu
trách nhiệm đối với việc đánh giá kiến thức thu được từ một vị trí cụ thể (ví
dụ, Stanley). Ở cách tiếp cận thứ ba, nhà khảo sát nữ quyền xem công việc chủ
yếu là phân tích các sự vật họat động ra sao để sản sinh ra cái được gọi là
kiến thức. Cô ta nhìn vào các quá trình qua đó một lý giải trở nên “thực tế”,
nghĩa là, trở nên được công nhận bởi đa số mọi người như là cách thức mà một sự
kiện xảy ra. Cô ta có thể đưa ra một lý giải mạng nhện về cái “thực sự” xảy ra
và một lý giải có tính trình tự về việc sự kiện trở thành thực tế ra sao. Trong
tất cả những chuyện này, nhà khảo sát bị cuốn hút vào một phân tích về các quan
hệ quyền lực hoặc về tính chất phức tạp của cô ta với tư cách một nhà khoa học
xã hội chuyển hóa các lý giải thành hiện thực trong việc duy trì các quan hệ này
(ví dụ, Smith).
Công việc có tính chất nhận thức
luận thứ ba là phân tích các quan hệ giữa kiến thức và quyền lực bởi vì điều
cuối cùng xảy ra đối với bất kỳ lý giải nào của actor về bất kỳ sự kiện nào tùy
thuộc vào vị trí của actor trong một hệ thống xã hội mà trong đó quyền lực
quyết định vị trí, và vị trí quyết định quyền lực. Khái niệm này về quan hệ
giữa kiến thức và quyền lực cung cấp một cơ sở triết học cho giá trị quả quyết
của nhà nữ quyền về các quan điểm về các nhóm ít đặc quyền, vì một nhân tố chủ
yếu trong tính đặc quyền là các quan điểm của một actor được định vị một cách
thuận lợi trở thành “các quan điểm của xã hội” (một mở rộng cho châm ngôn của
Marx, ‘các tư tưởng chiếm ưu thế của bất kỳ thời đại nào là các tư tưởng của
giai cấp cầm quyền của nó’). Nhận thức
này ép buộc các nhà nữ quyền thường xuyên kêu gọi sự chú ý không chỉ tới quan
điểm “của phụ nữ” về một hoàn cảnh mà còn tới các quan điểm trong các nhóm phụ
nữ khác nhau, và với sự mở rộng, tới các quan điểm của ngững người mà vị trí
của họ bởi chủng tộc, lứa tuổi, sở thích tình cảm, vị trí toàn cầu làm cho họ trở nên có ít đặc quyền hơn.
Như chúng tôi đã nói, tất cả những
thứ này cuối cùng đều bắt nguồn từ những kinh nghiệm hàng ngày của phụ nữ. Hoàn
cảnh xã hội của phụ nữ, theo truyền thống, đã làm họ trở thành, một mặt, là
những đối trọng của các quan điểm khác nhau, và mặt khác, là những người cho rằng các quan điểm riêng của họ đã bị hạ
thấp hay xuyên tạc bởi quyền lực của nam giới. Ở trường hợp thứ nhất, họ được
kỳ vọng - trong vai trò của họ là những người vợ, người mẹ và con gái, và trong
thế giới lớn, ít có quy định phái tính hơn của sự sản xuất kinh tế, giáo dục,
chính trị, tôn giáo - để phục vụ như là những người trung gian, những người bảo
đảm rằng mọi vị trí đều nhận được một thái độ lắng nghe “vô tư”. Nhưng nếu họ
có phản ánh chút gì đó, họ cũng nhận thức được rằng, ở trường hợp thứ hai, biết
bao nhiêu lần họ và những người không có quyền lực khác - trẻ em, người già,
người nghèo, các tộc người thiểu số, và phụ nữ với tư cách là phụ nữ - không
được phép tham dự vào các thảo luận được tiến hành một cách nghiêm túc
(Heilbrun). Phụ nữ do vậy tìm được kiến thức không bởi việc chấp nhận các xác
quyết đơn phương đối với sự thật mà là bởi việc cân nhắc đo lường các lý giải
về thực tại được đưa ra cho họ bởi nhiều người khác.
Thảo luận về kiến thức vừa giới
thiệu về cơ bản là một tóm tắt về lập trường của thuyết nữ quyền được mệnh danh
là “lập trường nhận thức luận” (Harding). Thuyết lập trường (Standpointism) lý
luận rằng một nhà quan sát xã hội có thể đi tới một chân lý về một hoàn cảnh
bằng cách đan kết các lý giải được ấn định của các actor đã được định vị, bao
gồm cả lý giải về chính bản thân nhà quan sát trong hoàn cảnh đó. Một nhà quan
sát xã hội nữ quyền bắt đầu bằng cách cố gắng nhìn thế giới từ lập trường của
phụ nữ, nghĩa là, từ một lập trường của sự
bị đặt bên lề và sự áp bức. Làn sóng nữ quyền thứ ba mở rộng thuyết lập
trường để bao gồm tính phức tạp của các vị trí trong đó một actor có thể đứng
vào một thời điểm-phụ nữ, giai cấp công nhân, người dân tộc thiểu số, người già
cả, người đồng tính nữ. Nhận thức luận
nữ quyền ưu tiên cho kiến thức của những cá nhân có lập trường nảy sinh từ các
lập trường của sự lệ thuộc căng thẳng trong giao điểm của các vector áp bức. Thuyết
lập trường có tính chất thách thức trong phạm vi thuyết nữ quyền ngày nay bởi
các đề xuất của thuyết hậu hiện đại, người “phá hủy” chính các phạm trù mà từ
đó nhận thức luận nữ quyền tạo ra một lập trường - các phạm trù đó là “phụ nữ”,
“phái tính”, “giai cấp”, “sự khác biệt” và “chủng tộc”. Sự phá hủy là một
phương pháp cơ bản của thuyết hậu hiện đại và nhiều thuyết nữ quyền; nó bao gồm
một khái niệm thích hợp trong các quan hệ quyền lực và lịch sử của nó đến nổi
sự thẩm thấu hay tính tương đối cơ bản của khái niệm trở nên rõ ràng; nghĩa là
nó không còn được xem là có một ý nghĩa cố định và cụ thể. Nhiều nhà nữ quyền
tranh cãi với bước ngoặt chung cuộc này của thuyết hậu hiện đại vì nó dẫn tới
một sự tương đối hóa mọi lập trường đến mức không kiến thức nào được ưu tiên,
không có giá trị nào là tuyệt đối, như vậy, thuyết hậu hiện đại ở hình thức cực
đoan nhất của nó không để lại một “lập trường” nào để từ đó đúc kết nên phê
phán về chính trị. Các nhà nữ quyền lập trường phần nào đáp lại bằng cách diễn
tả bản thân thuyết hậu hiện đại như là
một sản phẩm của một thời điểm lịch sử đặc thù trong các quan hệ quyền lực-
nghĩa là, của một thời điểm khi phụ nữ và những người bị áp bức khác đòi hỏi có
quyền phát ngôn như là những chủ thể: “Tại sao mà chỉ ở thời điểm khi nhiều
người trong số chúng ta, những người đã câm lặng từ lâu, bắt đầu yêu cầu quyền
được đặt tên cho chính mình, được hành động như là các chủ thể hơn là các đối
tượng của lịch sử, khái niệm về tính chủ thể chợt trở nên mơ hồ?” (Hartsock)
Trật tự xã hội vĩ
mô
Trong phần này và các phần khác tiếp
theo, chúng tôi tiến hành khảo sát trong phạm vi các truyền thống xã hội học đã
được thiết lập về từ ngữ và sự khái niệm
hóa bằng cách tổ chức sự giới thiệu các cụm từ như xã hội
vĩ mô, xã hội vi mô và tính chủ quan.
Tất nhiên người ta có thể trích ra từ thuyết nữ quyền có liên quan đến một
trong những khái niệm xã hội học đã được thiết lập này, mặc dù, như chúng ta sẽ
thấy, phần lớn cái được trích đặt ra một
phê phán cơ bản đối với các xác quyết xã hội học đang tồn tại về các chủ đề
này. Nhưng sự phê phán thậm chí còn đi sâu hơn. Thuyết nữ quyền đang trong quá
trình nối kết một nguồn từ vựng có tính
chất khái niệm mới đối với xã hội học, mà nó đi ra khỏi sự phân nhánh của vấn
đề xã hội vĩ mô chống xã hội vi mô, làm cho viễn tượng đó của thực tại xã hội
trở nên lỗi thời. Vì lý do này, mặc dù trong mối quan tâm tới sự thông tin hiệu
quả chúng tôi vận dụng các khái niệm truyền thống - vĩ mô, vi mô, chủ quan -
như là một điểm đi vào lý thuyết nữ quyền, ở phần cuối của phân đoạn này, chúng
tôi sẽ quay sang một số khái niệm mới, mà với chúng, các nhà xã hội học nữ
quyền bắt đầu đi ra khỏi mô hình cũ của thực tại xã hội.
Quan điểm của xã hội học nữ quyền về
trật tự xã hội vĩ mô nhấn mạnh tới tác động của cả cấu trúc xã hội (hay sự sản
xuất vĩ mô–khách quan) và hệ tư tưởng (hay chủ thể vĩ mô) lên những nhận thức
của các actor về thực tại xã hội.
Xã hội học nữ quyền bắt đầu bằng
cách mở rộng khái niệm Marxian về sự sản xuất kinh tế sang một khái niệm chung
nhất hơn nhiều về sự sản xuất xã hội, nghĩa là, sự sản xuất của mọi đời sống xã
hội của con người. Cùng với sự sản xuất ra các mặt hàng cho thị trường, sự sản
xuất xã hội đối với thuyết nữ quyền cũng bao gồm các sự xếp đặt như sự tổ chức
công việc nhà, cái tạo ra các tiện nghi và sự phục vụ cơ bản của cuộc sống gia
đình; của hoạt động tình dục, cái định khuôn và thỏa mãn khát vọng của nam
giới; của sự thân mật, cái định khuôn và thỏa mãn các nhu cầu tình cảm của con
người đối với sự chấp nhận, tình yêu, lòng tự trọng; của nhà nước và tôn giáo,
cái tạo ra các nguyên tắc và luật pháp của một cộng đồng; và của chính trị,
truyền thông đại chúng, thảo luận hàn lâm, cái thiết lập các định nghĩa công
cộng, có tính thể chế về hoàn cảnh.
Được cấu tạo và mở rộng như vậy, mô
hình Marxian về các quan hệ liên nhóm vẫn còn có thể nhận ra trong mô hình của thuyết nữ quyền về
sự tổ chức xã hội. Mỗi một kiểu trong sự sản xuất xã hội đặt trên cơ sở một sự
xếp đặt qua đó một số actor kiểm soát các tiềm năng chủ yếu đối với hoạt động
đó, hành động như những kẻ thống trị hay những “ông chủ”, ra mệnh lệnh và hưởng
lợi từ các hoàn cảnh của sự sản xuất. Trong mỗi khu vực sản xuất, hiệu năng sản
xuất dựa trên lao động của nhữn người lệ thuộc, hay các “người phục vụ”, những
người mà năng lượng của họ tạo ra một thế giới được duy trì trật tự bởi các chủ
nhân của họ và sự bóc lột của các chủ
nhân đó cũng tước đoạt khỏi họ các tưởng thưởng và các thỏa mãn được tạo
ra từ lao động của chính họ. Thông qua thuyết nữ quyền, chúng ta thấy, một cách
sâu sắc hơn qua lý thuyết Marxian, sự gắn bó mật thiết giữa các chủ nhân và
những người phục vụ nằm ở trung tâm của mọi sự sản xuất và tính tất yếu của lao
động của những người phục vụ trong việc tạo tác và duy trì mọi thứ cần thiết
cho đời sống xã hội của con người. Sự sản xuất xã hội diễn ra thông qua một cấu
trúc đa chiều kích của sự thống trị và sự bóc lột đã tổ chức cho giai cấp, phái
tính, chủng tộc, giới tính, quyền lực và kiến thức vào các hệ thống thứ bậc
trùng lắp giữa các chủ nhân và người phục vụ được gắn bó mật thiết với nhau.
Quay sang một khía cạnh khác của
trật tự vĩ mô, khảo sát nữ quyền cho thấy rằng phụ nữ và những người không nắm
quyền thống trị khác không trải nghiệm cuộc sống xã hội như là một sự vận động
giữa các vai trò chia thành từng ngăn riêng biệt, như các nhà cấu trúc luận quả
quyết. Thay vì thế, họ thực hiện trong
một sự cân bằng giữa các vai trò, một sự kết hợp các quan tâm và các định hướng
gắn liền với vai trò, và thông qua sự hợp nhất này, trong một sự đan kết lẫn nhau
giữa các thể chế xã hội. Đúng là người mẹ lao động cũng như người phụ nữ lao
động trong các phạm trù công việc “tiêu biểu của giống cái” như thư ký và điều
dưỡng. Cũng đúng là khi phụ nữ liên kết các hoạt động của đời sống gia đình với
người tiêu thụ kinh tế, hoặc của người mẹ của đám con lứa tuổi đến trường với
một thành viên của bộ phận làm công hưởng lương. Hơn nữa, trong một kết nối đôi
cổ điển, hoặc “hoàn cảnh không thể thắng”, đánh dấu kinh nghiệm của phụ nữ về
sự lệ thuộc, sự pha trộn và điều hòa này được kỳ vọng ở phụ nữ trong khi được
dùng như là một cơ sở cho các so sánh
xúc phạm giữa việc thực hiện hành vi vai trò của phụ nữ với vai trò có tính
chất “tiêu biểu” hoặc chia ngăn riêng biệt. Do vậy, người ta nói một cách gièm
pha rằng phụ nữ “mang các quan tâm ngoài đường vào trong văn phòng”, và “để cho
những tình cảm của họ ảnh hưởng tới công việc của họ”, và “ không thể ngăn được
thực tế rằng họ là những người phụ nữ từ trong hoàn cảnh”.
Mô hình thuyết nữ quyền về sự phân
tầng trong sự sản xuất xã hội đề ra một một phê phán trực tiếp về viễn tượng
của nhà chức năng cấu trúc về một xã hội bao gồm một hệ thống các thể chế cách
ly và riêng biệt dù có các vai trò có quan hệ hỗ tương. Thuyết nữ quyền xác
quyết rằng sự hình dung này không có tính chất phổ quát mà nó mô tả các kinh
nghiệm và các lợi điểm của một nhóm được xếp đặt cụ thể - người da trắng, nam
giới, tầng lớp thượng lưu, người lớn. Thật ra, một chỉ báo của sự kiểm soát
nhóm đối với các hoàn cảnh của sự sản xuất có thể là các thành viên của nó thủ
đắc được kiểu chia thành từng ngăn riêng biệt có mục đích trong hành vi vai trò
của họ, một điều kiện giúp cho việc tái sản sinh sự kiểm soát của họ đối với
hoàn cảnh. Nhưng xã hội học nữ quyền nhấn mạnh rằng điều kiện này phụ thuộc vào
các dịch vụ lệ thuộc của các actor, những người không thể chia thành từng ngăn
riêng biệt cuộc sống và các hành động của họ. Thật ra, nếu các actor lệ thuộc
này làm được như thế, toàn bộ hệ thống
sản xuất trong các xã hội công nghiệp hóa phức tạp sẽ phải sụp đổ. Trái với mô
hình chức năng cấu trúc, mô hình thuyết
nữ quyền nhấn mạnh rằng kinh nghiệm hợp nhất với vai trò của phụ nữ có thể phổ
quát hóa với kinh nghiệm của nhiều nhóm phục vụ lệ thuộc khác, những nhóm mà
lao động của họ tạo ra kết cấu suôn sẽ của đời sống hàng ngày. Các nhận thức
rằng các nhóm lệ thuộc đó có sự tổ chức về đời sống xã hội có thể khác với nhận
thức được mô tả trong thuyết chức năng cấu trúc; ngay cả sự nhận diện của họ về các phạm vi
thể chế chủ yếu cũng có thể khác nhau. Thế nhưng lợi điểm của họ đến từ các
hoàn cảnh cần thiết cho xã hội như nó được tổ chức trong hiện tại và từ công
việc đã làm cho trở nên khả dĩ cảm giác an toàn của những chủ nhân về một thế
giới được phân thành từng ngăn về mặt thể chế.
Xa hơn, thuyết nữ quyền nhấn mạnh
tính chất trung tâm của sự thống trị về mặt hệ tư tưởng đối với cấu trúc của sự
thống trị xã hội. Hệ tư tưởng là một
mạng lưới rắc rối của các niềm tin về thực tại và đời sống xã hội được thể chế
hóa thành kiến thức công cộng và được phổ biến trong khắp xã hội một cách có
hiệu quả đến nỗi nó trở thành kiến thức chiếm ưu thế đối với mọi nhóm xã hội.
Như vậy cái mà thuyết nữ quyền xem như là “kiến thức công cộng về thực tại xã
hội” không phải là một nền văn hóa bao quát, một sản phẩm xã hội được tạo ra một
cách liên ứng, mà là một một sự phản ánh của các mối quan tâm và các kinh
nghiệm của những kẻ thống trị xã hội và là một thước đo cho quyền lực của họ
trong xã hội. Cái phân biệt quan điểm này với phần lớn các quan điểm Marxian là
đối với các nhà nữ quyền, sự kiểm soát về mặt hệ tư tưởng là quá trình cơ bản
trong sự thống trị, và sự kiểm soát hệ thống thứ bậc về sự bàn luận và kiến
thức là nguyên tố chủ chốt trong sự thống trị xã hội.
Trung tâm của các quan tâm của
thuyết nữ quyền về trật tự xã hội vĩ mô, dĩ nhiên là sự định khuôn cấu trúc vĩ
mô của bất bình đẳng phái tính. Hệ tư tưởng đóng một vai trò chủ yếu trong việc
duy trì vector xã hội của sự thống trị và sự lệ thuộc này. Sự bất bình đẳng
phái tính được tái sinh bởi một hệ thống kiến thức được thể chế hóa, phản ánh
các quan tâm và các kinh nghiệm của nam giới. Trong số những điều khác, hệ tư
tưởng phái tính này nhận diện nam giới như là những người gánh vác thẩm quyền
về mặt văn hóa xã hội và ấn định cho vai trò của nam giới quyền được thống trị
và cho vai trò của nữ giới sự bắt buộc phải phục vụ trong mọi chiều kích của sự
sản xuất xã hội. Hệ tư tưởng phái tính cũng dàn mỏng và xuyên tạc các hoạt động
sản xuất của phụ nữ bởi (1) tầm thường hóa một số, ví dụ, các công việc gia
đình; (2) lý tưởng hóa tới một điểm không thể thừa nhận các hoạt động khác, ví
dụ, việc làm mẹ; và (3) thế nhưng làm cho không thể thấy được các công việc chủ
yếu khác, ví dụ, vô số các cống hiến có tính chủ yếu của phụ nữ đối với sự sản
xuất ra các hàng hóa cho thị trường. Các quá trình về mặt hệ tư tưởng này có
thể được khái quát hóa thành sự sản xuất cấu trúc vĩ mô của mọi sự lệ thuộc xã
hội.
Trật tự xã hội vi mô
Ở cấp độ tương tác vi mô, xã hội học
nữ quyền (như một số viễn cảnh xã hội học vi mô khác) tập trung vào cách thức các
cá thể quan tâm lẫn nhau khi họ theo đuổi các kế hoạch khách thể hay những ý
nghĩa chung về mặt chủ quan. Xã hội học nữ quyền khác với thuyết định nghĩa xã
hội và thuyết hành vi xã hội - cả hai thuyết này đều tập trung vào trật tự
tương tác vi mô - ở năm phương diện quan trọng (xem phần Phụ lục). Một phê bình
về năm điểm khác biệt này sẽ vén mở nhiều khía cạnh quan trọng của mô hình nữ
quyền về trật tự vi mô.
Hành động
phản ứng chống hành động có mục đích.
Phần lớn các xã hội học vi mô dòng chủ đạo đưa ra một mô hình con người
có mục đích xác lập các mục tiêu riêng của họ và theo đuổi chúng theo tuyến của
chuỗi hành động mà trong đó họ (cá thể hay tập thể) cố gắng kết nối các ý nghĩa
cho các mục đích. Trái lại, khảo sát nữ quyền chỉ ra, trước hết, rằng cuộc sống
của phụ nữ có một phẩm chất của thuyết ngẫu nhiên, vì phụ nữ thấy bản thân họ bị giam hãm vào các lịch
trình chuyển biến và thay đổi theo những biến đổi thất thường của hôn nhân, các
chuỗi hành động của người chồng, các tác động không thể đoán trước của con cái
trong suốt cuộc đời, sự ly hôn, sự góa bụa, và tình trạng bấp bênh của phần lớn
những nghề nghiệp làm công của phụ nữ. Thứ hai, trong những hoạt động hàng ngày
của họ, phụ nữ thấy bản thân họ không theo đuổi các mục tiêu theo một tuyến riêng
biệt mà là đáp ứng lại một cách liên tục những đòi hỏi và nhu cầu của những
người khác. Chủ đề này đã được phát triển trong phân tích của Chodorow về sự
cộng sinh giữa các bà mẹ và các đứa con gái, thông qua mô tả của Lever và
Gilligan về các nhóm phụ nữ có quan hệ thi đấu căng thẳng, để phân tích phụ nữ
trong các nghề nghiệp tiêu biểu của họ như giáo viên, y tá, thư ký, tiếp tân,
người phục vụ văn phòng; và lý giải những phụ nữ trong vai trò của họ với tư
cách người vợ, người mẹ, và những người cộng tác trong cộng đồng và dòng họ.
Trong việc gọi các hoạt động của phụ nữ là có tính chất “phản ứng”, chúng tôi
không có ý mô tả họ là có những phản ứng thụ động. Thay vì thế, chúng tôi đưa
ra một bức tranh về những con người có định hướng không nhiều lắm đối với các
mục tiêu của riêng họ cho bằng các công việc giám thị, cộng tác, tạo điều kiện
và động viên các ước muốn, hành động và yêu cầu của những người khác. Ở vị trí
mô hình truyền thống của xã hội học vi mô về các actor có mục đích, như vậy
khảo sát nữ quyền đã đưa ra một mô hình các actor, những người trong cuộc sống
hàng ngày của họ được xếp đặt có tính chất phản ứng vào trung tâm mạng lưới của
các hành động của những người khác và những người trong thời gian dài tìm thấy
bản thân họ được xếp đặt vào vị trí này hay vị trí khác trong những hoàn cảnh
đó bởi các áp lực mà họ không thể đoán trước hay kiểm soát được.
Tương tác
gián đoạn chống tương tác tiếp diễn. Bức tranh
tiêu biểu của xã hội học vi mô về đời sống xã hội cho thấy các actor có mục
đích liên tục nằm trong các tương tác mặt đối mặt, trong đó họ định hướng lẫn
nhau và trong đó họ giả đoán rằng tất cả mọi actor khác trong hoàn cảnh đó về
cơ bản là giống họ. Thuyết nữ quyền mô tả một thế giới trong đó phụ nữ trải
nghiệm các tương tác rất khác biệt nhau, hiếm khi giả đoán về mọi phẩm chất có
tính tương tác của mô hình đó. Đối với thời gian dài của mỗi ngày, phụ nữ
trưởng thành bị đặt vào các công việc nội trợ cách lý với các tương tác mặt đối
mặt và chỉ định hướng tới những người khác một cách chủ quan và có tính phản
ứng hơn là có mục đích. Trong các hệ thống khác, đặt biệt là trong các văn
phòng hạng thấp, nhà máy hay các công việc phục vụ, phụ nữ thấy họ làm việc
theo các lề thói có tính khuôn mẫu về cấu trúc, gần gũi, nhưng không có sự
tương tác lẫn nhau. Trong nhiều hoàn cảnh trong số các tương tác quan trọng
nhất của họ, họ thấy bản thân có quan hệ với những người mà họ không cho là có
tính chất chủ yếu như họ: trẻ con quá bé nên phải được đối xử kém hơn bản thân
và những người đàn ông trưởng thành, những người mà họ biết rằng về cơ bản khác
biệt với họ về tính cách, kinh nghiệm sống, và hoàn cảnh xã hội - một sự “tồn
tại khác” của họ. Chỉ khi nào họ đến với nhau trong một mối liên kết cởi mở và
thoải mái với những người phụ nữ trưởng thành khác, kinh nghiệm tương tác của
họ mới đáp ứng với các giả thiết được xây dựng trong mô hình xã hội học vi mô
truyền thống về sự tương tác tiêu biểu. Thuyết nữ quyền do vậy đề ra các câu
hỏi: Những kinh nghiệm tương tác của ai cung cấp cơ sở cho xã hội học mô hình
của nó về sự tương tác nguyên mẫu? Cái gì, theo lập trường của phụ nữ, thiết
lập sự tương tác nguyên mẫu? Các nhà nữ quyền trả lời các câu hỏi này bằng cách
quả quyết rằng, trước hết, kinh nghiệm của những người đàn ông thống trị được phản chiếu trong mô hình tương tác cơ
bản của xã hội học, và, thứ hai, rằng mối quan hệ giữa phụ nữ với những người
đàn ông này, ít nhất ở tính thường xuyên và các hậu quả thực tiễn của nó, là sự
tương tác chủ yếu và có tính chất nguyên mẫu của phụ nữ. Sự khảo sát của các
nhà nữ quyền về các tương tác nam-nữ đưa chúng ta đi xa hơn vào mô hình của sự
tương tác vi mô.
Giả thiết về
sự bất bình đẳng chống giả thuyết về sự bình đẳng. Lý thuyết xã hội vi mô truyền
thống giả thiết rằng các áp lực trong các hoàn cảnh tương tác đối với sự cộng
tác và sự xây dựng ý nghĩa lớn đến nỗi các actor, trong cấu trúc vĩ mô, định
hướng lẫn nhau trên một giả thiết về sự bình đẳng. Khảo sát của thuyết nữ quyền
về các tương tác giữa nam giới và nữ giới dứt khoát đối lập với tư tưởng này,
chỉ ra rằng các tương tác xã hội này được định khuôn khá tràn lan bởi các ảnh
hưởng từ bối cảnh cấu trúc vĩ mô của chúng. Trong các hoạt động hàng ngày của
họ, những người phụ nữ bị ảnh hưởng bởi thực tế rằng họ lệ thuộc về mặt cấu
trúc vào nam giới, những người mà với họ các phụ nữ này tương tác qua một mối
liên kết ngẫu nhiên, hay qua sự tỏ tình, hôn nhân, gia đình, lao động ăn lương.
Bất kỳ sự bình đẳng hoặc thống trị liên nhân vị nào mà phụ nữ với tư cách là
các cá thể có thể thủ đắc, được đền bù một cách hiệu quả, trong bản thân của
chính quá trình tương tác, bởi các khuôn mẫu cấu trúc này - trong đó cái có
tính chất lan tỏa nhất là thể chế về phái tính. Khuôn mẫu cấu trúc vĩ mô của sự
bất bình đẳng phái tính được đan kết một cách phức tạp thông qua các tương tác
giữa nam giới và nữ giới và ảnh hưởng đến không chỉ sự phân bố lao động rộng
lớn của nó, trong việc phân định ai đặt ra và ai thực hiện các kế hoạch; mà cả
ở các chi tiết quá trình của nó; nhiều lần chỉ ra sự ban bố thẩm quyền và sự
tôn kính trong các xếp đặt vị trí và chỗ đứng, các hình thức phát biểu và đối
thoại, tiếp xúc bằng ánh mắt và sự kiểm soát không gian và thời gian.
Các ý nghĩa
được phân tầng chống các ý nghĩa chung. Xã hội học vi mô truyền thống hoặc
đóng ngoặc vấn đề ý nghĩa (các nhà hành vi xã hội), hoặc giả thiết rằng các
hoạt động và các mối quan hệ diễn ra trong các tương tác được xếp đặt trở thành
cơ cở và tiêu điểm của sự xây dựng ý nghĩa (các nhà định nghĩa xã hội). Các
actor, nhìn lẫn nhau trong hoạt động và tương tác, hình thành nên các nhận thức
chung thông qua sự thông tin và cuối cùng là một lợi điểm chung về các kinh
nghiệm của họ. Các nhà nữ quyền lý luận rằng giả thiết này phải được hạn chế
một cách dứt khoát bởi sự kiện rằng các
tương tác vi mô được thể hiện trong và lan tỏa bởi cấu trúc vĩ mô. Các hành
động và tương tác hàng ngày của phụ nữ diễn ra dựa vào một nền tảng công cộng
hoặc nhận thức được thể chế hóa của kinh nghiệm hàng ngày, nghĩa là, như chúng
tôi đã nói, một tầng cấu trúc của hệ tư tưởng cào bằng và xuyên tạc thực tiễn
bằng sự tầm thường hóa, lý tưởng hóa hoặc làm cho không thể nhận thấy các hoạt
động và kinh nghiệm của phụ nữ. Hệ tư tưởng này định khuôn các ý nghĩa được ấn
định cho các hoạt động trong tương tác. Nam giới (kẻ thống trị) trong mối tương
tác với phụ nữ có khả năng trong việc ấn định các ý nghĩa của hoạt động của phụ
nữ được rút ra từ cấu trúc vĩ mô của hệ tư
tưởng phái tính hơn là thâm nhập vào một hoàn cảnh với một thái độ tra
vấn công khai hoặc rút từ một kiểu cấp độ vi mô bất kỳ khác cho sự diễn dịch
hoạt động của phụ nữ. Phụ nữ, bị nhấn chìm vào cùng một sự diễn dịch mang tính
ý thức hệ về các kinh nghiệm của họ, đứng ở một điểm căng thẳng về mặt biện chứng, cân bằng ý thức hệ này dựa
vào thực tiễn cuộc sống của họ. Một sự đa dạng to lớn về ý nghĩa phát triển ra
từ sự căng thẳng này.
Như những điều đã nói cho thấy, các
nhà định nghĩa xã hội giả thiết rằng các actor, quan hệ và thông tin mật thiết
qua một thời gian lâu dài, tạo ra một lợi điểm hoặc hệ thống nhận thức chung.
Khảo sát của các nhà nữ quyền về cái có khả năng là sự liên kết mật thiết, lâu
bền nhất giữa nam và nữ - hôn nhân, chỉ ra rằng, đối với tất cả các lý do nói
trên, các bên trong cuộc hôn nhân vẫn là người xa lạ đối với nhau và sống trong
các thế giới cách biệt về ý nghĩa. Hơn nữa, Dorothy Smith lý luận một cách
thuyết phục rằng, “sự xa lạ” này có thể
là một khác biệt trong đó người đàn ông thống trị, trong các mối quan tâm về sự
kiểm soát có hiệu quả, là một kẻ xa lạ đối với người phụ nữ hơn là người phụ nữ
với tư cách một kẻ lệ thuộc có thể thích ứng với các ý nghĩa của kẻ thống trị.
Sự kềm hãm
chống sự lựa chọn trong các vị trí tạo ra ý nghĩa. Một đặc tính dân chủ sâu sắc định
hình các mô tả của cả các nhà định nghĩa xã hội cũng như các nhà hành vi xã hội
về sự tương tác. Các mô hình truyền thống vẫn kiên quyết ngụ ý rằng mọi người
có một sự bình đẳng đáng kể về cơ hội và sự tự do chọn lựa trong việc đi vào
hay đi ra khỏi các hệ thống tương tác. Khảo sát nữ quyền cho thấy các tương tác
trong đó phụ nữ được tự do nhất để cùng những người khác sáng tạo các ý nghĩa
mô tả các kinh nghiệm sống của họ là những tương tác xảy ra khi họ đang trong
mối quan hệ và thông tin với những người phụ nữ có hoàn cảnh tương tự. Hơn nữa,
các liên kết này có thể rất thu hút đối với phụ nữ nhờ sự hỗ trợ về mặt thực
hành, tình cảm và xác nhận ý nghĩa mà họ cung cấp. Tuy nhiên, phụ nữ không được
trao quyền một cách tự do để đứng trong các hệ thống này. Luật pháp, sự thống
trị tương tác, và ý thức hệ giới hạn và hạ thấp ý nghĩa của sự lựa chọn có tính liên kết này, đến nỗi thậm
chí những người phụ nữ cũng nghi ngờ về các yếu tố hấp dẫn của nó. Dưới các
hoàn cảnh đó, sự liên kết trở nên không phải là một sự chọn lựa tự do cởi mở mà
là một khu vực ngấm ngầm, hạn chế và vô hình trước công chúng đối với sự quan
hệ và ý nghĩa.
Tất cả những điều này bổ sung thêm
cái gì cho xã hội học nữ quyền về trật tự vi mô? Trước hết, nó đưa ra không chỉ
các mô hình truyền thống hoàn toàn không chính xác mà còn là các mô hình cục
bộ. Nhưng nếu chúng ta quay trở lại điểm xuất phát, rằng chân lý nằm ở giao
điểm của các lợi điểm, khi đó một mô hình cục bộ phải có các nguyên tố của sự
xuyên tạc- đặc biệt là khi mô hình cục bộ
đó được phép tồn tại mà không có sự thách thức. Mô hình truyền thống về
sự tương tác có thể mô tả các phạm trù cấu trúc vĩ mô bình đẳng như thế nào, sự
ban giao quyền lực tạo ra một lợi điểm ra sao. Nó cũng có thể mô tả bằng cách
nào, từ lợi điểm của sự thống trị về mặt cấu trúc, một người trải nghiệm sự
tương tác với cả những người ngang hàng và lệ thuộc. Và nó cũng có thể đề ra
một chiều hướng hay xu hướng trong mọi sự xếp đặt tương tác. Thứ hai, khi các
bất bình đẳng về cấu trúc tương tác với nhau, sự liên kết của chúng có nhiều
phẩm chất khác hơn là do các mô hình truyền thống đề ra. Thật ra, các đặc điểm
khác này đề ra một mô hình khác, có thể nắm bắt tốt hơn các thực tại của kinh
nghiệm của kẻ lệ thuộc: tính chất ngẫu nhiên về kế hoạch, sự phản ứng của hành
động, sự vận động vào trong và ra khỏi
các kinh nghiệm tương tác rất khác biệt, sự ban hành liên tục các khác biệt về
quyền lực, các họat động mà ý nghĩa của chúng là không thể thấy được hoặc bị
che đậy đi, sự xa lạ với các ý nghĩa của những người khác có liên quan trong
tương tác, và lối thâm nhập hạn chế đối với các hệ thống, nơi nói một cách đầy
đủ ý nghĩa, có vẻ là một kinh nghiệm chung chân chính. Thứ ba, chúng ta cần
phải hỏi rằng có phải rằng mô hình nói sau này là không thể khái quát hóa đối
với kinh nghiệm của tất cả các kẻ lệ thuộc hay không, và có phải các nhà xã hội
học không cần thiết phải vẻ sơ đồ thực tại của trật tự tương tác vi mô ở giao
điểm về biện chứng của tất cả mọi mô hình liên kết liên nhân vị này hay không.
Tính chủ
quan.
Một trong những đặc điểm nổi bật
nhất của xã hội học nữ quyền là sự quả quyết của nó về một cấp độ thứ ba của
hoạt động xã hội - tính chủ quan. Phần lớn các lý thuyết xã hội học gộp cấp độ
này dưới hành động xã hội vi mô ( tính chủ quan vi mô) (xem chương 9; Phụ lục).
Xã hội học nữ quyền, tuy vậy, quả quyết rằng sự diễn dịch cá thể của actor về
các mục tiêu và các quan hệ phải được nhìn nhận ở một cấp độ riêng biệt. Quả
quyết này phát triển từ sự nghiên cứu về các cuộc sống của những người phụ
nữ và dường như có thể ứng dụng đối với
các cuộc sống của những người lệ thuộc nói chung. Đặc biệt là phụ nữ (và có lẽ
cả những người lệ thuộc khác) ý thức một cách chính xác về sự riêng biệt của
kinh nghiệm chủ quan của họ, bởi vì, như chúng tôi đã chỉ ra, kinh nghiệm của
riêng họ thường là đi ngược lại các định nghĩa phổ biến đã được thiết lập về
văn hóa và tương tác vi mô.
Khi các nhà xã hội học nhìn vào cấp
độ chủ quan của kinh nghiệm, thường như là một bộ phận của trật tự xã hội vi
mô, họ tập trung vào bốn vấn đề chính: (1) Việc nắm lấy vai trò và kiến thức
của người khác; (2) quá trình chủ quan hóa của các tiêu chí cộng đồng; (3) bản
chất của bản thân với ý nghĩa là một actor xã hội; (4) bản chất của ý thức về
cuộc sống hàng ngày. Phần này khảo sát các luận điểm của thuyết nữ quyền đối
với các vấn đề này.
Vấn đề nắm
lấy vai trò và ý thức của người khác. Mô hình xã hội học truyền thống về
tính chủ quan (như đã giới thiệu ở các lý thuyết của Mead- xem chương 5- và
Schutz) giả thiết rằng trong quá trình nắm lấy vai trò, actor xã hội học được
cách nhìn bản thân thông qua mắt của những người khác được cho là ít hay nhiều
giống như actor. Nhưng xã hội học nữ
quyền chỉ ra rằng đã bị xã hội hóa nhìn bản thân họ thông qua mắt của những
người đàn ông. Ngay cả với những nhân vật quan trọng khác là phụ nữ, họ cũng bị
xã hội hóa đến mức đi theo quan điểm của đàn ông để nhìn nhận bản thân và các
phụ nữ khác. Kinh nghiệm của phụ nữ trong việc học cách nắm lấy vai trò định
hình bởi sự kiện là họ phải, theo một phương cách mà đàn ông không cần tiến
hành, học cách nắm lấy vai trò của đích thực một người khác, chứ không chỉ là
một cá thể xã hội khác được xem là rất giống với bản thân. Người khác đối với
phụ nữ là đàn ông và người xa lạ. Còn người khác đối với đàn ông là, trước hết
và trên hết, là những người đàn ông ở một mức độ nào đó giống họ về phẩm chất
mà nền văn hóa xem là yếu tố quan trọng hơn hết: phái tính. Làn sóng nữ quyền
thứ ba nhấn mạnh rằng thể thức này bị làm cho phức tạp thêm bởi sự tương tác
của các vector khác nhau về sự áp bức và sự đặc quyền trong phạm vi các đời
sống cá thể.
Sự chủ quan hóa của các tiêu chí
cộng đồng. Việc nắm lấy vai trò thường được xem là việc tích lũy trong sự chủ quan hóa của các tiêu chí
cộng đồng thông qua sự học hỏi của actor
xã hội để nắm lấy vai trò của “một người khác nói chung”, một sự xây
dựng mà actor tạo ra về mặt tinh thần từ một hỗn hợp các kinh nghiệm cấp độ vĩ
mô và vi mô đã hình thành đời sống xã
hội của anh ta. Việc sử dụng số ít người khác chỉ ra rằng các nhà xã hội học vi
mô thường hình dung người khác nói chung
có tính chất tưởng tượng này như là một sự thể hiện các kỳ vọng có tính
cấu kết. Nhưng các nhà nữ quyền lý luận, trước hết, rằng trog một nền văn hóa
nam giới thống trị có tính chất gia trưởng, người khác nói chung thể hiện một
tập hợp các tiêu chí của cộng đồng do nam giới thống trị buộc người phụ nữ tự vẽ
lại mình như là kém hơn hoặc “không bằng” nam giới. Ở mức độ mà một phụ nữ
thành công trong việc trình bày một ý thức về người khác nói chung, phản ánh
một cách chính xác các nhận thức thống trị của cộng đồng, cô ta có thể đã phá
hỏng các khả năng của chính mình đối vói sự tự trọng và tự thăm dò.
Thứ hai, các nhận thức của thuyết nữ
quyền quan tâm đến chính sự tồn tại của một người khác nói chung thống nhất đối
với đa số mọi người- thật ra, một nhà hậu hiện đại phê phán có thể lý luận cho
tất cả mọi người. Tâm điểm mà với nó chúng tôi bắt đầu phần này là sự thật về
một hoàn cảnh xã hội đưa ra nằm ở giao diện của các điểm thuận lợi. Giả sử rằng
bất kỳ cái nào trong số các lợi điểm này có thể thiết lập một người khác nói
chung qua đó một cá nhân có thể xem bản thân cô ta là một đối tượng và xét
đoán sự thực hiện của cô ta. Chỉ duy
nhất với ý thức rằng làm cách nào một đám đông những người khác ảnh hưởng đến ý
thức về bản thân của một cá thể, chúng ta mới có thể bắt đầu nắm bắt tính chất
phức tạp tiềm tàng của có hay là một bản ngã. Kẻ lệ thuộc, nói riêng, không có
sự đắc chí hay ảo tưởng về sự tồn tại
của một người khác đầy đủ tiêu chuẩn
(trừ phi kẻ lệ thuộc bị áp bức đến phải đầu hàng mọi quyền lực của sự
phản ánh riêng biệt).
Bản chất của
Bản ngã như là một actor xã hội. Các nhà xã
hội học vi mô diễn tả actor xã hội như đang vẽ lại thế giới hàng ngày như là
một cái gì đó phải được điều hành theo các quan tâm cụ thể của một người. Các nhà nữ quyền lý luận rằng phụ nữ có thể
tìm ra bản thân họ một cách hạn chế bởi địa vị với tư cách phụ nữ của họ đến
nỗi ý tưởng về việc thực hiện kế hoạch của riêng họ trong thế giới trở nên vô
nghĩa trong mọi thứ trừ lý thuyết. Hơn nữa, phụ nữ có thể không trải nghiệm thế
giới-đời sống như là một nơi chốn trong đó một người cân bằng một loạt những
quan tâm khác hau của actor. Thật ra, Gilligant, đã phải đau đớn bảo đảm với
những người phụ nữ rằng một biểu hiện của sự trưởng thành là một khả năng có và
bảo vệ các mối quan tâm của một người với ý nghĩa là một cách bảo vệ bản thân.
Phụ nữ có thể không có cùng một kinh
nghiệm về sự kiểm soát các lĩnh vực đặc thù của không gian, nằm tự do bên ngoài
sự can thiệp. Tương tự, ý thức của họ về thời gian hiếm khi có thể đi theo một
khuôn mẫu đơn giản về những sự vật đầu tiên, vì họ có, như một kế hoạch cả đời, sự cân bằng các mối quan
tâm và các kế hoạch của những người khác. Như vậy, phụ nữ có thể trải nghiệm kế
hoạch và các hành động như là các hành động của sự quan tâm đối với những quan
tâm khác nhau, của chính họ và của những người khác, và như những hành động,
trên hết, của sự cộng tác chứ không phải điều hành.
Ý tưởng này gắn với ý tưởng đã thảo
luận trước về kinh nghiệm vai trò của phụ nữ như là một “sự hợp nhất vai trò”.
Trong sự kết hợp, những ý tưởng này đưa ra nhu cầu gọi tên lại sự xung đột vai trò thành sự cân bằng vai trò ( nằm trong các ranh
giới của ngôn ngữ hiện tại). Như vậy khả
năng cân bằng vai trò, một là của phụ nữ và một là của các khả năng và kinh
nghiệm cơ bản của những người lệ thuộc khác, có thể được khảo sát như là một
giá trị xã hội tích cực. Sự chia thành ngăn riêng biệt lúc này được xem là một
dấu hiệu của cá tính về mặt chức năng “kém hơn”.
Ý thức về
cuộc sống hàng ngày. Các nhà xã hội học nữ quyền đã đánh giá có phê phán
luận điểm về một ý thức thống nhất về cuộc sống hàng ngày mà xã hội học vi mô
truyền thống thường giả thiết. Các nhà xã hội học nữ quyền nhấn mạnh rằng đối
với phụ nữ, đặc điểm phổ biến nhất của kiểu nhận thức về cuộc sống hàng ngày là
đặc điểm về ý thức phân đôi. Phụ nữ trải nghiệm cái mà Dorothy Smith đã gọi là
“một giới tuyến sai lầm” giữa cá nhân của chính họ, sống động và được phản ánh
qua kinh nghiệm và các kiểu mẫu được thiết lập có sẵn trong nguồn kiến thức xã
hội để diễn tả kinh nghiệm đó. Bản thân cuộc sống hàng ngày do vậy chia thành
hai thực tại đối với những kẻ lệ thuộc: thực tại có thực, sống động, phản ánh
qua kinh ngiệm và thực tại của các kiểu mẫu xã hội. Thường là nhận thức về cách
thức mà kinh nghiệm riêng của họ khác biệt với nhận thức của nam giới thống trị
về mặt văn hóa mà họ tương tác, phụ nữ
ít tin vào sự dễ dàng của tính
chủ quan chung. Và với tư cách là những tồn tại sinh học và xã hội mà các hoạt
động của chúng không được điều khiển một cách hoàn hảo bởi thời gian tiêu chuẩn
thuộc chế độ gia trưởng,, họ ý thức nhiều hơn về sự phân ranh giới giữa thời
gian như là kinh nghiệm sống và thời gian như
là một sự ủy thác xã hội. Một xã
hội học nữ quyền về tính chủ quan có lẽ phải bắt đầu ở đây: Mọi người sống sót
như thế nào khi kinh nghiệm riêng của họ không phù hợp với các kiểu mẫu xã hội
đã thiết lập về kinh nghiệm đó? Chúng ta đã biết rằng một số người làm được
điều này bằng cách tránh né các hành động duy trì sự phản ánh; một số bằng cách
tích lũy các chuỗi kiểu mẫu thuộc cá nhân của riêng họ để nhận thức về kinh
nghiệm của họ; một số bằng cách tìm kiếm sự cộng đồng với những người khác có
cùng thực tại phân đôi này; một số bằng
cách chối bỏ giá trị của kinh nghiệm riêng của họ.
Cái mà chúng tôi khái quát hóa ở đây
đối với tính chủ quan của phụ nữ có thể đúng đối với tính chủ quan của tất cả
những kẻ lệ thuộc. (1) Kinh nghiệm của họ về việc nắm lấy vai trò có tính chất
phức tạp do họ nhận thức một cách căng thẳng rằng họ phải hiểu được các kỳ vọng
của một người khác, kẻ bởi vì các khác biệt về quyền lực là một người xa lạ.
(2) Họ phải có quan hệ không chỉ với một người khác nói chung mà là với nhiều
người khác nói chung, với nhiều nền văn hóa phụ, cả nền văn hóa phụ của kẻ nắm
quyền lực và nhiều nền văn hóa phụ của những kẻ có ít quyền lực cũng như không
có quyền lực. (3) Họ không kinh nghiệm về chính bản thân như là các actor xã
hội có mục đích có thể vạch ra sơ đồ của riêng họ trong cuộc sống - dù họ có
thể thường xuyên được bảo rằng họ có thể làm điều đó, đặc biệt là trong phạm vi
đặc tính của người Mỹ. (4) Phổ biến nhất, họ sống hàng ngày với một ý thức phân
đôi, một ý thức về một giới tuyến sai lầm giữa các kinh nghiệm sống của riêng
họ và cái mà nền văn hóa thống trị bảo họ là thực tại xã hội.
Mọi điều trong thảo luận này đã giả
thiết một chủ thể thống nhất, nghĩa là, một cá thể nam hay nữ với một ý thức
diễn tiến, thường xuyên và một nhận thức về bản ngã. Chủ thể thống nhất này
quan trọng đối với lý thuyết nữ quyền vì chính thủ thể đó được cho là trải
nghiệm sự đau đớn và áp bức, tạo ra các phán xét có giá trị, và phản kháng hay
chấp nhận thế giới một cách đúng chỗ - chủ thể thống nhất là tác nhân cơ bản
của biến đổi xã hội. Thế nhưng, thảo luận của chúng tôi về tính chủ quan cũng
đặt ra những câu hỏi về việc chủ thể thống nhất này ra sao; có những khó khăn
về một chủ thể mà những người khác nói chung của nó thật sự là “người khác” hay
“kẻ xa lạ”, người kinh nghiệm không phải về chỉ một người khác nói chung mà là
nhiều người khác nói chung, người mà ý thức của hắn có tính phân đôi, và bản
ngã của hắn nằm trong các khả năng của hắn đối với sự phát triển và thay đổi có
thể được xem là một quá trình hơn là một sản phẩm. Tất cả những xu hướng này
đối với một nhận thức về bản ngã là có tính phân tán hơn là có tính thống nhất
gắn liền với lý luận của thuyết nữ quyền về bản ngã - đúng ra, chúng nằm ở tâm
điểm của các tư tưởng của thuyết nữ quyền về sự phản kháng và sự biến đổi. Ý
thức về sự phân tán này được nâng cao hơn hơn trong các phê phán của thuyết nữ
quyền hậu hiện đại (đã thảo luận trong chương này), một lập trường lý thuyết
đặt ra các câu hỏi về chính khả năng của “một chủ thể hay ý thức thống nhất”.
Nếu một bản ngã bất kỳ chịu sự thay đổi trong từng ngày hay thậm chí trong từng
thời điểm, nếu chúng ta có thể nói “không phải là bản thân tôi” vậy trên cơ sở
nào chúng ta thừa nhận một bản ngã? Phải, các phê phán nữ quyền về thuyết hậu
hiện đại đáp lại bằng cách bắt đầu từ kinh nghiệm của phụ nữ trong cuộc sống
hàng ngày, những người khi họ bảo rằng “Tôi không phải là chính bản thân tôi”,
hoặc “ Tôi chưa từng là bản thân tôi”, vẫn có thể giả thiết về một bản ngã bền
vững từ đó họ đã xuất phát, và xa hơn, bởi chính các phát biểu này, một bản ngã
nào đó biết về sự xuất phát này. Nỗ lực
để định nghĩa lại bản chất của bản ngã, để cân bằng các động năng hay tính bền
vững với các quá trình và sự phân tán này, là một trong những thách thức chủ
yếu của thuyết nữ quyền đương thời (Gardiner, Irving, Mahoney và Yngvesson).
MỘT TỔNG HỢP
VI MÔ-VĨ MÔ
Bức tranh của sự tổ chức xã hội nảy
sinh từ thuyết xã hội học nữ quyền có tính chất hòa hợp cao độ. Nó kết hợp hoạt
động kinh tế với các hình thái khác của sự sản xuất xã hội của con người (nuôi
con cái, nuôi dưỡng tình cảm, kiến thức, duy trì gia đình, hoạt động tình dục,
vv..); nó xem sự sản xuất vật chất như được nối kết một cách phức tạp với sự
sản xuất hệ tư tưởng; nó mô tả sự thâm nhập của các thể chế xã hội tự trị một
cách rõ ràng, các hành động và các quan hệ cá thể có tính chất tự nguyện rõ
ràng; nó nối kết cấu trúc với sự tương tác và ý thức. Gần đây, trong nỗ lực để đặt ra một nguồn từ
vựng để nói về các thực tại khác biệt và đồng thời ngay lập tức, các nhà nữ
quyền XHCN, đặc biệt là trong tác phẩm của Dorothy Smith, đã giới thiệu các
khái niệm về “các quan hệ của sự cầm quyền”, “các văn bản phổ quát hóa, nặc
danh, phi cá nhân” và “những thực tế cục bộ của kinh nghiệm sống”. Các quan hệ của sự cầm quyền chỉ các
hoạt động xãhội phức tạp, không vững chắc nhưng kết nối một cách chặt chẽ đang
nỗ lực kiểm soát sự sản xuất xã hội của con người. Sự sản xuất xã hội của con
người phải, với bản chất vật chất của nó, xảy ra ở cùng thời điểm trong các thực tại cục bộ của kinh nghiệm sống -
nghĩa là, những vị trí nơi một cá nhân thực sự nào đó ngồi trong khi đang viết
hay đọc một cuốn sách (hay trồng trọt, dệt may). Các quan hệ của sự cầm quyền ở
cuối chế độ gia trưởng tư bản chủ nghĩa tự biểu lộ chúng thông qua các văn bản
được định tính bởi các tính chất chủ yếu của chúng là sự nặc danh, sự phổ quát, và tính thẩm quyền. Các văn bản này được
chỉ định để định khuôn mẫu và diễn dịch thực tại cuộc sống, kinh nghiệm cá thể
đặc thù thành một hình thức ngôn ngữ có thể chấp nhận đối với các quan hệ của
sự cầm quyền. Tiêu chuẩn “có thể chấp nhận này” được đáp ứng khi văn bản ấn định được sự định nghĩa của
những người thống trị lên hoàn cảnh. Các văn bản có thể trải rộng từ các hợp
đồng tới các báo cáo chính trị, các tờ trình điều tra văn phòng, các chứng chỉ
trường học, các chỉ số y tế. Ở mọi nơi,
chúng làm thay đổi thực tại vật chất - tái diễn dịch cái đã xảy ra, quyết định
cái sẽ có thể có. Do vậy, trong việc tìm cách tương tác với các quan hệ của sự
cầm quyền, ngay cả ở một cấp độ khá cục bộ, một cá thể đưa ra (ví dụ một sinh
viên đang xin một công việc mùa hè ở một nhà hàng do gia đình một người bạn làm
chủ) thấy rằng anh ta hoặc cô ta phải điền vào một số văn bản (thẻ báo thuế chẳng hạn) đã
được thiết lập không phải bởi chính người tuyển dụng trực tiếp mà bởi một bộ
phận của bộ máy cầm quyền. Các văn bản này tiếp tục tạo ra các giao điểm giữa
các quan hệ của sự cầm quyền và các thực tại cục bộ của kinh nghiệm sống. Rất
quan trọng để quan sát thấy rằng các giao điểm này có hiệu quả theo hai cách: ở
một số chuỗi thời điểm trong thời gian lịch sử, các actor thể hiện được định vị
trong các vị trí có tính chất cá thể tuyệt đối, ngồi ở bàn giấy hay tổng đài vi
tính hay bàn hội nghị, sản sinh ra các mẫu đơn từ sẽ trở thành một bộ phận của
bộ máy cầm quyền.
Tất cả ba khía cạnh này của đời sống
xã hội - các quan hệ cầm quyền, các thực tại cục bộ của kinh nghiệm sống và các
văn bản – là những đặc điểm phổ biến rộng khắp, lâu dài, thường xuyên của sự tổ
chức của đời sống xã hội và của sự thống trị. Cả ba đặc điểm này cùng một lúc,
có thể và phải được nghiên cứu như là
các hành động, các quan hệ và lao động của con người. Mỗi chiều kích có một
động năng nội tại riêng của nó - động năng để kiểm soát trong các quan hệ cầm
quyền, động năng đối với sự sản xuất và
thông tin trong các thực tại cục bộ,
động năng hướng tới tính khách quan và
yêu cầu của tính xác thực trong các văn bản phổ quát hóa. Mỗi chiều kích
quyết định nhưng cũng bị quyết định bởi những chiều kích khác. Thông qua tầm
nhìn này, sự phân hóa vi mô chống vĩ mô
trở nên không thích ứng. Các nguyên tố của cấu trúc và sự tương tác được
hợp nhất lại. Sự thống trị và sự sản xuất được định nghĩa bởi thuyết nữ quyền
trở nên một vấn đề khó khăn, và các biểu hiện của chúng bao gồm và do vậy thâm
nhập vào các phân biệt xã hội học thời đại cũ về xã hội vĩ mô, xã hội vi mô,
các khía cạnh chủ quan của thực tại xã hội. Trong điều này, thuyết nữ quyền
nhất trí với nhiều tác phẩm sẽ thảo luận trong Phần Ba của sách, về sự hòa hợp
vi mô-vĩ mô và cơ quan-cấu trúc.
TÓM TẮT
Lý thuyết xã hội học nữ quyền lớn
lên từ thuyết nữ quyền nói chung, nhánh học thuật mới đó về phụ nữ tìm cách
cung cấp một hệ thống tư tưởng về đời sống
con người, trong đó mô tả đặc điểm của phụ nữ như là khách thể và chủ thể,
người thực hiện và người hiểu biết.
Một
ảnh hưởng của phong trào nữ quyền đương thời đối với xã hội học là mở rộng ý
nghĩa quan trọng của xã hội học về các quan hệ phái tính và cuộc sống của phụ
nữ. Nhiều tác phẩm lý thuyết xã hội học hiện đang khảo sát các vấn đề này. Các
lý thuyết xã hội vĩ mô của thuyết chức năng, thuyết phân tích xung đột và
thuyết tân Marxian về thế giới-hệ thống đều khảo sát vị trí của công việc gia
đình trong các hệ thống xã hội như là một phương tiện để lý giải sự lệ thuộc xã
hội của phụ nữ. Thuyết tương tác biểu tượng và phương pháp luận thực hành, hai
lý thuyết xã hội vi mô, khảo sát các phương cách trong đó phái tính được sản
sinh và tái sản sinh trong các quan hệ liên nhân vị.
Các
câu hỏi của thuyết nữ quyền rất phong phú về khả năng đối với lý thuyết xã hội
học ngày nay đã được duy trì sống động trong thể lý thuyết nữ quyền được phát
biểu từ những năm 1960 cho tới nay. Thể loại của những tư tưởng này có thể phân
lọai theo ba câu hỏi cơ bản của giới học giả nữ quyền: Thế còn phụ nữ thì sao? Tại sao hoàn cảnh của phụ nữ lại là như vậy? và
Thế còn các khác biệt giữa những phụ nữ
thì sao? Những giải đáp cho câu hỏi thứ nhất và thứ ba cung cấp cho chúng
ta các phạm trù chủ yếu về các thể loại của thuyết nữ quyền. Trong hệ thống của
chúng ta, có bốn mô tả chính về hoàn cảnh xã hội của phụ nữ: (1) Nó khác biệt
với của nam giới; (2) nó không bình đẳng với của nam giới; (3) nó là của một
nhóm người bị áp bức và những kẻ áp bức là những người đàn ông hay hệ thống xã
hội gia trưởng do nam giới thiết lập; và
(4) nó được phân tầng xa hơn bởi các vector của sự thống trị và sự đặc quyền đã
đánh dấu sự khác biệt giữa những người phụ nữ.
Trong
mỗi một phạm trù nói trên - sự khác biệt, sự bất bình đẳng, sự áp bức và các lý
thuyết làn sóng thứ ba về các khác biệt giữa phụ nữ - có nhiều thể loại xa hơn
dựa trên cơ sở các giải đáp cho các câu hỏi rằng tại sao hoàn cảnh của phụ nữ
lại là như vậy. Các lý thuyết gia xem hoàn cảnh của phụ nữ về cơ bản là khác biệt với sự lý giải của nam
giới rằng khác biệt là do bốn cách thức cơ bản: điều kiện sinh học, thể chế xã
hội, tương tác xã hội và giao diện tâm lý-xã hội. Các lý thuyết gia nhấn mạnh
đến các lý giải bất bình đẳng giải thích các vị trí của phụ nữ trong phạm vi vị
trí giai cấp. Một số lý thuyết gia nhấn mạnh đến sự áp bức lý giải sự áp bức đó trong phạm vi các
lý thuyết phân tích tâm lý xem nam giới có một nhu cầu bẩm sinh trong việc nô
dịch hóa phụ nữ để đạt được các mục tiêu
tâm lý sâu sắc. Một số đề ra một giải đáp nữ quyền cấp tiến xem nguồn gốc của
sự áp bức có tính gia trưởng là nằm trong khả năng và ý chí lớn hơn của nam
giới để sử dụng bạo lực để nô dịch hóa kẻ khác. Và một số đề ra thuyết nữ quyền
XHCN phân tích các nỗ lực để tổng hợp các hình thức và lý thuyết khác nhau về
sự áp bức, sử dụng các thuật ngữ như chế độ gia trưởng tư bản chủ nghĩa và sự
thống trị để diễn tả hệ thống đa diện của sự áp bức dựa trên cơ sở các xếp đặt
của sự sản xuất, giai cấp, lứa tuổi, dân tộc, sở thích tình cảm và vị trí toàn
cầu, cũng như là phái tính - một hệ
thống áp bức tất cả phụ nữ và phần lớn nam giới. Gần đây hơn, các nhà nữ quyền
làn sóng thứ ba tập trung vào các hàm ý về các khác biệt này - giai cấp, lứa
tuổi, dân tộc, sở thích tình cảm và vị trí toàn cầu - được tạo ra đối với các
quan hệ giữa những người phụ nữ ở cả các cấp độ vi mô và vĩ mô.
Thuyết
nữ quyền đề ra một cơ sở cho việc xem xét lại các lý thuyết xã hội học tiêu
chuẩn về sự tổ chức xã hội. Lý thuyết xã hội học nữ quyền mà chúng tôi giới
thiệu ở đây là một hình mẫu về điều mà lý thuyết nữ quyền có thể đem lại cho lý
thuyết xã hội học nói chung, có thể tóm lược trong phạm vi sáu tiền đề chính
yếu, rút ra và tổng hợp từ các dạng khác nhau của thuyết nữ quyền.
Thứ
nhất, sự thực hành lý thuyết xã hội học phải dựa trên cơ sở một xã hội học về
kiến thức, thừa nhận người hiểu biết là được thể hiện và được định vị về mặt xã
hội, tính cục bộ của mọi kiến thức, và chức năng của quyền lực trong việc ảnh
hưởng tới cái sẽ trở thành kiến thức.
Thứ
hai, các cấu trúc vĩ mô dựa trên các quá trình được kiểm soát bởi những kẻ
thống trị hành động theo các quan tâm riêng của họ và được thực thi bởi những
kẻ lệ thuộc, mà lao động của họ bị làm cho không thể nhận ra và bị đánh giá
thấp ngay cả ở chính bản thân họ bởi hệ ý thức xã hội. Như vậy ngay cả nhận
thức về cái thiết lập sự sản xuất cũng bị xuyên tạc. Sự tập trung vào vị trí
của phụ nữ có thể đưa đến các nhận thức cụ thể đối với ba cấu trúc vĩ mô này
của sự lệ thuộc, bởi vì phụ nữ, dù vị trí giai cấp của họ là gì, cơ bản vẫn là
người thực hiện các lao động không thể nhận thấy: công việc gia đình, mang
thai, nuôi con, phục vụ tình cảm và tình dục, và các họat động cộng tác trong
công việc ăn lương.
Thứ
ba, các quá trình tương tác vi mô trong xã hội đã biến thành hiện thực các xếp
đặt quyền lực thống trị-lệ thuộc này, sự không nhìn nhận và xuyên tạc đối với
các đóng góp của những kẻ lệ thuộc. Như vậy, phụ nữ thấy các đóng góp của họ
đối với sự sản xuất xã hội hoặc là bị coi thường, như trong công việc gia đình
hay các hoạt động cộng tác ở chỗ làm công, hoặc được lý tưởng hóa vượt khỏi bất
cứ một nhận thức nào của kinh nghiệm thực tế, như trong việc làm mẹ.
Thứ
tư, các điều kiện này tạo ra trong tính chất chủ quan của phụ nữ một “ranh giới
sai lầm” thường xuyên mà họ phải lèo lái. Ranh giới sai lầm này phân ly hệ tư
tưởng gia trưởng và các phản ánh từ kinh nghiệm của phụ nữ về thực tế của các
vai trò của họ trong việc sản xuất đời sống xã hội ở các cấp độ vi mô và vĩ mô.
Phụ nữ lèo lái ranh giới này theo nhiều cách - bằng sự kềm chế, sự phục tùng,
sự phản kháng, và bằng các nỗ lực ở sự tổ chức vi mô và vĩ mô đối với việc cải
cách.
Thứ
năm, cái đã được nói về phụ nữ có thể được vận dụng cho tất cả những người lệ
thuộc ở một hình thức song hành, nhưng không đồng nhất nào đó.
Thứ sáu, người ta phải thắc mắc về
việc sử dụng bất kỳ phạm trù đã phát triển nào bởi một bộ môn do nam giới thống
trị, và đặc biệt nhất là các phân chia giữa xã hội học vi mô và vĩ mô. Các khái
niệm hóa của thuyết nữ quyền đương thời về trật tự xã hội đã tiên nghiệm sự lưỡng phân xã hội
học cổ điển này, sử dụng các khái niệm như “các quan hệ cầm quyền”, các thực
tại cục bộ của kinh nghiệm sống”, và “các văn bản phổ quát”. Câu hỏi khép lại của thuyết nữ quyền đặt ra
cho mọi người vấn đề này: Chúng ta có thể ở trong các phạm trù bộ môn đã được
thiết lập để diễn tả và lý giải thế giới không, hay chúng ta phải tạo ra các
khái niệm mới nếu chúng ta muốn diễn tả và lý giải thế giới như được nhìn thấy
bởi những kẻ lệ thuộc, bất lợi và thường là những thành viên không được nhìn
nhận của nó?
[1] Câu hỏi thứ tư cho tất cả các nhà lý thuyết gia nữ quyền là: “Chúng ta có thể thay đổi và cải thiện thế
giới như thế nào?” Trong phạm vi xã hội học, chủ yếu là các lý thuyết của
Marx và tân Marxian có cùng mối quan tâm sâu sắc đến sự thay đổi này. Chúng tôi
sẽ mô tả các chương trình của các nhà nữ
quyền ở các phần sau của chương này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét