Đêm.
Tôi nhìn giờ trên máy. Nó chỉ 12h 21. Đêm qua tôi không ngủ được. Cứ trở trăn
vì những chuyện không đâu, mãi tới gần năm giờ sáng. Trưa nay nhậu một chặp
tưng bừng, cứ ngỡ là đêm nay dù sao cũng được một đêm ngon giấc. Nhưng không...
Mấy
lúc rảnh rỗi, tôi download mấy bài nhạc do ca sĩ Kiều Nga hát. Tới nay tôi cũng
đã gom được một mớ khá bộn, khoảng 50 bài. Lúc nãy, trở về nhà trong cơn tế tái,
tôi lò dò mở máy, kiếm lại folder nhạc Kiều Nga đã lưu và nhấn play all, rồi
quăng mình xuống chiếc chiếu trên căn gác nhỏ.
Sướng
rên mé đìu hiu! (Chữ của nhà văn Duyên Anh đó, tôi mượn tạm vì nó hợp quá xá
với tâm trạng của tôi.)
Không
hiểu sao tôi mê giọng hát của Kiều Nga tê tái vậy?! Tôi nhớ hồi đầu năm 1988,
mới đi nghĩa vụ về, lỗ tai còn lưu luyến với nhạc bolero và giọng hát của
Phương Dung, Thanh Tuyền, Chế Linh.... qua những cái băng cassette cũ mèm và
nhão nhẹt vì cứ nghe đi nghe lại. Tôi nghe giọng hát của Kiều Nga lần đầu tiên
vào hôm tôi lên phòng khách của ngôi nhà đang làm để quét vôi, sau khi làm một
số việc sửa chữa ở nhà sau. Tôi nhớ mãi lần ấy, vì nó là một ấn tượng khó quên.
Cô gái, con bà chủ nhà, lúc ấy vừa học ở Liên Xô về (mới có tiền giúp mẹ sửa
nhà). Cố bé học gì đó, giờ tôi cũng quên rồi, chỉ nhớ một nét mặt và nụ cười,
giọng nói rất Nam
bộ, giản dị và dễ thương. Có lẽ lúc ấy, cô gái cũng trạc tuổi tôi. Nhưng
trông tôi già hơn, vì dãi dầu sương gió. Cổ hỏi tôi:
-
Anh ơi, anh có thích nghe nhạc cho vui hôn?
Tôi
nhìn cổ, ngạc nhiên và hơi mặc cảm. Tôi là thằng thợ phụ hồ, lúc ấy còn mặc
manh áo lính vì không có tiền mua áo mới. Tôi đâu có dám dòm ngó bất cứ cô gái
nào, nói chi tới một cô đã tốt nghiệp đại học ở Nga Xô về nước. Tôi đáp thẳng
thừng:
-
Tui cũng thích nhạc, nhưng mờ tui không ưa nhạc đỏ. Thứ đó để nghe lúc họp hành
thôi. Tui đang làm việc. Cô có nhạc gì đó khác thì mở cho tui nghe, không
có thì thôi vậy.
Bây
giờ tôi không còn nhớ tên cô gái đó, nhưng vẫn nhớ một tình cảm ấm áp và thông
cảm cổ dành cho chúng tôi, những người thợ tay lấm chân bùn. Tôi nghĩ có
lẽ hồi ở Nga cổ cũng phải ngược xuôi kiếm sống ngoài giờ học nên mới hiểu đời
và tốt bụng như vậy. Khi nghe tôi nói vậy, cổ cười dịu dàng và đáp:
- Em có một cái băng mới mua, nhạc hải ngoại nghe hay lắm. Em mở cho anh nghe nha.
Tôi gật đầu cho có lệ. Tôi yêu nhạc. Nhưng hình như thị hiếu âm nhạc của tôi cực kỳ dị ứng với mấy thứ nhạc tuyên truyền. Còn nhạc hải ngoại, ở thời điểm đó tôi còn rất xa lạ, thậm chí tôi không biết nó là thứ quái gì.
Và đó là lần đầu tiên tôi nghe tiếng hát của Kiều Nga. Nhạc, dĩ nhiên là hay. Tôi rất thích những giai điệu thướt tha hay sôi nổi và những ca từ đậm chất người. Nhưng tôi thích nhất là chất giọng của nàng ca sĩ đó. Tôi nghe mà cứ nhớ mãi hình ảnh những cô bé học trò mình từng lẽo đẽo theo sau suốt mấy năm trung học. Tôi nghe và tưởng tượng. Kiều Nga là một cô bé tóc dài, mắt đen, với một hàng mi rũ bóng, Tiếng hát của Kiều Nga mở lại trong tôi cả một khoảng trời ngây ngô trong sáng của thời mới lớn, tập tễnh yêu đương.
Tôi nhớ trong cái băng đó có bài "Khi ta hai mươi". Một bài hát chúng tôi từng hát trong những đêm lạnh rừng già. Nói thật mắc cỡ, tôi là công dân Sài Gòn trăm phần trăm, từ nhỏ tới lớn sống ở đất Sài Gòn, vậy mà khi đi lính tôi mới thấy mình quá quê kệch, lạc hậu. Có lẽ do nhà tôi nghèo quá, tôi chỉ lo học và phụ giúp gia đình, chẳng còn thì giờ để vui chơi giải trí. Tôi vào lính mới học được những bài hát mới, tập tành học lóm đàn guitar, và tập tành học nhảy. Mấy thằng bạn lính ở quận 3, tôi còn nhớ một thằng, Mỹ- lính trung đội Thông tin. Cao ráo, đẹp trai. Nó đã dạy cho tôi nhảy mấy điệu slow, cha cha cha và soul trong những đêm trăng sáng giữa rừng. Mỹ đi cùng năm nhưng đợt sau tôi (mỗi năm có hai đợt tuyển nghĩa vụ). Tôi nghe nói nó cũng trở về bình an nhưng từ lúc về nước tới giờ tôi không có dịp may gặp lại nó.
Còn nhiều bài khác nữa, những bài hát mà tôi vừa vung cây chổi quét vôi, vừa lắng nghe chăm chú và thấy lòng vô cùng xao xuyến. "Khóc một dòng sông", Dòng sông tuổi thơ".... Nét nhạc thật lạ so với những bài hát bolero mà tụi tôi đã hát ra rả suốt mấy năm trời xa xứ xa quê.
- Em có một cái băng mới mua, nhạc hải ngoại nghe hay lắm. Em mở cho anh nghe nha.
Tôi gật đầu cho có lệ. Tôi yêu nhạc. Nhưng hình như thị hiếu âm nhạc của tôi cực kỳ dị ứng với mấy thứ nhạc tuyên truyền. Còn nhạc hải ngoại, ở thời điểm đó tôi còn rất xa lạ, thậm chí tôi không biết nó là thứ quái gì.
Và đó là lần đầu tiên tôi nghe tiếng hát của Kiều Nga. Nhạc, dĩ nhiên là hay. Tôi rất thích những giai điệu thướt tha hay sôi nổi và những ca từ đậm chất người. Nhưng tôi thích nhất là chất giọng của nàng ca sĩ đó. Tôi nghe mà cứ nhớ mãi hình ảnh những cô bé học trò mình từng lẽo đẽo theo sau suốt mấy năm trung học. Tôi nghe và tưởng tượng. Kiều Nga là một cô bé tóc dài, mắt đen, với một hàng mi rũ bóng, Tiếng hát của Kiều Nga mở lại trong tôi cả một khoảng trời ngây ngô trong sáng của thời mới lớn, tập tễnh yêu đương.
Tôi nhớ trong cái băng đó có bài "Khi ta hai mươi". Một bài hát chúng tôi từng hát trong những đêm lạnh rừng già. Nói thật mắc cỡ, tôi là công dân Sài Gòn trăm phần trăm, từ nhỏ tới lớn sống ở đất Sài Gòn, vậy mà khi đi lính tôi mới thấy mình quá quê kệch, lạc hậu. Có lẽ do nhà tôi nghèo quá, tôi chỉ lo học và phụ giúp gia đình, chẳng còn thì giờ để vui chơi giải trí. Tôi vào lính mới học được những bài hát mới, tập tành học lóm đàn guitar, và tập tành học nhảy. Mấy thằng bạn lính ở quận 3, tôi còn nhớ một thằng, Mỹ- lính trung đội Thông tin. Cao ráo, đẹp trai. Nó đã dạy cho tôi nhảy mấy điệu slow, cha cha cha và soul trong những đêm trăng sáng giữa rừng. Mỹ đi cùng năm nhưng đợt sau tôi (mỗi năm có hai đợt tuyển nghĩa vụ). Tôi nghe nói nó cũng trở về bình an nhưng từ lúc về nước tới giờ tôi không có dịp may gặp lại nó.
Còn nhiều bài khác nữa, những bài hát mà tôi vừa vung cây chổi quét vôi, vừa lắng nghe chăm chú và thấy lòng vô cùng xao xuyến. "Khóc một dòng sông", Dòng sông tuổi thơ".... Nét nhạc thật lạ so với những bài hát bolero mà tụi tôi đã hát ra rả suốt mấy năm trời xa xứ xa quê.
Tính
tôi rất dễ yêu, nhưng lại khó quên. Hình như lúc ấy tôi đã yêu mất rồi, một cô
gái Kiều Nga trong trí tưởng. Yêu như yêu một thần tượng, Yêu như giáo đồ Công
giáo yêu Chúa, như Phật tử yêu Đức Như Lai.
Và
đêm nay, đêm Giáng sinh 2011, tôi đã là một gã trung niên sắp bước sang lứa
tuổi 50. Tôi vừa nghe lại bài hát "Khi ta hai mươi" do Kiều Nga hát.
Nước mắt rưng rưng. Nhớ thật nhiều kỷ niệm. Có những thằng bạn của tôi vĩnh
viễn ở lại lứa tuổi hai mươi, thậm chí còn trẻ hơn, mười tám hay mười chín. Tôi
yêu Kiều Nga, và yêu những thằng bạn không thèm làm người lớn đó. Và tôi nhớ
tới tất cả, đêm nay.
1h23 - 25/12/2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét