Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

Sài Gòn- Nỗi nhớ



Tranh của Nguyễn Thanh Phương




Có lần, một anh bạn nhà thơ quê ở Đà Nẵng tâm sự với tôi rằng, sau khi đã tới Sài Gòn, anh không thể rời xa khỏi nó được nữa, dù anh cũng đã từng sống ở nhiều nơi khác.

Anh kể về những ngày sống ở Huế, ở Hà Nội. Những con phố nhỏ. Những hàng cây im nhớ gió. Những người con gái đẹp mà anh đã lặng thầm thương nhớ, hoặc đã lặng thầm nhớ thương anh. Và cả những cái gì đó bàng bạc mơ hồ trong tâm tưởng, khó tả thành lời. Hình như đó là mùi hoa sữa nồng nàn; là một cơn gió heo may đầu thu Hà Nội; là những tối mùa đông ngồi cùng đôi ba người bạn uống rượu khê trong một cái quán nghèo đầu phố... Hình như đó là những tà áo dài, những chiếc nón bài thơ chập chờn trên cầu Trường Tiền như những cánh bướm trắng dịu dàng mỗi chiều giờ tan học; là những cơn mưa miền Trung lê thê buồn, những lời ru con ngậm ngùi lan trải trên mấy con đò dọc sông Hương... Tất  cả đều đã đan dệt thành cái mà người ta gọi là kỷ niệm. Của riêng anh.

Nhưng tất cả những cái đó đều trở nên phai nhạt khi anh vào Sài Gòn, sống với nó suốt mười mấy năm qua. Sài Gòn vừa như một chàng lãng tử hào hoa, sẵn sàng chơi hết mình vì bè bạn, một gã Lệnh Hồ Xung hào phóng dễ tin người, sẵn sàng kết giao với mọi giang hồ bằng hữu, không phân biệt chính tà, miễn là có lòng chân thành và khẳng khái; lại vừa như một nàng thiếu nữ xinh đẹp và nhí nhảnh, mà muốn chinh phục được, đòi hỏi người ta phải bộc lộ mọi khả năng trời phú, phải mướt mồ hôi để tự khẳng định mình...Vậy đó, Sài Gòn đã đón anh với vòng tay mở rộng, và không biết từ lúc nào, anh đã tự xem mình là một cư dân Sài Gòn “thứ thiệt”.

Tôi khác anh. Tôi sinh ra, lớn lên, và sống hầu hết cuộc đời cho tới lúc này của mình ở Sài Gòn, nhưng tôi không biết thật ra mình yêu hay ghét nó. Tôi chán đớ người cái cảnh sáng trưa chiều tối, ló mặt ra đường là lại phải bon chen trong những lũ lượt chen chúc toàn là người ngợm, xe cộ, bụi bặm, tiếng ồn. Tôi mệt nhoài vì nhịp sống quay cuồng với một tốc độ nhanh đến chóng mặt. Tôi nổi quạu vì ở Sài Gòn khó mà tìm được một chỗ vừa bình dân ít tốn tiền vừa yên tĩnh, không có ai làm phiền đến mình, để tìm lại cái cảm giác hoàn toàn an bình trong giây phút – Sài Gòn lúc nào cũng ồn ào, huyên náo, lúc nào cũng đông đảo những người vì sinh kế đã biến thành những kẻ quấy rầy (những cô bé, chú bé, những anh chị, chú bác, thím bà...đánh giày, bán vé số, bán nem chả, đậu phọng linh tinh...). Đặc biệt, tôi thật sự phát khùng vì con gái Sài Gòn càng ngày càng xinh đẹp, mà tôi thì mỗi ngày lại thấy mình khô cằn già cỗi thêm một chút, ươn hèn nhút nhát thêm một chút. Thời oanh liệt của tôi đã qua lâu rồi, mà sao mấy nàng con gái lại cứ mơn mởn đáng yêu thế kia chứ, hở Trời già?!

Nói thì nói thế, chứ mỗi lần xa Sài Gòn, tôi cũng nhớ nó ghê lắm. Mấy năm chiến đấu xa nhà, hay sau này có những bận đi xa, tôi vẫn thường hay nằm chiêm bao thấy mình đang ở Sài Gòn, đi la cà bù khú cà phê cà pháo với đám bạn bè. Nhớ những con đường nhỏ mà tôi hay đạp xe lang thang mỗi tối trong những mùa hè nóng bức. Nhớ hàng cây phượng vỹ dọc con đường đến ngôi trường trung học. Nhớ đám bạn học toàn những tay đầu têu nghịch ngợm như quỷ sứ thiên lôi. Nhớ những cô em học trò xinh xắn. Ôi, những mối tình học trò ngây thơ, dễ thương chết được. Những Hoàng Thị Ngọ của một thời, mà ngày nào, nắng cũng như mưa, tôi cũng vẫn:  “Em tan trường về  Anh theo Ngọ về...”[1] 

“Ai mang bụi đỏ” đi mất từ lúc nào không rõ, ký ức tôi khi nhớ về Sài Gòn không thể thiếu những dáng Kiều gầy, những “Ngọ” của một thời áo trắng nhọc nhằn thiếu ăn thiếu mặc.
>

Nhưng nhớ nhất là mẹ của tôi. Hồi ở nhà, tôi luôn làm người buồn phiền vì ham chơi hơn ham học, tối ngày cứ trốn học rong chơi. Thế nhưng nỗi nhớ mẹ khó tả được nên lời. Cũng như  làm thơ vậy. Tôi đã làm biết bao nhiêu thơ, tặng cho biết bao nhiêu cô nàng trái tim gỗ đá - thơ thì nhận mà tình tôi thì cứ phớt lờ, nhưng cho mẹ tôi, tôi đã làm được mấy bài thơ!?...

Vậy đó. Tôi nhớ đủ thứ. Cả những cái không thể định hình, những cái thật mơ hồ, như là mùi rêu ẩm quá nhẹ nhàng trên một bức vách tường loang lổ ở một cái quán nhỏ thân quen. Như  một giọng rao “Ai chè đậu đen nước đường cát trắng?” ngọt lịm người của một cô nàng bán dạo mà hồi đó tôi rất thích, có lẽ là thầm yêu nữa cũng nên. (Gọi là “cô nàng”, chứ chị ta lớn hơn tôi khoảng ba bốn tuổi. Hồi đó, tôi mới có mười bốn mười lăm tuổi. Về sau này, tôi không còn thấy những cô gái gánh gánh chè đi bán dạo của thời niên thiếu. Cả “cô nàng” mà tôi vừa nhắc, vài năm sau đó cũng biến mất tiêu, chắc là đã nghỉ bán lấy chồng. Ôi, những dáng mềm xưa quang gánh, nay đã về đâu?...)

Đại loại là những thứ như vậy. Những thứ đã bám sâu vào ký ức. Những thứ mà dù bạn có già khú đế, có giàu lên hay nghèo đi, miễn là còn sống, chúng vẫn sẽ còn sống mãi ở đáy lòng. Và khi xa Sài Gòn, bạn sẽ thấy nhớ chúng vô cùng, nhớ không tài nào chịu nổi. Vậy thì, tôi yêu hay ghét Sài Gòn, bạn nhỉ?!       

Saigon, 2005

[1] Bài hát Ngày xưa Hoàng Thị của nhạc sĩ Phạm Duy, lời thơ Phạm Thiên Thư.
 

Saigon, my nostalgia
                                   
         
A friend of mine, a poet, whose homeland is Da Nang, once confided to me that after coming and living in Saigon, he could not be far away from it, though he had lived in lots of other places.

He told me about his days living in Hue, in Hanoi. The little streets. The quiet trees who miss the winds. The nice girls with whom he had fallen in love silently, or with him they had. And even something vaguely overflows in the mind, which is hard to express. It seems to be the milk flower’s intense fragrance; an early fall northeast wind in Hanoi; the winter nights in which he and some friends sitting and drinking burnt liquor in a poor little inn... It seems to be the Ao dai’s laps, the palm-leaf hats hovering like white butterflies on Truong Tien Bridge (Hue) at the school-leaving times; the long melancholic rains of the Middle Land,the grieved lullabies spreading on the ferry boats along Huong river... Everything had been woven into the so-called memory. Of his own.

But all of them were faded away when he came to Saigon, living in it for more than a dozen of years now. Saigon is both like a chivalrous vagabond, willingly playing to the fullest for his friends, a credulous fellow Ling Hu Chong [1], willingly to make friend with any errant guy, without discrimination that the guy is righteous or not, as long as he is sincere and brave; and like a beautiful and sprightly young girls to whom one must expose all of his talent, must be sweated to affirm himself to get her love... Saigon had welcomed my friend with its widely opened arms like that. And it is unknowingly since what time he has considered himself as a “real” citizen of Saigon.
I am different from him. I was born, growing up and living almost of my up-to-now life in Saigon, but I do not know in fact whether I love or hate it. I am bored to death with the scene of whenever going out; I have to scramble with the hustles of people, cars and all kind of transportation,dust and noise and all. I am tired out because of the so rapid whirling rhythm of life. I get angry since it is hard to find a place where you can both save your money and get a quiet moment, without anyone to harass you, so that you can regain a peaceful feeling in some moment – Saigon is always noisy and clamorous, always be crowded with people who become harassers for earning money (the little boys, little girls, the men and women of all ages who polish shoes, sell lottery, peanuts and other odds and ends...) Especially, I am really crazy because the young girls of Saigon are more and more beautiful, but I find myself everyday a little older and arider, a little shyer and cowardly. My glorious time has passed so long ago, but why are the young girls just so fresh and charming like that, my old God?!

Just saying so, yet whenever being far away from Saigon, I still miss it so much. During the years fighting abroad, or later, whenever I went out the city for long time, I often had the dreams in which I was living in Saigon, hanging about for drinking with my buddies. I often recollected the little street that I would ride my bicycle wandering through it every summer nights; recollected the line of flamboyant trees standing along my road to school; recollected my schoolmates who are all the mischievous as devils; recollected the pretty school girls. Oh, the schoolpupil loves, so innocent and charming that it could make me die. The Hoang Thi Ngo’s (1) of the time, that everyday, sunny or rainy, I am still:

“She left the school
I followed Ngo to her home”(2)

It is unknowable when “Who has brought the red dust away(3), but in my memory of Saigon always has the images of the Kieus’(4) slim shapes, the Ngos’ of a hard time of white cloths (school uniforms), lack of food and clothes.

But, over all, I missed my mother. While still being at home, I always made her sad for my referring to play than to learn, all the time I would play truant for hanging about. Yet, the nostalgia of one’s mother is impossible to express. Just like writing poems. I wrote so many poems, giving to so many stonyhearted girls who accepted my poems but not my love, but for my mother, how many poems did I write!?...

Just so, I missed everything, even things that could not be shaped, things that were so vaguely; like the smell of damp moss, so gently, on a spotted wall at a familiar coffee inn. Like a luscious voice to announce: “Who buy sweet soup cooked with black beans, coconut milk and sugar?” of a peddler girl whom I liked so much then, rather, even silently loved. (Called “girl”, but she was older than me some three year olds. I was about fourteen or fifteen then. A  long while later, I never met again the peddled-girls who sold sweetened porridge. Even the girl I just mention. Maybe she stopped selling to get married!) Oh, where are now the sweet voices and the slender shadows of the peddlers?

Things like those. Things have deeply adhered in memory. Things that no matter how old you are, no matter how richer or poorer you become, as long as you are alive, they still survive in your heart bed. And whenever being far away from Saigon, you would miss them so much - an unbearable nostalgia.

Then, do I love or hate Saigon, my dear friends?!

             By Nguyen Thanh Nhan
                    Saigon, 2005



[1] The fictional protagonist of the wuxia novel The Smiling, Proud Wanderer by Jin Yong.
(1), (2), (3)  From “Hoang Thi of The Old Days” - A song written by composer Pham Duy – lyric from a poem of poet Pham Thien Thu. Hoang Thi Ngo  is the name of the character, a little school girl.
(4) Thuy Kieu, character in the long poem The Story of Kieu by Vietnamese great poet Nguyen Du.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét